Giáo án tập đọc lớp 2 - Tuần 10 đến tuần 18

Giáo án tập đọc lớp 2 - Tuần 10 đến tuần 18

SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 -Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

 -Hiểu nội dung : Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 -Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.

 

doc 43 trang Người đăng hang30 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tập đọc lớp 2 - Tuần 10 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Tuần : 10
	Ngày dạy :	Tiết : 1 + 2
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	-Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
	-Hiểu nội dung : Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3.Bài mới :
vHoạt động 1 : Giới thiệu bài :
Tiếp sau các chủ điểm về nhà trường (Em là HS, Bạn bè, Trường học, Thầy cô), từ tuần 10, các em sẽ học các chủ điểm nói về tình cảm gia đình : Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà (các con vật nuôi trong nhà). Bài đọc mở đầu chủ điểm Ông bà có tên gọi Sáng kiến của bé Hà kể về một sáng kiến rất độc đáo của bé Hà để bày tỏ lòng kính yêu ông bà. Các em hãy đọc truyện để xem bé Hà có sáng kiến gì.
v Hoạt động 2 : Luyện đọc :
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu
-Cho HS đọc nối tiếp câu lần 1.
-Rèn đọc các từ khó : sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ, sức khỏe
-Nhận xét
*Chia đoạn :
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
wĐoạn 1 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng
+Bố ơi, / sao không có ngày của ông bà, / bố nhỉ ? // ( giọng thắc mắc ).
+Hai bố con bàn nhau / lấy ngày lập đông hằng năm / làm ngày ông bà, / vì khi trời bắt đầu rét, / mọi người cần lo cho sức khỏe / cho các cụ già . //
 -GV chốt ý đúng.
-GV nhận xét
wĐoạn 2 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi sao dấu chấm , dấu phẩy
-GV nhận xét
wĐoạn 3 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi , nhấn giọng
+ Món quà ông thích nhất hôm nay / là chùm điểm mười của cháu đấy.//
-GV nhận xét
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Chia nhóm 2 HS
-GV nhận xét
v Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Tiết 2
-Dò theo.
-Đọc nối tiếp câu lần 1.
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Đọc nối tiếp câu lần 2.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
-1 HS đọc đoạn 1.
-HS nêu cách đọc.
-Nhận xét. 
-HS đọc đoạn 1.
-Giải nghĩa từ : cây sáng kiến, lập đông.
-1 HS đọc đoạn 2
-1 HS đọc đoạn 2.
-1 HS đọc đoạn 3
-HS nêu cách đọc.
-1 HS đọc đoạn 3.
-Giải nghĩa từ : chúc thọ
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2
-Đọc trong nhóm. 
-1 nhóm đọc.
-1 HS đọc cả bài.
TIẾT 2 :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
MT : Giúp HS nắm nội dung bài.
-Gọi HS đọc đoạn 1.
+ Bé Hà có sáng kiến gì ?
+Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ của ông bà ?
+ Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà ?
+Vì sao ?
-GV :Hiện nay trên thế giới , người ta đã lấy ngày 1-10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi
-Gọi HS đọc đoạn 2.
+Khi ngày lập đông đến gần Hà còn băn khoăn chuyện gì ?
+Thấy bé Hà còn băn khoăn ai đã giúp bé ?
-Gọi HS đọc đoạn 3
+Hà đã tặng cho ông bà món quà gì cho ông bà ?
+Món quà của Hà có được ông bà thích không?
+Nếu em là Hà, em sẽ tặng cho ông bà món quà gì ?
+Muốn làm ông bà vui lòng các em nên làm gì ?
+Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào ?
-GV nhận xét chốt ý ghi bảng nội dung.
*GV : Mọi người trong gia đình phải biết quan tâm chăm sóc lẫn nhau thì gia đình mới vui vẻ, đầm ấm và hạnh phúc.
v Hoạt động 2 : Luyện đọc lại
MT : Giúp HS đọc truyện theo vai.
-Chia lớp làm 2 nhóm. 
-Nhận xét ,tuyên dương
v Hoạt động 3 :
4/ Củng cố - 
-Nhận xét tiết học.
5/ dặn dò :
-Chuẩn bị bài : “Bưu thiếp”.
-1 HS đọc đoạn 1.
+ Bé Hà có sáng kiến là tổ chức ngày lễ cho ông bà.
+Vì Hà có ngày quốc tế thiếu nhi 1-6. Bố là công nhân có ngày 1-5. Mẹ có ngày 8-3, ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.
+Ngày lập đông.
+Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ của các cụ già. 
-Cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+Hà chưa biết chọn quà gì để biếu ông bà 
+Bố giúp bé
-1 HS đọc đoạn 3.
+Hà đã tặng cho ông bà chùm điểm mười. 
+Món quà của Hà được ông bà thích nhất
-HS nêu
+Chăm học, ngoan ngoãn .
+Là một cô bé ngoan nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà .
+Vì Hà rất yêu ông bà / Hà rất quan tâm đến ông bà mới phát hiện ra chỉ người già mới chưa có ngày lễ, phải tổ chức ngày cho ông bà
-1 HS đọc lại nội dung
-Mỗi nhóm 4 HS thi đọc phân vai, nhận xét.
Ngày soạn :	Tuần : 10
	Ngày dạy :	Tiết : 3
BƯU THIẾP
I.MỤC TIÊU :
	-Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	-Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phong bì thư. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Sáng kiến của bé Hà.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
 3.Bài mới :
vHoạt động 1 : Giới thiệu bài :
-Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc hai tấm bưu thiếp. Qua tấm bưu thiếp của một bạn HS viết chúc mừng năm mới ông bà và tấm bưu thiếp của ông bà chúc mừng bạn, các em sẽ hiểu thế nào là một bưu thiếp, người ta viết bưu thiếp để làm gì, cách viết một bưu thiếp như thế nào. Bài học còn dạy các em cách ghi một phong bì thư.
v Hoạt động 2 : Luyện đọc:
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu.
-Cho HS đọc nối tiếp câu lần 1.
-Rèn đọc các từ khó : bưu thiếp, niềm vui , Phan Thiết, Bình Thuận 
-Nhận xét.
-Cho HS đọc nối tiếp câu lần 2.
*Chia đoạn :
-Cho HS đọc nối tiếp câu lần 1.
wĐoạn 1: Phần ngoài bì thư 
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi , nhấn giọng
+Người gửi : // Trần Trung Nghĩa // Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận .//
+Người nhận : // Trần Hoàng Ngân // 18 / đường Võ Thị Sáu // thị xã Vĩnh Long // tỉnh Vĩnh Long .//
-GV chốt ý đúng
-GV nhận xét
wĐoạn 2 : Bưu thiếp 1.
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng.
+ Chúc mừng năm mới//
	Nhân dịp năm mới,/ cháu kính chúc ông bà mạnh khoẻ/ và nhiều niềm vui.//
	 Cháu của ông bà//
 	 Hoàng Ngân
 -GV nhận xét
wĐoạn 3 : Bưu thiếp 2
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng.
-GV nhận xét
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Chia nhóm 2 HS
-GV nhận xét
v Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
MT : Giúp HS nắm nội dung bài.
-Gọi HS đọc Bưu thiếp 1
+ Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai? 
+Gửi để làm gì ?
-Gọi HS đọc Bưu thiếp 2
+Bưu thiếp thứ hai là của ai gửi cho ai ?
-Vậy bưu thiếp dùng để làm gì ?
-Viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông hoặc bà. Nhớ ghi địa chỉ.
-Hướng dẫn HS :
+Cần viết bưu thiếp ngắn gọn. 
+Khi viết phong bì thư, phải ghi rõ địa chỉ người nhận để bưu điện chuyển thư đến tay người nhận. Em cũng cần ghi địa chỉ người gửi để người nhận biết ai gửi thư cho mình và nếâu thư thất lạc, bưu điện trả lại thư. 
-GV chấm bài.
-Nhận xét 
4 : Củng cố – 
-Nhận xét tiết học.
5/dặn dò :
-Chuẩn bị bài 
-2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi
-Dò theo
-Đọc nối tiếp câu lần 1.
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Đọc nối tiếp câu lần 2.
-2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
-1 HS đọc đoạn 1
-HS nêu cách đọc.
-Nhận xét. 
-1 HS đọc đoạn.
-Nhận xét. 
-Giải nghĩa từ : bưu thiếp
-1 HS đọc đoạn 2
-HS nêu cách đọc.
-Nhận xét. 
-1HS đọc đoạn 2.
-Nhận xét. 
-1 HS đọc đoạn 3.
-HS nêu cách đọc.
-Nhận xét. 
-1HS đọc đoạn 3.
-Nhận xét. 
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2
-Đọc trong nhóm 
-2 nhóm đọc.
-1 HS đọc cả bài
-1 HS đọc Bưu thiếp 1
+Bưu thiếp đầu là của Hoàng Ngân gửi cho ông bà
+Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới
-1 HS đọc Bưu thiếp 2
+Của ông bà gửi cho cháu
+Để báo tin cho ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu.
-Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin tức.
-1 HS đọc yêu cầu. 
-1 HS đọc lại.
-HS viết bài vào vở. 
-Đọc bài trước lớp, nhận xét, bổ sung.
Ngày soạn :	Tuần : 11
	Ngày dạy :	Tiết : 1 + 2
BÀ CHÁU
I.MỤC TIÊU :
-Đọc trơn toàn bài, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài. 
	-Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, tình cảm ; đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với nhận vật (cô tiên, hai cháu).
 	-Hiểu nghĩa các từ mới : rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.
 -Hiểu ý nghĩa nộâi dung câu chuyện : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.
	 - Giáo dục HS biết thương yêu, kính trọng ông bà.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Bưu thiếp.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
 3.Bài mới :
vHoạt động 1 : Giới thiệu bài :
v Hoạt động 2 : Luyện đọc:
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu :
-Rèn đọc các từ khó : vất vả, giàu sang, nảy mầm, màu nhiệm
-Nhận xét.
*Chia đoạn :
wĐoạn 1 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng :
+Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả // nhưng cảnh nhà lúc nào cũng 
đầm ấm. //
-GV chốt ý đúng.
-GV nhận xét.
wĐoạn 2 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
+ Hạt đào vừa reo xuống đã nảy mầm,/ ra lá, / đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc./ 
-GV nhận xét.
wĐoạn 3.
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm dấu phẩy. ...  dấu ba chấm.
-Dấu phẩy viết ở giữa câu văn.
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-2 HS khá làm mẫu trước. Ví dụ :
	Tuần : 18
	Ngày dạy :	Tiết : 5
TIẾT 5
I.MỤC TIÊU :
-Mức độ y/c về kĩ năng đọc như tiết 1.
-Tìm được từ chỉ hoạt động theo tranh vẽ và đặt câu với từ đó (BT2).
-Biết nói lời mời, nhờ, đề nghị phù hợp với tình huống cụ thể (BT3).
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Tranh minh họa bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1.Ổn định :
2.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
* Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
-Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
* Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động.
-Treo tranh minh họa và yêu cầu HS gọi tên hoạt động được vẽ trong tranh.
-Yêu cầu HS đặt câu với từ tập thể dục.
-Yêu cầu HS tự đặt câu với các từ khác viết vào Vở bài tập.
-Gọi một số HS đọc bài, nhận xét và cho điểm HS.
*Ôn luyện kĩ năng nói lời mời, lời đề nghị
-Gọi 3 HS đọc 3 tình huống trong bài.
-Yêu cầu HS nói lời của em trong tình huống 1.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và viết lời nói của em trong các tình huống còn lại vào Vở bài tập.
-Gọi một số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và ghi điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : Tiết 6.
-Hát
-7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
-Nêu: 1 – tập thể dục; 2 – vẽ tranh; 3- học bài; 4 – cho gà ăn; 5 – quét nhà.
-Một vài HS đặt câu. Ví dụ :
Chúng em tập thể dục/ Lan và Ngọc tập thể dục/ Buổi sáng, em dậy sớm tập thể dục./
-Làm bài cá nhân.
HS đọc bài, bạn nhận xét.
-3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
-Một vài HS phát biểu. Ví dụ: Chúng em mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của lớp ạ!/ Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam với lớp chúng em ạ!/
-Làm bài cá nhân.
-HS đọc bài, bạn nhận xét.
	Tuần : 18
	Ngày dạy :	Tiết : 6
TIẾT 6
I.MỤC TIÊU :
-Mức độ y/c về kĩ năng đọc như tiết 1.
-Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt được tên cho câu chuyện (BT2) ; viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể (BT3).
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV: Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng trong chương trình học kỳ I. Tranh minh họa bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1.Ổn định :
2.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
* Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
*Kể chuyện theo tranh và đặt tên cho truyện.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS quan sát tranh 1.
-Hỏi : Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại thế nào?
-Ai đang đứng trên lề đường?
-Bà cụ định làm gì ? Bà đã làm được việc bà muốn chưa?
-Yêu cầu kể lại toàn bộ nội dung tranh 1.
-Yêu cầu quan sát tranh 2.
-Hỏi : Lúc đó ai xuất hiện?
-Theo em, cậu bé sẽ làm gì, nói gì với bà cụ. Hãy nói lại lời cậu bé.
-Khi đó bà cụ sẽ nói gì? Hãy nói lại lời bà cụ.
-Yêu cầu quan sát tranh 3 và nêu nội dung tranh.
-Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Yêu cầu HS đặt tên cho truyện.
Hướng dẫn : Đặt tên cần sát với nội dung của truyện hoặc nêu nhân vật có trong truyện
*Viết tin nhắn
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Vì sao em phải viết tin nhắn?
-Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể đi dự Tết Trung Thu?
-Yêu cầu HS làm bài. 2 HS lên bảng viết.
-Nhận xét hai tin nhắn của 2 HS lên bảng. Gọi một số em trình bày tin nhắn, nhận xét và cho điểm.
-Ví du ï: 
3.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét chung về tiết học.
-Chuẩn bị : Tiết 7.
-Hát
-7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
-Trên đường phố người và xe đi lại tấp nập.
-Có 1 cụ bà già đang đứng bên lề đường.
-Bà cụ định sang đường nhưng mãi vẫn chưa sang được.
-Thực hành kể chuyện theo tranh 1.
-Lúc đó một cậu bé xuất hiện.
-Cậu bé hỏi : Bà ơi, cháu có giúp được bà điều gì khÔng?/ Bà ơi, bà muốn sang đường phải khÔng, để cháu giúp bà nhé!/ Bà ơi, bà đứng đây làm gì? . . .
-Bà muốn sang bên kia đường nhưng xe cộ đi lại đông quá, bà không sang được.
-Cậu bé đưa bà cụ qua đường/ Cậu bé dắt tay đưa bà cụ qua đường . . .
-Kể nối tiếp theo nội dung từng tranh. Sau đó 2 HS kể lại nội dung của truyện.
-Nhiều HS phát biểu. VD: Bà cụ và cậu bé/ Cậu bé ngoan/ Qua đường/ Giúp đỡ người già yếu...
-Đọc yêu cầu.
-Vì cả nhà bạn đi vắng.
-Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức.
-Làm bài cá nhân.
Tuần : 18
	Ngày dạy :	Tiết : 7
TIẾT 7
I.MỤC TIÊU :
-Mức độ y/c về kĩ năng đọc như tiết 1.
-Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu (BT2).
-Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo (BT3).
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV : Phiếu ghi tên bài thơ, chỉ định đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1.Ổn định :
2.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
* Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích :
+ Đọc đúng từ đúng tiếng : 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
*Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm của người và vật.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Sự vật được nói đến trong câu càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì?
-Càng về sáng tiết trời ntn?
-Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng?
-Yêu cầu tự làm các câu còn lại và báo cáo kết quả làm bài.
-Theo dõi và chữa bài.
*Ôn luyện về cách viết bưu thiếp.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
-Yêu cầu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số HS đọc bài làm, nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét chung về tiết học.
-Chuẩn bị : Tiết 8
-Hát
-7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-Là tiết trời
-Càng lạnh giá hơn.
-Lạnh giá.
b) vàng tươi, sáng trưng, xanh mát.
c) siêng năng, cần cù.
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-Làm bài cá nhân.
Ngày soạn :	Tuần : 18
	Ngày dạy :	Tiết : 8
TIẾT 8
I.MỤC TIÊU :
-Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 2, HKI (Bộ Giáo dục và Đào tạo – Đề kiểm tra HK cấp Tiểu học, lớp 2, NXB Giáo dục, 2008).
-Ôn luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý.
-Ôn luyện cách viết đoạn văn ngắn (5 câu) theo chủ đề cho trước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV: Phiếu ghi tên, đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc lòng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1.Ổn định :
2.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
* Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
* Ôn luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý.
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu 2 HS làm mẫu tình huống 1.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành theo tình huống, sau đó gọi một số nhóm trình bày.
-Nhận xét và cho điểm từng cặp HS.
*Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em.
-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số em đọc bài làm và chỉnh sửa lỗi cho các em, nếu có.
-Chấm điểm một số bài tốt.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét chung về tiết học.
-Chuẩn bị: Ôn tập.
-Hát.
-7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-Làm mẫu : Ví dụ với tình huống a):
+ HS 1 (vai bà): Hà ơi, xâu giúp bà cái kim!
+ HS 2 (vai cháu): Vâng ạ! Cháu sẽ giúp bà ngay đây ạ!/ Vâng ạ! Bà đưa kim đây cháu xâu cho ạ! . . .
-Tình huống b):
+ HS 1: Ngọc ơi! Em nhặt rau giúp chị với!
+ HS 2: Chị chờ em một lát. Em xong bài tập sẽ giúp chị ngay./ Chị ơi, một tí nữa em giúp chị được khÔng? Em vẫn chưa làm xong bài tập 
-Tình huống c):
+ HS 1: Hà ơi! Bài khó quá, cậu làm giúp tớ với.
+ HS 2: Đây là bài kiểm tra, mình khÔng thể làm giúp bạn được, bạn thÔng cảm.
Tình huống d):
+ HS 1: Ngọc ơi, cho tớ mượn cái gọt bút chì.
+ HS 2: Đây, cậu lấy mà dùng./ Đây nó đây./ Oâi mình để quên nó ở nhà rồi, tiếc quá
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm bài và đọc bài làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tap doc lop 2 tuan 10 18.doc