SỐ THẬP PHÂN,
CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN
Ngày giảng:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết cộng, trừ, nhân, chia thành thạo số thập phân
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia số thập
3. Thái độ: Ham học, yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, Sách tham khảo
HS: Vở ghi, kiến thức về cộng, trừ số thập phân.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: KT: Bài tập về nhà
Buổi 3: Tiết: 7,8,9 SỐ THẬP PHÂN, CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN Ngày giảng: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết cộng, trừ, nhân, chia thành thạo số thập phân 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia số thập 3. Thái độ: Ham học, yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị: GV: SGK, Sách tham khảo HS: Vở ghi, kiến thức về cộng, trừ số thập phân. III. Các hoạt động dạy và học 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: KT: Bài tập về nhà 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Tiết 7: Cộng, trừ số thập phân GV: yêu cầu học sinh nhắc lại cách đọc số thập phân, cách cộng, trừ số thập phân. HS: Thực hiện theo yêu cầu của gv GV: Nêu VD: Bài tập vận dụng. Bài tập 1: GV: Nêu yêu cầu bài tập 1 HS: Thực hiện phép tính tại chỗ, 1 hs lên bảng trình bày giáo viên gọi hs khác sửa sai nếu có. GV: Nêu nội dung bài tập 2: Tìm mọt só biết rằng lấy số đó trừ đi 7,6 ròi cộng với 12,75, được bao nhiêu trừ đi 9,3 thì được 16,72 GV: yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm bàn. HS: Làm theo nhóm GV: Theo dõi, kiểm tra giúp đỡ nhóm học sinh gặp khó khăn. HS: 1 hs lên bảng thực hiện, hs dưới lớp theo dõi sửa sai nếu có. Bài 3: Tìm x: a, x + 4,564 = 32,41 - 18,3 b, 5,62 + x = 2,78 + 14,36 GV: Nêu bài tập 3. HD học sinh tìm giá trị của x gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện phép tính GV: Sửa sai, uấn nắn hs cách giải. Tiết 2: Nhân, chia số thập phân G V: Yêu cầu HS nhắc lại cách nhân, chia số thập phân, nêu nội dung bài tập. Bài 4: Tính a, x 4,7 - 3,2 b, 17,6 x 6,7 + GV: gọi 2 hs lên bảng thực hiện HS: Dưới lớp làm ra nháp, gv kiểm tra, hướng dẫn HS thực hiện phép tính GV: Chốt kiến thức. Bài 5: Tính nhanh: 40 x 0,25 : 2 + 12 x 0,5 GV: Nêu yêu cầu bài toán HD: HS thực hiện phép tính HS: Làm bài tai chỗ ít phút 1 hs lên bảng thực hiện GV: Chốt kiến thức. Bài 6: Tìm số tự nhiên bé nhất thay vào n sao cho: 4,26 x n > 13,632. GV: ? Muốn tìm số tự nhiên bé nhất của số n ta làm ntn? HS: TL GV: Tìm số n như tìm x GV: Hd học sinh thực hiện chốt kiến thức. Tiết 3: GV: Nêu dạng bài tập tổng hợp Bài 7: Tính nhanh: GV: Để thực hiện phép tính ta làm ntn? HS: Nhóm các hạng tử có phần nguyên hoặc phần thập phân giống nhauvào 1 nhóm GV: hướng dẫn hs thực hiện. gọi 1 học sinh lên bang thực hiện giải bài tập, học sinh dưới lớp làm bài tại chỗ GV: cùng HS nhận xét bài của HS trên bảng và chốt kiến Bài 8: Phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số thứckhi ta lấy một số tự nhiên lẻ chia cho 2? GV: Lấy 