Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 24

Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 24

Tăng buỏi tuần 24

Đề bài

Câu 1:

a, Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ ( nếu có ) trong câu sau:

 Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

b, Hãy đặt hai câu trong đó có chủ ngữ là một tính từ.

Câu 2:

Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn thơ sau:

Má hét lớn “ Tụi bay đồ chó!

Cướp nước tao, cắt cố dân tao!

Tao già không sức cầm dao

Giết bay đã có con tao chăm vùng!”

( Tố Hữu )

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tăng buỏi tuần 24
Đề bài
Câu 1:
a, Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ ( nếu có ) trong câu sau:
 Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
b, Hãy đặt hai câu trong đó có chủ ngữ là một tính từ.
Câu 2:
Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn thơ sau: 
Má hét lớn “ Tụi bay đồ chó!
Cướp nước tao, cắt cố dân tao!
Tao già không sức cầm dao
Giết bay đã có con tao chăm vùng!”
( Tố Hữu )
Câu 3: 
Hãy chỉ ra chỗ sai ở mỗi câu sai dưới đây rồi sửa lại cho đúng bằng hai cách khác nhau. ( Chú ý: chỉ được thay dổi nhiều nhất hai từ ở mỗi câu.)
a, Vì bão to nên cây không bị đổ.
b, Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.
Câu 4:
Trong bài hạt gạo làng ta ( Tiếng Việt 5- tâp một ), nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
“ Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo ? Hãy nêu rõ tác dụng của biện pháp điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 5:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả hình dáng và tính nết một bạn mà em quý mến. (Khoảng 13 đến 15 dòng )
II.Hướng dẫn chữa bài
Câu 1
a) Cho 1 điểm nếu xác định đúng cả 8 từ. Còn không thì xác định đúng mỗi từ cho 0,1 điểm.
Danh từ: thềm, lăng,cây vạn tuế, đoàn quân;
Động từ: tượng trưng, đứng;
Tính từ: danh dự, trang nghiêm.
(Chú ý:Từ danh dự vốn là danh từ nhưng trong trường hợp này nó được sử dụng như tính từ) 
1 điểm ( Đặt đúng và đầy đủ dấu câu thì mỗi câu cho 0,5 điểm )
Nóng / dễ chịu hơn lạnh.
Hiếu động, cương cường, quả cảm / thói thờng của những kẻ mới lớn và sung sức.
Câu 2 
Tìm đúng mỗi từ cho 0,2 điểm ( tụi bay, tao, tao, tao, bay, tao. )
Nêu được nhận xét ( Các đại từ này góp phần biểu thị sự phẫn nộ căm hờn, sự khinh bỉ của bà má yêu nước đối với kẻ thù. ) cho 0,8 điểm.
Câu 3 
Chỉ ra được chỗ sai ở mỗi câu rồi chữa lại đúng cho 0,5 điểm.
Nếu chỉ chữa lại mà không chỉ ra chỗ sai thì mỗi câu đúng chỉ cho 0,25 điểm.
a) 
- Sai vì đã sử dụng cặp quan hệ từ không chính xác. Thay cặp quan hệ từ “ Vì  nên  bằng cặp quan hệ từ Tuy  nhưng  ” :
 Tuy bão to nhưng cây không bị đổ. ( Quan hệ tăng tiến. )
Sai do vế thứ hai của câu cha chính xác. Bỏ từ “ không ” , thay đổi nội dung câu.
Vì bão to nên cây bị đổ. ( Quan hệ nguyên nhân kết quả. )
b, 
- Sai vì đã sử dụng từ “ nếu ” trong cặp quan hệ từ cha chính xác. Thay từ “nếu” bằng từ “ tuy ”: 
Tuy xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. ( Quan hệ tương phản. )
Sai do vế thứ hai của câu cha chính xác. Thay từ nhưng bằng từ thì, thay từ vẫn bằng từ không , chỉnh lại nội dung câu.
Nếu xe hỏng thì em không đến lớp đúng giờ. ( Quan hệ giả thiết kết quả. )
Câu 4.
- Nếu có câu mở bài và câu mở bài giới thiệu được bài thơ hoặc tác giả đồng thời phần thân bài trình bày hệ thống như một bài văn thì cho ( 0,5 điểm ).
- Phần thân bài nêu được đầy đủ các ý sau thì cho ( 1,5 điểm )
+ ý nghĩa hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua bao khó khăn thử thách của thiên nhiên với những cơn bão tháng bảy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba (thường là mưa lớn ). Những điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng ( Nước như ai nấu – chết cả cá cờ – cua ngoi lên bờ – mẹ em xuống cấy).
+ Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ Có nhằm nhấn mạnh sự khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của Mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to lớn của hạt gạo được làm ra.
Câu 5 :
Bài văn có độ dài khoảng 13 đến 15 dòng ; viết đúng thể loại văn miêu tả ( kiểu bài tả người ). Cần nêu được một số nội dung cơ bản sau:
- Nêu được tên người bạn chọn tả; nói rõ mối quan hệ, sự gắn bó với người bạn ấy.
-Nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật về Hình dángvà tính tình ( chú ý những nét gây ấn tượng sâu sắc đối với mình ).
- Bố cục bài văn rõ ràng, hợp lý, mạch lạc; viết đúng chính tả; trình bày đẹp mắt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTang buoi 24.doc