Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Nguyễn Công Sáu

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Nguyễn Công Sáu

 I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối

- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

- Biết giải một số bài toán liên quan xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

II. Đồ dùng dạy học: - Hình lập phương 1dm3, 1cm3.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Nguyễn Công Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 TOÁN :Tiết 111 
 x¨ng-ti-mÐt khèi - ®Ò-xi-mÐt khèi 
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết giải một số bài toán liên quan xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
II. Đồ dùng dạy học: - Hình lập phương 1dm3, 1cm3.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
15’
20’
2’
1. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Xăng-ti-mét. Đề-xi-mét – ghi bảng
b) Hình thành biểu tượng và quan hệ
* Xăng-ti-mét khối
- GV trưng bày vật hình lập phương có cạnh 1cm .
- Gọi HS lên bảng xác định kích thước.
+ Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu?
* GV: Thể tích hình lập phương này là 1 xăng-ti-mét khối
? Em hiểu Xăng-ti-mét khối là gì?
* GV: Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3.
* Đề-xi-mét khối
- GV: trưng bày vật hình lập phương có cạnh 1dm 
- Gọi HS lên bảng xác định kích thước.
+ Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu?
* GV: Thể tích hình lập phương này là 1 đề-xi-mét khối.
? Vậy đề-xi-mét khối là gì?
* GV: Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3.
* Quan hệ giữa Xăng-ti-mét khối & Đề-xi-mét khối
* GV: trưng bày tranh minh hoạ
+ Có một hình lập phương có cạnh dài 1dm. Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu?
+ Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu?
+ Giả sử sắp xếp hình lập phương nhỏ cạnh 1cm vào hình lập phương cạnh 1dm thì cần bao nhiêu hình để xếp đầy?
+ Thể tích hình lập phương cạnh 1cm là bao nhiêu?
+ Vậy 1dm3. bằng bao nhiêu cm3
* GV: 1dm3 = 1000 cm3 hay 1000 cm3 = 1dm3
2. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Bảng phụ này gồm mấy cột, là những cột nào?
* GV đọc mẫu: 76 cm3. Ta đọc số đo thể tích như đọc số tự nhiên sau đó đọc tên đơn vị đo (viết kí hiệu) 192cm3
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS đọc bài làm 
Bài 2 a: Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 2 b
 3. Nhận xét - dặn dò:
- HS quan sát
- 1 HS thao tác
+ Hình lập phương, cạnh dài 1cm.
- Thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm
- HS nhắc lại
- HS quan sát
- 1 HS thao tác
- Hình lập phương, cạnh dài 1dm.
- Thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm
- 1 đề-xi-mét khối 
- 1 xăng-ti-mét
- Xếp 1 hàng 10 hình lập phương 
- Xếp 10 hàng thì được 1 lớp
- Xếp 10 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1dm
- 1cm3.
- 1dm3 = 1000 cm3 
- 2 cột: 1 cột ghi số đo thể tích; 1 cột ghi cách đọc
- HS làm bài tập
- HS chữa bài trên bảng
- HS làm bài
- HS đổi chéo vở kiểm tra
TUẦN 23 TOÁN : Tiết 112
 mÐt khèi 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: mét khối
- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. 
II. Đồ dùng dạy học:- Tranh vẽ mét khối - Bảng đơn vị đo thể tích và các tấm thẻ
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
15’
20’
2’
1 Bài cũ: 
* GV treo bảng phụ yêu cầu HS đọc đề bài
+ Gọi 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vở nháp.
+ HS nhận xét
* GV nhận xét đánh giá
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Mét khối – Ghi bảng
b) Hình thành biểu tượng và quan hệ
* Mét khối
+ Xăng-ti-mét khối là gì?
+ Đề-xi-mét khối là gì?
+ Vậy mét khối là gì ?
* GV nhận xét và giới thiệu : Mét khối viết tắt là m3
* GV treo tranh hình lập phương có cạnh dài 1m.
+ Tương tự như các đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét đã học, hãy cho biết hình lập phương cạnh 1m gồm bao nhiêu hình lập phương cạnh 1dm? Giải thích?
+ Vậy 1m3 bằng bao nhiêu dm3?
+ Vậy 1m3 bằng bao nhiêu cm3? 
+ Chúng ta đã học những đơn vị đo thể tích nào? Nêu thứ tự từ lớn đến bé.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng :
+ Gọi 4 HS lên bảng, lần lượt viết vào  trong bảng.
+ Hãy so sánh mỗi đơn vị đo thể tích với đơn vị đo thể tích liền sau (liền trước)
c) Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
a/ Gọi HS đọc
b/ Cho HS làm vào bảng con
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 3
+ HS thảo luận nhóm đôi để làm bài
+ Hãy nhận xét đơn vị đo của các kích thước.
+ Ta phải xếp mấy hàng các hình lập phương 1dm3 để được 1 lớp? Mỗi hàng có mấy hình?
+ Ta phải xếp mấy lớp hình lập phương 1dm3 để đầy hộp?
+ Mỗi lớp có bao nhiêu hình lập phương 1dm3?
+ HS cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng
* GV nhận xét đánh giá và chữa bài.
 3. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- CBB sau: Luyện tập .
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a) 8,5dm3 =cm3 ;
 dm3 = cm3
b) 5000cm3 = dm3
 2860000cm3 = dm3
- Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương cạnh dài 1cm.
....
- HS nhắc lại
- HS nêu và giải thích
- 1m3 = 1000dm3
- 1m3 = 1000000cm3
- Mét khối, đề-xi-mét khối , xăng-ti-mét khối
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị đo thể tích bé hơn liền sau và bằng đơn vị đo thể tích lớn hơn liền trước.
- HS đọc
- HS viết
- HS làm bài
- HS chữa bài
- HS thảo luận
- Các đơn vị đều giống nhau
- Xếp 3 hàng, mỗi hàng có 5 hình lập phương 1dm3thì được 1 lớp - 2 lớp
- 5 x 3 = 15 (hình lập phương 1dm3)
TUẦN 23 TOÁN : Tiết 113
 luyÖn tËp 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ ghi bài tập 1b
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
30’
2’
1. Bài cũ: 
+ Nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học?
+ Mỗi đơn vị đo thể tích hơn kém nhau bao nhiêu lần?
* GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Luyện tập – ghi bảng.
b)Thực hành - Luyện tập
Bài 1a, b dòng 1, 2, 3: Bài có mấy yêu cầu
a) Gọi HS đọc truyền miệng
- GV đánh giá
+ Yêu cầu HS nêu cách đọc chung
b) GV đọc số, HS viết số vào bảng con
- GV nhận xét
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
- GV treo bảng phụ:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bài
+ 1 HS làm bảng lớp
- HS chữa bài
- GV: cả 3 cách đọc (a), (b), (c) đều đúng
Bài 3 a, b: HS đọc đề bài
- Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 3 c
* GV gợi ý: Hãy đưa các số đo về dạng số thập phân với cùng đơn vị đo. Nhẩm lại quy tắc so sánh số thập phân (hoặc quy tắc so sánh số tự nhiên)
- HS làm bài vào vở; 3 HS làm bảng lớp.
- HS nhận xét 
* GV: nhận xét, đánh giá
+ Chuyển phân số thập phân sang số thập phân, ta làm thế nào?
 3. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài – CBB sau
- HS nêu
- Hai đơn vị thể tích liền kề hơn kém nhau 1000 lần.
- 2 yêu cầu: đọc và viết số 
- HS nối tiếp nhau đọc
- HS viết số
- HS nhận xét và chữa bài
- Đọc số đo rồi đọc đơn vị đo.
- HS nhận xét và chữa bài 
- HS theo dõi
- HS làm bài theo nhóm
- 1 HS làm bảng
- HS chữa bài
- 3 HS làm bài
- HS trả lời
TUẦN 23 TOÁN : Tiết 114
 thÓ tÝch h×nh hép ch÷ nhËt 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng Toán 5
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
15’
20’
2’
1. Bài cũ: Hình hộp chữ nhật .
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Thể tích hình hộp chữ nhật 
b) Hình thành công thức và quy tắc
* Ví dụ :
- HS đọc ví dụ SGK
- GV lấy hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm. Nêu vấn đề:
+ Để tính thể tích hình hộp chữ nhật này bằng cm3, ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp đầy trong hộp.
- Gọi HS lên đếm xem xếp 1 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3
- GV : Mỗi lớp có 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1cm3)
+ Muốn xếp đầy hộp phải xếp mấy lớp?
+ Vậy cần bao nhiêu hình để xếp đầy hộp? 
- GV: ghi trên bảng và giải thích
 20 x 16 x 10 = 3200 (cm3)
 C.dài C.rộng C.cao = Thể tích
- GV: chốt lại quy tắc
* GV ghi bảng: V = a x b x c (a, b, c là 3 kích thước cùng đơn vị đo)
c) Ứng dụng: Tính thể tích hhcn có a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm
3. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con (bài b, c)
- GV nhận xét đánh giá 
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài - Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 2
+ Hình đã cho là hình hộp chữ nhật hay hình lập phương? Đã có công thức tính được thể tích hình này chưa?
+ Làm thế nào để tính V hình này?
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng.
+ Hãy nêu tính chất về thể tích của một hình.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài - Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 3
+ Nhận xét lượng nước trong bể trước và sau khi bỏ hòn đá?
+ Nước trong hình 1 có dạng hình khối gì trước và sau khi bỏ đá vào? Có kích thước là bao nhiêu?
+ Ta có tính được V hòn đá không? Bằng cách nào?
- HS cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng
- GV gợi ý cách làm khác: 
+Mực nước dâng lên thêm mấy Xăng-ti-mét? Vì đâu?
+ Vậy thể tích đá chính bằng thể tích phần nào?
4. Nhận xét - dặn dò:
- 1 HS đọc
- HS quan sát và nghe
- HS quan sát hhcn đã xếp các hình lập phương 1cm3 vào đủ 1 lớp trong hộp (như mô hình)
- 1 lớp gồm 16 hàng, mỗi hàng 20 hlp 1cm3 
- 10 lớp
- Cần 320 x 10 = 3200 (hình lập phương)
- HS nhắc lại
- HS tính nháp, 1 HS làm bảng
- 1 HS đọc
- HS làm bài
- 1 HS đọc
- HS nêu
- Mực nước tăng lên mặc dù lượng nước không đổi.
- Hình hộp chữ nhật, kích thước là: 5cm, 10cm, 10cm.
- V sau khi bỏ đá - V trước khi bỏ đá.
- HS làm bài và chữa bài
TUẦN 23 TOÁN : Tiết 115
 thÓ tÝch h×nh lËp ph­¬ng 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết công thức tính thể tích của hình lập phương
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng Toán 5
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
15’
20’
2’
1. Bài cũ: 
+ Nêu các đặc điểm của hình lập phương?
+ Hình lập phương có phải là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật?
+ Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
- GV nhận xét đánh giá
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Thể tích hình lập phương 
b) Hình thành công thức tính
* Ví dụ :
+ Yêu cầu HS tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 3cm, chiều rộng bằng 3cm, chiều cao bằng 3cm
+ Hãy nhận xét hình hộp chữ nhật
+ Vậy đó là hình gì?
- Y/c HS nêu cách tính.
- HS đọc quy tắc
* Công thức
- GV: Hình lập phương có cạnh a, hãy viết công thức tính thể tích hình lập phương
- GV: chốt lại quy tắc
- HS đọc quy tắc trong SGK.
3. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
* GV treo bảng phụ
+ Yêu cầu HS xác định cái đã cho, cái cần tìm trong từng trường hợp.
+ nêu cách tính diện tích 1 mặt hlp ?
+ Nêu cách tính DTTP của hình lập phương
- HS làm bài vào vở, 4 HS làm bảng lớp
- HS chữa bài
- GV nhận xét đánh giá 
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài - Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 2.
+ Đề bài cho biết gì ? Yêu cầu gì ?
+ Muốn tính được khối lượng kim loại cần biết gì ?
- Yêu cầu 1 HS làm bài trên bảng. Lớp làm vở.
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài 
- HS cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng
- GV gợi ý cho HS trung bình, yếu : Tìm số trung bình cộng của 3 số bằng cách nào ?
+ Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật ? Hình lập phương ?
- GV nhận xét đánh giá và chữa bài.
4. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài – CBB sau .
- 6 mặt là các h.vuông bằng nhau.
- 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau
- V = a x b x c (cùng đơn vị đo)
- HS tính
- Có 3 kích thước bằng nhau
- Hình lập phương
- Cạnh, nhân cạnh, nhân cạnh.
- HS đọc
- V = a x a x a
- HS đọc
- HS trả lời
- cạnh nhân với cạnh.
- Bằng DT 1 mặt x 6
- HS làm bài và chữa bài
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- Thể tích hình lập phương
- HS làm bài
- 1 HS đọc
- HS làm bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan23.doc