Giáo án Tập đọc khối lớp 4

Giáo án Tập đọc khối lớp 4

Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I- MỤC TIÊU

- Đọc thành tiếng

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó như: cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn,

+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

+ Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

- Đọc - hiểu

+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục,

+ Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 4 SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

 - Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài.

 

doc 261 trang Người đăng hang30 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc khối lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
	Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2007
Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I- Mục tiêu
- Đọc thành tiếng
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó như: cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn,
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
- Đọc - hiểu
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục, 
+ Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 4 SGK (phóng to nếu có điều kiện).
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
	- Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài.
III- Trọng tâm
- Đọc diễn cảm toàn bài và thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
IV- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra sách vở của HS
- GV nhận xét và nhắc nhở những HS còn thiếu sách vở.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc của học kì I lớp 4.
- HS lắng nghe.
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
	a. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Một hômbay được xa.
+ Đoạn 2: Tôi đến gầnăn thịt em.
+ Đoạn 3: Tôi xoè cả hai taycủa bọn nhện.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Lần 1: Gọi 3 HS đọc.
- 3 HS đọc, mỗi em một đoạn.
+ Lần 2: Gọi 3 HS đọc.
 - 3 HS đọc, mỗi em một đoạn.
- Gọi HS tìm từ khó hoặc dễ lẫn.
- HS tìm từ khó hoặc dễ lẫn.
- GV viết từ khó lên bảng: cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn, 
- GV tổ chức cho HS đọc từ khó.
- HS đọc: Vài em đọc, cả lớp đọc.
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó đọc có trong bài theo câu hỏi gợi ý của GV.
- HS giải nghĩa các từ khó theo câu hỏi gợi ý của GV.
- Luyện đọc câu.
- Chú ý câu: 
Tôi xoè cả càng ra, / bảo Nhà Trò://
- Em đừng sợ.//Hãy trở về cùng với tôi đây.// Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.//
- HS chú ý theo dõi.
+ Câu này khi đọc cần thể hiện giọng đọc như thế nào?
- HS trả lời.
- GVđọc câu.
- HS đọc
- Cho HS luyện đọc theo đoạn
- Cho HS đọc theo nhóm từng đoạn.
- Các nhóm nhận xét cách đọc và so sánh với nhau.
- Gọi 1- 2 nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
- HS theo dõi.
- Chú ý cách đọc:
+ Lời kể của Dế Mèn đọc với giọng chậm, thể hiện sự ái ngại, thương xót đối với Nhà Trò; Lời Dế Mèn nói với Nhà Trò đọc với giọng mạnh mẽ dứt khoát, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: tỉ tê, ngồi gục đầu, nhỏ bé, gầy yếu quá, bự những phấn, thân dài, chấm điểm vàng,	
	b. Tìm hiểu bài
+ Truyện có những nhân vật chính nào?
+ Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn nhện.
+ Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
+ Chị Nhà Trò.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- HS đọc SGK.
+ Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
+ Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đã cuội.
+ Đoạn 1 ý nói gì?
+ Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
- GV ghi ý chính đoạn 1.
- 2 HS nhắc lại.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
- 1 HS đọc.
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
+ Chị Nhà Trò có thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn, như mới lột. Cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, lại quá yếu và chưa quen mở. Vì ốm yếu nên chị Nhà Trò lâm vào hoàn cảnh nghèo túng kiếm bữa chẳng đủ.
+ Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào?
+ Của Dế Mèn.
+ Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò?
+ Dế Mèn đã thể hiện tình sự ái ngại, thông cảm với chị Nhà Trò.
+ Vậy khi đọc những câu văn tả hình dáng, tình cảnh của chị Nhà Trò, cần đọc với giọng như thế nào?
+ Đọc chậm, thể hiện sự yếu ớt của chị Nhà Trò, qua con mắt ái ngại thông cảm của Dế Mèn.
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
+ Đoạn 2 cho thấy hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò.
- GV ghi bảng.
- Vài HS nhắc lại.
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- 1 HS đọc.
+ Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
+ Trước tìn120h cảnh ấy Dế Mèn đã xoè hai càng và nói với Nhà Trò: 
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
+ Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thêd nào?
+ Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người có tấm lòng hào hiệp, dũng cảm, không đồng tình với những kẻ độc ác, cậy khoẻ ức hiếp kẻ yếu.
+ Đoạn cuối bài ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
+ Đoạn cuối bài ca ngợi tầm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
- Giáo viên ghi bài.
- Vài HS nhắc lại.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- 1HS đọc.
+ Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, soá bỏ những bất công.
- Giáo viên ghi ý chính của bài.
- Gọi HS nhắc lại.
- Vài em nhắc lại.
	c. Luyện đọc diễn cảm
- GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay.
- Theo dõi các bạn đọc bài, sau đó trả lời câu hỏi của GV.
- GV treo bảng phụ và giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm. 
- HS theo dõi hoạt động của GV. 
	Năm trước,/ gặp khi trời làm đói kém,/ mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện.// Sau đấy,/ không may mẹ em mất đi,/ còn lại thui thủi có mình em,// mà em ốm yếu,/ kiếm bữa cũng chẳng đủ.// Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng// Mấy bận bọn nhện đã đánh em.// Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em,/ vặt chân,/ vặt cánh ăn thịt em.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn trên theo trình tự sau:
+ GV đọc mẫu.
+ Theo dõi bài đọc mẫu của GV.
+ Gọi 1 HS đọc, theo dõi và sửa lỗi để HS đọc hay hơn.
+ Theo dõi bài đọc của bạn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe và sửa lỗi cho nhau.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
- 3 đến 5 HS thi đọc. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
- Tuyên dương HS đọc tốt. 
- GV gọi HS đọc diễn cảm cả bài trước lớp.
- 2 HS đọc.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe, và chẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 12 tháng 4 năm 2007
Tập đọc
Mẹ ốm
I- Mục tiêu
- Đọc thành tiếng
+ Đọc đúng các tiếng từ khó như: lá trầu, khép lỏng, nóng ran, cho trứng, 
+ Đọc trôi chảy đợc toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các khổ thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của người con với mẹ. 
- Đọc - hiểu
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ, 
+ Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III- Trọng tâm
- Đọc diễn cảm toàn bài và thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
IV- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Tranh vẽ một người mẹ bị ốm, mọi người đến thăm hỏi, em bé bưng bát nước cho mẹ.
- Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Lắng nghe.
	2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
	a. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu.
+ Đoạn 2: Khổ thơ 3.
+ Đoạn 3: Khổ thơ 4, 5.
+ Đoạn 4: Khổ thơ 6, 7.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Lần 1: Gọi 4 HS đọc.
- 4 HS đọc, mỗi em một đoạn.
+ Lần 2: Gọi 4 HS đọc.
 - 4 HS đọc, mỗi em một đoạn.
- Gọi HS tìm từ khó hoặc dễ lẫn.
- HS tìm từ khó hoặc dễ lẫn.
- GV viết từ khó lên bảng: 
Lá trầu, khép lỏng, nóng ran, cho trứng, 
- GV tổ chức cho HS đọc từ khó.
- HS đọc: Vài em đọc, cả lớp đọc.
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó đọc có trong bài theo câu hỏi gợi ý của GV.
- HS giải nghĩa các từ khó theo câu hỏi gợi ý của GV.
- Luyện đọc câu. 
- HS chú ý theo dõi.
- Chú ý các câu thơ sau:
Lá trầu/ khô giữa cơi trầu.
Truyện Kiều/ gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn/ khép lỏng cả ngày.
Ruộng vườn/ vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Nắng trong trái chín/ ngọt ngào bay hương.
+ Những câu này khi đọc cần thể hiện giọng đọc như thế nào?
- HS trả lời.
- GVđọc.
- HS đọc
- Cho HS luyện đọc theo đoạn
- Cho HS đọc theo nhóm từng đoạn.
- Các nhóm nhận xét cách đọc và so sánh với nhau.
- Gọi 1- 2 nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
- HS theo dõi.
- Chú ý cách đọc:
	- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
	+ Khổ 1, 2: Giọng trầm, buồn.
	+ Khổ 3: Giọng lo lắng.
	+ Khổ 4, 5: Giọng vui.
	+ Khổ 6, 7: Giọng thiết tha.
	- Nhấn giọng ở những từ ngữ: Khô, gấp lại, lặn trong đời mẹ, ngọt ngào, lần giường, ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch, 
	b. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì?
+ Bài thơ cho chúng ta biết chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm, mọi người rất quan tâm, lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ.
+ Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?
Lá trầu/ khô giữa cơi trầu.
Truyện Kiều/ gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn/ khép lỏng cả ngày.
Ruộng vườn/ vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
+ Những câu thơ trên muốn nói rằng mẹ chú Khoa bị ốm: Lá trầu khô giữa cơi trầu vì mẹ ốm không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc, ruộng vườn vắng bóng mẹ, mẹ nằm trên giường vì rất mệt.
+ Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm thì lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn sẽ như thế nào?
+ Khi mẹ không bị ốm thì lá trầu xanh mẹ ăn hàng ngày, Truyện Kiều sẽ được mẹ lật mở từng trang để đọc, ruộng vườn sớm trưa sẽ có bóng mẹ làm lụng.
+ Em hiểu lặn trong đời mẹ nghĩa là như thế nào?
+ Lặn trong đời mẹ nghĩa là những vất vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm.
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi: ''Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ đựơc thể hiện qua những câu thơ nào?''
- Đọc và suy nghĩ.
- Những câu thơ: Mẹ ơi! cô bác xóm làng đến thăm; Người cho trứng, người c ...  trời cao rộng.
+ Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên, tràn đầy tình yêu cuộc sống.
- Đọc - hiểu
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cao hoài, cao vợi, thì, lúa tòn bụng sữa 
+ Hiểu nội dung bài thơ: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Vương quốc vắng nụ cười, sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Giới thiệu bài
- Cho HS QS tranh và hỏi: Em có cảm nhận gì khi nhìn khung cảnh trong tranh?
+ Nhìn bức tranh em thấy phong cảnh thật yên bình, con chim nhỏ bay giữa bầu trời cao trong, cánh đồng lúa xanh tốt.
- Giới thiệu: Nhìn vào tranh ta thấy hình ảnh một chú chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa bầu trời cao rộng. Qua bài thơ Con chim chiền chiện của nhà thơ Huy Cận, người đọc sẽ thấy hình ảnh cuộc sống vui tươi, ấm no, hạnh phúc.
- Lắng nghe.
	3. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
	a. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 6 đoạn, mỗi đoạn là một khổ thơ. 
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Lần 1: Gọi 6 HS đọc.
- 6 HS đọc, mỗi em một đoạn.
+ Lần 2: Gọi 6 HS đọc.
 -6 HS đọc, mỗi em một đoạn.
- Gọi HS tìm từ khó hoặc dễ lẫn.
- HS tìm từ khó hoặc dễ lẫn.
- GV viết từ khó lên bảng: 
long lanh, sương chói, lòng vui, bụng sữa chan chứa, làm xanh da trời
- GV tổ chức cho HS đọc từ khó.
- HS đọc: Vài em đọc, cả lớp đọc.
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó đọc có trong bài theo câu hỏi gợi ý của GV.
- HS giải nghĩa các từ khó theo câu hỏi gợi ý của GV.
- Luyện đọc câu. 
- HS chú ý theo dõi.
- Chú ý các câu thơ sau: 
+ Những câu này khi đọc cần thể hiện giọng đọc như thế nào?
- HS trả lời.
- GVđọc.
- HS đọc
- Cho HS luyện đọc theo đoạn
- Cho HS đọc theo nhóm từng đoạn.
- Các nhóm nhận xét cách đọc và so sánh.
- Gọi 1- 2 nhóm báo cáo kết quả.
- Đọc mẫu cả bài. Chú ý cách đọc.
- HS theo dõi.
- Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, tràn đầy tình yêu cuộc sống.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ: vút cao, yêu mến, ngọt ngào, cao hoài, cao vợi, long lanh, sương chói, trong veo, cánh, trời xanh, chim ơi chim nói, chuyện chi chuyện chi, chan chứa, cao vút, biến mất, làm xanh da trời.
	b. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
+ Con chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng.
+ Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ nên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
+ Những từ ngữ, hình ảnh: bay vút, vút cao, cao hoài, cao vợi, chim bay, chim sà, lúa tròn bụng sữa, cánh đập trời xanh, chim biến mất rồi, chỉ còn tiếng hót, làm xanh da trời, lòng chim vui nhiều, hót không biết mỏi.
+ Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện?
+ Những câu thơ:
Khúc hát ngọt ngào.
Tiếng hót long lanh,
Như cành xương chói.
Chim ơi, chim nói,
Chuyện chi, chuyện chi?
Tiếng ngọc trong veo,
Chim reo từng chuỗi
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời.
+ Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em cảm nghĩ như thế nào?
+ Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho thấy một cuộc sống yên bình hạnh phúc.
+ Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em thấy một vùng quê trù phú, yên bình.
+ Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em thấy cuộc sống rất tự do, hạnh phúc. Nó làm cho thêm yêu đời, yêu cuộc sống. 
+ Qua bức tranh bằng thơcủa Huy Cận em hình dung được điều gì?
+ Qua bức tranh bằng thơ, em thấy một chú chiền chiện rất đáng yêu, chú bay lượn trên bầu trời hoà bình rất tự do. Dưới tầm cánh chú là cánh đồng phì nhiêu, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.
- GV kết luận và ghi ý chính của bài.
- Vài HS nhắc lại.
	c. Luyện đọc diễn cảm
- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc, sau đó đặt câu hỏi giúp HS tìm giọng đọc của bài.
- Theo dõi các bạn đọc bài, sau đó trả lời câu hỏi của GV.
- GV treo bảng phụ và giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc diễn cảm.
Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào
Cánh đập trời xanh
Cao hoài cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói
Chim ơi chim nói
Chuyện chi, chuyện chi?
Lòng vui bối rối.
Đời lên đến thì
- HS theo dõi hoạt động của GV.
- GV đọc mẫu.
- Theo dõi.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.`
- Cho HS thi đọcthuộc lòng từng đoạn theo cặp.
- 3 - 5 HS thi đọc.
- Thi đọc thuộc lòng cả bài.
- 3 - 5 HS thi đọc.
+ Nhận xét cho điểm HS.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị BS.
Tuần 34	Thứ tư ngày 7 tháng 5 năm 2008
Tập đọc
ăn “mầm đá” 
I- Mục tiêu
- Đọc thành tiếng
+ Đọc đúng các tiếng từ khó như: tương truyền, lối nói, dân lành, món lạ, ninh, đói lả, lấy làm lạ, gió lớn,
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ biểu lộ sự hóm hỉnh, hài hước và tuyệt bí của Trạng Quỳnh.
+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, hóm hỉnh, phân biệt được lời của từng nhân vật trong truyện.
 - Đọc – hiểu ddocj 
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: tương truyền, thời vua Lê- chúa Trịnh, túc trực, dã vị.
	+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Tập truyện Trạng Quỳnh.
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài 
- Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu HS đọc bài Tiếng cười là liều thuốc bổ và sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Giới thiệu bài
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì em thấy trong tranh.
- HS trả lời.
- Giới thiệu bài.
- Lắng nghe.
	3. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
	a. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến dân lành.
+ Đoạn 2: Tiếp đến “đại phong”
+ Đoạn 3: Tiếp đến khó tiêu.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Lần 1: Gọi 4 HS đọc.
- 4 HS đọc, mỗi em một đoạn.
+ Lần 2: Gọi 4 HS đọc.
 - 4 HS đọc, mỗi em một đoạn.
- Gọi HS tìm từ khó hoặc dễ lẫn.
- HS tìm từ khó hoặc dễ lẫn.
- GV viết từ khó lên bảng: 
chỉ là, trọng thưởng, ai nấy, lam khom, dải rút, dễ lây, nọ, rạng rỡ, tàn lụi
- GV tổ chức cho HS đọc từ khó.
- HS đọc: Vài em đọc, cả lớp đọc.
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó đọc có trong bài theo câu hỏi gợi ý của GV.
- HS giải nghĩa các từ khó theo câu hỏi gợi ý của GV.
- Luyện đọc câu. 
- Chúa đã xơi” mầm đá” chưa ạ?
- “Mầm đá”đã chín chưa?
- Mắm “đại phong” là mắm gì mà ngon thế?
- Bẩm là tương ạ!
- HS chú ý theo dõi.
+ Câu này khi đọc cần thể hiện giọng đọc như thế nào?
- HS trả lời.
- GVđọc câu.
- HS đọc
- Cho HS luyện đọc theo đoạn
- Cho HS đọc theo nhóm từng đoạn.
- Các nhóm nhận xét cách đọc và so sánh với nhau.
- Gọi 1- 2 nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
- HS theo dõi.
- Chú ý cách đọc:
+ Toàn bài đọc với giọng vui, đầy hào hứng, bất ngờ. Thay đổi giọng phù hợp với nội dung và nhân vật. Giọng nhà vua dỗ dành, giọng cậu bé: hồn nhiên.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: thông minh, hìa hước, độc đáo, châm biếm, thói xấu, bênh vực dân lành,
	b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi và trảlời câu hỏi
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, thảo luận tiếp nối nhau và trả lời câu hỏi.
+ Trạng Quỳnh là người như thế nào?
+ Là người rất thông minh, ông thường dùng lời nói hài hước, hoặc những cách độc dáo để châm biếm thói xấu của quan lại, vua chúa, bênh vực dân lành.
+ Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì?
+ Chúa Trịnh phàn nàn rằng đã ăn đủ thứ ngon, vật lạ trên đời mà không tháy ngon miệng.
+ Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?
+ Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, nghe tên “mầm đá” thấy lạ nên muốn ăn.
+ Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
+ Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong” rồi bắt chúa phải chờ đến khi bụng đói mềm.
+ Cuối cùng chúa có được ăn “mầm đá” không? Vì sao?
+ Chúa không được ăn món mầm đá vì làm gì có món đó.
+ Chúa được Trạng cho ăn gì?
+ Chúa được Trạng cho ăn cơm với tương.
+ Vì sao chúa ăn tương mà vẫn thấy ngon miệng?
+ Vì lúc đó chúa đã dói lả thì ăn cái gì cũng ngon.
+ Em hãy tìm ý chính của từng đoạn.
+ Đoạn 1: Giới thiệu về Trạng Quỳnh.
+ Đoạn 2: Câu chuyện giữa Trạng với chúa Trịnh.
+ Đoạn 3: Chúa Trịnh đói lả.
+ Đoạn 4: Bài học quý dành cho chúa.
+ Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
+ Câu chuyện ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo vừa biết cách làm cho chúa ngon miệng, vừa khéo khuyên răn, chê bai chúa.
- Đó là ý chính của bài.
- GV ghi lên bảng.
- 2 HS nhắc lại.
- Gọi HS nhắc lại.
- Vài em nhắc lại.
	c. Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc truyện theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, chúa Trịnh, Trạng Quỳnh, yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc hay.
- Theo dõi các bạn đọc bài, sau đó trả lời câu hỏi của GV.
- GV treo bảng phụ và giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm. đoạn cuối của truyện.
- HS theo dõi hoạt động của GV. 
+ GV đọc mẫu.
+ Theo dõi bài đọc mẫu của GV.
+ Gọi 1 HS đọc, theo dõi và sửa lỗi để HS đọc hay hơn.
+ Theo dõi bài đọc của bạn.
+ Yêu cầu 3 HS luyện đọc theo diễn cảm theo vai.
+ 3 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe và sửa lỗi cho nhau.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
- 3 đến 5 nhóm HS thi đọc. HS cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm, bạn đọc hay.
- Tuyên dương HS đọc tốt. 
- GV gọi HS đọc diễn cảm cả bài trước lớp.
- 2 HS đọc.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTapdoc.doc