2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Ví dụ 1:
- GV trưng bày đồ dùng yêu cầu HS quan sát.
+ Hãy nêu tên hai hình khối đó?
+ Hình nào to hơn, hình nào nhỏ hơn.
- Ta nói hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn hình lập phương và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn.
- GV đặt hình lập phương vào bên trong hình chữ nhật.
+ Hãy nêu vị trí của hai hình khối.
- GV giới thiệu:
+ Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật ta cũng nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình hộp lập phương.
+ Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
Tiết 110 Toán Thứ sáu, ngày 22/02/2008 THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH I. MỤC TIÊU: - HS có biểu tượng ban đầu về đại lượng thể tích. - Biết một số tính chất có liên quan đến thể tích của một hình. - Thực hành đếm và so sánh thể tích các hình cụ thể (theo đơn vị thể tích cho trước). II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số hình lập phương có màu, rỗng ; Một hình hộp chữ nhật, trong suốt, rỗng. - Hình vẽ minh hoạ ví dụ 1, ví dụ 2, ví dụ 3, bài tập 1, bài tập 2. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1. Hình thành biểu tượng ban đầu và một số tính chất liên quan đến thể tích 2. Luyện tập – thực hành A. Kiểm tra bài cũ: - Ghi công thức tính diện tích các hình đã học vào bảng con. - Nhận xét cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Ví dụ 1: - GV trưng bày đồ dùng yêu cầu HS quan sát. + Hãy nêu tên hai hình khối đó? + Hình nào to hơn, hình nào nhỏ hơn. - Ta nói hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn hình lập phương và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn. - GV đặt hình lập phương vào bên trong hình chữ nhật. + Hãy nêu vị trí của hai hình khối. - GV giới thiệu: + Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật ta cũng nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình hộp lập phương. + Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích. Ví dụ 2: - GV treo tranh minh hoạ. - Có hai hình khối C và D. + Mỗi hình C và hình D được hợp bởi mấy hình lập phương nhỏ? - So sánh thể tích hình C và hình D. - Chốt ý. Ví dụ 3: - GV treo hình và hướng dẫn HS tương tự ví dụ 2. Bài 1/115: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tậpquan sát hình vẽ đã cho để trả lời (ghi vào vở). - Gọi HS nêu đọc kết quả. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi vở để kiểm tra bài. - Nhận xét. Bài 2/115: - Gọi HS đọc đọc đề bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 tìm cách giải. - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét. Bài 3/115: - Gọi HS đọc đọc đề bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm cách giải. - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. - Thực hiện. - HS quan sát. - HS quan sát. - HS theo dõi và nhắc lại. - HS quan sát. + HS trả lời. - HS nối tiếp nhau nhắc lại. - Theo dõi và thực hiện. - HS đọc đề bài. - HS tự quan sát hình đã cho và tự trả lời - HS thực hiện. - HS đọc đề và quan sát hình vẽ ở SGK trang 115. - Thực hiện. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS đọc đề. - Thực hiện. - Đại diện các nhóm trình bày. Hoạt động nối tiếp: Lượng giá:
Tài liệu đính kèm: