Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 21

Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 21

Tiết 1

ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

A. TẬP ĐỌC:

 - Luyện đọc đúng :lẩm nhẩm, đốn củi, triều đình, mỉm cười, nhàn rỗi. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .

 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

 + Hiểu nghĩa các từ ngữ :đi sứ, lọng, bức trướng, nhập tâm, bình an vô sự.

 + Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.

 - Học sinh có ý thức ham học hỏi để mau tiến bộ và nâng cao hiểu biết.

B. KỂ CHUYỆN:

 -Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

 -Rèn kĩ năng nghe: nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 - Học sinh biết được nguồn gốc nghề thêu của nước ta và khâm phục sự ham học, trí thông minh của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 	 Tiết 1 
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
A. TẬP ĐỌC:
 - Luyện đọc đúng :lẩm nhẩm, đốn củi, triều đình, mỉm cười, nhàn rỗi. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
 + Hiểu nghĩa các từ ngữ :đi sứ, lọng, bức trướng, nhập tâm, bình an vô sự.
 + Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.
 - Học sinh có ý thức ham học hỏi để mau tiến bộ và nâng cao hiểu biết.
B. KỂ CHUYỆN:
 -Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. 
 -Rèn kĩ năng nghe: nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 - Học sinh biết được nguồn gốc nghề thêu của nước ta và khâm phục sự ham học, trí thông minh của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.Bảng phụ viết nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
+HS: Sách giáo khoa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: 
H. Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc? 
H. Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ. 
H. Nêu nội dung chính của bài. 
*Bài mới: 	- Giới thiệu chủ điểm Sáng tạo.
- Giới thiệu bài– ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần1
- Cho HS đọc tiếp nối từng câu.
- GV theo dõi, sửa sai - Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc theo đoạn - GV theo dõi, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi. 
- Gọi HS đọc mẫu các câu cần luyện ngắt giọng.
Ví dụ : 
 Lầu chỉ có hai pho tượng Phật,/ hai cái lọng,/ một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng”/ và một vò nước.//
- Yêu cầu đọc trong nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu.
- GV nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? 
H. Kết quả học tập của Trần Quốc Khái như thế nào?
H.Ý đoạn 1 nói gì? 
Ý1: Trần Quốc Khái là người ham học hỏi.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 và 4 .
H. Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
*Giải từ : đi sứ: đi giao thiệp với nước ngoài theo lệnh vua.
H. Trên lầu, để thử tài sứ thần, vua Trung Quốc đã để những thứ gì? 
* Giải từ : lọng: vật làm bằng vải hoặc căng trên khung tre, gỗ hay kim loại, thường dùng để che tượng thần, tượng Phật hay vua, quan trong nghi lễ long trọng.
bức trướng : bức lụa, vải, trên có thêu chữ hoặc hình, dùng làm lễ vật hoặc tặng phẩm.
H. Ở trên lầu cao, Trần Quốc khái đã làm gì để sống?
*Giảng: “Phật trong lòng”: tư tưởng của Phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái: có thể ăn bức tượng. 
H. Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian? 
*Giải từ : nhập tâm: nhớ kĩ như thuộc lòng.
H. Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
*Giải từ: bình an vô sự : bình yên, không có chuyện gì xấu xảy ra.
H. Nêu ý 2 ?
- GV chốt ý.	
Ý2: Nhờ thông minh, Trần Quốc Khái đã vượt qua thử thách của vua Trung Quốc.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 5.
H. Vì sao Trần Quốc khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
- Yêu cầu HS nêu ý 3 – GV chốt.
Ý 3: Trần Quốc Khái là ông tổ nghề thêu của nước ta.
H. Nội dung câu chuyện nói lên điều gì? 
- GV chốt nội dung chính – Ghi bảng.
Nội dung chính: Ca ngợi lòng ham học, trí thông minh, sáng tạo của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái. 
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV hướng dẫn cách đọc bài.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 6. 
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- Yêu cầu HS cử ban giám khảo chấm điểm cho cá nhân, nhóm.
- Gọi HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay.
Hoạt động 4: Kể chuyện.
- GV nêu nhiệm vụ: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó, tập kể một đoạn của câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS kể chuyện :
a) Đặt tên cho từng đoạn truyện .
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu (Đoạn 1 : Cậu bé ham học)
- GV nhắc HS đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung.
- Yêu cầu HS đọc thầm, suy nghĩ, trao đổi theo nhóm đôi.
- Gọi một số HS nối tiếp nhau đặt tên cho đoạn 1, sau đó là các đoạn còn lại.
- GV viết lại thật nhanh 1; 2 tên đúng và hay.
+ Đoạn 1 : Cậu bé ham học. / Cậu bé chăm học./ 
+ Đoạn 2 : Thử tài./ Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam. /
+ Đoạn 3 : Tài trí của Trần Quốc Khái. / học được nghề mới./
+ Đoạn 4 : Xuống đất an toàn./ vượt qua thử thách./
+ Đoạn 5 : Truyền nghề cho dân. / Dạy nghề thêu cho dân./
b) Kể lại một đọan của câu chuyện.
-Yêu cầu mỗi HS chọn một đoạn để kể lại.
- Mời HS nối tiếp thi kể 5 đoạn.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn người kể hay.
- Cho HS thi kể cả câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS theo dõi..
- HS đọc nối tiếp theo dãy bàn.
- HS phát âm từ khó.
- 5 HS nối tiếp đọc mỗi em một đoạn.
- 3 HS đọc.
- HS đọc theo nhóm 2.
- Đại diện các nhóm đọc. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
-Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách
-Ông đỗ tiến sĩ rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê
- 3 HS nhắc ý 1.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
-Vua cho dựng một cái lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào
-Lầu có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong tâm” và một vò nước
-Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “ Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông ung dung bẻ dần tượng mà ăn
-Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng
-Ông nhìn những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự
- HS nêu.
- 3 HS nhắc.
-1 HS đọc – Lớp đọc thầm theo.
-Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng
- 3 HS nhắc ý 3.
- HS trả lời.
-3 HS nhắc nội dung chính.
- Cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
-Một số HS luyện đọc theo đoạn.
- HS theo dõi, nhận xét.
- HS chơi.
- HS luyện đọc trong nhóm. 
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Cử ban giám khảo chấm điểm (mỗi tổ 1 em).
- HS nhận xét bình chọn bạn và nhóm đọc hay.
- Cả lớp theo dõi.
- 2 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Cả lớp theo dõi.
- Thực hiện theo nhóm cặp đôi
- Từng cặp HS thực hiện trước lớp.
- HS tự chọn, suy nghĩ, chuẩn bị lời kể.
- 5 HS xung phong kể – Lớp theo dõi.
- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 2 HS thi kể trước lớp.
- Theo dõi, nhận xét.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
H. Câu chuyện cho ta biết điều gì về Trần Quốc Khái?
- GV kết hợp giáo dục HS : Chịu khó học hỏi, ta sẽ học được nhiều điều hay
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
*Bổ sung: 
TIẾT 3
TẬP ĐỌC 
BÀN TAY CÔ GIÁO
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Luyện đọc đúng cong cong ,thoắt cái ,toả , dập dềnh , rì rào,Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Đọc trôi chảy được toàn bài bước đầu biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục. Học thuộc lòng bài thơ.
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
 + Hiểu các từ ngữ: phô.
 + Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo.
- Học sinh yêu đôi bàn tay khéo léo của cô giáo .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh minh hoạ. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS: Sách giáo khoa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 3 HS đọc bài “Ông tổ nghề thêu”. 
H. Hồi nhỏ ,Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? 
H.Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ? 
 H. Nêu nội dung chính ? 
*Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 1 
- Yêu cầu HS đọc theo từng câu. 
- GV theo dõi – Hướng dẫn phát âm từ khó. 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo từng khổ thơ. HD học sinh đọc ngắt giọng giữa các câu thơ.
- Hướng dẫn HS đọc trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc 4 khổ thơ đầu 
H. Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm ba. Tìm hiểu câu hỏi 2. 
H. Hãy tả bức tranh cắt, dán giấy của cô giáo? 
-GV chốt 
*Cách 1: (Tả theo sự xuất hiện của các hình ảnh thơ).
*Cách 2: (Tả khái quát bức tranh rồi đi vào từng chi tiết)
+Giải từ : phô: bày ra, để lộ ra 
 -Ý1: Bức tranh của cô giáo đã tạo nên một cảnh biển tuyệt đẹp .
-Yêu cầu HS đọc 2 dòng thơ cuối .
H.Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? 
 Ý2: Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ 
H.Em có cảm nghĩ gì qua bài thơ này ? 
-GV nhận xét –rút nội dung chính ghi bảng. Nội dung chính: Bàn tay cô giáo đã mang lại niềm vui và bao điều kì lạ cho các em học sinh . 
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
-GV hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ: Giọng ngạc nhiên, khâm phục. Nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn , khéo léo mầu nhiệm của bàn tay cô giáo. 
-GV đọc diễn cảm bài thơ. 
-Yêu cầu HS đọc bài.
-Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ.
-Yêu cầu HS đọc thuộc bài.
-Yêu cầu HS thi đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ.
-GV nhận xét –tuyên dương .
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy, bàn
- HS phát âm từ khó.
- HS luyện đọc nối tiếp theo từng khổ thơ.
- HS đọc theo nhóm 2.
- Đại diện các nhóm đọc – nhận xét.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
(Từ mỗi tờ giấy trắng, thoắt một cái cô đã gấp xong một chiếc thuyền cong cong rất xinh. Với một tờ giấy đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã làm ra một mặt trời với nhiều tia nắng toả. Thêm một tờ giấy xanh, cô cắt rất nhanh, tạo ra một mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền)
-HS thảo luận nhóm 2. Đại diện các nhóm trả lời
-HS trả lời theo ý hiểu của mình mà vẫn gắn với các hình ảnh trong bài thơ.
Một chiếc thuyền trắng rất xinh dập dềnh trên mặt biển xanh. Mặt trời đỏ ối phô những tia nắng hồng. Đó là cảnh biển lúc bình minh. 
Đó là bức tranh miêu tả cảnh đẹp của biển trong buổi sáng bình minh. Mặt biển dập dềnh, một chiếc thuyền trắng đậu trên mặt biển ,những làn sóng vỗ nhẹ quanh mạn thuyền .Phía trên , một vầng mặt trời đỏ ối đang toả ngàn tia nắng vàng rực rỡ .
- 2HS nhắc lại .
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm theo.
-HS phát biểu tự do: Cô giáo rất khéo tay. Bàn tay cô giáo như có phép màu. Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ.
- 2HS nhắc lại .
-3 HS nhắc lại .
-HS theo dõi.
-HS lắng nghe .
-1 HS đọc – lớp gấp sách đọc thầm theo. 
-HS đọc từng khổ thơ, cả bài thơ. Lớp nhẩm theo.
-HS xung phong đọc thuộc từng khổ thơ.
-HS thi đọc thuộc.
-Lớp nhận xét.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV nhận xét – tuyên dương – cho điểm HS.
- 1 HS nêu nội dung chính – GV kết hợp giáo dục HS.
- Nhận xét tiết học : Về nhà học thuộc bài thơ.
*Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc