Giáo án Ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5

Giáo án Ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5

I. Mục tiêu:

 Giúp HS ôn tập về:

 - Đọc viết các số trong hệ thập phân.

- Dãy số tự nhiên và các đặc điểm của nó.

- So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.

- Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 A. Ổn định tổ chức

 B. Bài mới:

 1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ôn tập hè
Tuần 1
Thứ ba ngày 10 tháng 7 năm 2012
Toán
Ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu:
 Giúp HS ôn tập về:
	- Đọc viết các số trong hệ thập phân.
- Dãy số tự nhiên và các đặc điểm của nó.
- So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. ổn định tổ chức
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng
 2. Hướng dẫn HS ôn tập:
	* HS làm các bài tập sau:
	+) Bài tập 1: Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu:
	Mẫu: 2345 = 2000 + 300 + 40 + 5.
	13 579; 20 468 ; 45 037 ; 39 405 ; 68 040 ; 50 006.
	+) Bài tập 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
	a) Số gồm 11 chục và 11 đơn vị.
	- Viết số: ..........................................
	- Đọc số: ..........................................
	b) Số gồm 23 trăm và 45 đơn vị.
	- Viết số: ..........................................
	- Đọc số: ..........................................
	+) Bài tập 3: Viết:
	a) Số lớn nhất có 10 chữ số
	b) Số lớn nhất có 10 chữ số khác nhau.
	c) Số bé nhất có 10 chữ số.
	d) Số bé nhất có 10 chữ số khác nhau.
	+) Bài tập 4: 
	a) Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
	111 234 ; 121 111 ; 99 375 ; 89 753 ; 9 999 ; 12 345.
	b) Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
	89 897 ; 98 798 ; 678 954 ; 459 876 ; 59 876.
	+) Bài tập 5: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
	a) Trong các số: 475 ; 340 ; 785 ; 106 ; 335 ; 1 760 ; 5 147.
	- Các số chia hết cho 5 là: .....................................
	- Các số chia hết cho cả 2 và 5 là: .........................
	- Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: .........................
	b) Trong các số 741; 567 ; 656 ; 3 249 ; 4 986 ; 5 133 ; 9 234.
- Các số chia hết cho 3 là: .....................................
- Các số chia hết cho cả 3 và 9 là: .........................
	- Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: .........................
	* GV chấm và chữa bài cho HS.
 C. Củng cố, dặn dò
	- HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
	- Dặn HS ôn bài và làm bài trong: Ôn tập hè. 
 _________________________________________
Toán
Ôn tập: Phép cộng số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Ôn tập về phép cộng số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất phép cộng, tìm số hạng chưa biết trong phép cộng..., giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. Kiểm tra bài cũ
	- Nêu các bước thực hiện phép cộng.
	- HS trả lời, GV nhận xét và cho điểm 
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng
 2. Hướng dẫn HS ôn tập:
	- HS làm các bài tập sau:
	+ Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	 21 567 + 43 897	 6 792 + 240 854
	 9 761 + 56 973	 50 505 + 950 909	 
	 975 032 + 87 321 	 150 287 + 950 995
	- GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con
	- GV chữa bài và củng cố cách đặt tính và tính
+ Bài 2: Tìm x, biết:
	a) x + 327 = 98 765 	 b) x + 435 = 467 + 108
	c) 98 653 + x = 21 564 + 78 650
- GV gọi HS lên bảng làm
- HS làm vào vở
- GV chữa bài
+ Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
2009 + 3901 + 1991 + 1099
51980 + 19699 + 10301 + 18020
2035 + 1728 + 2965
1234 + 5678 + 766 + 322
+ Bài 4: Một xã có 16745 người. Sau một năm số dân tăng thêm 89 người. Sau một năm nữa số dân lại tăng thêm 88 người. Hỏi:
a) Sau 2 năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người?
b) Sau 2 năm số dân của xã đó có bao nhiêu người?
- GV chấm và chữa một số bài làm của HS.
 C. Củng cố, dặn dò
	- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS
	- Ôn bài và chuẩn bị cho bài sau.
___________________________________
Luyện từ và câu
Ôn tập về danh từ
I. Mục tiêu: 
	- Giúp HS ôn tập để nắm vững khái niệm về danh từ.
	- Nhận biết được danh từ trong câu, biết đặt câu với danh từ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. Kiểm tra bài cũ:
