Giáo án soạn học tuần 21

Giáo án soạn học tuần 21

HỌC VẦN

Bài 86: ôp – ơp

I. Mục tiêu

* MT chung:

- HS đọc, viết được ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.

- Đọc đúng các từ và các câu ứng dụng có trong bài.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Các bạn lớp em.

* MT riêng: HS biết giở SGK bài 86, biết đọc theo cô và các bạn các vần, từ có trong bài học, viết được vần, từ có trong bài học nhưng chưa đúng mẫu.

II. Đồ dùng dạy học

Bộ Đ D học Tiếng việt; vật thực : hộp sữa

 

doc 21 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn học tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2009
Học vần
Bài 86: ôp – ơp
I. Mục tiêu
* MT chung:
- HS đọc, viết được ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
- Đọc đúng các từ và các câu ứng dụng có trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Các bạn lớp em.
* MT riêng: HS biết giở SGK bài 86, biết đọc theo cô và các bạn các vần, từ có trong bài học, viết được vần, từ có trong bài học nhưng chưa đúng mẫu. 
II. Đồ dùng dạy học
Bộ Đ D học Tiếng việt; vật thực : hộp sữa
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
HĐ1. Kiểm tra
- Đọc cho HS viết: ăp, âp, bắp cải, cá mập, chập tối, thẳng tắp, tấp nập.
- Đọc cho HS viết: báp cải, cá mập
HĐ2. Dạy vần ôp - ơp
- Ghi bảng ôp và đọc mẫu.
- Vần ôp được tạo bởi mấy âm?
- Hãy tìm các chữ ghi âm cài vần ôp?
- Đánh vần: ô - pờ – ôp
- Khi có vần ôp muốn có tiếng hộp ta ghép thêm âm gì? dấu thanh gì?
- Ghi bảng hộp và đánh vần mẫu.
- Giới thiệu từ “hộp sữa” qua vật thực và ghi 
bảng:
 hộp sữa 
* Dạy vần ơp ( các bước dạy tương tự như dạy 
vần ôp )
- So sánh vần ôp với vần ơp
HĐ3. Đọc từ ứng dụng
- Ghi bảng 4 từ ứng dụng:
 tốp ca hợp tác 
 bánh xốp lợp nhà 
- Đọc mẫu và giải thích các từ ứng dụng
4. Hướng dẫn viết
- Viết mẫu và giảng cách viết các vần, từ: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
- Vần ôp có 2 con chữ: con chữ ô viết trước nối 
 sang con chữ p. 
- Tương tự HD viết các chữ còn lại.
Hoạt động của học sinh
- 4 em đọc
- Viết vào bảng con.
- Cá nhân, cả lớp đọc.
- 2 âm: âm ô trước âm p sau.
- HS cài vào bảng ôp
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc trơn 
vần ôp.
- Ghép thêm âm hờ vào trước vần ôp và 
thêm dấu nặng dưới con chữ ô. HS cài chữ hộp
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc trơn tiếng hộp.
- HS đọc từ “hộp sữa”: cá nhân, tổ, cả lớp.
- Giống nhau: Cả 2 vần đều có âm p cuối vần.
- Khác nhau: âm ô, âm ơ ở đầu vần.
- HS đánh vần các tiếng có vần ôp, ơp.
- HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS quan sát cô viết mẫu
- HS nêu cách viết rồi viết vào bảng con: 
ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
1. Luyện đọc
- GV chỉ bài trên bảng theo thứ tự và không theo thứ tự gọi HS đọc bài. 
 - Cho HS quan sát tranh câu ứng dụng. 
- Ghi bảng các câu thơ ứng dụng trong SGK
 Đám mây xốp trắng như bông
 Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
 Nghe con cá đớp ngôi sao
 Giật mình tỉnh giấc bay vào vào rừng xa.
- Gọi HS đọc bài trong SGK.
2. Luyện viết
- Nhắc lại cách viết: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
Nhắc HS ngồi viết, cầm bút đúng tư thế và viết đúng khoảng cách giữa các từ.
- Chấm 14 bài nhận xét.
 3. Luyện nói
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- Gợi ý: Lớp em có bao nhiêu bạn?
- Có mấy bạn nữ, mấy bạn nam?
- Các bạn trong lớp em có chăm chỉ học tập không?
- Em yêu quý bạn nào nhất? Vì sao?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét tuyên dương nhóm nói rõ ràng lưu loát.
4. Củng cố bài
- Gọi HS đọc bài trong SGK
 - Thi tìm tiếng, từ có vần ôp, ơp?
- Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà xem trước bài 87: ep, êp.
- 7 em đọc, tổ đọc, cả lớp đọc
- HS nêu nội dung tranh: Tranh vẽ mấy con cá đang bơi dưới ao trên bầu trời có mấy đám mây trắng như bông.
- HS tự tìm và đánh vần các tiếng có vần ôp, ơp.
- HS đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 dòng thơ.
- Tổ, cả lớp đọc câu ứng dụng.
- 5 em đọc. 
- Tập viết vào vở Tập viết in: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
- 2 em đọc tên bài luyện nói: Các bạn lớp em
- Thảo luận nhóm 4.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cá nhân đọc
- HS thi đua theo tổ.
......................................................................................
mĩ thuật 
vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh 
	(GV chuyên trách dạy) 
.................................................................................
 Toán
phép trừ dạng 17 – 7
I. Mục tiêu
* MT chung: Giúp HS củng cố:
- Biết làm tính trừ ( không nhớ ) bằng cách đặt tính rồi tính. 
- Tập trừ nhẩm dạng 17 – 7.
* MT riêng: HS biết mở sách làm bài nhưng không đúng KQ ( em T Linh)
II. Đồ dùng dạy học
- Một bó chục que tính và 7 que tính rời 
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
HĐ1. Bài cũ 
 Đặt tính rồi tính
14 - 3 16 – 5 17 - 6 19 – 4 
HĐ2. Giới thiệu phép trừ dạng 17 - 7
- Yêu cầu HS lấy thẻ 1 chục que tính và lấy thêm 7 
que tính rời và hỏi: Có tất cả bao nhêu que tính?
- GV cùng đính lên bảng và hỏi: 17 que tính bớt 7 que tính còn lại mấy que tính?
- Hướng dẫn HS cách viết phép tính theo cột dọc tương tự như bài 17 – 3
 17 - 7 trừ 7 bằng 0 viết 0
 7 - Hạ 1 viết 1
* Nhấn mạnh cách đặt tính và thực hiện tính
HĐ3. Thực hành
Bài 1: Tính
- GV chữa bài và củng cố cách đặt tính thẳng cột và thực hiện tính từ phải sang trái.
Bài 2: Tính nhẩm
 15 – 5 = 11 – 1 = 16 – 3 = 
 12 – 2 = 18 – 8 = 14 – 4 =
 13 – 2 = 17 – 4 = 19 – 9 =
* Củng cố cách nhẩm 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp 
- Ghi tóm tắt bài toán lên bảng
 Có: 15 cái kẹo
 Đã ăn: 5 cái kẹo
Còn: .... cái kẹo
- Muốn biết còn bao nhiêu cái kẹo ta làm tính gì?
- Chấm điểm cho một số em
Nhận xét giờ học, nhấn mạnh lại cách đặt tính cột dọc và thực hiện tính từ phải sang trái
Hoạt động của học sinh
- HS làm bài tập trên bảng con nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- HS lấy thẻ 1 chục que tính và 7 que tính rời rồi đếm và nêu: Có tất cả 17 que tính
- HS thực hành trên que tính : 17 que tính bớt 7 que tính còn lại 10 que tính.
- 4 HS nêu lại cách đặt tính
- Nhiều em nêu lại cách tính.
- HS làm vào bảng con
 11 12 13 14 15 16
 1 2 3 4 5 6
- HS nêu cách nhẩm 12 – 1: 2 trừ 1 bằng 1, 10 cộng 1 bằng 11 viết 11 sau đấu bằng – HS làm vào vở
- 3 em : Duẩn, Thắng, Khánh lên bảng mỗi em làm 1 cột
- HS nhìn tóm tắt nêu bài toán: Nga có 15 cái kẹo, Nga đã ăn 5 cái kẹo . Hỏi Nga còn bao nhiêu cái kẹo?
- HS viết phép tính vào vở: 15 – 5 = 10
............................................................................
Buổi chiều	 Học vần 
Ôn bài 86: ôp – ơp
I. Mục tiêu
* MT chung: Giúp HS củng cố đọc, viết chắc chắn bài ôp, ơp một cách thành thạo.
- Nghe viết đúng, đẹp các từ có chứa vần ôp, ơp. Luyện làm bài tập.
* MT riêng: HS biết giở SGK bài 86, biết đọc theo cô và các bạn các vần, từ có trong bài học, viết được từ: tốp ca, lớp học nhưng không đúng cỡ và mẫu chữ.
II.Các hoạt động dạy học
HĐ1. Luyện đọc
- Hướng dẫn đọc bài trong SGK
- GV theo dõi và kiểm tra những em học yếu 
như: Duẩn, Hùng, Thắng
- Gọi học sinh đọc bài trước lớp
HĐ 2. Luyện ghép chữ trên bảng cài 
- GV đọc lần lượt: tốp ca, lớp học, hợp tác, hộp mứt, tia chớp, hộp mứt, cá đớp mồi.
- Thi nói câu chứa vần ôp, ơp 
HĐ3. Luyện làm bài tập
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở vở BTTV.
* Hướng dẫn HS đọc các từ để nối thành các câu thích hợp.
- Điền ôp hay ơp:
- Hướng dẫn HS yếu ( Thuỳ Linh) viết từ: tốp ca, lớp học ở vở BTTV
* Đọc cho học sinh viết: tốp ca, hợp tác xã, tia chớp, lợp nhà, ái hộp, bánh xốp,
 - Cánh cửa chớp sơn màu xanh.
 Đàn cá đang đớp mồi.
* HS khá giỏi làm thêm:
- Viết 2 câu có từ chứa vần ôp, ơp.
Chấm chữa bài nhận xét giờ học
- HS đọc theo N 2 em, 1 em khá kèm 1 em yếu
- 10 em đọc chủ yếu là Hsinh TB và yếu.
- HS tìm các chữ ghi âm cài vào bảng cài và đọc các từ vừa ghép được. 
- HS khá giỏi nói: Lớp học là ngôi nhà thứ hai của em....
- HS thảo luận nhóm và tự làm bài .
- 1 em lên bảng nối thành câu
- KQ: Nhà lợp ngói rất mát.
 Bánh xốp thơm phức.
- HS tự làm bài và đọc bài làm 
- Viết vào vở BT Tiếng Việt mỗi từ 1 dòng.
- HS viết vào vở Luyện viết.
- Làm vào vở rồi đọc bài làm.
...............................................................................
 Luyện Toán
ôn: phép trừ dạng 17 – 7
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố thêm về cách đặt tính và thực hiện phép trừ không nhớ dạng 17 – 7.
II. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
HĐ1.Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Tính
 15 17 11 13 12 14 
 5 7 1 3 2 4
* Lưu ý với HS viết KQ thẳng cột và thực hiện tính từ phải sang trái.
Bài 2: Điền số ( theo mẫu)
- Kẻ lên bảng nội dung BT 
- Gọi 1 em lên bảng làm bài.
Bài 3: Điền số?
 - Yêu cầu 2 em đổi chéo vở KT bài nhau
Bài 4: Viết phép tính thích hợp 
- Ghi tóm tắt bài toán lên bảng
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán y/ c tính gì?
- Chấm điểm cho một số em
HĐ2. Bài tập cho HS khá giỏi làm thêm
Hoạt động của học sinh
- HS mở vở BT Toán trang 12 làm bài
- HS yếu lên bảng làm ( em Duẩn)
- HS nêu cách làm :15 – 5 = 10 viết 10 vào ô trống dưới số 5. 
- HS làm vào vở
- HS đọc y/ c rồi tự làm bài đếm số ô vuông ở mỗi hình vẽ để điền số thích hợp
- HS nhìn tóm tắt nêu bài toán: 
- HS viết phép tính vào vở: 12 – 2 = 10
Bài 1: Số?
Bài 2: Viết phép tính thích hợp
An có một số bi. An cho bạn 5 viên bi, An còn lại 10 viên bi. Hỏi lúc đầu An có tất cả bao nhiêu viên bi?
Nhận xét giờ học, nhấn mạnh lại cách đặt tính cột dọc và thực hiện tính từ phải sang trái
- HS khá giỏi làm vào vở
 10 + 5 = 15
............................................................................
Hướng dẫn tự học 
Khảo sát chất lượng tháng 1 
( Thời gian làm bài: 20 phút)
A. Môn Toán
Bài 1: Đặt tính rồi tính
15 + 4 18 – 8 19 – 5 
13 + 6 16 + 2 17 - 7
Bài 2: Tính
12 + 2 + 3 = 12 + 7 – 9 =
18 – 5 + 3 = 16 + 3 – 0 =
Bài 3: Viết các số 10, 15, 12, 19, 17 theo thứ tự:
- Từ lớn đén bé:
- Từ bé đén lớn:
Bài 4: Viết phép tính thích hợp 
 Có : 17 quả trứng
 Đã ăn: 6 quả trứng
 Còn lại: ... quả trứng?
B. Môn Tiếng việt
Bài 1: Đọc cho HS viết ăc, âc, ôc, uôc, iêc, ươc, ach, ich, êch, op, ap, ăp, âp, ôp, ơp, xe đạp, giấy nháp, tiệc cưới, viên gạch, bập bênh, ngăn nắp.
Học bài xong em gấp sách vở cẩn thận.
Bài 2: Nối
tập xiếc
con cọp
rạp múa
Bài 3: Điền iêp hay ươp
nghề ngh.... , th.... mời 
 giàn m.... , nườm n....
Cách đánh giá
Bài 1: 3 điểm mỗi bài nhỏ 0, 5 điểm
Bài 2: 2 điểm
Bài 3: 2 điểm
Bài 4: 2 điểm
Trình bày sạch sẽ đúng cho 1 điểm.
Bài 1: 5 điểm nếu sai 1 lỗi trừ 0, 25 điểm
Bài 2: 2 điểm
Bài 3: 2 điểm
Trình bày sạch đẹp: 1 điểm
Thứ ba ngày 3 tháng 2 năm 2009
Thể dục
Bài 21: Bài thể dục – Trò chơi
I. Mục tiêu
- Ôn 3 động tác của bài thể dục đã học: vươn thở, tay, chân.
- Học động tác vặn mình. Y/C biết thực hiện động tác tương đối đúng
- Điểm số hàng dọc
II Chuẩn bị
- Còi, tranh động tác vặn mình
III Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu
- Cho cả lớp ra sân tập hợp, GV phổ biến Y/C giờ học
- Cho HS tập báo cáo
2. Phần cơ bản
- Ôn 3 động tác: vươn thở, tay, chân
+ GV hô nhịp làm mẫu
+ Y/c các tổ tự tập
- GV treo tranh động tác vặn mình, giải thích làm mẫu
- Cho cả lớp ôn lại 4 động tác thể dục đã học
3 Phần kết  ... Tiết 2
1. Luyện đọc
- GV chỉ bài trên bảng theo thứ tự và không theo thứ tự gọi HS đọc bài. 
 - Cho HS quan sát tranh câu ứng dụng. 
- Các bạn trong tranh đang chơi trò chơi gì?
- Ghi bảng khổ thơ ứng dụng như SGK 
- Gọi HS đọc bài trong SGK.
- Tìm các tiếng có vần mới học?
2. Luyện viết
- Nhắc lại cách viết: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp.
Nhắc HS ngồi viết, cầm bút đúng tư thế và viết 
đúng khoảng cách giữa các từ.
- Chấm 14 bài nhận xét.
 3. Luyện nói
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- Gợi ý: Các bức tranh vẽ gì?
- Hãy giới thiệu về nghề nghiệp của bố em cho cô và bố các bạn nghe? 
- Nhận xét tuyên dương nhóm nói rõ ràng lưu loát.
4. Củng cố bài
- Chỉ bất kỳ bài trên bảng
 - Thi tìm tiếng, từ có vần iêp, ươp?
- Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà xem trước bài 90: Ôn tập
- 5 em đọc, tổ đọc, cả lớp đọc
- HS nêu nội dung tranh.
- Chơi trò chơi cướp cờ
- HS đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 dòng thơ.
- Tổ, cả lớp đọc câu ứng dụng.
- 5 em đọc. 
- HS nêu.
- Tập viết vào vở Tập viết in: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp.
- 2 em đọc tên bài luyện nói: Nghề nghiệp
của cha mẹ.
- Tranh 1: Vẽ bác nông dân đang cấy lúa. 
- Tranh 2: Cô giáo đang giảng bài....
- HS giới thiệu trong nhóm 4.
- 7 em nói trước lớp
- Cá nhân đọc
- HS thi đua theo tổ.
 ................................................................................
Tọán 
bài toán có lời văn 
I. Mục tiêu
- Giúp HS bước đầu nhận biết bài toán có lời văn thường có : Các số ( gắn với thông tin đã biết); câu hỏi (chỉ số thông tin cần tìm)
- HS khuyết tật biết mở SGK làm bài nhưng không đúng KQ.
II. Đồ dùng dạy học
- Các tranh vẽ SGK được phóng to 
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1. Bài cũ 
Ghi bảng: 
Có: 3 bông hoa
Thêm: 3 bông hoa
Có tất cả: ... bông hoa?
- GV nhận xét đánh giá 
HĐ2. Giới thiệu bài toán có lời văn 
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ rồi viết số thích hợp vào mỗi chỗ chấm để có bài toán 
- GV gọi một số em đọc lại bài toán đã hoàn chỉnh 
 GV nhận xét và ghi bài toán HS nêu lên bảng giới thiệu: Đây là bài toán có lời văn.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Vậy theo câu hỏi này ta phải làm gì?
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ trống để có bài toán ( GV hướng dẫn tương tự bài 1 ) 
- GV cho HS quan sát tranh để điền số thích hợp vào chỗ chấm ta có bài toán như sau:
- Có 5 con thỏ thêm 4 con thỏ . Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ ? 
- GV nhận xét 
Bài 3 : Viết tiếp câu hỏi để có bài toán 
- GV cho HS quan sát tranh và đọc bài toán
- Bài toán thiếu gì?
- Ta nên viết câu hỏi của bài toán như thế nào ? 
Lưu ý với HS: Trong các câu hỏi phải có câu hỏi phải có từ “hỏi” ở đầu câu và viết dấu ? ở cuối câu.
Bài 4 : Nhìn tranh vẽ , viết tiếp vào chỗ trống để có bài toán 
HD tương tự như bài 3.
- Bài toán thường có những gì?
HĐ3. Củng cố dặn dò
Bài toán có lời văn thường có 2 phần đó là các số liệu cho biết và câu hỏi cần tìm. 
- 2 em nhìn tóm tắt đọc bài toán
- HS làm vào bảng con: 3 + 4 = 7
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- HS điền số rồi đọc bài làm: Có 1 bạn , thêm 3 bạn đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? 
- Một vài em đọc lại bài toán 
- Cả lớp đọc lại bài toán 
- Có 1 bạn thêm 3 bạn
- Hỏi có tất cả mấy bạn?
- Tìm xem có tất cả mấy bạn?
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Có 5 con thỏ thêm 4 con thỏ , có tất cả bao nhiêu con thỏ 
- Cả lớp đọc lại bài toán 
- Một vài em đọc lại bài 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Có 1con gà mẹ và 7 con gà con.
- Thiếu câu hỏi
Có tất cả mấy con gà?
Hoặc có bao nhiêu con gà?
- Cả lớp học lại bài toán 
- Một vài em lên đọc lại bài toán.
- Có các số liệu và câu hỏi.
.......................................................................................
đạo đức 
Em và các bạn ( t1)
I. Mục tiêu
1. Giúp học sinh hiểu : 
- Trẻ em có quyền được học tập , có quyên được vui chơi có quyền được kết giáo bạn bè.
- Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi . 
2. Hình thành cho HS : 
- Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân người khác khi học, khi chơi với bạn.
- Hành vi cư xử đúng với các bạn khi học, khi chơi .
II. Tài liệu và phương tiện 
- Mỗi HS chuẩn bị cắt ba bông giấy màu để chơi trò chơi “Tặng hoa” 
- Một lẳng hoa nhỏ để đựng hoa khi chơi.
III. Các hoạt động dạy 
HĐ1: Cho HS chơi trò chơi “Tặng hoa”
Cách chơi: 
- Mỗi HS chon 3 bạn trong lớp mà mình thích được cùng học cùng chơi nhất và viết tên bạn lên bông hoa bằng giáy màu để tặng cho bạn 
- GV ( căn cứ vào tên đã ghi trên hoa ) chuyển hoa tới những em đã được các bạn chọn 
- GV chọn ra ba học sinh được tặng nhiều hoa nhất khen và tặng 1 quyển vở.
HĐ 2 : Đàm thoại 
- Em muốn được các bạn tặng nhiều hoa như bạn A bạn C bạn B không ? 
- Vì sao bạn A, bạn B, bạn C lại đuọc tặng nhiều hoa như thế? 
- Những ai đã tặng hoa cho bạn A ? cho bạn B, cho bạn C . 
-Vì sao em lại tặng hoa cho bạn A ? cho bạn B , cho bạn C 
GV kết luận : Ba bạn được tặng nhiều hoa vì đã biết cư xử đúng với các bạn khi học, khi chơi.
HĐ3 Thảo luận nhóm
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
- Chơi, học một mình vui hơn hay hay có bạn cùng chơi, cùng học vui hơn?
- Muốn có nhiều bạn học cùng , chơi cùng em cần phải đối xử với bạn như thế nào khi học, khi chơi? 
GV kết luận : 
- Trẻ em có quyên đựoc học tập, được vui chơi được tự do kết bạn. 
- Có bạn cùng học cùng chơi sẽ vui hơn chỉ có 1 mình. Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi phải biết cư xử tốt vơi bạn khi học khi chơi. 
HĐ4 : HS thảo luận nhóm làm bài tập 3 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến 
- GV kết luận 
- Tranh 1 , 3 , 5 là những hành vi nên làm khi cùng học cùng chơi với bạn 
- Tranh 2 , 4 là những hành vi không nên làm khi cùng học cùng chơi với bạn 
- gv nhận xét giờ về nhà thực hành tốt bài học 
- Chuẩn bị bài sau học tiếp tiết 2 
- HS lần lượt bỏ hoa vào lẳng 
- HS trả lời
- Vì bạn ấy ngoan học giỏi biết đoàn kết và cư xử đúng với bạn khi học khi chơi.
- HS giơ tay
HS giơ tay phát biểu
- HS quan sát tranh BT 2 thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhóm khác nhận xét bổ sung 
- HS bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ xanh hoặc đỏ.
...........................................................................
Buổi chiều
( Cô Đào soạn bài và dạy) 
Thứ sáu ngày 6 tháng 2 năm 2009
Tập viết 
Bài viết tuần 19: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, ...
I. Mục tiêu
MT chung:
- HS viết đúng các từ: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá.
- Viết tương đối đúng mẫu, viết đúng khoảng cách giữa các chữ, các từ trong một dòng.
- Rèn luyện ý thức viết chữ đẹp cẩn thận, trình bày bài viết sạch sẽ.
MT riêng: HS biết viết các từ có trong bài viết nhưng chưa đúng cỡ, mẫu chữ.
II. Chuẩn bị
 - GV: Kẻ hàng viết mẫu các từ trong bài tập viết.
- HS: Vở Tập viết, bút mực, bảng con, phấn.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
HĐ1. Giới thiệu bài
- Gọi HS đọc các từ trong bài viết
HĐ2. Giảng cách viết
- Hướng dẫn viết lần lượt từng từ “bập bênh” 
có hai chữ. Chữ “bập ” có con chữ b nối vần âp thêm dấu nặng đặt dưới con chữ â; chữ “bênh” có con chữ b nối với vần ênh. Khoảng cách giữa chữ “bập” với chữ “bênh” rộng bằng 1 con chữ o 
- Tương tự hướng dẫn HS viết từ còn lại.
HĐ3: Học sinh viết bài
- Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế và viết đúng khoảng cách giữa các từ trong một dòng.
- Theo dõi và HD thêm cho HS viết chữ xấu: Duẩn, ái. 
HĐ4: Chấm bài nhận xét
- Thu vở chấm. Chấm một nửa lớp
Hoạt động của học sinh
Hai em đọc cả lớp đọc đồng thanh.
- HS theo dõi GV viết mẫu.
- Học sinh viết vào bảng con từ: bập bênh
- HS viết vào bảng con: lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá.
- HS viết bài ở vở Tập viết in.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết chữ đẹp nhất là HS có tiến bộ về chữ viết.
.....................................................................
âm nhạc
Tập tầm vông 
(GV chuyên trách dạy)
................................................................................
Tập viết
Bài viết tuần 20: sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, ...
I. Mục tiêu
MT chung:
- HS viết đúng các từ: sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay.
- Viết tương đối đúng mẫu, viết đúng khoảng cách giữa các chữ, các từ trong một dòng.
- Rèn luyện ý thức viết chữ đẹp cẩn thận, trình bày bài viết sạch sẽ.
MT riêng: HS khuyết tật biết viết các từ có trong bài viết nhưng chưa đúng cỡ, mẫu chữ.
II. Chuẩn bị
 - GV: Kẻ hàng viết nmẫu các từ trong bài tập viết.
 - HS: Vở Tập viết, bút mực, bảng con, phấn.
III. Hoạt động dạy học
HĐ1. Giới thiệu bài
- Gọi HS đọc các từ trong bài viết
HĐ2. Giảng cách viết
- Hướng dẫn viết lần lượt từng từ “hí hoáy” có hai chữ. Chữ “hí” có con chữ h nối với con chữ i ; chữ “hoáy” có con chữ h nối với vần oay. Khoảng cách giữa chữ “hí” và chữ “hoáy” rộng bằng 1 con chữ o, - Tương tự hướng dẫn HS viết từ còn lại.
HĐ3: Học sinh viết bài
- Nhắc HS ngồi viết và cầm bút đúng tư thế.
- Theo dõi và HD thêm cho HS viết chữ xấu: 
Duẩn, Ai, Danh Khánh. Viết đúng khoảng cách giữa các từ rộng 1 ô vuông.
HĐ4: Chấm bài nhận xét
- Thu vở chấm. Chấm một nửa lớp còn lại ở tiết 1 chưa chấm.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết chữ đẹp nhất là HS có tiến bộ về chữ viết.
- 3 em đọc cả lớp đọc đồng thanh.
- HS theo dõi GV viết mẫu.
- Học sinh viết vào bảng con từ: hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay.
HS viết các từ ở vở Tập viết in: sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay. Mỗi từ viết 1 dòng.
..................................................................................
Hoạt động tập thể 
Sinh hoạt lớp 
I. Nhận xét các hoạt động của lớp tuần qua
- Sau dịp nghỉ Tết nguyên đán sĩ số chuyên cần đảm bảo 100% . Không có HS vắng học, chậm học.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ.
- Học tập có nhiều HS tiến bộ về đọc cũng như chữ viết như: Liên, ái, Thắng.
- Tuyên dương học sinh đạt nhiều điểm 10 trong tuần: Dưỡng, Hụê, Tuần, Thịnh.
- Nhắc nhở HS chưa cố gắng trong học tập: Hùng
- Trong tuần không có 2 em nộp tiền xây dựng trường: Nhâm, Danh Khánh.
- Đã khảo sát chất lượng tháng 1 
II. Kế hoạch tuần 22.
- Thực hiện tốt các kế hoạch nhà trường đề ra.
- Chuẩn bị đón đoàn kiểm tra của sở GD.
- Tăng cường đọc viết để nâng cao kỷ năng nghe viết cho HS.
- Thường xuyên kiểm tra HS đọc viết còn yếu: Linh, Duẩn, Hùng.
- Gặp phụ huynh những HS học còn yếu.
- Tiếp tục đóng nộp các khoản tiền còn thiếu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(97).doc