I/ MỤC TIÊU :
-Biết tính gía trị của biểu thức có hai dấu phép tính nhân và chia trong trường hợp
đơn giản .
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5) .
- Biết tìm số hạng của một tổng ; tìm thừa số .
- Làm tính chia đúng, nhanh, chính xác .
- Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Ghi bảng bài 5.
2.Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
MỘT PHẦN NĂM . I/ MỤC TIÊU : - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan ) “Một phần năm”, biết viết và đọc 1/5. -Biết thực hành chia một nhĩm đồ vật thành 5 phần bằng nhau . - Làm tính chia đúng, nhanh, chính xác . -Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Các tấm bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật. 2.Học sinh : Sách, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.khởi động : 2.Bài cũ : Cho HS làm phiếu. -Tổ một lớp HaiA trồng được 40 cây, như vậy mỗi bạn trồng được 5 cây. Hỏi Tổ một có bao nhiêu bạn ? -Nhận xét. 3.Dạy bài mới : a/Giới thiệu bài. b/ Giới thiệu “Một phần năm” - Cho HS quan sát hình vuông. -Giáo viên dùng kéo cắt hình vuông ra làm năm phần bằng nhau và giới thiệu “Có một hình vuông, chia làm năm phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần năm hình vuông” -Giáo viên hướng dẫn tương tự với hình tròn . -Có một hình tròn, chia làm năm phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần năm hình tròn. -Nhận xét. - Để thể hiện một phần năm hình vuông, hình tròn, người ta dùng số “Một phần năm”, viết -Trò chơi. c/ HD luyện tập, thực hành. *Bài 1: Gọi 1 em đọc đề. -Nhận xét. *Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề. -Yêu cầu HS làm bài. -Vì sao em biết hình a đã khoanh một phần năm số con vịt ? -Nhận xét. * Tổ chức trò chơi nhận biết “Một phần năm” -Tuyên dương đội thắng cuộc. 4.Củng cố : Nhận xét tiết học. - Dặn dò. -Hát vui -HS làm bài vào phiếu . -1 em lên bảng .Lớp làm phiếu. Giải Số bạn tổ một có : 40 : 5 = 8(bạn) Đáp sồ : 8 bạn. -Một phần năm. -Quan sát. -Có một hình vuông chia làm năm phần. -Lấy một phần được một phần năm hình vuông. -Có một hình tròn chia làm 5 phần. -Lấy một phần được một phần năm hình tròn . -Học sinh nhắc lại. -Trò chơi “Sút bóng” -Đã tô màu hình nào . -Suy nghĩ tự làm bài. -Các hình đã tô màu là hình : a.c.d -Hình nào đã khoanh vào một phần năm số con vịt ? -Suy nghĩ tự làm bài. Vì hình a có 10 con vịt chia làm 5 phần bằng nhau, thì mỗi phần sẽ có 2 con vịt. Hình a có 2 con vịt đã được khoanh. -Chia 2 đội tham gia trò chơi. -HTL bảng chia 5. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Học thuộc lòng bảng chia 5 -Biết giải bài tốn cĩ một phép chia (trong bảng chia 5) -Rèn luyện kỹ năng vận dụng bảng chia đã học - Củng cố biểu tượng về 1/5 - HS ham thích học Toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy bút, các tấm bìa cho hs nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động 2. Bài cũ Một phần năm GV vẽ trước lên bảng một số hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu 1/5 hình GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới a/Giới thiệu: Luyện tập. b/ Hướng dẫn luyện tập * Bài 1: HS tính nhẩm. Chẳng hạn: 10 : 5 = 2 30 : 5 = 6 Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5. *Bài 2: Lần lượt thực hiện tính theo từng cột, chẳng hạn: 5 x 2 = 10 10 : 2 = 5 10 : 5 = 2 Hỏi: Một bạn nói: “Khi biết kết quả của 5 x 2 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 : 2 = 5 và10 : 5 mà không cần tính”. Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao? Hoạt động 2: Aùp dụng bảng chia 5 để giải các bài tập có liên quan. * Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài Có tất cả bao nhiêu quyển vở? Chia đều cho 5 bạn nghĩa là chia ntn? HS chọn phép tính và tính 35 : 5 = 7 Trình bày: Bài giải Số quyển vở của mỗi bạn nhận được là: 35: 5 = 7 (quyển vở) Đáp số: 7 quyển vở v Hoạt động 3: Thi đua * Bài 5: HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời: Hình ở phần a) có 1/5 số con voi được khoanh vào. Nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Hát HS cả lớp quan sát hình và giơ tay phát biểu ý kiến. - 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 5 trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột tính trong bài. - Cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Bạn đó nói đúng vì 2 phép chia 10 : 2 = 5 và10 : 5 là các phép chia được lập ra từ phép nhân 5 x 2 = 10. Khi lập các phép chia từ 1 phép tính nhân nào đó, nếu ta lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được kết quả là thừa số kia. - 1 HS đọc đề bài - Có tất cả 35 quyển vở - Nghĩa là chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi bạn nhận được một phần. 