	- Danh từ là gì? Danh từ đựơc chia làm mấy loại? Tìm các danh từ.
	- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
 2. Hướng dẫn HS ôn tập:
	- HS làm các bài tập sau:
	+) Bài 1: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau:
	Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. Những lúc ấy lòng anh lại cồn cào, xao xuyến.
	(Nguyễn Khải- Tình quê hương)
	+) Bài 2 : Tìm và ghi lại 6 danh từ chỉ khái niệm trong 4 câu văn sau:
Âm mưu của bọn cướp đã bị phá tan.
Hình ảnh mẹ luôn ở trong tâm trí em.
Lòng em tràn ngập niềm hạnh phúc.
Chúng ta phải vượt qua mọi khó khăn.
+) Bài 3: Đặt câu với các danh từ chỉ khái niệm vừa tìm được ở bài tập 2.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
 C. Củng cố, dặn dò:
	- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS.
	- Ôn bài và là bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 11 tháng 7 năm 2012
Tập làm văn
Ôn tập: Văn kể chuyện
I. Mục đích, yêu cầu
 1. Ôn tập, củng cố các kĩ năng lập dàn ý cho 1 bài văn kể chuyện. Nắm vững cấu tạo của bài văn kể chuyện
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 A. Bài cũ:
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2. Hướng dẫn HS ôn tập
	a) HS trả lời các câu hỏi sau:
	+ Nêu cấu tạo của bài văn kể chuyện.
	+ Có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào?
	+ Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào?
	b) Lập dàn bài sau: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
	- HS lập dàn bài.
	- HS trình bày dàn ý trước lớp.
	- HS khác cùng GV nhận xét, bổ sung.
 C. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS hoàn thiện bài và chuẩn bị bài sau kiểm tra viết.
___________________________________
Tập đọc
Đọc và trả lời câu hỏi bài : Lừa đội lốt sư tử
	I. Mục đích, yêu cầu
 Đọc và hiểu bài đọc Lừa đội lốt sư tử, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động, biết miêu tả một số hình ảnh trong bài.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 A. ổn định tổ chức
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng thuộc chủ điểm “ Măng mọc thẳng” .
 3. Bài tập : Đọc và trả lời câu hỏi bài “ Lừa đội lốt sư tử”
	- Một HS đọc yêu cầu của bài.
	- Cả lớp đọc thầm bài đọc
	- HS đọc bài trước lớp.
	- HS cùng HS khác nhận xét.
	- HS đọc kĩ từng câu hỏi và trả lời.
	- Một vài HS phát biểu ý kiến.
	- HS làm bài vào vở ôn tập hè (T12) 
 C. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS chuẩn bị làm bài sau.
____________________________________
Toán
Ôn tập: phép trừ số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Ôn tập về phép trừ các số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất, cách tìm số bị trừ và số trừ ..., giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. Kiểm tra bài cũ
	- Nêu các bước thực hiện phép trừ, tính chất của phép trừ số tự nhiên
	- HS trả lời, GV nhận xét và cho điểm 
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng
 2. Hướng dẫn HS ôn tập:
	- HS làm các bài tập sau:
	+ Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	 32 987- 9 899 92485 - 37068
	 17 654 - 15 856 17453 - 599
	 100 354 - 76 439 8920 - 1437
+ Bài 2: Tìm x, biết:
	a) x - 1007 = 2583 	b) x - 435 = 467 + 967
	c) 98 653 - x = 21 564 - 879
+ Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
213 + 367 - 267 - 33
15 - 14 + 13 - 12 + 11 - 10 + 9 - 8
+ Bài 4: Tháng 12 năm 1999 số dân của Hoa Kỳ là 273 300 000 người, số dân của ấn Độ là 989 200 000 người. Hỏi số dân của ấn Độ nhiều hơn số dân của Hoa Kỳ là bao nhiêu người?
- GV chấm và chữa một số bài làm của HS.
 C. Củng cố, dặn dò
	- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS
	- Ôn bài và chuẩn bị cho bài sau.
____________________________________________________________________
Thứ năm ngày 13 tháng 7 năm 2012
Toán 
Ôn tập : Phép nhân số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Ôn tập về phép nhân số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất ..., giải các bài toán có liên quan.
- Ôn tập về cách nhân nhẩm một số có hai chữ số với 11.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. Kiểm tra bài cũ
	- Nêu các bước thực hiện phép nhân.
	- HS trả lời, GV nhận xét và cho điểm 
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng
 2. Hướng dẫn HS ôn tập:
	- HS làm các bài tập sau:
	+ Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	a) 254 300	785 62	803 126
	b) 4250 x 57 398 x 105 1376 x 340
	+ Bài 2: Tìm X
	X x 30 = 2340 X x 35 = 1736 - 161
	+ Bài 3: Mỗi cái bút giá 1500đồng, mỗi quyển vở giá 5500đồng. Hỏi nếu mua 24 cái bút và 18 quyển vở thì hết tất cả bao nhiêu tiền?
- GV chấm và chữa một số bài làm của HS.
 C. Củng cố, dặn dò
	- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS
	- Ôn bài và làm bài 2 trong ôn tập hè.
________________________
Toán 
Ôn tập : phép chia số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Ôn tập về phép chia các số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép chia, ..., giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. Kiểm tra bài cũ
	- Nêu các bước thực hiện phép nhân, phép chia.
	- HS trả lời, GV nhận xét và cho điểm 
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng
 2. Hướng dẫn HS ôn tập:
	- HS làm các bài tập sau:
	+ Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	 67494: 7	 42789 : 5	359361 : 9
	+ Bài 2: Tính
	855 : 45	579 : 36	9009 : 33
	+ Bài 3:
	4725 : 15	4674 : 82	4935 : 49
	35136 : 18	18408 : 52	17826 : 48
- GV chấm và chữa một số bài làm của HS.
 C. Củng cố, dặn dò
	- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS
	- Ôn bài và làm bài 2 trong ôn tập.
_____________________________
Luyện từ và câu
Ôn tập về động từ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập để nắm vững khái niệm về động từ.
	- Nhận biết được động từ trong câu, biết đặt câu với động từ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. Kiểm tra bài cũ:
	- Động từ là gì? Cho ví dụ.
	- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
 2. Hướng dẫn HS ôn tập:
	- HS làm các bài tập sau:
	+) Bài 1: Gạch dưới các động từ có trong câu văn sau: “ Ngươi hãy đến sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép mầu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.”
	+) Bài 2: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống để cho biết các việc làm của bác nông dân.
	.... đập, .... bờ, .... nước, ....hạn, ...mạ, ....lúa, ... thóc, ....gạo.
	+) Bài 3: Những từ “đã” nào sau đây không chỉ thời gian quá khứ?
	a) Trời đã sang xuân.
	b) Giờ này sang năm em đã học hết chương trình lớp 5.
	c) Lớp em đã chấm dứt hiện tượng đi học m ... ôn hè)
	HS đọc đề bài xác định dạng toán: 
	- Đây là dạng toán tổng tỷ nhưng ẩn tổng
	- HS nêu cách giải bài toán và tự giải bài
	- GV chữa bài 
 C. Củng cố, dặn dò:
- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS.
- Học bài và làm bài tập về nhà.
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 05 tháng 8 năm 2012
Toán
Ôn tập giải toán có văn
( Tiết 1 + 2)
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hiện giải toán có văn.
- Hướng dẫn HS làm các bàitoán có văn trong sách ôn hè
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. Kiểm tra bài cũ:
Chữa bài tập về nhà.
 B. Bài mới:
 1. Hướng dẫn HS làm các bài tập
	Bài 11: T 61 - Sách ôn hè
	- HS đọc đề bài, GV hướng dẫn cách làm
	- HS lên bảng làm bài, GV chữa chung
	Bài 12 T 62 - Sách ôn hè
	- HS đọc đề bài xác định dạng toán: Tìm phân số của một số
	- HS nêu cách giải bài toán - HS nhận xét
	- HS giải bài toán - GV chữa bài
	Bài 15: T 63 - Sách ôn hè
	- GV hướng dẫn tương tự bài trên
	Bài 16: T 63 - Sách ôn hè
	- HS đọc đề nêu công thức tính diện tích hình thoi
	- HS làm bài, GV gọi HS nêu kết quả và chữa bài
	Bài 18 : T64 - Sách ôn hè
	- HS đọc đề bài xác định dạng toán: Dạng tổng - tỷ nhưng ẩn tổng
	- HS nêu cách tìm tổng và vẽ sơ đồ giải bài toán
	- GV chữa bài
 C. Củng cố, dặn dò:
- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS.
- Học bài và làm bài tập về nhà.
________________________________________
Tập làm văn
Ôn tập: Văn tả con vật
I. Mục đích, yêu cầu
 1. Ôn tập, củng cố các kĩ năng lập dàn ý cho 1 bài văn tả con vật. Nắm vững cấu tạo của bài văn tả con vật
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 A. Bài cũ:
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2. Hướng dẫn HS ôn tập
	a) HS trả lời các câu hỏi sau:
	+ Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật.
	+ Có mấy kiểu mở bài? Đó là những kiểu nào?
	+ Có mấy kiểu kết bài? Đó là những kiểu nào?
	b) Lập dàn bài sau: Hãy tả một con vật nuôi mà em yêu thích.
	- HS lập dàn bài.
	- HS trình bày dàn ý trước lớp.
	- HS khác cùng GV nhận xét, bổ sung.
 C. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS hoàn thiện bài và chuẩn bị bài sau kiểm tra viết.
________________________________________________________________
Ngày tháng năm
BGH kí, duyệt.
Tuần 5
Thứ hai ngày 08 tháng 8 năm 2012
Toán
Ôn luyện giải toán có văn
( Tiết 1+ 2) 
I. Mục tiêu:
- Ôn tập và củng cố để HS nắm chắc cách giải toán có văn
- Hướng dẫn HS làm các bài toán có văn trong sách ôn hè
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. Kiểm tra bài cũ:
	- Chữa bài tập về nhà.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng
 2. Hướng dẫn HS ôn tập:
	Bài 8: T 79 -sách ôn hè
	- HS đọc đề bài
	? bài toán cho biết gì, bài toán ? gì
	? muốn tính chu vi hình bình hành ta phải tính được gì
	? muốn tính độ dài đáy hình bình hành ta làm thế nào
	- HS nêu cách làm và tự giải bài toán, GV chấm và chữa bài
	Bài 9 : T 79 - Sách ôn hè
	- HS đọc đề bài
	? bài toán cho biết gì, bài toán ? gì
	? muốn tính số thóc thu được cả 2 năm ta phải biết được gì
	?HS trả lời và tự giải bài toán
	- GV chấm một số bài và chữa bài
	Bài 14: T 81 - Sách ôn hè
	- HS đọc đề bài xác định dạng toán:
	- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta phải biết được gì
	- Muốn tình chiều dài hình chữ nhật ta làm thế nào?
	- HS nêu cách làm và làm bài
	- GV chữa bài
	Bài 20 : T 83 - Sách ôn hè
	- HS đọc đề bài xác định dạng toán: Dạng hiệu - tỷ
	- HS nêu cách làm và tự giải bài
	- GV chấm và chữa bài
 C. Củng cố, dặn dò
	- HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
	- Dặn HS ôn bài và làm bài trong: Ôn tập hè. 
 _________________________________________
Tập đọc
Đọc và trả lời câu hỏi bài : “Gu- li- vơ ở xứ sở tí hon”
	I. Mục đích, yêu cầu
 Đọc và hiểu bài đọc “Gu- li- vơ ở xứ sở tí hon”, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động, biết miêu tả một số hình ảnh trong bài.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 A. ổn định tổ chức
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng thuộc chủ điểm “Khám phá thế giới” .
 3. Bài tập : Đọc và trả lời câu hỏi bài “Gu- li- vơ ở xứ sở tí hon”
	- Một HS đọc yêu cầu của bài.
	- Cả lớp đọc thầm bài đọc
	- HS đọc bài trước lớp.
	- HS cùng HS khác nhận xét.
	- HS đọc kĩ từng câu hỏi và trả lời.
	- Một vài HS phát biểu ý kiến.
	- HS làm bài vào vở ôn tập. 
 C. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS chuẩn bị làm bài sau.
________________________________________________________________
Thứ tư ngày 09 tháng 8 năm 2012
Luyện từ và câu
Ôn tập : Từ ghép và từ láy
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập để nắm vững đặc điểm của từ ghép và từ láy.
	- Vận dụng để làm tốt các bài tập có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là từ ghép, thế nào là từ láy?
	- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
 2. Hướng dẫn HS ôn tập:
	- HS làm các bài tập sau:
	+) Bài 1: Tìm các từ ghép, từ láy trong các từ in đậm của đoạn văn sau:
	Vừng đông rạng dần. Con đường mòn ánh lên như dải lụa trắng ngoằn ngoèo bám vào lưng núi. Hương vị buổi sáng giữa núi rừng thật trong trẻo, ngọt êm như mật ong đầu mùa, thơm tho như cành mận chín, lành như nước suối đầu xuân. Tôi hít căng lồng ngực, dồn sức vào nhịp bước, một cảm giác lâng lâng như say. Tiếng chim đua nhau hót nhộn nhịp, dồn dập, lảnh lót, mê mải.
	+) Bài 2: Tìm 3 từ ghép, 3 từ láy:
	a) Chứa tiếng sáng
	b) Chứa tiếng mờ
	c) Chứa tiếng trắng
	+) Bài 3: Gạch dưới các từ ghép có trong đoạn văn sau và xếp chúng vào nhóm thích hợp:
	Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.
	a) Từ ghép có nghĩa phân loại:
	b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp:
	+) Bài 4: Gạch dưới các từ láy có trong đoạn văn sau và xếp chúng vào nhóm thích hợp:
	Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
	a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu:
	b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần:
	a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần:
- GV hướng dẫn chữa bài cho HS.
 C. Củng cố, dặn dò:
	- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS.
	- Học bài và làm bài về nhà.
______________________________________
Chính tả
Nghe - viết: Trăng lên
I. Mục đích,yêu cầu:
 	- Nghe viết đúng trình bày đúng bài chính tả bài Trăng lên.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. Kiểm tra bài cũ:
 	- Chữa bài tập về nhà.
 B. Bài mới:
 1. Hướng dẫn nghe viết chính tả
 	- GV đọc 1 lượt bài chính tả trong SGK.
 	- HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những từ khó. 
 	- GV lưu ý cách trình bày.
 	- GV đọc HS viết.
 	- GV đọc HS soát
 	- Chấm chữa từ 7-10 bài,
 	- GV nhận xét chung.
 2. Làm bài tập chính tả trong sách ôn tập hè.
 C. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét thái độ của HS trong tiết học.
______________________________________
Toán
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu:
- Ôn tập và củng cố để HS nắm chắc cách tính chu vi và diện tích một số hình đã học : Hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình bình hành
- Hướng dẫn HS làm một số bài tập vận dụng
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. Kiểm tra bài cũ:
Chữa bài tập về nhà
 B. Bài mới:
 	* Củng cố kiến thức cho HS. 
	- Nêu công thức tính diện tích và chu vi hình chữ nhật
	- Nêu công thức tính chu vi và diện tích hình vuông, hình bình hành, hình thoi.
	- HS học thuộc công thức để vận dụng
	* Hướng dẫn HS làm một số bài tập
	Bài 1: Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật có chiều dài 30 cm và chiều rộng 15 cm
	Bài 2: Một hình vuông có chu vi là 36 dm, tính diện tích hình vuông đó?
	Bài 3: Một hình bình hành có diện tích là 180 cm, tích chiều cao cảu hình bình hành đó
	GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài
 C. Củng cố, dặn dò:
- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS.
- Học bài và làm bài tập về nhà.
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 12 tháng 8 năm 2012
Toán
Luyện tập chung
( Tiết 1 + 2)
I. Mục tiêu:
	- Củng cố cho HS các kiến thức đã ôn tập.
	- Làm thành thạo các bài tập có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. Kiểm tra bài cũ:
	- Chữa bài tập về nhà.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
 2 Hướng dẫn HS làm các bài tập ôn luyện sau:
	+) Bài 1: Viết số thích hợp vàop chỗ chấm:
	a) 2tạ = ... yến	20 yến = ... tạ	5tấn 5kg = ... kg
	b) 3giờ = ... phút	180phút = ... giờ	5phút 6giây = ... giây
	c) 12dm2 = ... cm2	503dm2 = ... m2 ...cm2	5m2 9cm2 = ... cm2
	+) Bài 2: Đặt tính và tính:
	a) 159246 + 74638	b) 497564 - 88357
	c) 175 16	d) 3240 : 24
	+) Bài 3: Tính giá trị của biểu thức sau:
	a) 243 52 - 151632 : 12	b) 95535 : 45 + 134 45
	+) Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 153m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó.
	+ Bài 5: Một ô tôt trong 3 giờ đầu đi được 137km; trong 4 giờ sau , mỗi giờ đi được 48km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki- lô- mét?
+ Bài 6: Một khu đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 178m, chiều dài hơn chiều rộng 34m. Tìm chiều dài, chiều rộng của khu đất đó.
- GV chữa bài cho HS.
 C. Củng cố, dặn dò:
- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS.
- Học bài và làm bài tập về nhà.
____________________________________
Tập làm văn
Ôn tập: Văn tả con vật
( Kiểm tra viết)
	Đề bài: Hãy tả một con vật nuôi mà em yêu thích.
I. Mục đích, yêu cầu
 1. Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả con vật.
 2. Luyện kĩ năng trình bày bài văn tả cây cối.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 A. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.	
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 2. Hướng dẫn HS luyện tập.
 - HS xem lại dàn bài tả con vật nuôi mà em thích đã lập trong tiết trước.
 3. HS làm bài.
	- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
	 - Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
	- GV đọc những đoạn văn, bài văn có ý riêng, sáng tạo của HS.
	- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đúng học của đoạn văn, bài văn.
 C. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét chung về tiết học. 
	- Dặn một số HS viết bài chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh bài làm của mình.
________________________________________________________________
 Ngày tháng năm
BGH kí, duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an on He lop 4 len 5 nam hoc 20122013.doc