Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 29 đến tuần 33

Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 29 đến tuần 33

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

 (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN).

I.MỤC TIÊU :

- Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.

- Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 -Bảng phụ ghi sẵn 3 bài tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 595Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 29 đến tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Tuần : 29
	Ngày dạy :	Tiết : 1
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN). 
I.MỤC TIÊU :
- Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Bảng phụ ghi sẵn 3 bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1’
3’
1’
12’
10’
10’
2’
1.Ổn định :
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm về kết quả bài kiểm tra định kì giữa học kì 2 (phần Luyện từ và câu).
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Ôn tập về 3 loại dấu kết thúc câu. Đó là dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu châm than.
*Hướng dẫn HS làm bài tập.	
	vBài 1 :
-Cho 1 HS đọc y/c bài tập.
-Cho HS cả lớp đọc mẫu chuyện vui. 
GV gợi ý 2 yêu cầu: (1) Tìm 3 loại dấu câu có trong mẩu chuyện, (2) Nêu công dụng của từng loại dấu câu.
-Cho HS làm việc cá nhân 1 HS làm bảng phụ.
-Cho HS HS trình bày bài làm.
-GV nhận xét, kết luận ý đúng.
-GV gợi ý HS nêu tính khôi hài của mẫu chuyện vui – GV giải thích.
 vBài 2 :
-Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
-Cho HS cả lớp đọc thầm lại bài “Thiên đường của phụ nữ” + trả lời câu hỏi : Bài văn nói điều gì ?
-GV gợi ý HS cách làm bài.
-Cho HS cả lớp đọc thầm lại toàn bài điền dấu chấm vào chỗ thích hợp sau đó viết hoa chữ đầu câu.
-Cho HS trình bày bài làm.
-GV nhận xét, kết luận ý đúng.
vBài tập 3 :
-Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập.
-GV gợi ý HS đọc chậm rãi từng câu xem đó là kiểu câu gì. Mỗi kiểu câu sử dụng một loại dấu câu tương ứng, ssau đó sửa chỗ dùng sai dấu câu.
-Cho HS cả lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui.
-Cho HS làm bài.
-Gọi HS trình bày bài làm.
-GV sửa bài chung trên bảng phụ.
*GV chốt : cho HS nêu công dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
-GV hỏi HS hiểu câu trả lời của Hùng trong mẫu chuyện vui này “Tỉ số chưa được mở” là như thế nào ?
4.Củng cố – Dặn dò : 
Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu (tt)”.
- Nhận xét tiết học.
Hát 
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh làm việc cá nhân.
HS trình bày + vài HS đọc bài làm.
Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
-HS nêu.
1 HS đọc to.
-HS đọc thầm.
-HS nêu.
-HS làm vào VBT.
-1 HS làm bảng phụ.
-HS trình bày.
-Nhận xét. 
-1 HS đọc.
-Lắng nghe. 
-Lớp đọc thầm.
-HS làm bài.
-Trình bày.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 29
	Ngày dạy :	Tiết : 2
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN). 
I.MỤC TIÊU :
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Củng cố kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Bảng phụ ghi sẵn 3 bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
1.Kiểm tra bài cũ.
-GV ghi 4 câu lên bảng, y/c HS đặt dấu câu ở cuối mỗi câu, giải thích vì sao phải điền dấu câu đó.
-3 HS lần lượt trả lời.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
-Nhận xét. 
2.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn HS làm bài tập.	
vBài tập 1.
-Gọi 1 HS đọc bài tập 1.
-1 HS đọc bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
-GV gợi ý hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS trao đổi cùng bạn làm bài.
-HS làm việc nhóm đôi.
-GV hướng dẫn HS sửa bài.
-HS trình bày bài làm.
-GV nhận xét kết luận cách làm đúng.
-Nhận xét. 
-Gọi 1 HS đọc lại bài văn đã điền đúng các dấu câu.
-1 HS đọc lại cả bài.
*GV chốt : Cách điền dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than ở cuối câu.
vBài tập 2 :
-Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập.
-1 HS đọc.
-Hướng dẫn HS làm bài.
-HS nêu cách làm.
-Cho HS cả lớp làm bài vào VBT.
-GV lưu ý HS : gạch dưới những dấu câu dùng sai, sửa lại – làm bài.
-Lắng nghe.
-Gọi HS nhận xét, GV sửa chung kết luận ý đúng.
-HS trình bày bài làm.
-GV hỏi HS : Vì sao Nam bất ngờ trước câu trả lời của Hùng ?
-HS trả lời.
vBài tập 3 :
-Gọi HS đọc y/c của bài tập.
-1 HS đọc y/c.
-GV treo bảng phụ ghi nội dung các ý HS cần làm, gọi HS nêu em cần dặt kiểu câu gì và dùng những dấu câu nào ở từng nội dung.
-HS nêu cách đặt câu.
-Cho HS làm vào VBT, 2 HS làm bảng phụ.
-HS làm bài.
-GV đính bảng phụ, gọi HS nhận xét, HS nêu bài làm của mình.
-HS nêu bài làm.
-GV lưu ý HS nhận xét : Câu bạn dặt đúng kiểu câu, sử dụng dấu câu và nội dung câu có phù hợp chưa ?
-Nhận xét. 
-GV chấm một số vở HS.
-Nhận xét chung bài tập 3.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Hỏi lại HS cách dùng từng dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than).
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị : “Mở rộng vốn từ Nam và Nữ”.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 30
	Ngày dạy :	Tiết : 1
Mở rộng vốn từ : NAM VÀ NỮ.
I.MỤC TIÊU :
	-Mở rộng vốn từ ; biết những từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó, biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, người nữ cần có.
	-Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan hệ bình dẳng nam ,nữ. Xác định được thái độ đúng đắn : Không coi thường phụ nữ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-HS : Từ điển HS hoặc một vài trang phô tô có từ cần tra cứu bài tập 1. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2 HS làm lại bài tập 2, 3 của tiết LTVC (Ôn tập về dấu câu), mỗi HS làm một bài.
-2 HS làm bài.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
-Nhận xét. 
2.Dạy bài mới :
1’
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn HS làm bài tập.	
10’
vBài tập 1 :
-Gọi 1 HS đọc y/c bài tập.
-1 HS đọc y/c bài tập.
-Cho cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, suy nghĩ, trả lời lần lượt từng câu hỏi a, b, c.
-Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời + kết hợp từ điển làm câu c.
-Với câu hỏi c, cho các em sử dụng từ điển để giải nghĩa từ chỉ phẩm chất mình lựa chọn.
-GV tổ chức cho HS cả lớp phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận.
-HS tranh luận, phát biểu : Chọn phẩm chất quan trọng nhất.
-GV chốt ý đúng.
10’
vBài tập 2 :
-Gọi HS đọc y/c bài tập.
-1 HS đọc y/c bài tập.
-Cho cả lớp đọc thầm lại bài “Một vụ dắm tàu” suy nghĩ về những phẩm chất chung và riêng (tiêu biểu nữ tính, nam tính của hai nhân vật Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô).
-Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ làm bài.
-Cho HS phát biểu, cả lớp và GV thống nhất ý kiến.
-HS phát biểu, HS khác nhận xét.
11’
v Bài tập 3 :
-Gọi 
-1 HS đọc nội dung bài tập.
-GV nhấn mạnh 2 y/c của bài tập.
-HS chú ý theo dõi. 
-Cho HS đọc thầm lại từng câu thành ngữ , tục ngữ, suy nghĩ thực hiện từng y/c của bài tập.
-HS làm bài tập.
-Cho HS phát biểu (tán thành hay không tán thành) với quan điển ở câu tục ngữ a và b.
-HS phát biểu.
*GV chốt :
-Câu a : Thể hiện 1 quan niệm đúng đắn : không coi thường con gái, xem con nào cũng quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ.
-Lắng nghe. 
-Câu b : Thể hiện một quan niệm lạc hậu, sai trái : trọng con trai, khinh miệt con gái.
*GV nhấn mạnh : Trong một số gia đình, do quan niệm lạc hậu “Trọng nam, khinh nữ” vẫn còn.
-Cho các thành ngữ, tục ngữ.
-HS nhẩm thuộc lòng.
-Cho vài HS thi đọc thuộc lòng.
-HS thi đọc thuộc lòng.
3.Củng cố – Dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
-Nhắc HS cần có quan niệm đúng về quyền bình đẳng nam, nữ ; có ý thức rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới mình.
-Chuẩn bị : “Ôn tập về dấu câu : Dấu phẩy”.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 30
	Ngày dạy :	Tiết : 2
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU PHẨY)
I.MỤC TIÊU :
	-Củng cố kiến thức về dấu phẩy, nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
	-Làm đúng bài luyện tập : Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẫu chuyện đã cho.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2 HS làm lại bài tập 1, 2 của tiết trước, mỗi em làm một bài.
-2 HS làm bài.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
-Nhận xét. 
2.Dạy bài mới :
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn HS làm bài tập.	
vBài tập 1 :
-Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập.
-1 HS đọc nội dung bài tập.
-GV đính bảng phụ kẻ bảng tổng kết : giải thích y/c của bài tập : Đọc kĩ 3 câu văn, chú ý dấu phẩy trong mỗi câu văn. Sau đó xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy.
-Y/c HS đọc từng câu văn, suy nghĩ làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng phụ.
-HS làm bài.
-Cho 
-HS trình bày kết quả.
-Gọi HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Cho HS đọc lại bảng tổng kết.
-Đọc lại bài làm đúng.
vBài tập 2 : 
-Gọi 1 HS giỏi đọc nội dung bài tập.
-1 HS đọc.
-Cho HS nêu y/c của bài tập.
-Cho HS làm bài.
-Cả lớp làm VBT + 1 HS làm bài bảng phụ.
-Cho HS làm bảng phụ trình bày kết quả, cho HS nhận xét.
-HS trình bày.
-GV chốt lại lời giải đúng.
-HS nhận xét.
-Y/c HS sửa bài.
-HS sửa bài.
-GV mời 2 HS đọc lại mẫu chuyện.
-2 HS đọc.
-Cho HS nêu nội dung câu chuyện.
-HS nêu nội dung.
-GV chốt lại bài tập.
3.Củng cố – Dặn dò :
-Gọi 1 HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 31
	Ngày dạy :	Tiết : 1
Mở rộng vốn từ : NAM VÀ NỮ
I.MỤC TIÊU :
	-Mở rộng vốn từ : Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
	-Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu các câu tục ngữ đó.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY ... xét.
-Cho HS 2 HS đọc đoạn văn sau khi đã sửa đúng dấu phẩy.
-2 HS đọc đoạn văn.
3.Củng cố – Dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
-Nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng các dấu phẩy.
-Dặn HS chuẩn bị : “Ôn tập về dấu câu : Dấu phẩy”.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 32
	Ngày dạy :	Tiết : 1
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU PHẨY)
I.MỤC TIÊU :
	-Tiếp tục tập luyện sử dụng dấu phẩy tiếp văn viết.
	-Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
1. Kiểm tra bài cũ :
-GV viết lên bảng lớp 2 câu văn có dùng các dấu phẩy (thể hiện cả 3 tác dụng của dấu phẩy).
-2 HS nêu.
-Kiểm tra 2 HS nêu tác dụng của dấu phẩy trong từng câu.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
2.Dạy bài mới :
1’
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn HS làm bài tập.	
15’
vBài tập 1 :
-Gọi 1 HS đọc bài tập 1.
-1 HS đọc nội dung bài tập 1.
-GV mời 1 HS đọc bức thư đầu trả lời : Bức thư đầu của ai ?
-1 HS đọc bức thư – trả lời.
-Gọi tiếp 1 HS đọc bức thư thứ hai, trả lời : Bức thư thứ hai là của ai ?
-Cho HS đọc lại mẫu chuyện vui “Dấu chấm và dấu phẩy”, điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 bức thư còn thiếu dấu. Sau đó viết hoa những chữ đầu câu. 
-HS làm vào VBT.
-1 HS làm bảng phụ.
-Cho HS làm bảng phụ trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-HS trình bày.
-HS nhận xét nêu lời giải đúng.
-GV mời 1 HS đọc lại mẫu chuyện vui, sau đó trả lời câu hỏi về khiếu hài hước của Bác-na-sô.
-HS đọc y/c.
-HS đọc mẫu chuyện vui trả lời câu hỏi.
15’
vBài tập 2 :
-Cho HS đọc lại y/c của bài tập, y/c HS viết đoạn văn của mình trên nháp, viết 5 câu tả hoạt động vui chơi của HS trong giờ ra chơi.
-HS đọc y/c.
-Viết nháp đoạn văn.
-GV chia lớp ra thành nhóm 4, phát phiếu cho các nhóm làm bài,giao nhiệm vụ của nhóm.
-HS học nhóm theo y/c GV đã đặt ra.
+Nghe từng HS trong nhóm đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn.
+Chọn 1 đoạn văn đáp ứng tốt nhất các y/c của bài tập, viết đoạn văn đó vào giấy.
+Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.
-Cho đại diện mỗi nhóm trình bày.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Cho các nhóm nhận xét, bổ sung.
-HS nhận xét, bổ sung.
*GV chốt ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm HS làm bài tốt.
3.Củng cố – Dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS : Xem lại kiến thức về dấu hai chấm, chuẩn bị : “Ôn tập về dấu hai chấm”.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 32
	Ngày dạy :	Tiết : 2
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU HAI CHẤM)
I.MỤC TIÊU :
	-Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm : để dẫn lời nói trực tiếp, dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
	-Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2 HS đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
-2 HS đọc đoạn văn.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
-Nhận xét. 
2.Dạy bài mới :
1’
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn HS làm bài tập.	
10’
vBài tập 1 :
-Gọi 1 HS đọc y/c bài tập.
-1 HS đọc y/c.
-Cho HS làm bài vào VBT.
-HS làm bài tập.
-Gọi HS nêu tác dụng của dấu hai chấm qua từng câu a, b.
-HS nêu tác dụng của dấu hai chấm. 
-HS nhận xét.
-GV nhận xét, chốt ý ghi nhớ về tác dụng của dấu hai chấm, cho HS nhắc lại.
-HS nhắc lại ghi nhớ.
10’
vBài tập 2 :
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2.
-3 HS đọc nội dung bài tập 2.
-Cho HS đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
-Y/c HS phát biểu ý kiến.
-HS nêu ý kiến.
-GV đính bảng phụ đã viết lời giải.
-HS đọc lại bài đã làm đúng.
10’
vBài tập 3 :
-Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 3.
-1 HS đọc nội dung.
-Cho HS cả lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui “Chỉ vì quên một dấu câu”, y/c HS làm bài vào VBT.
-HS đọc thầm làm vào VBT.
-GV dán lên bảng 2 tờ phiếu mời 2 HS lên bảng thi làm bài.
-2 HS thi làm bài.
-GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
-HS nhận xét.
4’
3.Củng cố – Dặn dò :
-Cho HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu hai chấm.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng.
-Chuẩn bị : “Mở rộng vốn từ : Trẻ em”.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 33
	Ngày dạy :	Tiết : 1
Mở rộng vốn từ : TRẺ EM.
I.MỤC TIÊU :
	-Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em ; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
	-Biết sử dụng các từ ngữ đã học để đặt câu, chuyển các từ ngữ đó vào vốn từ tích cực.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
1. Kiểm tra bài cũ :
-GV ghi 2 câu có dùng dấu hai chấm lên bảng, gọi HS nêu tác dụng của dấu hai chấm.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
2.Dạy bài mới :
1’
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn HS làm bài tập.	
8’
vBài tập 1 :
-Gọi 1 HS đọc y/con suy nghĩ giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng.
-1 HS đọc y/c.
-HS làm bài.
-GV chốt ý kiến đúng.
-Ý (c) người đó dưới 16 tuổi được xem là trẻ em.
8’
vBài tập 2 :
-Gọi 1 HS đọc y/c của bài tập.
-1 HS đọc y/c.
-Cho HS học nhóm.
-HS học nhóm.
-Các em trao đổi để tìm từ đồng nghĩa với từ trẻ em, ghi vào giấy, sau đó đặt câu với từ vừa tìm được.
-Tìm từ đồng nghĩa đặt câu.
-Cho đại diện mỗi nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-HS nhận xét.
8’
vBài tập 3 :
-Gọi 1 HS đọc y/c.
-1 HS đọc y/c.
-GV gợi ý để HS tìm ra, tạo những hình ảnh so sánh đúng, đẹp về trẻ em.
-HS trao đổi nhóm ghi lại hình ảnh so sánh vào giấy.
-Cho đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
-HS trình bày.
+Trẻ em như tờ giấy trắng.
+Trẻ em như búp trên cành.
-GV nhận xét, khen nhóm tìm được nhiều hình ảnh so sánh đúng, hay.
8’
vBài tập 4 :
-Gọi 1 HS đọc y/c, cho HS làm vào VBT : Điền vào mỗi chỗ trống một thành ngữ, tục ngữ thích hợp.
-1 HS đọc y/c.
-HS làm bài + 2 HS làm bảng phu.ï
-Gọi HS phát biểu, GV nhận xét.
-Cho 2 HS làm bảng phụ, trình bày,gọi HS nhận xét, GV chốt ý đúng. 
-2 HS làm bảng phụ trình bày.
-Nhận xét. 
-Gọi 2 HS đọc lại 4 thành ngữ, tục ngữ và nghĩa của chúng.
-2 HS đọc.
a/ Tre già măng mọc : lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.
-Cho HS nhẩm HTL các thành ngữ, tục ngữ.
...
3’
3.Củng cố – Dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị cho bài “Ôn tập về dấu câu : Dấu ngoặc kép”.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 33
	Ngày dạy :	Tiết : 2
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU NGOẶC KÉP)
I.MỤC TIÊU :
	-Củng cố khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép : Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
	-Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
1. Kiểm tra bài cũ :
-GV kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 2, bài tập 4 tiết LTVC : Mở rộng vốn từ : Trẻ em.
-2 HS làm bài tập.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
-HS nhận xét.
2.Dạy bài mới :
*Giới thiệu bài :
*Hướng dẫn HS làm bài tập.	
vBài tập 1 :
-Gọi 1 HS đọc nội dung.
-1 HS đọc nội dung.
-GV lưu ý HS làm bài : Đoạn văn đã cho có những chỗ cần phải điền dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật. Để làm đúng bài tập, các em cần phải đọckĩ từng câu văn, phát hiện chỗ nào thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật, chỗ nào thể hiện ý nghĩ của nhân vật để điền dấu ngoặc kép cho đúng.
-Cả lớp theo dõi SGK.
-Cho HS làm VBT.
-HS đọc kĩ đoạn văn làm vào VBT + 1 HS làm bảng phụ.
-Gọi HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét giúp HS chỉ rõ tác dụng của từng dấu ngoặc kép.
-HS trình bày bài làm ở bảng phụ, lớp nhận xét.
-1 HS nhắc lại.
vBài tập 2 :
-Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
-1 HS đọc nội dung.
-GV nhắc y/c : Đọc kĩ đoạn văn có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép. Các em phát hiện ra được những từ đó, đặt các từ này trong dấu ngoặc kép.
-HS chú ý theo dõi y/c.
-Cho HS làm vào VBT, 1 HS làm bảng.
-HS làm bài.
-HS trình bày.
-GV treo bảng phụ, sửa bài, chốt ý đúng.
-Nhận xét. 
vBài tập 3 :
-Gọi 1 HS đọc y/c bài tập.
-HS đọc y/c.
-GV lưu ý HS viết đoạn văn theo đúng y/c của bài – dùng dấu ngoặc kép – khi thuật làm một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
-HS chú ý theo dõi nắm cách làm.
-HS làm vào VBT.
-HS suy nghĩ viết đoạn văn vào VBT.
-Cho 2 HS làm bảng phụ trình bày vào nói rõ tác dụng của mỗi dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn văn. 
-2 HS làm ở bảng phụ.
-HS trình bày.
-HS nhận xét.
-GV nhận xét, chấm diểm đoạn viết đúng.
-HS góp vở chấm điểm.
-Cho 1 số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ chỗ dùng dấu ngoặc kép.
-GV nhận xét.
3.Củng cố – Dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng đúng khi viết bài.
-Chuẩn bị : “Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận trẻ em”.
RÚT KINH NGHIỆM
	s

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET 5(9).doc