Giáo án Tập làm văn 5 - Tiết 5, 6: Luyện tập tả cảnh

Giáo án Tập làm văn 5 - Tiết 5, 6: Luyện tập tả cảnh

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I.MỤC TIÊU

 -Qua phân tích bài văn Mưa rào hiểu thêm về cách quan sát, chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.

 -Biết chuyển những điều đã quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý với các ý thể hiện sự quan sát của riêng mình; biết trình bày dàn ý trước các bạn rõ ràng, tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

 -HS chuẩn bị những ghi chép khi quan sát một cơn mưa.

 -Giấy khổ to, bút dạ.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 5 - Tiết 5, 6: Luyện tập tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 : 	Tập làm văn.
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU
 -Qua phân tích bài văn Mưa rào hiểu thêm về cách quan sát, chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.
 -Biết chuyển những điều đã quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý với các ý thể hiện sự quan sát của riêng mình; biết trình bày dàn ý trước các bạn rõ ràng, tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 -HS chuẩn bị những ghi chép khi quan sát một cơn mưa.
 -Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
Gọi 5 HS mang bài để GV kiểm tra việc lậo báo cáo thống kê về số người ở khu em ở.
Nhận xét về việc làm bài ở nhà của HS.
B/ Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
Hỏi: Chúng ta đang học kiểu bài văn nào? 
Giới thiệu: Trong giờ tập làm văn hôm nay chúng ta cùng phân tích bài văn tả cơn Mưa rào của nhà văn Tô Hoài để học tập cách quan sát, miêu tả của nhà văn, từ đó lập dàn ý cho bài văn tả cơn mưa của mình.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
HĐ 1: BT 1
Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn sau:
	+ Đọc kĩ bài văn Mưa rào trong nhóm.
	+ Trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
	+ Viết câu trả lời vào giấy nháp.
Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, GV rút ra kết luận.
Các câu hỏi: 
(a) Những dấu hiện nào báo cơn mưa sắp tới?
Tìm những từ ngữ tả tiếng mua và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.
Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời, trong và sau trận mưa.
Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
5 HS mang vở lên cho GV kiểm tra.
Trả lời: Kiểu bài văn tả cảnh.
Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng ( 1 HS đọc bài văn Mưa rào, 1 HS đọc các câu hỏi).
 HS cùng trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn của GV.
1 HS khá điều khiển nêu câu hỏi, sau đó mời các nhóm trả lời, bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Các câu trả lời:
Mây: nặng, đặc xịt, lổm ngỗm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
Gió: thổi giật, bỗng đỗi mát lạnh, nhuốm hơi nướ, khi mưa xuống, gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
(b) Tiếng mưa lúc đầu lẹt đẹt lẹt đẹt, lách tách; về sau mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối, giọt tranh đổ ồ ồ.
Hạt mưa : những giọt nước lăn xuống, tuôn rào rào, xiêng xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây, giọt ngà, giọt bay, bụi nước toả trắng xoá.
(c) : Trong mưa:
	+ Lá đào, là na, lá sói vẫy tai run rẩy.
	+ Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
	+ Vòm trời tối thẳm vang lên một hồi ục ục ì ầm – những tiếng sấm.
Sau trận mưa:
	+ Trời rạng dần.
	+Chim chào mào hót râm ran.
	+ Phía đông một mãn trời trong vắt.
	+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
(d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng mắt, tai, cảm giác của làn da, mũi.
GV giảng: Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng tất cả các giác quan. Bằng thị giác (mắt nhìn) nên thấy những đám mây biến đổi trước những cơn mưa; thấy mưa rơi; những đổi thay của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh vật xunh quanh khi mưa tuôn, lúc mưa ngớt. Bằng thính giác (tai nghe) nên nghe thấy tiếng gió thổi, sự biến đổi của tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng hót của chào mào. Bằng xúc giác (mũi ngửi) nên biết được mùi ngai ngái, xa lạ man mát của những trận mưa mới đầu mùa.
GV hỏi thêm: 
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả?
+ Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay?	
HS: tiếp nối nhau trả lời.
	+ Tác giả quan sát cơn mưa theo trình tự thời gian: lúc trời sắp mưa mưa 	tạnh hẳn. Tác giả quan sát mọi cảnh vật rất chi tiết và tinh tế.
	+ Tác giả dùng nhiều từ láy, nhiều từ gợi tả khiến tài khoản hình dung được cơn mưa ở vùng nông thôn rất chân thực.
GV giảng: Tác giả tả cơn mưa theo trình tự thời gian: từ lúc có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa tạnh, Tác giả đã thả hồn mình theo cơn mưa để nghe thấy, ngửi thấy, nhìn thấy, cảm giác thấy sự biến đổi của cảnh vật, âm thanh, không khí, tiếng mưa. Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa sinh động, thú vị đến như vậy.
Để chuẩn bị cho bài văn tả cảnh, chúng tài khoản cùng lập dàn ý cho bài văn tả cảnh cơn mưa dựa trên các kết quả em đã quan sát được.
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài đọc.
Gọi HS đọc bản ghi chép về một cơn mưa mà em đã quan sát.
GV nêu: từ những kết quả quan sát đó, em hãy lập thành dàn ý tả cảnh cơn mưa; chú ý cách dùng từ, quan sát, chỉ ghi lại những cảnh vật, con vật tiêu biểu, ấn tượng.
Gv hướng dẫn: 
+ Phần mở bài cần nêu những gì? 
+ Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
GV giảng: Nếu quan sát cơn mưa rào các em nên miêu tả theo trình tự thời gian, nếu là cơn mưa phùn, mưa mùa đông thì nên miêu tả từng bộ phận của cảnh vật trong cơn mưa.
GV hỏi: 
+ Những cảnh vật nào chúng tài khoản thường gặp trong cơn mưa?
+ Phần kết bài em nêu những gì?
Yêu cầu HS tự lập dàn ý.
1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe.
3 HS đọc thành tiếng bài của mình trước lớp.
Lắng nghe.
HS tiếp nối nhau trả lời.
+ Phần mở bài giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hay những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến.
+ Em miêu tả cơn mưa theo thời gian: miêu tả từng cảnh vật trong cơn mưa.
Lắng nghe.
+ Cảnh vật thường có trong mưa: mây, gió, bầu trời, mưa, con vật, cây cối, con người, chim muông 
+ Phần kết bài có thể nêu cảm xác của mình hoặc cảnh vật tươi sáng sau cơn mưa.
2 HS lập dàn ý vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
Giảng: Các em hảy sử dụng những từ láy, từ giợi tả để miêu tả cơn mưa, sử dung nhiều giác quan để quan sát cảnh vật. Đây cũng có thể cơn mưa em quan sát từ lúc trời có dấu hiệu sắp mưa hoặc là cơn mưa do bất ngờ em bắt gặp.
Sau khi HS lập song dàn ý. GV gọi HS dán phiếu lên bảng. GV cùng HS dưới lớp nhận xét, bổ sung vế cách dùng từ, quan sát, miêu tả. GV ghi nhanh lên bảng để có một dàn ý chi tiết.
Nhận xét, khen ngợi những HS quan sát tinh tế, sử dụng từ ngữ hay, độc đáo khi miêu tả.
Ví dụ bề dàn ý bài văn tả cơn mưa:
Mở bài: Trời nổi cơn dông. Mây đen ở đâu ùn ùn kéo về. Lá rụng lả tả trên mặt đường. Bụi bay mù mịt, báo hiệu trời sắp mưa rất to.
Thân bài: + Mây đen bao phủ khắp bầu trời.
	+ Gió mang hơi nước mát lạnh.
	+ Mưa bắt đầu rơi ào ào
	+ Hạt to và nặng
 +Màn nước phủ dày không thấy rõ vật
 +Ánh chớp loằng ngoằng
 +Sấm rền như súng.
 +Đường phố vắng vẻ
	+ Nước chảy lênh láng.
	+ Cây cối dưới mưa.
	+ Người chạy mưa- Trú mưa
	+ Lũ chim ướt lướt thướt.
Kết bài: Mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Mặt trời chiều toả những tia nắng vàng nhè nhẹ.
	+ Lũ chim lại nô đùa, bay ra bay vào.
	+ Cây lá sạch bóng, xanh mát 
	+ Đường phố lại bắt đầu huyên náo. Tiếng xe chạy ầm ầm.
	+ Mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Cửa hàng, cửa hiệu mở cửa, bày hàng.
3. Củng cố – dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý bài văn tả cơn mưa, mượn dàn ý của những bạn khá để tham khảo và chuẩn bị bài sau.
Tiết 6: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU:
Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội chính của mỗi đoạn.
Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cảnh cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh, viết vào 4 tờ giấy khổ to (có để chỗ trống), bút dạ.
Giấy khổ to, bút dạ.
HS chuẩn bị kỹ dàn ý bài văn tả cảnh cơn mưa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/Kiểm tra bài cũ
-Yêu cầu 5 HS mang vở lên để GV chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
-Nhận xét việc học bài ở nhà của HS. Khen ngợi những HS lập dàn ý tốt.
B/ Dạy – học bài mới.
1 Giới thiệu bài
2 Hướng dẫn làm bài tập.
HĐ 1: Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
+ Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?
-Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn.
-Gọi HS phát biểu ý kiến.
-Nhận xét và kết luận.
+ Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?
-Yêu cầu tự HS làm bài.
-Nhắc HS: không nên viết quá dài, thêm nhiều chi tiết, cảnh vật.
-GV yêu cầu 4 HS làm trên phiếu dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS nhận xét, sữa chửa để rút kinh nghiệm.
-Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
HĐ 2: Bài 2 :
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
+Em chọn đoạn văn nào để viết?
-Yêu cầu HS tự làm bài. 
-Gợi ý HS đọc lại bài văn tả cảnh cơn mưa mình đã lập để viết.
-Yêu cầu HS trình bày
-GV cùng HS nhận xét, sữa chữa bài. 
Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố- dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn trong bài văn tả cảnh cơn mưa (nếu chưa đạt), quan sát trường học và ghi lại những đều quan sát được.
- 5 HS mang bài lên chấm điểm.
-1 HS đọc yêu cầu, 5 HS tiếp nối nhau từng đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
-HS nêu: Tả quang cảnh sau cơn mưa.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
-Tiếp nối nhau phát biểu:
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt tới tạnh ngay.
+ Đoạn 2: Aùnh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
Trả lời:
+ Đoạn 1: Viết thêm câu tả cơn mưa.
+ Đoạn 2 : Viết thêm các chi tiết, hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ, đàn gà con, chú mèo khoan sau cơn mưa.
+ Đoạn 4 : Viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố.
-4 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở.
-4 HS đọc bài, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng đoạn.
-8 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài văn.
-1 HS đọc thành tiếng.
-3 đến 5 HS tiếp nối nhau đọc.
-1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe.
-HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.
-2 HS viết đoạn văn vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở.
-2 HS lần lượt đọc bài. HS cả lớp phát biểu ý kiến để sửa chữa cho từng đoạn.
-5 đến 7 HS đọc đoạn văn mình viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tap ta canh.doc