Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

I. YÊU CẦU :

 Nắm được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự, mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.

 Nắm dàn bài của bài văn tự sự. Tập viết mở bài cho bài tự sự.

 II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, SBT.

- HS : Đọc trước bài văn tr.44 - trả lời SGK – Xem lại các bài đã học.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 04 Ngày soạn: 
 Tiết : 14 Ngày dạy : 
 CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
Tập làm văn 
I. YÊU CẦU : 
 Nắm được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự, mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
 Nắm dàn bài của bài văn tự sự. Tập viết mở bài cho bài tự sự.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, SBT.
- HS : Đọc trước bài văn tr.44 - trả lời SGK – Xem lại các bài đã học.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu. 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi: Hãy trình bày đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự?
- Kiểm tra bài tập về nhà.
- GV: Nêu vấn đề về vai trò của chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự -> Dẫn vào bài -> Ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài tự sự.
I. Chủ đề:
 VD: bài văn SGK.
 - Ca ngợi y đức và lòng thương người -> chủ đề.
Ghi nhớ.
Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
 II. Dàn bài:(Bố cục)
 Bài văn tự sự thường gồm 3 phần:
 + Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
 + Thân bài: kể diễn biến sự việc.
 + Kết bài: kể kết cục của sự việc.
- Gọi HS đọc bài văn mục 1 SGK.
- Nêu câu hỏi2 a SGK-> gọi HS trả lời.
Hỏi :Lòng thương yêu người bệnh của Tuệ Tĩnh thể hiện ở những sự việc nào trong phần thân bài?
- GV khái quát lại vấn đề: đây là ý chính của bài mà người kể muốn thể hiện -> chủ đề.
- Nêu tiếp câu hỏi 2b SGK -> gọi HS trả lời cá nhân.
 Hỏi: Chủ đề của bài văn thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới những câu văn đó.
- GV nêu tiếp câu hỏi 2c: Hãy chọn nhan đề thích hợp SGK và nêu lí do? Em có thể đặt tên khác cho bài văn không?
- Cho HS thảo luận.
- GV khái quát lại vấn đề, rút ra ý 1 ghi nhớ. 
Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào là chủ đề?
- Cho HS xem lại bài văn
Hỏi: Dàn bài của bài tự sự trên có mấy phần? Em hãy nêu nhiệm vụ từng phần?
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Bài tập nhanh: Hãy tìm bố cục truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh .
- GV nhận xét và rút ra ý 2 ghi nhớ SGK.
- Gọi HS đọc ghi nhớ. 
- Đọc cá nhân SGK.
- Suy nghĩ trả lời.
(a) Phẩm chất thầy thuốc : lòng thương người. Liệt kê 2 sự việc:
+ Từ chối chữa người giàu trước (nhẹ).
 + Chữa ngay cho chú bé (vì nặng).
- HS trả lời cá nhân. 
Phải: chủ đề là ca ngợi y đức, lòng thương người.
- Đọc thầm. Dùng bút gạch dưới câu văn: “hết lòng người bệnh”, “con ..ân huệ”.
- Thảo luận, trả lời: cả ba đều thích hợp nhưng sắc thái khác nhau:
1. Phẩm chất cao đẹp của danh y.
2. Nhấn mạnh tình cảm.
3. Đạo đức nghề nghiệp.
+ Tên 1 số nhan đề:
 “Một lòng vì người bệnh”
- Trả lời ghi nhớ SGK.
- Quan sát, đọc thầm.
- Cá nhân suy nghĩ – trả lời -> Cá nhân khác bổ sung.
- Cá nhân trình bày ý kiến.
- Đọc ghi nhớ SGK.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.. 
 Bài tập 1: 
a.Chủ đề: Biểu dương sự thông minh của anh nông dân và chế giễu tên cận thần tham lam.
 Chủ đề thể hiện ở sự việc: ngừoi nông dân xin thưởng 50 roi và đề nghị chia đều.	 
 b. Dàn bài: 
 + + Mở bài: Câu đầu..
 + Thân bài: Ông ..roi.
 + Kết bài: câu cuối.
 c. Hai truyện:
 + Giống : 
 + Khác: 
d. Truyện thú vị ở lời cầu xin.
Bài tập 2:
 + Mở bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh :
 Nêu tình huống
+ Mở bài: nêu tình huống nhưng vẫn giải dài.
+ Kết bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh : Nêu sự việc tiếp diễn.
+ Kết bài:Sự tích Hồ Gươm: nêu sự việc kết thúc.
- Gọi HS đọc văn bản và lần lượt nêu câu hỏi : 1.a, b, c, d SGK.
- Gọi HS lần lượt trả lời cá nhân. Riêng câu 1c cho HS thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc, nắm yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét.
- Cho HS tham khảo phần đọc thêm SGK.
- GV cho HS thấy rõ sự giống, khác nhau giữa hai truyện:
 + Giống : Bố cục 3 phần.
 + Khác: Truyện Tuệ Tĩnh:
- Mở bài : nói rõ chủ đề.
- Yếu tố bất ngờ ở đầu truyện.
 Truyện Phần thưởng:
-Mở bài: Giới thiệu tình huống.
- Yếu tố bất ngờ ở cuối truyện. 
- Gọi HS đọc, nắm yêu cầu bài tập 2.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Cho HS tham khảo phần đọc thêm sgk.
- Đọc + nắm yêu cầu bài tập.
- Suy nghĩ trả lời.
- Thảo luận tìm điểm giống và khác nhau của 2 truyện.
- Đọc lại mở bài và kết bài của 2 truyện -> Nhận xét.
- Nghe 
- Cá nhân đọc SGK.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 
-Củng cố:
- Dặn dò:
- Yêu cầu HS phát hiện chủ đề và bố cục truyện Con Rồng cháu Tiên.
- GV nhấn mạnh lại kiến thức về chủ đề và dàn bài tự sự.
-Yêu cầu HS:
 + Thuộc ghi nhớ.
 + Chuẩn bị: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự..
 + Trả bài: Chủ đề và dàn bài văn tự sự..
]
- Đọc.
- Cá nhân phát hiện chủ đề, bố cục truyện.
- Nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docb3-14-CHUDE-DANBAIVANTUSU.doc