Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Nắm được đặc điểm, ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự.

 Biết chọn lựa và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.

 Phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất.

 II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, Thiết kế giáo án.

- HS : Đọc – trả lời SGK.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 08 Ngày soạn : 
 NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
Tập làm văn 
 Tiết : 32 Ngày dạy : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Nắm được đặc điểm, ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự.
 Biết chọn lựa và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.
 Phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, Thiết kế giáo án.
- HS : Đọc – trả lời SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu. 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS + bài tập.
- Nêu vai trò của ngôi kể -> Dẫn vào bài -> Ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu ngôi kể, lời kể và vai trò của nó.
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
 1. Ngôi kể :
- Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
2. Các ngôi kể:
a. Ngôi kể thứ ba.
b. Ngôi kể thứ nhất.
 Ghi nhớ SGK trang 89.
- GV giới thiệu khái quát về ngôi kể, kể theo ngôi thứ 3, 1 SGK.
- Gọi HS đọc đoạn 1 SGK.
Hỏi: Người kể gọi tên các nhân vật là gì? Dùng bút chì gạch dưới các tên gọi ấy?
 + Khi ấy, tác giả ở đâu?
+ Sử dụng ngôi kể như thế, tác giả có thể kể như thế nào?
- GV khái quát lại vấn đề -> đây là cách kể theo ngôi thứ 3.
Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào là kể theo ngôi thứ 3.
- Gọi HS đọc đoạn 2 SGK.
Hỏi: 
 + Người kể tự xưng mình là gì? Nhân vật “tôi” là Dế Mèn hay tác giả?
 + Trong cách kể này thì người kể có thể kể như thế nào? (Kể tự do hay chỉ kể những gì mình biết và trải qua)
- GV khái quát lại vấn đề -> Đây là cách kể theo ngôi thứ nhất.
Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào là cách kể theo ngôi thứ nhất?
- Yêu cầu HS thay ngôi thứ nhất trong đoạn 2 thành ngôi thứ 3 và đọc đoạn văn đã thay.
Hỏi: Có thể đổi ngôi thứ 3 -> ngôi thứ 1 trong đoạn 1 được không? Vì sao? 
- Cho HS thảo luận.
- GV khái quát lại vấn đề -> rút ra ý 4, 5 ghi nhớ.
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK.
- Đọc đoạn 1 SGK.
- HS trả lời cá nhân:
+ Tác giả giấu mình đi.
 + Kể linh hoạt, tự do -> mang tính khách quan.
- HS trả lời mục 2 ghi nhớ.
- Đọc đoạn 2 SGK.
- Cá nhân phát hiện: “tôi” là dế mèn -> kể trực tiếp những gì nghe, thấy
- HS trả lời ý 3 ghi nhớ.
- Cá nhân đọc đoạn văn đã thay “tôi” = Dế Mèn.
- Thảo luận (Tổ) -> nhận xét: Không thể, vì khó tìm 1 người có mặt mọi nơi.
- Đọc ghi nhớ. 
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: 
 Thay tôi = dế mèn -> Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba có sắc thái khách quan.
Bài tập 2:
 Thay “tôi” vào “thanh”,”chàng” -> Ngôi kể tô đậm sắc thái tình cảm của đoạn văn.
Bài tập 3: 
Truyện cây bút thần kể theo ngôi thứ 3 vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể.
Bài tập 4: Giải thích vì:
+ Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích
+ Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện.
Bài tập 5: Ngôi kể thứ nhất.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 SGK.
- Gọi HS trả lời.
-> Nhận xét, sửa chữa.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK
- - Gọi HS trả lời.
-> Nhận xét, sửa chữa.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 SGK
- Gọi HS giải thích.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4 SGK
- Cho HS thảo luận.
- Đại diện nhóm giải thích.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 5 SGK
- Gọi HS trả lời – nhận xét.
- Đọc + xác định yêu cầu bài tập.
- Suy nghĩ trả lời -> cá nhân khác nhận xét.
- Thay “tôi” vào “thanh”,”chàng”
- Kể theo ngôi thứ 3 vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể.
- Thảo luận.
- HS trả lời cá nhân. 
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 
- Củng cố:
- Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
-Yêu cầu HS:
 + Thuộc ghi nhớ.
 + Chuẩn bị: Danh từ. 
- Nhắc lại ghi nhớ.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
DUYỆT
Ngày tháng ..năm 

Tài liệu đính kèm:

  • docc7-32-NGOIKEVALOIKETRONGVANTUSU.doc