Giáo án Tập làm văn lớp 5

Giáo án Tập làm văn lớp 5

I. Mục tiêu :

- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối( BT1).

- Dựa vàodàn bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí ( BT2).

II. đồ dùng dạy học :

- Giấy khổ to, bút dạ

- HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày

III.Phương pháp :

 Giảng giải, trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận

 

doc 102 trang Người đăng huong21 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn : 9 /9/2012 Ngày giảng :T 4 /12/9/2012
 Bài 3 : Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu :
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối( BT1).
- Dựa vàodàn bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí ( BT2).
II. đồ dùng dạy học :
- Giấy khổ to, bút dạ
- HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày
III.Phương pháp :
 Giảng giải, trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Kiểm tra bài cũ :
- 2 HS đọc dàn ý bài văn tả một buổi chiều trong ngày
- GV nhận xét cho điểm
 B. Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. chúng ta cùng đọc 2 bài văn Rừng trưa và Chiều tối để thấy được nghệ thuật quan sát cách dùng từ để miêu tả cảnh vật của nhà văn, từ đó học tập để viết được một đoạn văn tả cảnh của mình
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và ND của bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp
 + Đọc kĩ bài văn
 + Gạch chân dưới những hình ảnh em thích.
 - Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, chốt lại.
- 2 HS đứng tại chỗ đọc
- HS lắng nghe
- HS đọc
- 2 HS trao đổi, thảo luận làm bài theo hướng dẫn
- HS trình bày
- HS nhận xét bài của bạn
 - Hình ảnh: Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ . Tác giả quan sát rất kĩ để so sánh cây tràm thân trắng như cây nến
 - Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy 1 mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời. Tác giả quan sát tinh tế để thấy lá tràm đang bắt đầu ngả sang màu vàng úa giữa đám lá xanh rờn, dưới ánh nắng mặt trời , lá tràm thơm ngát.
 Bài 2
- HS đọc yêu cầu
- HS giới thiệu cảnh mình định tả
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét , cho điểm
 C. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, quan sát một cơn mưa và ghi lại
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS giới thiệu 
+ Em tả cảnh buổi sáng ở bản em
+ Em tả cảnh buổi chiều ở quê em
+ Em tả cảnh buổi trưa ..
- 3 HS làm vào giấy khổ to các em khác làm vào vở
- 3 HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe
 ____________________________________
Ngày soạn : 11 /9/2012 Ngày giảng : T6 /14 /9/2012
Bài 4 : Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục tiêu :
 -Nhận biết được bảng số liệu thống kờ ,hiểu cỏch trỡnh bày số liệu thốg kờ dưới hai hỡnh thức : nờu số liệu và trỡnh bày bảng ( BT1).
 - Thống kờ được số HS trong lớp theo mẫu( BT2).
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng số liệu thống kê bài Nghìn năm văn hiến viết sẵn trên bảng lớp
 - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2
III. Phương pháp :
 Giảng giải, trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạy động của trò
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày
- Nhận xét cho điểm
 B. Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài
H: Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến cho ta biết điều gì?
H: Dựa vào đâu em biết điều đó?
GV: Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến đã giúp các em biết đọc bảng thống kê số liệu. Bảng thống kê số liệu có tác dụng gì, cách lập bảng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó ( ghi bảng)
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Đọc lại bảng thống kê
+ Trả lời từng câu hỏi
- GV cho lớp trưởng điều khiển
H: Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075- 1919?
H: Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại?
- 3 HS đọc đoạn văncủa mình
- Cho ta biết VN có truyền thống khoa cử lâu đời
- Dựa vào bảng thống kê số liệu các khoa thi cử của từng triều đại
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 4 ghi câu trả lời ra giấy nháp
- 1 HS hỏi HS nhóm khác trả lời, nhóm khác bổ xung
- Từ năm 1075 đến 1919 số khoa thi: 185 số tiến sĩ: 2896
- 6 HS nối tiếp đọc lại bảng thống kê
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lí
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
H: Số bia và số tiến sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay?
H: Các số liệu khắc trên được trình bày dưới những hính thức nào?
H: Các số liệu thống kê trên có tác dụng gì?
KL: Các số liệu được trình bày dưới 2 hình thức đó là nêu số liệu và trình bày bảng số liệu
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài tập
- Gọi HS trình bày bài trên bảng
- Nhận xét bài 
- Số bia: 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia: 1006
- Được trình bày trên bảng số liệu
- Giúp người đọc tìm thông tin dễ dàng, dễ so sánh số liệu giữa các triều đại.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm dưới lớp làm vào vở
- HS nhận xét bài trên bảng
 VD: Bảng thống kê số liệu của từng tổ lớp 5A
Tổ
Số HS
Nữ
Nam
Khá, giỏi
Tổ 1
9
4
5
8
Tổ 2
9
4
5
9
Tổ 3
8
4
4
8
Tổ 4
9
5
4
8
Tổng số HS trong lớp
35
17
18
33
H: Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì?
H: Tổ nào có nhiều HS khá giỏi nhất?
H: Tổ nào có nhiều HS nữ nhất?
H: Bảng thống kê có tác dụng gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS
 C. Củng cố- dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dặn hS về nhà lập bảng thống kê 5 gia đình ở gần nơi em ở về; số người, số con là nam, số con là nữ.
- Số tổ trong lớp, số HS trong từng tổ, số HS nam, nữ, số HS khá giỏi trong từng tổ
- Tổ 2
- Tổ 4
- Bảng thống kê giúp ta biết được những số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh chóng dễ dàng so sánh các số liệu
-Lắng nghe
 ______________________________________
 Tuần 3
Ngày soạn : 16/92012 Ngày giảng : T4/ 19/9/2012
Bài 5 : Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu :
 - Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
 - Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa
II. Đồ dùng dạy- học :
 - HS chuẩn bị những ghi chép khi quan sát một cơn mưa.
 - Giấy khổ to, bút dạ
III. Phương pháp :
 Giảng giải, trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
IV. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 5 HS mang bài để GV kiểm tra việc lập báo cáo thống kê về số người ở khu em ở.
- Nhận xét việc làm bài của HS 
 B. Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài
- Trong giờ tập làm văn hôm nay chúng ta cùng phân tích bài văn tả cơn mưa rào của nhà văn Tô Hoài để học tập cách quan sát miêu tả của nhà văn, từ đó lập dàn ý cho bài văn miêu tả cơn mưa của mình.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc ND và yêu cầu của BT.
- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn 
 H: Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp đến?
H: Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?
H: Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau cơn mưa?
H: Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
H: Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả?
 H: Cách dùng từ trong khi miêu tả có gì hay?
- 5 HS mang vở để GV kiểm tra
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu và nội dung 
- HS thảo luận nhóm
-Mây: nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt
 Gió: thổi giật, bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, khi mưa xuống gió càng thêm mạnh, mặc sức điên dảo trên cành cây.
- Tiếng mưa lúc đầu lẹt đẹt....lẹt đẹt, lách tách; về sau mưa ù xuống, rào rào sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào tàu lá chuối, giọt tranh đổ ồ ồ
- Hạt mưa: những giọt nước lăn xuống tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây, giọt ngã, giọt bay , bụi nước toả trắng xoá
- Trong mưa: 
+ Lá đoà, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy
+ Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm
- Sau trận mưa: 
+ Trời rạng dần
+ Chim chào mào hót râm ran
+ Phía đông một mảng trời trong vắt
+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh
- Tác giả quan sát bằng mắt, tai, làn da, mũi
- Quan sát theo trình tự thời gian: lúc trời sắp mưa-> mưa-> tạnh hẳn. Tác giả quan sát một cách rất chi tiết và tinh tế
- Tác giả dùng nhiều từ láy, nhiều từ gợi tả khiến ta hình dung được cơn mưa ở vùng nông thôn rất chân thực
 GV: Tác giả tả cơn mưa theo trình tự thời gian: từ lúc có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa tạnh, tác giả thả hồn mình theo cơn mưa để nghe thấy, ngửi thấy , nhìn thấy, cảm giác thấy sự biến đổi của cảnh vật, âm thanh, không khí, tiếng mưa. Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa sinh động, thú vị đến như vậy
- Để chuẩn bị cho bài văn tả cảnh, chúng ta cùng lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh cơn mưa dựa trên các kết quả em đã quan sát được
 Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- Gọi HS đọc bản ghi chép về một cơn mưa mà em đã quan sát
- Cho hS lập dàn ý bài văn tả cơn mưa
+ Phần mở bài cần nêu những gì?
+ Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
H: Những cảnh vật nào chúng ta thường gặp trong cơn mưa?
H: Phần kết em nêu những gì?
- Yêu cầu HS lập dàn ý
- GV nhận xét 
 C. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Về hoàn thành nốt bài 
- HS đọc
- 3 HS đọc bài của mình
- Giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hay những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến
- Theo trình tự thời gian: miêu tả từng cảnh vật trong cơn mưa
- Mây, gió, bầu trời, con vật, cây cối, con người, chim muông..
- Nêu cảm xúc của mình hoặc cảnh vật tươi sáng sau cơn mưa
- 2 HS lập dàn ý vào giấy khổ to , cả lớp làm vào vở
- Sau đó dán bài lên bảng
- Lớp nhận xét
-Lắng nghe
 Ngày soạn : 18/9/2012 Ngày giảng : T6/ 21/9/2012
Bài 6 : Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu :
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
- HS khá giỏi biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
II. Đồ dùng dạy học :
 - 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh, viết vào 4 tờ giấy khổ to.
 - Bút dạ, giấy khổ to
 - HS chuẩn bị kĩ dàn ý tả bài văn tả cơn mưa
III. Phương pháp :
 Giảng giải, trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
IV. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Kiểm tra bài cũ :
-  ... n hình cần chữa chung trước lớp.
Vở bài tập TV5.
C. Các hoạt động dạt-học
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
I. ổn định(1’)
II. Bài cũ(3’)
Kiểm tra 3 HS
- GV nhận xét ,cho điểm
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : GV ghi đầu bài trên bảng.
2 Nhận xét chung bài làm của HS.
- GV ghi đề trên bảng
- Gọi HS đọc lại đề văn
- Nhận xét chung:
* ƯU điểm: Nhìn chung các em dã viết đúng thể loại văn tả con vật.
- Bố cục bài văn tương đối rõ ràng trình tự miêu tả một số em đã hợp lí,
- Cách diễn đạt và trình bày của một số em tương đối đạt yeu cầu.
* Nhược: Một số bài về bố cục, trình tự, cách diễn đạt chưa đạt yêu cầu 
- Trình bày bài của một số em quá bẩn, cẩu thả
3. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
- GV trả bài cho HS
- Cho HS đọc 5 gợi ý trong SGK
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn các lỗi lên
-GV nhận xét và chốt lại kết quảđúng, GV chữa lại bài đúng.
* Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài.
- GV theo dõi, kiểm tra các em làm việc.
* Hướng dẫn HS học những bãi văn hay, những đoạn văn tốt.
- GV đọc những đoạn văn hay,bài văn được điểm cao. GV hỏi hS để tìm ra: cách dùng từ hay, lỗi diễn đạt hay, ý hay.
* HD viết lại một đoạn văn.
- Gợi ý viết lại một đoạn vă khu:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
_ Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- GV nhận xét .
IV. Củng cố dặn dò(3’) 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mượn bài của bạn được diểm cao và viết lại ( nếu dưới điểm 7)
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát
- 3 HS lần lượt đọc dàn ý bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn thành.
- Nghe xác định nhiệm vụ tiết học.
-1 HS đọc 
- Lớp lắng nghe.
- HS nhận bài.
- 1 HS đọc 5 gợi ý a,b c, d, e.
- Một số HS lên chữa lỗi .
- Cả lớp chữa vào giấy nháp.
- Lớp nhận xét bài đã chữa lỗi trên bảng
- HS đọc lời nhậ xétchung cua cô giáo trong bài viết của mình.
- Tự chữa các lỗi.
- Từng cặp HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- HS nghe, trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của bài văn, đoạn văn.
- HS viết lại theo sự hướng dẫn củ GV
- 3-5 HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- Nghe- thực hiện.
 Ngày soạn/// 07	Ngày giảng/// 07
Tả cảnh 
( Kiểm tra viết)
A Mục tiêu: 
HS viết được mộy bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bôa cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
B Đồ dùng dạy-học
Dàn ý cho đề văn của mỗi HS ( đã lập từ tiết trước).
Một số tranh ảnh phục vụ cho đề bài.
Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
C. Các hoạt động dạy – học
I. ổn định (1’)
II. Bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của HS.
III. Bài mới: ( 30’)
1. Giới thiệu: GV ghi đầu bài trên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài(4-5’)
- Cho HS đọc đề bài trên bảng.
-GV lưu ý HS: các em có thể dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh, các em cũng có thể viết bài cho một đề bài khác.
3. Thực hành viết :
- GV theo dõi các em làm bài.
- Thu, chấm một số bài 
- Nêu nhận xét chung.
IV. Củng cố dặn dò (3’) 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về đọc trước bài ôn tập về tả người để chọn đề bài, quan sát trức đối tượng các em sẽ miêu tả.
- Lớp hát
- Tổ trưởng báo cáo.
- Nghe –xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1-2 HS đọc 4 đề bài tren bảng.
- HS xem lại dàn ý.
- HS làm bài vào vở.
- HS nộp bài.
- Nghe, rút kinh nghiệm để viết bài sau.
- Nghe- thực hiện.
Tuần 33
Ngày soạn/// 07	Ngày giảng/// 07
Ôn tập về tả người
A. Mục tiêu: Giúp HS
 Ôn tập kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả người.
Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người: trình bày rõ ràng , rành mạch, tự tin, tự nhiên.
B. Đồ dùng dạy- học
1 tờ phiếu khổ to ghi sẵn 3 đề bài.
Bút dạ+ 3 tờ phiếu khổ to để HS làm bài.
C. Các hoạt động dạy- học
I. ổn định(1’)
II. Bài cũ: (4’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn của bài văn tả con vật đã viét lại.
- Nhận xét ý thức học bài của HS.
III. Dạy – học bài mới(30’)
1. Giới thiệu: GV ghi đầu bài trên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
a. Chọn đề bài:
- GV chép 3 đề bài lên bảng, gạc đưới những từ ngữ cần chú ý.
Câu a: Tả cô giáo ( hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp nhất.
Câu b: Tả một người ở địa phương em sinh sống ( chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng)
Câu c: Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
b. HS lập dàn bài.
? em định tả ai? Hãy giới thiệu cho các bạn biết.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 1
- Yêu càu HS tự lập dàn bài.
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét+ bổ sung những ý các em còn thiếu.
* Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS trình bày dàn bài đã lập.
- GV nhận xét+ khen những HS lập dàn ý đúng, trình bày tự nhiên.
IV. Củng cố dặn dò(3’)
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn những HS viết dàn ý chưa dạt về viết lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả người.
- Lớp hát.
- 3HS đọc đoạn vă đẫ viết lại.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1 HS đọc 3 dề bài trên bảng, lớp theo dõi
- HS nối tiếp nhau nêu đề bài mình chọn.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần gợi ý1.
- 3 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở. 
-3 HS làm bài gíây dán trên bảng
- Lớp nhận xét.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
- 1 HS đọc
- HS lập dàn bài 
- HS lần lượt trình bày , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Nghe- thực hiện.
Ngỳ soạn/// 07	Ngày giảng/// 07
Tả người 
( Kiểm ta viết)
A. Mục tiêu:
HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, có bố cục rỏ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
B. Đồ dùng dạy-học
GV viết sẵn 3 đề bàểttên bảng lớp.
HS Dàn ý cho đề văn đã chuẩn bị trước.
C. Các hoạt động dạy- học
I. ổn định(1’)
II. Bài cũ:(3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị giấy, bút của HS.
III. Bài mới: (30’)
1. Giới thiệu: GV ghi đầu bài trên bảng.
2. Thực hành viết.
a. Hướng dẫn: 
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
* GV lưu ý HS:
- Các em đã viết bài văn ở học kì I, lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người của một trong 3 đề bài trên bảng . Từ các kết quả đó, em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
b. HS làm bài.
- Cho HS làm bài.
- GV thu bài.
IV. Củng cố dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS Về nhà xem lại kiến thức về văn tả người, tả cảnh.
- Lớp hát
- tổ trưởng báo cáo.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1-2 HS đọc- lớp đọc thầm 
- HS kiểm tra lại dàn ý.
- HS làm bài 
- Nộp bài 
- Nghe- thực hiện.
Tuần 34
Ngày sọan/// 07 	Ngày giảng/// 07
Trả bài văn tả cảnh
 A .Mục tiêu: 
HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho (Tuần 32): bố cục, trình bày , miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài văn của mình; biét sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
B. Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ ghi sẵn 1 số lỗi về : chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh 
Phiếu để HS thống kê các lỗi.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định(1’)
II. Bài cũ(4’)
- Chấm điểm dàn ý văn tả người của 3HS.
- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
III. Dạy- học bài mới(33’)
1. Giới thiệu: GV ghi đề bài lên bảng.
2. Nội dung:
a. Nhận xét bài làm của HS
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 4 đề bài của tiết kiểm tra viết.
- Gọi HS đọc lai 4 đề bài trên bảng.
* Nhận xét chung:
* Ưu điểm: Nhìn chung các emđã viết đúng thể loại văn tả cảnh .
+ Bố cục, trình tự miêu tả của một số em đã hợp lí, rõ ràng
+ Cách diễn đạt, cach trình bày của một số em tương đối đạt yêu cầu.
* Nhược: Một số bài về bố cục, trình tự, cách diễn đạt chưa đạt yêu cầu.
+ Trình bày bài của một số em quá bẩn, cẩu thả
b. Hướng dẫn chữa bài:
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn một số lỗi, cách diễn đạt lên bảng.
- GV nhận xét 
* HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- GV đọc những đọn văn hay, bài văn hay.
* HS viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
+ GV Nhận xét + cho điểm những em viết hay.
IV. Củng cố dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn cả lớp về nhà luyện đọc các bài tập đọc, HTL để chuẩn bị ôn tập cuối năm.
- Lớp hát.
- 3 HS mang vở lên chấm .
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1-2 HS đọc .
- HS lắng nghe theo dõi chữa bài.
HS nghe trao đổi thảo luận tìm ra cái hay để học tập.
- HS tự chọn 1 đoạn văn trong bài mình viết chưa đạtđể viết lại.
- HS 2-3 em nối tiếp đọc đoạn văn mình viết, lớp theo dõi bổ sung.
- Nghe – thực hiện.
NGÀY SOẠN/// 07	NGÀY GIẢNG/// 07
Trả bài văn tả người
A. Mục tiêu:
HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài vvvăn tả người theo 3 đề bài đã cho.
Tự đánh giá được những điểm đã đạt được, những hạn chế trong bài viết của mình. 
Biết sửa bài , viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
B. Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết kiểm tra tiết trước.
Vở bài tập .
C. Các họat động dạy – học
I. ổn định(1’)
II. Bài cũ: (3’)
- Chấm diểm đoạn văn trong bài văn tả cảnh HS đã viết lại
- GV nhận xét cho điểm HS viết đạt.
III. Bài mới(30’)
1. Giới thiệu: GV ghi đề bài trên bảng.
2. Nhận xét chung:
- GV treo bảng phụ đã viết 3 đề bài lên bảng.
* Nhận xét ưu điểm chính.
+ Ưu điểm: các em đã hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề bài. Bố cục bài tương đối rõ ràng, diễn đạt câu ý hay, một số em đã biét dùng từ láy , nghệ thuật nhân hóa, so sánhlàm nổi bật lên hình dáng, tính tình của người được tả.Trình bày bài tương đối sạch sẽ
* GV nêu những hS viết bài tốt, có sự liên kết giữa mở bài, thân bài, kết bài.
+ Nhược điểm:
- Một số bài bố cục chưa rõ ràng,chưa có sự liên két giữa các phần.
- Chữ viết sai nhiều lỗi chnhs tả, dùng từ đặt câu chưa chính xác, câu văn chưa đủ CN-VN.
- GV treo bảng phụ ghi các lỗi phổ biến lên bảng .
- Yêu cầu HS phát hiện lỗi tìm cách sửa lỗi.
- Trả bài cho HS.
* HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- GV đọc những bài văn , đoạn văn hay cho HS nghe học tập.
* HS viết lại một đoạn văn cho hay.
- GV nhận xét ,chấm một số đoạn văn hay các em vừa viết.
IV. Củng cố dặn dò: (3’)
- Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về đọc trước các bài ở tiết ôn tập tuần 35.
- Lớp hát
- 3 HS mang vở lên chấm.
- Nghe xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1-2 HS đọc lại 3 đề bài 
- Nghe , để có hướng sửa chữa và phát huy.
- Thảo luận , tìm cách sửa lỗi vào vở.
- Nghe , trao đổi , thảo luận để thấy cái hay của bài để học tập.
- Mỗi HS tự chọn một đoạn trong bài còn nhiều lỗi, viết lại đoạn đó cho hay hơn.
- Một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
- Nghe thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP LAM VAN 5.doc