1 số tự nhiên lẻ chia cho 2 ta có dư là bao nhiêu? HS: là 1 GV: thêm 0 vào số dư ta đặt dấu phẩy ở đâu? HS: Đặt dấu phẩy ở thương GV: Chữ số ở phần thập phân của thương là bao nhiêu? HS: 5 GV: Vậy khi ta lấy số tự nhiên lẻ chia cho 2 thì phần thập phân của thương có mấy chữ số?. HS: Có 1 chữ số. I. Cộng, trừ số thập phân * cách cộng, trừ số thập phân: Ta thực hiện như phép cộng, trừ số nguyên - Viết phần nguyên thẳng phần nguyên, phần thập phân thẳng phần thập phân rồi thực hiện phép cộng, trừ như cộng trừ số nguyên. VD: Thực hiện phép tính: a, 3,26 + = 3,26 + 0,8 = 4,06 b, 1,956 - = 1,956 - 0,8 = 1,156. Bài tập 1: Tính: a, - 0,92 = 0,92 - 0,92 = 0 b, 3,15 - = 3,15 - 1,75 = 1,4 c, + 1,98 = 1,02 + 1,98 = 3 Bài tập 2: Bài giải Số cần tìm trừ đi 7,6 rồi cộng với 12,75 thì bằng 16,72 + 9,3 = 26,02 Số cần trừ đi 7,6 thì bằng 26,02 - 12,75 = 13,27 Số cần tìm là: 13,27 + 7,6 = 20,87. Bài tập 3: Tìm x: a, x + 4,564 = 32,41 - 18,3 b, 5,62 + x = 2,78 + 14,36 Bài giải a, x + 4,564 = 32,41 - 18,3 x + 4,564 = 14,11 x = 14,11 - 4,564 x = 9,564. b, 5,62 + x = 2,78 + 14,36 5,62 + x = 17,14 x = 17,14 - 5,62 x = 11,52. II. Nhân, chia số thập phân Bài tập 4: Tính a, x 4,7 - 3,2 b, 17,6 x 6,7 + Bài giải: a, x 4,7 - 3,2 = 1,2 x 4,7 - 3,2 = 5,64 - 3,2 = 2,44. b, 17,6 x 6,7 + = 117,92 + 1,5 = 119,42. Bài tập 5: Tính nhanh: 40 x 0,25 : 2 + 12 x 0,5 Bài giải: 40 x 0,25 : 2 + 12 x 0,5 = 40 : 4 : 2 + 12 : 2 = ( 40 : 4 + 12 ) : 2 = 22 : 2 = 11 Bài tập 6: Tìm số tự nhiên bé nhất thay vào n sao cho: 4,26 x n > 13,632. Bài giải: Ta có: 13,632 : 4,26 = 3,2 hay 4,26 x 3,2 = 13,632 để có 4,26 x n > 13,632.thì n > 3,2 Số tự nhiên bé nhất lớn hơn 3,2 là 4. Thay n = 4 Bài tập 7 Tính nhanh: = = = = Bài tập 8 Bài giải Khi lấy một số tự nhiên lẻ chia cho 2 sẽ có số dư là 1, thêm 0 vào số dư, đặt dấu phẩy ở thương thì chữ số ở phần thập phân của thương là: 10 : 2 = 5 vậy khi ta lấy số tự nhiên lẻ chia cho 2 thì phần thập phân của thương có một chữ số. 4. củng cố:( 2p) Chốt lại kiến thức cơ bản về cộng, trừ, nhân ,chia số thập phân 5. Dặn dò: (3p) Về nhà học bài, xem lại các bài tập đã làm trên lớp, ôn tập giải các bài toán đố về số thập phân. Buổi 4. Tiết: 10, 11, 12 GIẢI CÁC BÀI TOÁN ĐỐ VỀ SỐ THẬP PHÂN Ngày giảng: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh giải được các bài toán đố về số thập phân 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh về cáh giải, cách lập luận bài toán. 3. Thái độ: có thái độ học tập tích cực, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: Gv: SGK, Phiếu học tập HS: Ôn tập kiến thức cũ về số thập phân. III. Hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Tiết 10: Giải các bài toán về gía cả: GV: Nêu ví dụ: Để trang bị bàn và ghế cho phòng đoc thư viện, nhà trường đã chi 2.450.000 đồng. Tiền mua ghế chiếm hết số tiền. Số tiền còn lại là mua bàn. Giá môt cái ghế là:70 000 đồng. Giá một cái bàn là 100 000 đồng. Hỏi nhà trường mua được bao nhiêu ghế, bao nhiêu bàn? GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài toán tóm tât bài toán tìm phương án giải HS: Tóm tắt, giải. GV: Gợi ý: * Tìm số tiền mua ghế bằng cách lấy tổng số tiền đã mua chia cho 7 rồi nhân với 3. * Tìm số tiền mua bàn bằng cách lấy tổng số tiền trừ đi số tiền mua ghế. * Lấy số tiền mua ghế chia cho giá một cái ghế ta được số ghế. * Lấy số tiền mua bàn chia cho giá một cái bàn thì ta được số bàn. GV: Hướng dẫn hs giải. HS: làm bài tập áp dụng GV: Nêu nội dung bài tập Bài 1: Vốn ban đầu của ngân hàng A là: 2.000.000USD. Sau một năm hoạt động, vốn tăng thêm 70% nhưng vào cuối năm, ngân hàng phải chi cho việc xây dựng bằng 35% vốn của mình.Hỏi sau khi chi cho việc xây dựng, vốn của ngân hàng A là bao nhiêu? HS: Tóm tắt bài toán và thực hiện giải theo nhóm GV: Theo dõi, hỗ trợ nhóm hs còn vướng mắc HS: Đại diện một nhóm lên bảng trình bày, các nhóm bạn nhận xét kết quả GV: Sửa sai, chốt kiến thức. GV: nêu bài tập 2: Một cửa hàng có 437 kg đường. Ngày thứ nhất cửa hàng bán được 142,5 kg đường, ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 18,7 kg. Hỏi sau hai ngày cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường? GV: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân giải bài toán HS: 1 em lên bảng thực hiện. HS: dưới lớp nhận xét bài làm của bạn. GV: Sửa sai, chốt kiến thức Tiết 11: Giải các bài toán về năng suất Lao động: GV: Bài toán: Theo kế hoạch mỗi ngày anh công nhân phải làm được 54 sản phẩm và phải làm rong 315 ngày mới hoàn thành kế hoạch. Thực tế mõi ngỳ anh làm được 45 sản phẩm.Hỏi anh phải làm trong bao nhiêu ngày để hoàn thành kế hoạch? GV: Gợi ý hướng dẫn hs giải: * Để biết được số sản phẩm phải làm theo kế hoạch, ta lấy số lượng sản phẩm làm trong 1 ngày theo kế hoạch nhân với số ngày phải làm theo kế hoạch. * Thực tế mỗi ngày anh chỉ làm được 45 sản phẩm. Vậy số ngày thực tế phải làm bằng số sản phẩm phải làm chia cho số sản phẩm làm được thực tế trong một. Bài tập vận dụng: Bài 1: GV: Nêu đề bài: Một người trung bình mỗi phút phải hít thở 15 lần, mỗi lần hít thở 0,55 lít không khí, biết mọt lít không khí nặng 1,3g. Hãy tính khối lượng không khí một người hít thở trong 1 giờ? HS: Đọc kỹ nội dung bài toán thực hiện các bước giải. GV: Quan sát hs thực hiện giải bài toán hướng dẫn những hs chưa biết cách lập luận HS: 2 hs lên bảng thực hiện giải theo 2 cách. GV: Hướng dẫn hs nhận xét bài làm của hs trên bảng chốt kiến thức. Bài 2: Một nông dân cày ruộng bằng máy, trong 6h 30p cày được 7897,5 m2 đất. hỏi trong 4h15 phút thì anh nông dân đó cày được bao nhiêu mét vuông đất? GV: yêu cầu hs làm bài tại chỗ HS: - 1 hs lên bảng thực hiện - Học sinh dưới lớp làm ra nháp so sánh kết quả GV: gợi ý cho hs còn gặp khó khăn về cách giải. HS: Đổi 6h30 phút = 6,5 giờ 4h15 phút = 4,25 giờ. Bài 3: Hai máy tự động sản xuất được 700 sản phẩm. Số tiền bán được các sản phẩm do máy tự động thứ nhất sản xuất được là 586 000 đồng. Số tiền bán các sản phẩm do máy tự động thứ 2 sản xuất được là 814 000 đồng. Hỏi mỗi ngày máy sản xuất được bao nhiêu sản phẩm, biết rằng sản phẩm của 2 máy bán được giá tiền như nhau. GV: Gợi ý: *Tìm tổng số tiền thu được mà 2 máy sxuất. * Tìm giá tiền một sản phẩm * Tìm số sản phẩm mỗi máy. Tiết 12: Ôn lại số thập phân, tỉ số phần trăm GV: Nêu đề bài toán Cho một số thập phân, dời dấu phẩy của số thập phân đó sang bên phải một chữ số để được số thập phân thứ 2, cộng hai số thập phân lại ta được 294,58.tìm số thập phân ban đầu? GV: Đời dấu phẩy của một số thập phân sang bên phải 1 chữ số ta được số mới gấp bao nhiêu lần? HS: vẽ sơ đồ số ban đầu, số mới 1 hs lên bảng thực hiện lời giải GV: Hướng dẫn, chốt kiến thức GV: Nêu đề bài tập 2: Cho một số thập phân, dời dấu phẩy của số thập phân dó sang bên phải hai chữ số, ta được số thứ hai. Lấy số thứ hai trừ đi số ban đầu ta được hiệu bằng 362,043. Tìm tổng của số thập phân ban đầu và số thập phân thứ hai? HS: Đọc kỹ yêu cầu bài toán GV: Khi dời dấu phẩy của một số thập phân sang bên phải hai chữ số ta được số mới gấp bao nhiêu lần? HS: 100 lần GV: coi số ban đầu là 1 phần thì số thứ hai gồm bao nhiêu phần? HS: 100 phần GV: Hiệu của số thứ hai và số thứ nhất là bao nhiêu phần? HS: 99 phần GV: Tổng cần tìm so với số ban đầu là bao nhiêu? HS: 101 GV: Tổng cần tìm bằng? HS: Trả lời GV: gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện, hướng dẫn hs dưới lớp nhận xét bài làm của bạn và sửa sia (nếu có) Ôn toán tỉ số phần trăm Bài 3: Mẹ đi chợ mua về 8 lít nước mắm, trong đó có 3 lít nước mắm loại I, còn lại là nước mắm loại II. Hỏi a, Số nước mắm loại I chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số nước mắm? b, tỉ số phần trăm giữa số lít nươc smawms loại I và số lít nước mắm loại II là bao nhiêu? I. Ôn tập các bài toán về giá cả: VD: Tóm tắt bài toán: Đồ gỗ Tổng số tiền mua(đ) Số tiền đã chi(đ) Giá một cái(đ) Số lượng(cái) Ghế 2 450 000 tổng số 70 000 Bàn 100 000 Bài giải: Số tiền mua ghế là: 2450 000:7x3 = 1050000 (đồng) Số tiền mua bàn là: 2450000 - 1050000 = 1400000(đồng) Số ghế mua được là: 1050000:70000 = 15 (ghế) Số bàn mua được là: 1400000: 100000 = 14 (bàn) Đáp số: 15 cái ghế, 14 cái bàn. Bài tập1: Bài giải: Số tiền tăng thêm là: 2 000 000 x 70% = 1 400 000 USD Tổng số tiền của ngân hàng A sau khi tăng thêm 70% là: 2 000 000 + 1 400 000 = 3 400 000 USD. Số tiền ngân hàng phải chi cho việc xây dựng là: 3 400 000 x = 1 190 000 USD. Vậy: Số vốn còn lại của ngân hàng A là: 3 400 000 - 1 290 000 = 2 210 000. Đáp số: Số vốn còn lại của ngân hàng A là: 2 210 000 Bài tập 2: Bài giải: Số đường cửa hàng bán trong ngày thứ hai là: 142,5 + 18,7 = 161,2 (kg) Số đường cửa hàng bán trong hai ngày: 142,5 + 161,2 = 303,7(kg) Số đường còn lại của cửa hàng là: 347 - 303,7 = 133,3. Đáp số: 133,3 kg đường. II. Ôn tập các bài toán về năng suất lao động: VD: Tóm tắt: Công nhân làm việc Số lượng ngày Số lượng sản phẩm làm trong một ngày Số lượng sản phẩm phải làm. Theo kế hoạch 315 54 Giống nhau Theo thực tế ? 