Giáo án Tiếng việt 5 tập 2

Giáo án Tiếng việt 5 tập 2

Tập đọc

Người công dân số 1

I.mục tiêu, yêu cầu

 1- Biết đọc đúng văn bản kịch.cụ thể

Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả

Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật

Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn trích

 2- Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch.Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

II. Các hoạt động dạy - học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, ảnh chụp bến Nhà Rồng (nếu có).

- Bảng phụ

 

doc 227 trang Người đăng nkhien Lượt xem 3494Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt 5 tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tập đọc
Người công dân số 1
I.mục tiêu, yêu cầu
 1- Biết đọc đúng văn bản kịch.cụ thể 
Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả 
Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật
Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn trích 
	2- Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch.Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
II. Các hoạt động dạy - học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, ảnh chụp bến Nhà Rồng (nếu có).
- Bảng phụ
III. các hoạt động dạy – họC
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới
thiệu bài
1’
 Tuần đầu tiên của học kì II, các em sẽ được học về chủ điểm Người công dân. Chủ điểm này sẽ giúp các em hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước. Bài học đầu tiên hôm nay nói về người công dân số 1. Người đó là ai? Tại sao lại gọi là người công dân số 1. Cùng đi vào tìm hiểu bài đọc, các em sẽ rõ điều đó.
- HS lắng nghe.
2
Luyện
Đọc
12’-13’
HĐ1: GV đọc cả bài một lượt 
- Cho một HS đọc phần nhân vật + Cảnh trí.
- GV đọc trích đoạn vở kịch: cần đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật; phân biệt lời hai nhân vật anh Thành và anh Lê, nhớ thể hiện tâm trạng khác nhau của từng người.
Cụ thể:
 + Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, s âu lắng, thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở về vận nước. 
 + Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một của một người có tinh thần yêu nước.
 Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: Sao lại thôi? Vào Sài Gòn làm gì? Sao lại không? Không bao giờ!...
HĐ2: HS đọc nối tiếp 
- GV chia đoạn: 3 đoạn 
— Đ1: Từ đầu đến vào Sài Gòn làm gì?
— Đ2: Tiếp theo ở Sài Gòn này nữa.
— Đ3: phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: phắc tuya, Sa-xơ-lu Lô- ba, Phú Lãng Sa (GV viết trên bảng lớp).
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc bài.
- Một HS đọc 
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK
- HS đọc nối tiếp (2 lần).
- HS đọc ngữ khó. 
- 1 HS đọc chú giải. 
- 3 HS giải nghĩa từ (dựa vào sách giáo khoa).
- HS đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài (HS làm việc cá nhân hoặc nhóm.
3
Tìm hiểu bài
11’-12’
* Đoạn 1:
 H: Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Anh có giúp được không?
* Đoạn 2:
H: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước.
GV: Những câu nói ấy thể hiện sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước.
H: Câu nói giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao vậy?
GV: Câu chuyện giữa người không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày, còn anh Thành nghĩ dến việc cứu dân, cứu nước
- HS đọc thầm phần giới thiệu nhân vật + cảnh trí.
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn và anh đã tìm được việc cho anh Thành.
Các câu nói đó là: 
• Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau....không!
• Vì anh với tôi... chúng ta là công nước Việt ....
• Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành. Anh Thành lại không nói đến chuyện đó. 
• Anh Thành lại không trả lời vào câu hỏi của anh Lê. Cụ thể:
 + Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn làm gì? 
 + Anh Thành đáp anh học trường Sa -xơ-lu Lô-ba...thì ...ờ...anh là người nước nào?
 + Anh Lê hỏi: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao...? Sài Gòn này nữa.
 + Anh Thành lại đáp: Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì.
4
Đọc diễn cảm
6’-7’
- Cho học sinh đọc phân vai
(Giọng đọc theo hướng dẫn ở trên)
- GV đưa bảng phụ chép đoạn 1 để HS luyện đọc
- GV đọc mẫu
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét, khen nhóm đọc hay.
- Một HS đọc lời người dẫn chuyện, một đọc lời anh Lê và một đọc lời anh Thành.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn GV
- HS đọc theo nhóm
- 3 nhóm lên thi đọc
- Lớp nhận xét
5
Củng cố, dặn dò
3’
H: Em hãy nêu ý nghĩa của trích đoạn kịch.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài, đọc trước màn 2 của vở kịch ( trang 10)
- Tâm trạng day dứt, trăm trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Chính tả
Nghe- viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Phân biệt âm đầu r /d/gi; ghi âm o /ô
I. Mục tiêu, yêu cầu
1. Nghe – viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
2. Luyện viết đúng các tiếng chữ âm đầu r /d/gi hoặc âm chính o /ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
II. đồ dùng dạy – học
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập 2 (nếu cón)
- Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to hoặc bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
H: Có em nào biết câu nói: “Khi nào đất này hết cỏ, nước Nam ta mới hết người đánh Tây.” là của ai không?
GV: Các em ạ! Đó chính là câu nói nổi tiếng của nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
 Ông là người như thế nào? Ông sinh ra và lớn lên ở đâu? Câu nói đó, ông nói trong trường hợp nào? Bài chính tả hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó
- HS trả lời
2
Hướng dẫn HS nghe – viết
20’-22’
HĐ1: Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả: đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác nhứng từ ngữ HS dễ viết sai
H: Bài chính tả cho em biết điều gì?
GV: Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của nước ta. Trước lúc hi sinh, ông đã có một câu nói lưu danh muôn thuở “Khi nào đất nước hết cỏ, nước Nam ta mới hết người đánh Tây”
GV: Các em chú ý viết hoa những tên riêng có trong bài: Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây
- Cho HS luyện viết các từ ngữ dễ viết sai: chài lưới, nổi dậy, khảng khái,....
HĐ2: GV đọc cho HS viết
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết (đọc 2....3 lần)
 HĐ3: Chấm, chữa bài
- GV đọc lại chính tả một lượt
- GV chấm 5-7 bài
- Nhận xét chung
- HS theo dõi trong SGK
- HS đọc thầm lại bài chính tả một lần.
- Ca ngợi Nguyễn Trung Trực, nhà yêu nước của dân tộc ta
- HS gấp SGK.
- HS viết chính tả.
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi, đối chiếu với SGK để soát lỗi) và ghi lỗi ra lề trang vở
3
Làm BT chính tả
HĐ1: Làm BT2: 7’-8’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + bài thơ
- GV giao việc:
 · Các em chọn r/d, hoặc gi để điền vào ô số 1 cho đúng.
 · Ô số 2 các em nhớ chọn o hoặc ô để điền vào, nhớ thêm dấu thanh thích hợp.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả theo hình thức tiếp sức (GV dán 3 tờ giấy đã ghi sẵn BT1G).
 Cách chơi: GV chia nhóm: mỗi nhóm 7 HS theo lệnh của GV mỗi em lên bảng điền một chữ cái. Lần lượt 7 em lên. Em cuối cùng xong đọc lại bài thơ (nếu 2 nhóm cùng điền xong một lúc thì nhóm sau chỉ cần nói chữ cái mình đã điền).
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
 Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tính chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom những hạt nắng rơi
Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơi ngọt ngào
HĐ2: Làm BT3 (BT lựa chọnB) 6’-7’
- GV chọn câu a hoặc b cho lớp làm
Câu 3a
- Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc truyện vui.
- GV giao việc: trong truyện vui còn một số ô trống. Các em có nhiệm vụ tìm tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống cho phù hợp.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả (GV chỉ đưa bảng phụ đã chép sẵn BT 3a lên) (nếu làm cá nhân).
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: các tiếng lần lượt cần điền là: ra, giải, già, dành.
Câu 3b Cách làm tương tự câu 3a
Kết quả đúng:
Hoa gì đơm lửa rực hồng
Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng
(là hoa lựu)
 Hoa nở trên mặt nước
 Lại mang hạt trong mình
 Hương bay qua hồ rộng
 Lá đội đầu mướt xanh
(là cây sen)
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
-
- HS làm bài theo cặp
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm theo
- HS làm bài cá nhân hoặc theo nhóm như BT2.
- 1 HS lên làm trên bảng, cả lớp dùng bút chì viết vào SGK tiếng cần điền.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- HS ghi kết quả đúng vào vở bài tập.
4
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhớ về kể lại câu chuyện Làm việc cho cả ba thời; học thuộc lòng hai câu đó
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Luyện từ và câu
Câu ghép
I. Mục tiêu, yêu cầu
1-Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản
2-Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép.
II. Đồ dùng dạy – học
- Vở bài tập (nếu cón)
- Bảng phụ
- Bút dạ + vài tập giấy khổ to
III . các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài
1’
 Khi nói, khi viết nếu chỉ sử dụng một kiểu câu thì việc diễn đạt sẽ trở nên đơn điệu. Chính vì vậy ta cần sử dụng một cách linh hoạt các kiểu câu. Các em đã được học các kiểu câu đơn. Bài học hôm nay, cô sẽ giúp các em biết thế nào là câu ghép; giúp các em nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, biết đặt câu ghép; giúp các em sử dụng câu ghép trong giao tiếp
- HS lắng nghe
2
Nhận xétN 
15’–16’
 HĐ1: Lầm câu 1
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giao việc: Các em cần đọc kỹ đoạn văn của Đoàn Giỏi, chú ý cách viết câu, nắm được nội dung chính của đoạn văn và chỉ rõ đoạn văn có mấy câu, dùng bút chì đánh dấu thứ tự các câu trong SGK. Sau đó, xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.
- Cho HS làm việc
- Cho HS trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng (GV đưa bảng phụ đã chuẩn bị kết quả đúng lên cho HS quan sát, GV giảng giải.)
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc cá nhân
- HS đọc thầm đoạn văn.
- Dùng bút chì đánh số thứ tự câu trong SGK (hoặc VBTh).
- Xác định CN – VN trong từng câu.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét
Bảng phụ
 1/ Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ / cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
 2/ Hễ con chó / đi chậm, con khỉ / cấu hai tai chó giật giật.
 3/ Con chó / chạy sải thì khỉ/ gò lưng như người phi ngựa.
 4/ Chó / chạy thong thả, khỉ / buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc
HĐ2: Lầm câu 2
- Cho HS đọc yêu cầu của câu 2
- GV giao việc: Các em cần xếp 4 câu trên vào nhóm
 a/ Câu đơn (câu có 1 cụm C – V)
 b/ Câu ghép (có nhiều cụm C – V ngang hàng)
- Cho HS làm việc: Các em không cần viết lại cả câu, chỉ cần xếp bằng số thứ tự các câu đã làm ở câu 1.
- Cho HS tr ...  HS lên bảng thi kẻ nhanh bảng thống kê.
- Lớp nhận xét.
1/ Năm học
2/ Số trường
3/ Số học sinh
4/ Số giáo viên
5/ Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số
2000 – 2001
2001 – 2002
2002 – 2003
2003 – 2004
2004 - 2005
- Cho HS điền số liệu đã cho vào bảng thống kê.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
- HS điền số liệu đã cho vào bảng mẫu đã kẻ.
- Một số HS trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
1/ Năm học
2/ Số trường
3/ Số học sinh
4/ Số giáo viên
5/ Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số
2000 – 2001
13.859
9.741.100
355.900
15,2%
2001 – 2002
13.903
9.315.300
359.900
15,8%
2002 – 2003
14.163
8.815.700
363.100
16,7%
2003 – 2004
14.346
8.346.000
366.200
17,7%
2004 - 2005
14.518
7.744.800
362.400
19,1%
HĐ2: HS làm BT3
- GV giao việc:
· Các em đọc lại số liệu thống kê theo trình tự thời gian.
· Cho HS làm bài. GV phát bút dạ + phiếu cho 3 HS làm bài.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
a/ tăng
b/ giảm
c/ Lúc tăng. lúc giảm.
d/ Tăng
- 1 HS đọc thành tiếng BT3, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS làm bài vào phiếu lên dán kết quả trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê; về nhà xem lại những kiến thức cần ghi nhớ về biên bản cuộc họp đã học để chuẩn bị viết biên bản cuộc họp.
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Tiết 4
I. Mục tiêuM, yêu cầu
1- Củng cố kĩ năng, lập biên bản cuộc họp qua bài luyện tập tập viết biên bản cuộc họp của chữ viết - bài Cuộc họp của chữ viết
II Đồ dùng – dạy – học
	- Vở bài tập (nếu có).
	- Phiếu phô tô mẫu biên bản (nếu có)
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
 Các em đã được luyện tập về cách lập một biên bản. Trong tiết học hôm nay, dựa vào bài Cuộc họp của chữ viết, các em sẽ lập một biên bản về cuộc họp chữ viết.
- HS lắng nghe.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài văn.
- GV nhắc lại yêu cầu
- Cho HS làm bài
H: Các chữ cái và dấu câu họp bàn điều gì?
H: Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
H: Em hãy nêu cấu tạo của một biên bản.
- GV chốt lại. GV dán tờ phiếu đã ghi cấu tạo của một biên bản lên.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn Hoàng không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc.
- Giao việc cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
- HS phát biểu
Cấu tạo của một biên bản
1. Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
2. Nội dung biên bản thường bao gồm 3 phần:
a/ Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản.
b/ Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.
c/ Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm.
- Cho HS thảo luận để thống nhất về mẫu văn bản.
- GV dán lên bảng mẫu biên bản đã chuẩn bị trước để HS đọc, nắm vững cấu tạo của biên bản.
- HS trao đổi thảo luận thống nhất về mẫu biên bản.
Mẫu biên bản cuộc họp
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do – Hanh phúc
Tên biên bản
1. Thời gian, địa điểm
 - Thời gian:
 - Địa điểm:
2. Thành phần tham dự
3. Chủ toạ, thư kí
 - Chủ toạ:
 - Thư kí:
4. Nội dung cuộc họp
 - Mục đích:
 - Tình hình hiện nay:
 - Phân tích nguyên nhân:
 - Cách 1: giải quyết:
 - Phân công cho mọi người
 - Cuộc họp kết thúc vào:
Người lập biên bản kí Chủ toạ kí 
- Cho HS viết biên bản về cuộc họp của chữ viết (HS đóng vai thư kí)
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét + chọn 1 biên bản tốt nhất dán lên bảng lớp
- HS dựa theo mẫu để viết biên bản.
- Một số HS đọc biên bản
- Lớp nhận xét
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do – Hanh phúc
Biên bản họp
(Lớp 5A)
1. Thời gian, địa điểm
 - Thời gian: 16h30’, ngày 18-5-2007
 - Địa điểm: lớp 5A Trường Tiểu học Phan Đình Phùng
2. Thành phần tham dự: các chữ cái và dấu câu
3. Chủ toạ, thư kí
 - Chủ toạ: bác chữ A
 - Thư kí: Chữ C
4. Nội dung cuộc họp
 - Bác chữ A phát biểu: Mục đích cuộc họp – tìm cách giúp Hoàng không biết chấm câu. Tình hình hiện nay: Vì Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết những câu rất ngô nghê, vô nghĩa.
 - Anh Dấu Chấm phân tích nguyên nhân: Khi viết, Hoàng không để ý đến các dấu câu; mỏi tay ở chỗ nào, chấm chỗ ấy.
 - Đề nghị của bác Chữ A về cách giải quyết, phân việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm phải yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn. Anh Dấu Chấm có trách nhiệm giám sát Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.
 - Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến của chủ toạ.
 - Cuộc họp kết thúc vào 17h30’, ngày 18-5-2007
Người lập biên bản kí Chủ toạ kí 
 Chữ C Chữ A
 C A
3
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn những HS viết biên bản chưa đạt về nhà viết lại.
- Những HS chưa có điểm kiểm tra về nhà tiếp tục ôn tập để tiết sau kiểm tra
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Tiết 5
I. Mục tiêuM, yêu cầu
1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (như ở tiết 1)
2- Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động; biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ.
II Đồ dùng – dạy – học
	- Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Bút dạ + 3 tờ giấy khổ to cho HS làm BT2
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
 Tất cả những em chưa có điểm kiểm tra và những em đã kiểm tra Tập đọc – học thuộc lòng nhưng chưa đạt yêu cầu hôm nay sẽ kiểm tra. Sau đó, các em sẽ đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ và trả lời những câu hỏi theo yêu cầu của bài 
- HS lắng nghe.
2
Kiểm tra tập đọc – học thuộc lòng
20’-22’
- Tổng số HS kiểm tra: 1/4 tổng số HS trong lớp.
- Cho HS lên bốc thăm.
- GV cho điểm.
- HS lần lượt lên bốc thăm, đọc bài + trả lời câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu.
3
Làm BT
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + đọc bài văn.
- GV nhắc lại yêu cầu của BT.
- Cho HS làm bài
a/ Cho HS trình bày ý a:
- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay, đúng yêu cầu của đề theo mục a
b/ Tác giả quan sát bằng những giác quan:
 · Bằng mắt (thấy hoa, thấy những đứa bé, thấy chim bay, thấy võng dừa đưa sóng, thấy những ngọn đèn, thấy những con bò nhai cỏ).
 · Bằng tai (nghe tiếng hát, nghe lời ru, nghe tiếng đập của đuôi bò đang nhai lại cỏ)
 · Bằng mũi (ngửi thấy mùi rơm nồng)
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thâmg lại bài thơ.
- HS chọn hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ và viết đoạn văn nói về suy nghĩ của em mà hình ảnh gợi ra.
- Một số HS đọc đoạn văn miêu tả HS vừa viết.
- Lớp nhận xét.
4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học, khen những HS đạt điểm cao bài kiểm tra.
- Về nhà học thuộc lòng những câu, khổ thơ em thích của bài Trẻ con Sơn Mỹ
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
tiết 6
I. Mục tiêuM, yêu cầu
1- Nghe – viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con Sơn Mỹ
2- Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em về những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con Sơn Mỹ
II Đồ dùng – dạy – học
	- Bảng lớp viết 2 đề bài
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
 Hôm nay, các em sẽ nghe - viết bài chính tả Trẻ con Sơn Mỹ. Sau đó, các em sẽ làm bài tập chính tả dưới hình thức viết một đoạn văn theo một trong hai đề bài 
- HS lắng nghe.
2
Viết CT
HĐ1: Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả một lượt
H: Bài chính tả nói gì?
- Cho HS đọc lại bài chính tả.
HĐ2: HS viết chính tả
- GV đọc từng dòng cho HS viết (GV đọc 2 lần)
HĐ3: Chấm, chữa bài
- GV đọc chính tả một lượt bài chính tả
- GV chấm 5-7 bài
- GV nhận xét chung
- HS lắng nghe.
- Bài chính tả miêu tả trẻ con ở Sơn Mỹ bằng những hình ảnh sinh động, hấp dẫn...
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- HS gấp SGK, viết chính tả
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
3
Làm BT
10’
- Cho HS đọc yêu cầu BT + câu a, b
- GV giao việc:
 · Khi viết, các em cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ + dựa vào những hiểu biết cỉa riêng mình.
 · Tả một đám trẻ chứ không phải tả một đứa trê. đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
 · Nếu chọn câu b, các em nhớ chọn tả một buổi chiều tối không phải một buổi chiều, hoặc một đêm yên tĩnh chứ không phải đêm ồn ào, náo nhiệt ở vùng biển, ở làng quê.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + khen những HS viết đúng, viết hay.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS tự chọn một trong hai đề để viết đoạn văn.
- Một số HS đọc đoạn văn mình viết.
- Lớp nhận xét
4
Củng cố, dặn dò
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn HS chuẩn bị giấy bút + ôn tập để kiểm tra cuối năm.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Tiết 7
I. Mục tiêuM, yêu cầu
1- HS đọc – hiểu bài Cây gạo ngoài bến sông
2- Dựa vào nội dung bài, chọn ý trả lời đúng
II Đồ dùng – dạy – học
	- Bảng phụ (hoặc giấy khổ to phô tô các bài tập)
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
 Trong tinh thần ôn tập hôm nay, các em sẽ đọc bài Cây gạo ngoài bến sông. Sau đó dựa vào nội dung bài đọc để làm bài tập dưới hình thức chọn ý đúng trong các câu trả lời
- HS lắng nghe.
2
Đọc thầm
5’
- Cho HS làm bài
- GV giao việc: Các em đọc thầm lại bài Cây gạo ngoài bến sông. Khi đọc, các em cần chú ý các chi tiết, những hình ảnh miêu tả cây gạo, chú ý những hình ảnh so sánh, nhân hoá để có thể làm bài tập được tốt.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm
3
Làm BT
30’
HĐ1: Cho HS làm BT1
- GV nhắc lại yêu cầu:
 · Các em đọc bài văn
 · Đọc ý a, b, c
 · Khoanh tròn chữ a, b, c ở ý em chọn đúng
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng:
Câu 1: ý a
(Các câu còn lại làm tương tự câu 1)
GV chốt lại kết quả đúng:
Câu 2: ý b
Câu 3: ý c
Câu 4: ý 1
Câu 5: ý b
Câu 6: ý b
Câu 7: ý b
Câu 8: ý a
Câu 9: ý a
Câu 10: ý c
- 1 HS đọc yêu cầu + đọc 3 ý a, b, c
- HS dùng bút chì đánh dấu vào chữ a, b, c ở câu em chọn đúng
- Một số HS phát biểu về ý mình chọn.
- Lớp nhận xét
3
Củng cố, dặn dò
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài đã làm + chuÈn bÞ cho tiÕt KiÓm tra sau
- HS l¾ng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV5_HKII.doc