Giáo án Tập làm văn lớp 5

Giáo án Tập làm văn lớp 5

- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 - Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài ( ND ghi nhớ).

- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa ( mục III).

- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp thiờn nhiờn.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bảng phụ ghi sẵn: Nội dung phần ghi nhớ.

 Cấu tạo của bài Nắng trưa đã được GV phân tích.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 65 trang Người đăng huong21 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 23 tháng 8 năm 2012
Tuần : 1 
Tiết : 1
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài ( ND ghi nhớ).
- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa ( mục III).
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp thiờn nhiờn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Bảng phụ ghi sẵn: Nội dung phần ghi nhớ.
 Cấu tạo của bài Nắng trưa đã được GV phân tích.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TG
 Nội dung
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 5’
A- Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu chương trình học.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- HS đọc mục lục và đọc tên chủ đề.
- Cán bộ tổ kiểm tra, báo cáo.
 30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích - y/c của tiết học.
- HS ghi vở
2. Phần Nhận xét
Bài 1: Đọc và phân đoạn bài văn dưới đây.Xác định nội dung của từng đoạn.
- GV gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài 1.
- GV giải nghĩa từ hoàng hôn và giới thiệu về sông Hương.
- GV chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu HS đọc thầm lại bài văn và xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài Hoàng hôn trên sông Hương
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập1. Cả lớp đọc thầm lại.
-Hs đọc thầm phần giải nghĩa từ: màu ngọc lam, nhạy cảm, ảo giác.
- Lắng nghe
- Hs trao đổi nhóm 4, viết câu trả lời ra giấy.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nờu cảm nhận vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp thiờn nhiờn.
Bài 2:Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì giống và có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em mới học.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Chia lớp thành nhóm 4, đọc và xác định thứ tự miêu tả và so sánh thứ tự miêu tả của 2 bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và Hoàng hôn trên sông Hương.
- Gv nhận xét, chốt kiến thức.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
Bài 3: Từ hai bài trên hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh
* HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
3. Ghi nhớ
- GV yều cầu Hs đọc phần ghi nhớ.
- 3 HS đọc nối tiếp.
4. Luyện tập
Bài tập 1:Phân tích cấu tạo của bài văn Nắng trưa
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng :
+Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.
+Thân bài: Tả cảnh nắng trưa.Phần này bao gồm:
Đoạn 1(Buổi trưa trong nhà -> bốc lên mãi):Cảnh nắng trưa dữ dội .
Đoạn 2 (Tiếng gì xa vắng-> hai mí mắt khép lại): Nắng ttrưa trong tiếng võng và câu hát ru em.
Đoạn 3 (Con gà nào -> bóng duối cũng lặng im):Muôn vật trong nắng.
Đoạn 4(Ấy thế mà ->cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
+ Kết bài(câu cuối) - kết bài mở rộng: lời cảm thán”Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!”
- 1 hs đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- Hs làm việc theo cặp.
- Đại diện trình bày.
C. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong sgk.
- Bài sau : Luyện tập tả cảnh.
- 1HS nêu.
Rút kinh nghiệm:
Ngày 24 tháng 8 năm 2012
Tuần : 1 
Tiết : 2
Luyện tập tả cảnh
I- Mục đích, yêu cầu
- Nêy được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài buổi sớm trên cánh đồng ( BT 1).
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày(BT2).
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp thiờn nhiờn.
II- Đồ dùng dạy- học 
Phiếu nhóm-phóng to-(số lượng theo số nhóm của lớp) để các nhóm làm bài 1.
- Tranh, ảnh quang cảnh của một số vườn cây, cánh đồng, công viên, nương rẫy, đường phố(nếu có).
- Những ghi chép kết quả quan sát 1 cảnh mỗi hs đã chọn.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
 Nội dung
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 5’
A- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Nêu cấu tạo của bài Nắng trưa.
* GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS nêu.
- 1 HS nêu.
 30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích - y/c của tiết học.
- HS ghi vở
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp: thảo luận và ghi lại các ý chính trong câu hỏi:
+ Tác giả tả sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
+ Tác giả quan sát bằng những giác quan nào?
+ Tìm những chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
- Gv nhận xét.
- 1 HS đọc.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- HS lần lượt trả lời.
- Cả lớp theo dõi, bổ sung.
* Bài 2: Lập dàn ý miêu tả một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trong vườn cây 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giới thiệu một vài tranh ảnh minh họa cảnh vườn cây, công viên, đường phố, nương rẫy
- GV yêu cầu HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày 
- GV nhận xét, cho điểm những HS có dàn ý tốt.
- 1 HS đọc.
- HS quan sát.
- 3- 5 HS đọc.
-HS tự lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Một số HS trình bày.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS tự sửa lại dàn ý của mình
 5’
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luyện tập tả cảnh.
Rút kinh nghiệm:
Ngày 30 tháng 8 năm 2012
Tuần : 2 
Tiết : 3
Luyện tập tả cảnh
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Biết phát hiện những cảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối (BT1).
- Dựa vào dàn ý bài tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2).
II- Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh ảnh rừng tràm ( nếu có )
 - Nhừng ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
 Nội dung
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 5’
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS trình bày dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS trình bày.
 30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích - y/c của tiết học.
- HS ghi vở
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài 1:
Tìm những hình ảnh em thích trong mỗi bài văn dưới đây:
Rừng trưa - Chiều tối
- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV giới thiệu tranh, ảnh rừng tràm .
- GV khen ngợi những HS tìm được những hình ảnh đẹp và giải thích lí do vì sao mình thích hình ảnh đó.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1.
- HS quan sát.
- Cả lớp đọc thầm bài văn, tìm những hình ảnh đẹp mà em thích.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
* Bài 2:
Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết một đoạn văn tả cảnh một buổi sáng ( trưa, chiều ) trong vườn cây ( trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy.)
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gv nhắc HS nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- 1 hoặc 2 HS làm mẫu:
đọc dàn ý và chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- 5 - 7 HS đọc đoạn văn đã trình bày hoàn chỉnh.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn người có đoạn văn hay nhất.
 5’
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
Ngày 31 tháng 8 năm 2012
Tuần : 2 
 Tiết : 4
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I- Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết được các bảng báo cáo thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2).
* KNS: 
- Thu thập, xử lí thông tin.
- Hợp tác.
- Thuyết trình kết quả tự tin.
- Xác định giá trị.
II- Đồ dùng dạy- học 
 - Bút dạ, một số tờ phiếu gh mẫu thống kê ở bài tập 2.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
 Nội dung
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 5’
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi một số HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3 HS đọc.
 30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích - y/c của tiết học.
- HS ghi vở
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
* Bài 1:
Đọc lại bài Nghìn năm văn hiến và trả lời các câu hỏi
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài.
+ Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới mấy hình thức ?
+ Các số liệu thống kê trên có tác dụng gì ?
* GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc.
- HS nhìn vào bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến lần lượt trả lời từng câu hỏi.
+ 2 hs trả lời
+ 2 hs trả lời
+ 2 hs trả lời
* Bài 2:
Thống kê số HS trong lớp theo những yêu cầu sau:
Rốn KN thu thập, xử lớ thụng tin, hợp tỏc.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập 2.
- GV phát phiếu cho từng nhóm làm việc.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm bài tốt nhất.
- GV mời 1 HS nói tác dụng của bảng thống kê.
- GV chốt lại câu trả lời đúng: Bảng thống kê giúp ta thấy rõ kết quả , đặc biệt là kết quả có tính so sánh.
- 1 HS đọc.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày.
- 1 HS trả lời.
- Cả lớp viết vào vở bảng thống kê đúng.
 5’
C.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê và tiếp tục bài tập quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
..
Ngày 6 tháng 9 năm 2012
Tuần : 3 
 Tiết : 5
Luyện tập tả cảnh
I- Mục đích, yêu cầu:
- Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
II- Đồ dùng dạy- học 
- Bút dạ, bảng phụ
- Những ghi chép của HS sau khi quan sát một cơn mưa.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
 Nội dung
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 5’
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra vở của HS xem làm lại bài tập 2 của tiết trước
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3 HS mang vở lên kiểm tra.
 30’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích - y/c của tiết học.
- HS ghi vở
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
* Bài 1:
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi
- GV mời 1 HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 1.
- GV nêu câu hỏi:
+ Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
+ Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.
+ Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau cơn mưa.
+ Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
- 1 HS đọc.
Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc SGK và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
* GV chốt: Tác giả đã quan sát cơn mưa rất tinh tế bằng tất cả các giác quan. Quan sát cơn mưa từ lúc có dấu hiệu bao mưa đến khi mưa tạnh, tác giả đã nhìn thấy, nghe thấy, ngửi và cảm thấy sự biến đổi của cảnh vật, âm thanh, không khí, tiếng mưaNhờ khả ... ng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau : Luyện tập tả người ( tả hoạt động )
Rút kinh nghiệm:
...
Thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 2011
Tuần : 15 tiết : 29
Luyện tập tả người (tả hoạt động)
Mục đích, yêu cầu:
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhận vật trong bài văn (BT1).
- Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2).
II Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
 Nội dung
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 5’
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS đọc lại biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc. 
 32’
B- Dạy học - bài mới
1- Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
- GV ghi bảng.
- HS nghe 
- HS ghi vở.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Gv gợi ý HS dùng bút chì đánh dấu các đoạn văn, ghi nội dung chính của từng đoạn, gạch chân những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm.
- GV nêu từng câu hỏi và yêu cầu HS trả lời :
+ Xác định các đoạn của bài văn ?
+ Nêu nội dung chính của từng đoạn.
+ Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn ? 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 HS đọc.
- 2 Hs ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu.
* Bài 2 : Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà mình yêu mến
- GV gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- GV yêu cầu : Hãy giới thiệu về người em định tả.
- Gv yêu cầu HS viết đoạn văn.
- Gv cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu.
- 1 HS viết vào bảng phụ, cả lớp viết vào vở.
- HS trình bày bài làm của mình.
 3’
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và quan sát , ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một em bé đang tuổi tập nói tập đi.
Rút kinh nghiệm:
...
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
Tuần : 15 tiết : 30
 Luyện tập tả người (tả hoạt động)
I- Mục đích, yêu cầu :
- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu :
TG
 Nội dung
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV chấm HS đọc lại biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc. 
 32’
B- Dạy học - bài mới
1- Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
- GV ghi bảng.
- HS nghe 
- HS ghi vở.
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý. GV gợi ý HS :
+ Mở bài : Giới thiệu em bé định tả
+ Thân bài : Tả bao quát về hình dáng của bé :
 - Thân hình bé như thế nào ?
 - Mái tóc
 - Khuôn mặt
 - Tay chân
 Tả hoạt động của bé : Nhận xét chung về bé. Em thích nhất lúc bé làm gì ? Em hãy tả hoạt động của bé : khóc cười, tập đi, tập nói, làm nũng mẹ...
+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ của mình về bé.
- GV yêu cầu HS đọc dàn ý của mình, GV chú ý sửa chữa cho HS.
- Nhận xét, cho điểm HS đạt yêu cầu.
- 2 HS đọc.
- HS dựa vào gợi ý tự lập dàn ý.
- 3 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét.
* Bài 2 : Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viets một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng phụ trình bày bài làm của mình.
- GV gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- 1 HS đọc
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- HS trình bày bài làm của mình.
- 3 - 5 HS đọc đoạn văn.
 3’
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
Rút kinh nghiệm:
...
Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2011
Tuần : 16 tiết : 31
 Tả người (Kiểm tra viết)
I- Mục đích, yêu cầu:
- Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.
II- Đồ dùng dạy- học
 - Bảng lớp viết đề bài, một số tranh ảnh minh họa.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
 Nội dung
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 2’
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 35’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích - y/c của tiết học.
- HS ghi vở
2. Ra đề
- GV viết đề bài lên bảng:
+ Đề 1: Tả một em bé đang tuôit tập nói, tập đi.
+ Đề 2: Tả một người thân.
+ Đề 3: Tả một bạn học của em.
+ Đề 4 : Tả một người lao động đang làm việc.
- GV thu bài.
- HS chọn một trong 4 đề, làm bài vào vở.
 3’
C.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Làm biên bản một vụ việc.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
.......
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
Tuần : 16 tiết : 32
Làm biên bản một vụ việc(bỏ)
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Nhận biết được sự giống nhau, khác nhau giữa biên bản về một vụ việc với biên bản một cuộc họp.
- Biết làm một biên bản về việc cụ ún trốn viện (BT2).
* KNS: 
- Ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- Hợp tỏc làm việc nhúm, hoàn thành biờn bản vụ việc.
II- Đồ dùng dạy- học
 - Bảng phụ
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
 Nội dung
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một em bé.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3 HS đọc
 32’
B- Dạy học - bài mới
1- Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
- GV ghi bảng.
- HS nghe 
- HS ghi vở.
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :
Nội dung và cách trình bày biên bản ở đây có những điểm gì giống và khác với biên bản cuộc họp.
- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.
- Yêu cầu HS phát biểu. GV ghi nhanh ý kiến phát biểu của HS.
- 2 HS đọc.
- HS thảo luận theo nhóm 2.
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
 Sự giống nhau
 Sự khác nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
- Phần mở đầu : Có tên biên bản, có Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Phần chính : Cùng có ghi :
+ Thời gian
+ Địa điểm
+ Thành phần có mặt
+ Nội dung sự việc
- Phần kết : Cùng có ghi :
+ Ghi tên
+ Chữ kí của người có trách nhiệm.
- Biên bản cuộc họp có : Báo cáo, phát biểu.
- Biên bản một cvụ việc có : Lời khai của những người có mặt.
* Bài 2 : Giả sử em là bác sĩ trực phiên cụ Ún trốn viện.
Dựa theo mẫu biên bản ở bài tập 1, em hãy lập biên bản về việc này.
* Rốn KN giải quyết vấn đề.
- GV gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi Hs dưới lớp đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm Hs viết đạt yêu cầu.
- 2 HS đọc.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở. HS trình bày bài làm của mình.
- 3 Hs đọc.
 3’
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
...
Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2011
Tuần : 17 tiết : 33
 Ôn tập về viết đơn
I- Mục đích, yêu cầu:
- Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn .
- Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc Tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
- Ra quyết định, giải quyết vấn đề.
II- Đồ dùng dạy- học
 - Bảng phụ
 - Mẫu đơn xin học.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
 Nội dung
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS đọc lại biên bản về việc cụ Ún trốn viện.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3 HS đọc
 32’
B- Dạy học - bài mới
1- Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
- GV ghi bảng.
- HS nghe 
- HS ghi vở.
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :
Nội dung và cách trình bày biên bản ở đây có những điểm gì giống và khác với biên bản cuộc họp.
- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Phát mẫu đơn sẵn cho từng HS.
- Yêu cầu HS tự làm 
- GV gọi HS đọc lá đơn hoàn thành.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc.
- HS tự làm bài cá nhân
- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu.
* Bài 2 : Em hãy viết đơn gửi Ban giám hiệu xin được
Dự tuyển vào lớp 6 trường PTCS.
 * Rèn KN ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
- GV gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- 2 HS đọc.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở. HS trình bày bài làm của mình.
- 3 Hs đọc.
 3’
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ mẫu đơn đã học và hoàn thành Đơn xin học môn tự chọn. 
Rút kinh nghiệm:
...
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tuần : 17 tiết : 34
 Trả bài văn tả người
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II- Đồ dùng dạy- học 
 - Bảng phụ
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
TG
 Nội dung
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV không kiểm tra bài cũ.
 35’
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích - y/c của tiết học.
- HS ghi vở
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS:
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp:
b) Thông báo số điểm cụ thể.
- GV nhận xét chung :
+ Ưu điểm : .
.
.
.
..
+ Những thiếu sót, hạn chế:.
.
..
..
+ Điểm 9: 10 :..
+ Điểm 7; 8 : ...
+ Điểm 5: 6 : ...
+ Điểm dưới trung bình:...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
3. Hướng dẫn HS chữa bài:
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
- GV trả bài cho từng HS.
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
- GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp chữa trên nháp.
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài:
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc
- HS đọc lời nhận xét của lời (thầy) cô giáo, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay:
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp (hoặc ngoài lớp).
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
- GV chấm điểm đoạn viết của một số HS.
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt về viết lại cho hay hơn.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại.
 5’
C.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt, những HS chữa bài tốt trên bảng lớp
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
.
.......

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TLV 5.doc