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. -2 dãy HS thi đua. Đội nào nhanh sẽ thắng. LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC TIÊU : -Biết tính gía trị của biểu thức có hai dấu phép tính nhân và chia trong trường hợp đơn giản . - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5) . - Biết tìm số hạng của một tổng ; tìm thừa số . - Làm tính chia đúng, nhanh, chính xác . - Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Ghi bảng bài 5. 2.Học sinh : Sách, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.khởi động : 2.Bài cũ :Cho HS làm phiếu. -Có 45 viên bi. Hỏi 1/5 số viên bi đó có mấy viên bi? -Nhận xét. 3.Dạy bài mới : a/ Giới thiệu bài. b/ HD làm bài tập. *Bài 1 : Yêu cầu gì ? - Viết bảng : 3 x 4 : 2 - 3 x 4 : 2 có mấy phép tính ? -Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này, ta thực hiện như tính giá trị của một biểu thức chỉ có phép cộng và trừ. -Gọi 1 em nêu cách tính giá trị của một biểu thức chỉ có phép cộng và trừ. -GV yêu cầu HS tính giá trị của một biểu thức chỉ có phép nhân và chia. -Giáo viên kết luận. Gọi 1 em nêu lại cách làm và làm tiếp các bài còn lại. -Nhận xét, cho điểm. *Bài 2 : Yêu cầu HS tự làm bài. -Nhận xét. -Muốn tìm số hạng chưa biết, tìm thừa số chưa biết em thực hiện như thế nào ? *Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề. -Yêu cầu HS tự làm bài. - Vì sao để tìm số con thỏ em thực hiện phép nhân 5 x 4 ? -Nhận xét, cho điểm. *Tổ chức trò chơi : cho HS thi HTL các bảng nhân chia đã học -Tuyên dương đội thắng cuộc. 4.Củng cố : Nhận xét tiết học. - Dặn dò. HTL các bảng nhân chia đã học - Hát vui -HS làm bài vào phiếu . -1 em lên bảng .Lớp làm phiếu. Giải 1/5 số viên bi đó có là : 45 : 5 = 9(viên bi) Đáp số : 9 viên bi . -Luyện tập chung . -Tính theo mẫu. -Có 2 phép tính : nhân và chia. -Tính lần lượt từ trái sang phải. -Ta cũng tính lần lượt từ trái sang phải. -1 em lên bảng làm. Lớp làm nháp. 3 x 4 : 2 = 12 : 2 = 6 -3 em lên bảng làm. Lớp làm vở BT. -2 em lên bảng làm. Lớp làm vở. x + 2 = 6 3 + x = 15 x = 6 – 2 x = 15 - 3 x = 4 x = 12 x x 2 = 6 3 x x = 15 x = 6 : 2 x = 15 : 3 x = 3 x = 5 -Nhận xét bài bạn. -Học sinh nêu : Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết, lấy tích chia cho thừa số kia. -1 em lên bảng làm. Lớp làm vở BT. -Mỗi chuồng có 5 con thỏ. Hỏi 4 chuồng như thế có tất cả bao nhiêu con thỏ ? -1 em làm trên lớp. Lớp làm vở. Tóm tắt 1 chuồng : 5 con thỏ 4 chuồng : ? con thỏ. Giải. Số con thỏ 4 chuồng có : 5 x 4 = 20 (con thỏ) Đáp số : 20 con thỏ. -Vì có tất cả 4 chuồng như nhau, mỗi chuồng có 5 con thỏ, như vậy 5 con thỏ được lấy 4 lần, nên ta thực hiện phép nhân 5 x 4. -Chia nhóm thi HTL bảng nhân – chia. -HTL bảng nhân – chia. GIỜ PHÚT. I/ MỤC TIÊU : •- Nhận biết được 1 giờ có 60 phút, - Biết xem đồng hồ khi kim chỉ phút chỉ số 12 , số 3 , số 6. -Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian : giờ, phút. - Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian . - Rèn kĩ năng xem giờ nhanh đúng. - Ham thích học toán . II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Mô hình đồng hồ, đồng hồ để bàn hoặc điện tử. 2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Khởi động : 2.Bài cũ : Trực quan : Vẽ trước một số hình hình học : -Yêu cầu HS nhận biết các hình xem đã được tô màu một phần mấy ? -Nhận xét,cho điểm. 3 .Dạy bài mới : a/ giới thiệu bài . b/ Giới thiệu cách xem giờ(khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6). -Em đã được học đơn vị đo thời gian nào ? -Ngoài các đơn vị đã học em còn biết thêm đơn vị nào ? -GV nói : ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút. -GV viết : 1 giờ = 60 phút. - Chỉ trên mặt đồng hồ và nói : Trên mặt đồng hồ khi kim phút quay được 1 vòng là được 60 phút. -GV quay kim đồng hồ đến vị trí 8 giờ và hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? -Tiếp tục quay kim đồng hồ đến 8 giờ 15 phút và hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? -GV khẳng định : 8 giờ 15 phút. -Hãy nêu vị trí của kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút ? -Quay kim đồng hồ đến 9 giờ 15 phút, đến 10 giờ 15 phút và gọi HS đọc giờ. -Tiếp tục quay quay kim đồng hồ đến vị trí 8 giờ 30 phút và giới thiệu tương tự như với 8 giờ 15 phút. -Yêu cầu học sinh thực hành quay đồng hồ. -Trò chơi. c/ HD luyện tập, thực hành. * Bài 1 : -Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ?Em căn cứ vào đâu để biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ ? -7 giờ 15 phút tối còn gọi là mấy giờ ? -Tiến hành tương tự với các đồng hồ còn lại. *Bài 2 : -GV nhận xét, cho điểm. -Tuyên dương những em kể tốt quay kim đồng hồ đúng. -Trò chơi : -Nhận xét chấm điểm đội thắng cuộc. 4.Củng cố -Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở. - Dặn dò. -Hát vui -Cả lớp quan sát, giơ tay phát biểu. -Đã tô màu 1/4, 1/3 -Giờ phút. -Tuần lễ, ngày, giờ. -Phút. -HS đọc : 1 giờ = 60 phút. -1 em nhắc lại : khi kim phút quay được 1 vòng là được 60 phút. -Chỉ 8 giờ. -Chỉ 8 giờ 15 phút. - Quan sát đồng hồ và nói : Kim phút chỉ số 3. - 2 em đọc giờ : 9 giờ 15 phút, 10 giờ 15 phút . -Kim phút chỉ số 6. Nhận xét. -HS thực hành quay đồng hồ đến các vị trí : 9 giờ, 9 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút. -Nói nhanh các giờ. -Quan sát. -7 giờ 15 phút vì kim giờ qua số 7, kim phút chỉ vào số 3. -7 giờ 15 phút tối còn gọi là 19 giờ 15 phút. -HS thực hiện tiếp với các đồng hồ còn lại. -HS thực hiện theo cặp (1 em đọc câu chỉ hành động, 1 em tìm đồng hồ) hết một hành động thì đổi cặp khác. -Một số cặp lên trình bày. Nhận xét. -Trò chơi “Thi quay kim đồng hồ” -Thực hành xem đồng hồ. THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ . I/ MỤC TIÊU : - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6. - Biết đơn vị đo thời gian : giờ , phút . - Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian . - Rèn kĩ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6) - Phát triển tư duy toán học cho học sinh. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Mô hình đồng hồ. 2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.khởi động : 2. Bài cũ : -Gọi 2 em lên bảng làm bài . -Tính x : x + 5 = 45 x x 5 = 45 -Nhận xét, cho điểm. 3. Dạy bài mới : a/ Giới thiệu bài. b/ HD luyện tập. *Bài 1 : Cho học sinh xem tranh. - Vì sao em biết đồng hồ thứ nhất đang chỉ 4 giờ 15 phút ? -Kết luận : Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút. Nếu kim phút chỉ vào số 6 em đọc là 30 phút. *Bài 2 : Gọi 1 em nêu yêu cầu . -Hướng dẫn HS đọc từng câu trong bài, khi đọc xong 1 câu em cần chú ý xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào, sau đó đối chiếu với các đồng hồ trong bài để tìm đồng hồ chỉ thời điểm đó. -PP hỏi đáp : 5 giờ 30 phút chiều còn gọi là mấy giờ ? -Vì sao em chọn đồng hồ G tương ứng với câu An ăn cơm lúc 7 giờ tối. *Bài 3 : -GV chia lớp thành 2 đội, phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ. -GV hướng dẫn cách chơi (STK/ tr 108) -GV hô một giờ nào đó. -Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc. -Nhận xét. 4. Củng cố : Gọi vài em nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. -Nhận xét tiết học. - Dặn dò- Thực hành xem giờ trên đồng hồ. -Hát vui -2 em làm trên bảng. Lớp làm nháp. x + 5 = 45 x x 5 = 45 x = 45 – 5 x = 45 : 5 x = 40 x = 9 -Thực hành xem đồng hồ. -Quan sát tranh vẽ rồi đọc giờ trên đồng hồ. -Giải thích : vì kim giờ chỉ qua số 4, kim phút chỉ vào số 3 -Học sinh nhắc lại. -Mỗi câu sau đây ứng với đồng hồ nào ? -HS thực hành theo cặp. -1 em làm bài theo cặp (1 em đọc từng câu, 1 em tìm đồng hồ) -Một số cặp trình bày trước lớp. - Là 17 giờ 30 phút. -Vì 7 giờ tối chính là 19 giờ, đồng hồ G chỉ 19 giờ. -Trò chơi “Thi quay kim đồng hồ” -Các em trong đội quay kim đến vị trí đó. Sau một lần quay em khác lên thay. -Thực hành xem giờ hàng ngày. DUYỆT Ban giám hiệu Khối trưởng
Tài liệu đính kèm: