Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 5

Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 5

I. MỤC TIÊU

- Học sinh biết sử dụng công cụ Bình phun màu và khai thác khả năng của nó để vẽ tranh.

- Áp dụng trong tranh vẽ, biết kết hợp với các công cụ đã học tạo hình vẽ sinh động.

- Thể hiện tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: bảng, phấn, SGK, giáo án, máy tính.

- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, máy tính.

II.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy kể tên các công cụ đã học trong phần mềm Paint?

 3. Bài mới:

 

doc 46 trang Người đăng huong21 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày 17 tháng 9 năm 2011
Ngày dạy: từ ngày 19 tháng 9 đến ngày 23 tháng 9 năm 2011
Tuần 5
 Bài 2: Sử dụng bình phun màu
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết sử dụng công cụ Bình phun màu và khai thác khả năng của nó để vẽ tranh.
- Áp dụng trong tranh vẽ, biết kết hợp với các công cụ đã học tạo hình vẽ sinh động.
- Thể hiện tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: bảng, phấn, SGK, giáo án, máy tính.
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, máy tính.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy kể tên các công cụ đã học trong phần mềm Paint?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Làm quen với bình phun màu
GV y/c hs đọc SGK, quan sát biểu tượng trong SGK
GV: Em hãy nêu các bước thực hiện
 GV: nhận xét bổ sung: có 4 bước
- Chọn công cụ bình phun màu
- Chọn kích cỡ vùng phun
- Chọn màu phun
- Kéo thả chuột trên vùng muốn phun.
- Nhấn chuột trái để phun màu tô
- Nhấn chuột phải phun màu nền.
- Hs đọc yêu cầu, quan sát.
- 1, 2 hs nêu.
- Ghi bài
Hoạt động 2: Dùng bình phun màu trong tranh vẽ
GV; cho hs thực hành hình trong SGK H22,23
2 h/s đọc yêu cầu của bài
Hướng dẫn thực hành
2 h/s đọc
Chốt: 
- Chọn bút chì để vẽ thân cây
- Chọn cọ vẽ để vẽ cành cây
- Chọn công cụ bình xịt để vex lá cây.
Làm mẫu
Bao quát lớp, hướng dẫn h/s kém
Nhận xét
Quan sát+ lắng nghe
Thực hành
- Lắng nghe
- Quan sát
- Thực hành
- Lắng nghe.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhắc lại các bước sử dụng bình phun màu.
- Về nhà học bài, chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
Tuần 5
 Bài 2: Sử dụng bình phun màu (tt)
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết sử dụng công cụ Bình phun màu và khai thác khả năng của nó để vẽ tranh.
- Áp dụng trong tranh vẽ, biết kết hợp với các công cụ đã học tạo hình vẽ sinh động.
- Thể hiện tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: bảng, phấn, SGK, giáo án, máy tính.
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, máy tính.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu các bước sử dụng bình phun màu?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 3: Thực hành
Thực hành1: 1 h/s đọc yêu cầu bài SGK/T22, 23
Hướng dẫn
Dùng công cụ đường cong và bình xịt màu
Làm mẫu
 1 h/s đọc yêu cầu bài SGK/T 23
Giáo viên hướng dẫn:
Dùng công cụ đường thẳng, hình elip, đường cong, bình xịt màu..
Làm mẫu:
 Bổ xung cho h/s chậm 
Nhận xét chung
1-2 h/s nêu
Quan sát+ lắng nghe
Thực hành
Quan sát+ lắng nghe
Thực hành
- Lắng nghe.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Về nhà xem lại bài, đọc trước bài “Viết chữ lên hình vẽ”.
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
KÝ DUYỆT CỦA BGH
Ngày soạn: ngày 24 tháng 9 năm 2011
Ngày dạy: từ ngày 26 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 năm 2011
Tuần 6
Bài 3: Viết chữ lên hình vẽ
I. MỤC TIÊU
- Học sinh làm quen với công cụ viết chữ lên hình vẽ.
- Biết các kiểu viết chữ.
- Áp dụng trong các bức tranh vẽ, làm cho bức tranh thêm sinh động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng, phấn, SGK, giáo án, máy tính.
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, máy tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Làm quen với công cụ viết chữ
GV: Hướng dẫn HS quan sát H26
GV: gọi 1-2 hs đọc
GV: Nêu các bước thực hiện
- Chọn công cụ viết chữ trong hộp công cụ.
- Nháy chuột vào vị trí mà em muốn viết chữ, trên hình vẽ xuất hiện khung chữ.
- Gõ chữ.
 - Nháy chuột bên ngoài khung chữ để kết thúc.
Hs: Quan sát
Hs: 2 hs đọc câu văn trong tranh
Hs: ghi bài
Hoạt động 2: Chọn cỡ chữ
GV: y/c hs đọc
Quan sát H/ 27
GV: Em chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ như thế nào?
Chốt:
- Trên thanh công cụ Font
- Vào mục View/ Toobar chọn Text Toobar
- Sau đó em chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ.
Hs: 1 hs đọc
Hs: Quan sát
Hs: 1-2 hs trả lời
 Hs: ghi bài
Hoạt động 3: Thực hành
Luyện tập:
GV: Để vẽ hình 28 em dùng các công cụ nào?
Chốt- Hướng dẫn
- Chọn công cụ hình vuông
- Chọn kiểu 3 chỉ có màu bên trong
- Chọn công cụ chữ A
- Chọn kiểu chữ
Gv: Làm mẫu
 Gv: Bao quát lớp- hướng dẫn h/s yếu
Hs: quan sát, lắng nghe.
Hs: quan sát, lắng nghe.
Hs: quan sát.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhắc lại các bước sử dụng công cụ viết chữ, chọn màu, phông chữ.
- Về nhà học bài, chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
Tuần 6
Bài 3: Viết chữ lên hình vẽ (tt)
I. MỤC TIÊU
- Học sinh làm quen với công cụ viết chữ lên hình vẽ.
- Biết các kiểu viết chữ.
- Áp dụng trong các bức tranh vẽ, làm cho bức tranh thêm sinh động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng, phấn, SGK, giáo án, máy tính.
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, máy tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước viết chữ lên tranh vẽ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 4: Hai kiểu viết chữ lên tranh vẽ
a. Biểu tượng trong suốt
Cũng giống như công cụ Công cụ chữ A cũng có biểu tượng trong suốt và biểu tượng không trong suốt
H/s đọc
Thế nào là trong suốt?
Chốt:
- Khung chữ không màu và trong suốt.
b. Biểu tượng không trong suốt.
Thế nào là không trong suốt?
Chốt:
- Màu khung chữ là màu nền che khuất màu tranh phía sau.
Quan sát hình minh hoạ Mery Christmas SGK.
2. Thực hành
Dùng công cụ chữ A và các công cụ đã học vẽ H 28/T27
Hướng dẫn
Bao quát lớp
Mở tệp hình vẽ:
- Ghi tên cho bức tranh hay ghi lời tựa
- Lắng nghe
- 1-2h/s nêu
 - Ghi bài
- 1-2h/s nêu
- Ghi bài
Lắng nghe
Thực hành
Hoạt động 5: Thực hành
Dùng công cụ chữ A và các công cụ đã học vẽ 
H 28/T27
Hướng dẫn
Bao quát lớp
Mở tệp hình vẽ:
- Ghi tên cho bức tranh hay ghi lời tựa.
- Lắng nghe.
- Thực hành.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhắc lại hai kiểu viết chữ lên tranh, tác dụng của biểu tượng trong suốt.
- Đọc trước bài “Trau chuốt hình vẽ”.
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
KÝ DUYỆT CỦA BGH
Ngày soạn: ngày 01 tháng 10 năm 2011
Ngày dạy: từ ngày 3 tháng 10 đến ngày 7 tháng 10 năm 2011
Tuần 7
Bài 4: Trau chuốt hình vẽ
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết thêm công cụ nhằm giúp tinh chỉnh hình vẽ: Phóng to, hiển thị bức tranh dưới dạng lưới.
- Học sinh biết thêm công cụ nhằm giúp tạo những hình mới do biến đổi hình ban đầu qua một phép biến hình: phép đối xứng trục, phép quay
- Thể hiện tinh thần tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng, phấn, SGK, giáo án, máy tính.
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, máy tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Cộng cụ phóng to hình vẽ
- Gọi 1-2 h/s đọc to cả lớp cùng nghe.
- Muốn phong to hình vẽ để chỉnh sửa em phải dùng công cụ gì?
Chốt:
Công cụ phóng to còn gọi là kính lúp
Khi chọn kính lúp bên dưới cho ta các sự lựa chọn: 1x chuyển về cỡ thực 2x, 6x, 8x
Lựa chọn 2x, 6x, 8x để làm gì?
Chốt:
Lựa chọn 2x, 6x, 8x để phóng to gấp 2, 6, 8 lần
Vậy em làm thế nào để phong to hình vẽ?
Chốt:
1. Chọn công cụ trong hộp công cụ
2. Chọn 2x, 6x, 8x hoặc nháy chuột vào hình vẽ.
- Sau khi đã chỉnh sửa xong, em có thể thu nhỏ hình vẽ để xem toàn bức tranh
+ Chọn công cụ trong hộp công cụ
+ Chọn 1x hoặc nháy chuột vào hình vẽ.
- Paint có chức năng vẽ hình trên một lưới ô vuông để sửa lại các nét vẽ cho mịn hơn.
- Lắng nghe
- 1 h/s trả lời
- Ghi bài
- 1 h/s trả lời
- Ghi bài
- Ghi bài
- Lắng nghe
Hoạt động 2: Hiển thị bức tranh dưới dạng lưới
- Yêu cầu hs quan sát hình SGK/T29
- Để hiển thi dưới dạng lưới em phải:
+ Phóng to hình vẽ lên 4 lần
+ Chọn View/ Zoom/Show Gird
* Thực hành:
- Dùng các công cụ đã học để vẽ hình đơn giản
- Phóng to
- Hiển thị dưới dạng lưới
- Thu nhỏ
- Hướng dẫn
- Làm mẫu
- Bao quát lớp
- Quan sát 
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Thực hành.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Công cụ kính lúp để phóng to hình vẽ lên 2x, 6x, 8x
- Các bước phóng to và thu nhỏ hình
- Để hiển thị dưới dạng lưới: Chọn View/ Zoom/Show Gird
- Học bài và đọc phần 3: Lật và quay hình vẽ
Tuần 7
Bài 4: Trau chuốt hình vẽ (tt)
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết thêm công cụ nhằm giúp tinh chỉnh hình vẽ: Phóng to, hiển thị bức tranh dưới dạng lưới.
- Học sinh biết thêm công cụ nhằm giúp tạo những hình mới do biến đổi hình ban đầu qua một phép biến hình: phép đối xứng trục, phép quay
- Thể hiện tinh thần tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng, phấn, SGK, giáo án, máy tính.
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, máy tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước để phóng to hình vẽ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Lật và quay hình
- Với phần mềm Paint em không tốn thời gian để vẽ các hình giống nhau vì em có thể sử dụng phép quay và lật hình
- Y/c hs quan sát h32/30 và nêu nhận xét.
- Nhận xét:
Con kiến bên trái có được từ con kiến bên phải nhờ sao chép và lật hình.
Các bước thực hiện
1. Dùng công cụ chọn để chọn hình( công cụ sao chép và di chuyển hình).
2. Chọn Image/ Fip/Rotate...
3. Chọn kiểu lật hoặc quay hình.
(Các kiẻu lật và quay hình)
 + Fip horizontal: lật theo chiều nằm ngang
 + Flip vertical: lật theo chiều thẳng đứng.
 + Rotate by angle: quay một góc 900, 1800, 2700
- Quan sát h/SGK
Nhận xét:
* Luyện tập: H42
- Vẽ hình a 
Sao chép hình và dùng phương pháp lật hình và quay hình
- Hình b
Làm mẫu
Hướng dẫn
Nhận xét
- Lắng nghe.
- Quan sát, 1-2 h/s nêu.
- Ghi bài.
- Quan sát.
- Quan sát.
- Thực hành
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Các bước thực hiện, kiểu quay hình và lật hình.
- Học bài và xem trước bàiv ‘Thực hành tổng hợp”.
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
KÝ DUYỆT CỦA BGH
Ngày soạn: ngày 9 tháng 10 năm 2011
Ngày dạy: từ ngày 10 tháng 10 đến ngày 14 tháng 10 năm 2011
Tuần 8
Bài 5: Thực hành tổng hợp
I. MỤC TIÊU
- Củng cố các công cụ đã học.
- Kết hợp các công cụ để vẽ bức tranh sinh động
- Thực hành với các công cụ đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng, phấn, SGK, giáo án, máy tính.
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, máy tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước thực hiện để lật và quay hình?
3. Bài mới:
Hoạy động của GV
Hoạt động của HS
1. Thực hành 1: 
Phối hợp các công cụ đã học để vẽ các ly kem. H34
Hướng dẫn
- Dùng công cụ đường cong để vẽ miệng, thân, tay cầm , chiếc thìa và chân đế.
- Công cụ bình xịt để vẽ quả kem
- Làm mẫu
- Hướng dẫn các em yếu về kĩ năng vẽ.
Bao quát lớp
2. Thực hành 2
Vẽ 1 chiếc lá từ 1 hình vuông sau đó sao chép thành nhiều chiếc lá gép lại với nhau.:
Quan sát h ...  đặc biệt và có thể gõ chính xác các phím này.
- Học sinh thao tác được với phần mềm Mario để thực hiện các bài luyện tập tương ứng của bài học này.
 I. CHUẨN BỊ
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, kiến thức đã học, máy tính.
- GV: Giáo án, bảng, phấn, máy tính.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách sử dụng hai phím Shift?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài 
Thế nào là kí hiệu đặc biệt?
Chốt:
Là các kí tự không phải chữ cái và chữ số.
- Gọi hs nhắc lại.
2. Bài mới
a. Cách gõ các kí hiệu đặc biệt.
- Quan sát H69 và bàn phím
- Khái niệm các kí tự đặc biệt?
Là các kí tự không phải chữ cái và chữ số.
b. Các khu vực chứa kí tự đặc biệt.
Có mấy khu vực chứa kí tự đặc biệt?
Chốt:
Có 2 khu vực chứa các kí tự đặc biệt
- Đó là những khu vực nào?
+ Trên hàng phím số.
+ Bên phải bàn phím do ngón út phụ trách. 
3. Cách gõ kí hiệu đặc biệt với phím Shift.
a. Khu vực trên hàng phím số.
Gõ kí hiệu đặc biệt trên hàng này em làm thế nào?
Ngón út nhấn giữ phím Shift và tay phải vươn ra gõ phím chính.
b. Khu vực bên phải bàn phím.
- Ngón út tay phải gõ kí hiệu trên ngón nào sẽ nhấn giữ phím Shift?
Ngón út tay phải gõ kí hiệu trên ngón út tay trái nhấn giữ phím Shift.
*Tập gõ các kí hiệu trên
- Giáo viên thực hành mẫu
- Gv giao bài.
- Bao quat lớp, hướng dẫn học sinh chậm.
- Ghi bài
- 1 hs trả lời
- Ghi bài
- 1-2 hs nhắc lại.
- Ghi bài
- Quan sát.
- Ghi bài
- Ghi bài
- 1 hs trả lời
Ghi bài
- Ghi bài
- 1 hs trả lời
- Ghi bài
- Hs quan sát
- Hs trả lời.
- Ghi bài.
- Hs thực hành
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Cách gõ kí hiệu đặc biệt.
- Về nhà học bài, chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
Bài 2: Luyện gõ các kí tự đặc biệt (tt)
 -------
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu và nhận biết được vị trí và cách gõ các kí tự đặc biệt trên bàn phím bao gồm các kí tự trên của hàng phím số và các kí tự đặc biệt trong khu vực bên phải bàn phím.
- Học sinh bước đầu biết cách gõ các kí tự đặc biệt và có thể gõ chính xác các phím này.
- Học sinh thao tác được với phần mềm Mario để thực hiện các bài luyện tập tương ứng của bài học này.
 I. CHUẨN BỊ
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, kiến thức đã học, máy tính.
- GV: Giáo án, bảng, phấn, máy tính.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cách gõ kí hiệu trên của phím có hai kí hiệu?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Luyện gõ bằng phần mềm Mario
- Khởi động phần mềm Mario và hướng dẫn hs cách chọn bài để luyện gõ kí tự đặc biệt:
+ Nháy chuột tại chọn mục Lessons à chọn Add Symbol.
+ Nháy chuột tại khung tranh số 1.
+ Gõ các chữ, số và kí tự đặc biệt xuất hiện trên đường đi của Mario.
- Hướng dẫn hs chọn các mức rời rạc, mức nhóm, ôn toàn phím.
- Y/c hs khởi động Mario, chọn bài và thực hành gõ các kí tự đặc biệt.
- Quan sát, hướng dẫn hs thực hành.
- Hướng dẫn những hs còn yếu.
- Lắng nghe, quan sát.
- Quan sát, lắng nghe.
- Thực hành.
- Thực hành dưới sự quan sát, giúp đỡ của GV.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và đọc trước bài “Luyện gõ từ và câu”.
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
KÝ DUYỆT CỦA BGH
Ngày soạn: ngày 25 háng 11 năm 2011
Ngày dạy: từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2011
KHỐI 5 
Bài 3: Luyện gõ từ và câu
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu được khái niệm từ soạn thảo trong khi gõ văn bản. Học sinh biết được những khái niệm chính như: chữ, từ soạn thảo, câu và đoạn văn bản.
- Học sinh nắm được các nguyên tắc để gõ đúng một từ soạn thảo.
- Học sinh bước đầu có kĩ năng gõ các từ soạn thảo có độ dài bất kì trên bàn phím.
 I. CHUẨN BỊ
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, kiến thức đã học, máy tính.
- GV: Giáo án, bảng, phấn, máy tính.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cách gõ kí hiệu trên của phím có hai kí hiệu?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Thế nào là một từ soạn thảo, một câu và một đoạn văn.
+ Từ soạn thảo: Bao gồm một và chữ các viết liền nhau.
VD: Câu văn sau có 7 từ:
Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ.
+ Câu: Một câu bao gồm một hay nhiều từ hợp lại. Kết thúc bàng các dấu: chấm, hỏi chấm, chấm than, ...
VD: Đoạn văn sau có 3 câu:
Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
+ Đoạn văn: Đoạn văn bao gồm một số câuhoàn chỉnh, kết thúc bằng dấu xuống dòng. Để xuống dòng gõ phím Enter.
- Em hãy cho ví dụ về từ, câu, đoạn văn trong soạn thảo.
2. Cách gõ một từ soạn thảo:
- Yêu cầu: gõ nhanh, chính xác và liên tục. Giữa các từ có một dấu cách để phân biệt.
3. Cách gõ phím Enter:
- Dùng để kết thúc một đoạn văn và xuống dòng.
Phím Enter do ngón út tay phải phụ trách.
* Chú ý: Khi gõ các dấu (.) (,) (;) (:) [ ]. thì ta gõ sát vào từ bên trái, sau đó phải có 1 dấu cách để ngăn cách với từ phía sau.
* Bài tập:
- Y/c hs làm bài tập B1, B2, B3 SGK tr 72-73.
- Gọi hs sửa bài tập.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Lấy được ví dụ về từ, câu, đoạn văn khi soạn thảo văn bản.
- Ghi bài.
- Lắng nghe.
- Ghi bài.
- Hs làm vào SGK.
- Hs xung phong sửa bt.
- Lắng nghe.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
 - Nhắc lại thế nào từ, câu, đoạn văn bản.
 - Cách gõ 1 từ.
- Về nhà học bài, chuẩn bị cho tiết thực hành.
Bài 3: Luyện gõ từ và câu (tt)
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu được khái niệm từ soạn thảo trong khi gõ văn bản. Học sinh biết được những khái niệm chính như: chữ, từ soạn thảo, câu và đoạn văn bản.
- Học sinh nắm được các nguyên tắc để gõ đúng một từ soạn thảo.
- Học sinh bước đầu có kĩ năng gõ các từ soạn thảo có độ dài bất kì trên bàn phím.
 I. CHUẨN BỊ
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, kiến thức đã học, máy tính.
- GV: Giáo án, bảng, phấn, máy tính.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là 1 từ và trình bày cách gõ 1 từ?
 - Thế nào là 1 câu, 1 đoạn văn bản?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Thực hành: Gõ bài thơ:
 Hỏi cây bao nhiêu tuổi
 Cây không nhớ tháng năm
 Cây chỉ dang tay lá
 Che tròn một bóng râm.
4. Luyện gõ bằng phần mềm Mario
- Giới thiệu lại cách chọn các bài luyện trong Mario:
* Luyện gõ các phím hàng cơ sở:
- Nháy chuột chọn mục Lesson/ Home Row Only.
- Nháy chuột chọn khung tranh số 1, 2, 3, 4
- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Luyện gõ các phím hàng cơ sở và hàng phím trên:
- Nháy chuột chọn mục Lesson/Add Top Row.
- Nháy chuột chọn khung tranh số 1, 2, 3, 4
- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Luyện gõ các từ ở hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới:
- Nháy chuột chọn mục Lesson/ Add Bottom Row.
- Nháy chuột chọn khung tranh số 1, 2, 3, 4
- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Luyện gõ các từ ở hàng phím và hàng phím số:
- Nháy chuột chọn mục Lesson/ Add Numbers.
- Nháy chuột chọn khung tranh số 1, 2, 3, 4
- Gõ các từ và số xuất hiện trên đường đi của Mario.
- Y/c hs khởi động Mario và thực hành lần lượt từng bài ở các hàng.
- Quan sát hs thực hành, nhắc nhở hs làm sai.
- Hướng dẫn hs yếu.
- Thực hành.
- Lắng nghe.
- Thực hành theo yc của GV.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết thực hành.
- Về nhà học lại bài và xem bài “Đánh giá kĩ năng bàn phím”.
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
KÝ DUYỆT CỦA BGH
Ngày soạn: ngày 2 háng 12 năm 2011
Ngày dạy: từ ngày 5 tháng 12 đến ngày 9 tháng 12 năm 2011
KHỐI 5 
Bài 4: Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết được cách đánh giá kĩ năng gõ bàn phím thông qua giá trị WPM và tỉ lệ chính xác.
- Học sinh có thể sử dụng Mario để thực hiện được các bài luyện tập gõ toàn bàn phím và tự kiểm tra, đánh giá khả năng gõ bàn phím của mình.
- Học sinh rèn luyện được tính kiên trì trong quá trình gõ phím.
 I. CHUẨN BỊ
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, kiến thức đã học, máy tính.
- GV: Giáo án, bảng, phấn, máy tính.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn luyện gõ toàn bàn phím bằng phần mềm Mario
- Giới thiệu hs các mức luyện tập:
* Ôn luyện toàn bàn phím mức rời rạc
- Nháy chuột chọn mục Lesson -> All keyboard
- Nháy chuột lên khung tranh số 1 và gừ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Ôn luyện toàn bàn phím mức gõ các từ đơn giản
- Nháy chuột chọn mục Lesson -> All keyboard
- Nháy chuột lên khung tranh số 2 và gừ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.
* Ôn luyện toàn bàn phím mức gõ các từ tổng quát
- Nháy chuột chọn mục Lesson -> All keyboard
- Nháy chuột lên khung tranh số 3 và gừ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.
2. Đánh giá kĩ năng gừ bàn phím
- Mục đích chính của việc luyện tập gừ bàn phớm bằng 10 ngón là khả năng gõ nhanh chính xác.
- Khi ta hoàn thành bài luyện Mario sẽ xuất hiện của sổ thông báo trong đó có hai chỉ số đánh giá chính là WPM và tỉ lệ chính xác.
- WPM số từ gõ chính xác trong 1 phút.
*Tỉ lệ chính xác: được tính bằng tỉ số giữa các kí tự gừ đúng trên tổng số phím đó gừ.
- Cho hs khởi động Mario và thực hành gõ từng mức luyện tập.
- Nhận xét kĩ năng gõ bàn phím của vài hs thông qua chỉ số WPM cho cả lớp nghe và biết khả năng của mình để cố gắng luyện tập tốt hơn.
- Nghe giảng.
- Ghi bài.
 - Nghe giảng.
- Thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Về nhà cố gắng luyện tập thêm và xem trước phần bài tập SGK tr 77/78.
Bài 4: Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím (tt)
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết được cách đánh giá kĩ năng gõ bàn phím thông qua giá trị WPM và tỉ lệ chính xác.
- Học sinh có thể sử dụng Mario để thực hiện được các bài luyện tập gõ toàn bàn phím và tự kiểm tra, đánh giá khả năng gõ bàn phím của mình.
- Học sinh rèn luyện được tính kiên trì trong quá trình gõ phím.
 I. CHUẨN BỊ
- HS: đầy đủ dụng cụ học tập, kiến thức đã học, máy tính.
- GV: Giáo án, bảng, phấn, máy tính.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài tập:
B1: Trong khi gõ phím, hàng phím nào luôn cần lấy làm chuẩn để xác định vị trí đặt các ngón tay?
- Y/c hs đọc đề bài.
- Gọi 1 hs làm bt B1.
- Gọi hs nhận xét bài bạn.
- Nhận xét và y/c hs nào làm sai thị sửa lại cho đúng.
- Cho hs làm các bài tập còn lại B2, B3, B4 vào vở và thu vở chấm điểm.
- Sửa bài tập.
- Nhận xét.
- 1-2 hs đọc.
- 1 hs đưa ra đáp án: C.
- Nhận xét.
- Sửa (nếu làm sai).
- Nghiêm túc làm bài tập.
- Lắng nghe.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Về nhà ôn lại kiến thức của toàn bộ chương 4.
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
KÝ DUYỆT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTin tieu hoc q3tuan 5 den tuan 16.doc