45 Bài giải: Số sản phẩm phải làm theo kế hoạch là: 54 x 315 = 17010 ( sản phẩm) Số ngày thực tế anh phải làm là: 17010 : 45 = 378 ( ngày) Đáp số: 378 (ngày) Bài tập 1: Bài giải: Trung bình mỗi phút một người hít thở số không khí là: 0,55 x 15 = 8,25 (l) Khối lượng không khí một người hít thở trong một phút là: 1,3 x 8,25 = 10,725 (g) khối lượng không khí một người hít thở trong một giờ là: 10,725 x 60 = 643,5 (g) Đáp số: 643,5 g không khí. Bài Tập 2: Bài giải: ta có: 6giờ 30 phút = 6giờ = 6,5 giờ 4 giờ15 phút = 4giờ = 4,25 giờ Trong một giờ anh nông dân cày được: 7897,5 ; 6,5 = 1215 (m2) Trong 4 giờ 15 phút anh nông dân cày được: 1215 x 4,25 = 5163,75 (m2) Đáp số: 5163,75 (m2). Bài Tập 3: Bài giải: Giá trị sản phẩm mà hai máy làm là: 586 + 814 = 1400 ( ngàn đồng) Giá tiền mỗi sản phẩm: 1400 : 700 = 200 (ngàn đồng) Máy thứ nhất làm được: 586 : 2 = 293 ( Sản phẩm) Máy thứ hai làm được: 814 : 2 = 407 ( sản phẩm) Đáp số: Máy thứ nhất: 293 sản phẩm; Máy thứ hai: 407 sản phẩm. III. Ôn tập về số thập phân, tỉ số phần trăm. Bài toán 1: Bài giải: Đời dấu phẩy của một số thập phân sang bên phải 1 chữ số, ta được số mới gấp 10 lần số ban đầu. Ta có: Số ban đầu: Số mới: Tổng số phần bằng nhau: 1 + 10 = 11 ( phần) 294,58 : 11 = 26,78 Số ban đầu là: Đáp số: 26,78 Bài Toán 2: Bài giải: Khi dời dấu phẩy của một số thập phân sang bên phải hai chữ số ta được số mới gấp 100 lần số ban đầu. coi số ban đầu là 1 phần thì số thứ hai gồm 100 phần. Hiệu của số thứ hai và số ban đầu gồm: 100 - 1 = 99 (Phần) Số thập phân ban đầu là: 362,043 : 99 = 3,657 Tổng cần tìm so với số ban đầu thì gấp: 1 + 100 = 101(lần) Tổng cần tìm bằng: 3,675x 101 = 369,357 Đáp số: 369,357. Bài Toán 3: Bài giải: a,Số phần trăm nước mắm loại I chiếm là: 3 : 8 = 37,5% b, Số lít nước mắm loại II là: 8 - 3 = 5(l) Tỉ số phần trăm giữa số lít nước mắm loại I và loại II là: 3 : 5 = 60% Đáp số: a, 37,5% b, 60% 4. Củng cố: ( 3p) - Củng cố kiến thức về giải toán 5. Dặn dò: (2p) - Về nhà học bài xem lại các bài toán đã giải Bài tập về nhà: BT1. Ba quả mít nặng tổng cộng 7,8 kg. Quả thứ nhất nặng 2,4 kg, quả thứ hai nặng hơn quả thứ nhất 0,8 kg. Hỏi quả thứ ba nặng bao nhiêu kg. BT2. Một xí nghiệp may tính rằng, cứ may 12 bộ quần áo thì phải dùng đến 45 mét vải . Trung bình mỗi ngày xí nghiệp đã sử dụng hết 183,75 mét vải để may quần áo. Hỏi trung bình mõi ngày xí nghiệp may được bao nhiêu bộ quần áo. Đáp án: Số mét vải dùng để may một bộ quần áo là: 45 : 12 = 3,75 (m) Số bộ quần áo trung bình mỗi ngày xí nghiệp may được là: 183,75 : 3,75 = 49 (bộ quần áo) Đáp số: 49 (bộ quần áo) BT3. Giá một quyển vở ở tháng 9 tăng 10% so với tháng 8, sang tháng 10 lại giảm 10% so với tháng 9. Hỏi giá một quyển vở ở tháng 10 so với tháng 8 rẻ hơn hay đắt hơn? Đáp án: Gọi giá một quyển vở ở tháng 8 là a đồng. Giá một quyển vở tháng 9 so với tháng 8 thì gấp: 100% + 10% = 110% = = 1,1 (lần) Vậy giá một quyển vở tháng 9 là ax1,1 đồng Một quyển vở ở tháng 10 thì giảm so với tháng 9 số tiền là: a x 1,1x10 : 100 Một quyển vở ở tháng 10 giá: a x 1,1 - a x 1,1x 10 :100 = a x (1,1 - 1,1x 10 :100) = a x0,99 ( đồng) Ta có: a x 0,99 < a Vậy giá một quyển vở tháng 10 rẻ hơn tháng 8.
Tài liệu đính kèm: