Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần dạy 34

Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần dạy 34

I. Mục tiêu:

 1. Nghe - viết đúng chính tả bài Mưa rào

 2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức

II.Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ , phấn màu

III.Hoạt động dạy học:

 Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần dạy 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : HD Tiếng Việt 
Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2007
Tiết : 2
Tuần : 34
Lớp : 5A1
Chính tả
Mưa rào
I. Mục tiêu:
 1. Nghe - viết đúng chính tả bài Mưa rào 
 2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ , phấn màu 
III.Hoạt động dạy học:
 Thời
gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học
 4’
33’
2’ 
I.Kiểm tra bài cũ :
II.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:Chính tả ( nghe – viết ) : Mưa rào 
2. Hướng dẫn HS nghe -viết.
+ Đọc bài viết : 
 Mưa rào 
 Mưa đến rồi ,lẹt đẹt ... lẹt đẹt ...mưa giáo đầu .Những giọt nước lăn xuống mái phiên nứa: mưa thực rồi . Mưa ùo xuống khiến cho mọi người không tưởng được lầm lại kéo đến chónh thế.Lúc nãy là mấy giọt lách tách ,bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây .Lá đào ,lá na ,lá sói vẫy tai run rẩy .Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay,bụi nước toả trắng xoá .Trong nhà bỗng tối sầm,một mùi nồng ngai ngái,cái mùi xa lạ,man mác của những trận mưa mới đầu mùa.Mưa rào rào trên sân gạch .Mưa đồm độp trên phên nứa,đập bùng bùng vào lòng lá chuối .Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ ... 
+ Đoạn văn miêu tả cảnh trời mưa khi nào ? 
+ GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li , chú ý ngồi viết đúng tư thế.
+ Thực hành viết bài
+ Đọc toàn bài chính tả.
+ Chấm chữa.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2: Viết lại những tên riêng chỉ tổ chức , cơ quan ,đơn vị trong bản tin sau đây theo quy tắc viết hoa :
 Vừa qua, bộ văn hoá - thông tin , trường cán bộ quản lí văn hoá thông tin phối hợp với học viện báo chí – tuyên truyền tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí khu vực phía Bắc tại Hà Nội . 
Đáp án : 
 Vừa qua, Bộ Văn hoá - Thông tin , Trường Cán bộ quản lí văn hoá thông tin phối hợp với Học viện Báo chí – Tuyên truyền tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí khu vực phía Bắc tại Hà Nội . 
III.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 -HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài 
GV ghi đầu bài
HS nghe .
GV phát âm rõ ràng.
HS theo dõi SGK.
+ GV đọc , HS viết ra nháp .
2 HS viết trên bảng .
Vài học sinh nhắc lại quy tắc 
GV đọc đúng tốc độ. HS gấp SGK viết bài 
GV đọc từng câu.HS soát lại bài. 
HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV chấm 7 - 10 bài .
GV nêu nhận xét chung.
1HS đọc thành tiếng nội dung BT2
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
Cả lớp và GVnhận xét, chốt lại ý kiến đúng
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................
Môn : HD Tiếng Việt 
 Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2007
Tiết : 2
Tuần : 34
Lớp : 5A2
Chính tả
Mưa rào
I. Mục tiêu:
 1. Nghe - viết đúng chính tả bài Mưa rào 
 2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ , phấn màu 
III.Hoạt động dạy học:
 Thời
gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học
 4’
33’
2’ 
I.Kiểm tra bài cũ :
II.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:Chính tả ( nghe – viết ) : Mưa rào 
 2. Hướng dẫn HS nghe -viết.
+ Đọc bài viết : Mưa rào 
+ Đoạn văn miêu tả cảnh trời mưa khi nào ? 
* Luyện viết từ khó: 
+ GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li , chú ý ngồi viết đúng tư thế.
+ Thực hành viết bài
+ Đọc toàn bài chính tả.
+ Chấm chữa.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2: Viết lại những tên riêng chỉ tổ chức, cơ quan, đơn vị trong bản tin sau đây theo quy tắc viết hoa :
 Vừa qua, bộ văn hoá - thông tin , trường cán bộ quản lí văn hoá thông tin phối hợp với học viện báo chí – tuyên truyền tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí khu vực phía Bắc tại Hà Nội . 
Đáp án : 
Bộ Văn hoá - Thông tin 
Trường Cán bộ quản lí văn hoá thông tin
Học viện Báo chí – Tuyên truyền
III.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 -HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài 
GV ghi đầu bài
GV đọc bài một lượt. Giọng đọc thong thả, rõ ràng.
2 HS lên bảng viết từ khó, HS dưới lớp viết vào vở nháp: 
Gv đọc , hs viết bài. 
GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. 
- GV đọc lại bài và yêu cầu hs soát lỗi
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
+ Gv đưa bảng phụ có nội dung bài tập.
1HS đọc thành tiếng nội dung BT2
HS làm bài, gv cho 2hs làm bảng phụ.
Cả lớp và GVnhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
Gv nhận xét, dặn dò.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..
Mưa rào
 Mưa đến rồi ,lẹt đẹt ... lẹt đẹt ...mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phiên nứa: mưa thực rồi . Mưa ào xuống khiến cho mọi người không tưởng được lầm lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách , bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây .Lá đào ,lá na ,lá sói vẫy tai run rẩy .Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xoá . Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch . Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối . Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ ... 
Môn : HD Tiếng Việt 
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2007
Tiết : 1
Tuần : 34
Lớp : 5A2
Luyện từ và câu 
Ôn tập câu ghép 
I. Mục tiêu:
 Cúng cố cho học sinh cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ .
II.Đồ dùng dạy học: Phấn màu 
III.Hoạt động dạy học:
 Thời
gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học
 4’
33’
2’ 
I.ổn định lớp Cả lớp hát bài Lớp chúng mình 
II.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Ôn tập câu ghép
 2. HS làm bài 
Bài 1: Phân các câu dưới đây thành hai loại : câu đơn và câu ghép.Dựa vào đâu để phân chia như vậy?
a.Mùa thu năm 1929,Lý Tự Trọng // về nước,được giao nhiệm vụ làm liên lạc,chuyển nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.( câu đơn )
b.Lương Ngọc Quyến // hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông //còn sáng mãi.( câu ghép )
c.Mấy con chim chào mào // từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.( câu đơn )
d.Mưa //rào rào trên sân gạch,mưa //đồm độp trên phên nứa. (câu ghép)
+ Thế nào là câu ghép ? 
Bài 2 : Điền vế câu còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu ghép sau :
a.Bích Vân học bài,còn Lan đi chơi.
b.Nếu trời mưa to thì chúng em sẽ đi cắm trại. 
c. Bố em là bác sĩ , còn bố em là bộ đội.
d. Tuy chân đau nhưng Nam vẫn đến lớp.
- Các vế của mỗi câu ghép trên có thể tách thành một câu đơn không? Vì sao?
- Các vế của câu ghép b,c,d được nối với nhau thờ đâu?
(nhờ quan hệ từ còn , nhưng và cặp quan hệ từ nếu  thì)
Bài 3: Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
a.Bà em kể chuyện Thạch Sanh,em chăm chú lắng nghe. 
b.Đêm đã rất khuya nhưng anh Thành vẫn ngồi bên máy vi tính.
c.Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.
d.Tiếng còi của trọng tài I-va-nốp vang lên : trận đá bóng bắt đầu.
 Bài 4 : Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ điền vào chỗ trống để tạo ra câu ghép biểu thị quan hệ tương phản .
Mặc dù bà tôi tuổi đã cao nhưng bà vẫn nhanh nhẹn , hoạt bát như hồi còn trẻ . 
Tuy tiếng trống trường tôi đã quen nghe nhưng hôm nay tôi thấy lạ.
Nếu hôm ấy anh cũng đến dự thì chắc chắn cuộc họp mặt sẽ càng vui hơn .
Nêu Hươu đến uống nước thì rùa lại nổi lên .
? Người ta thường dùng các cặp quan hệ từ nào để liên kết giữa các vế trong câu ghép chỉ quan hệ tương phản ?
III.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
Quản ca bắt nhịp cho lớp hát.
GV ghi đầu bài
+ Gv đưa bảng phụ có nội dung bài tập.
+ HS nêu yêu cầu 
Cả lớp làm vở 
Gọi 4hs nêu bài làm. Lớp nhận xét bài làm của bạn
– GV nhận xét ,chữa bài.
Gv đưa bảng phụ có nội dung bài tập.
+ HS nêu yêu cầu 
Cả lớp làm vở 
+ Gọi 4hs nêu bài làm. Lớp nhận xét bài làm của bạn
+ GV nhận xét ,chữa bài.
Gọi hs nêu, nhận xét.
HS nêu yêu cầu 
Cả lớp làm bài vào vở 
2 HS lên bảng làm 
HS khác nhận xét 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
HS nêu yêu cầu 
Cả lớp làm bài vào vở 
1 HS lên bảng điền từ vào chỗ chấm 
HS khác nhận xét 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
Gọi hs nêu, nhận xét.
Gv nhận xét, dặn dò.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..............................................................................
Môn : HD Tiếng Việt 
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2007
Tiết : 1
Tuần : 34
Lớp : 5A1
Luyện từ và câu 
Ôn tập câu ghép 
I. Mục tiêu:
 Cúng cố cho học sinh cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ .
II.Đồ dùng dạy học: Phấn màu 
III.Hoạt động dạy học:
 Thời
gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học
 4’
33’
2’ 
I.ổn định lớp 
II.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Ôn nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ .
 2. HS làm bài 
Bài 1: Phân các câu dưới đây thành hai loại : câu đơn và câu ghép.Dựa vào đâu để phân chia như vậy?
a.Mùa thu năm 1929,Lý Tự Trọng về nước,được giao nhiệm vụ làm liên lạc,chuyển nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b.Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
c.Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
d.Mưa rào rào trên sân gạch,mưa đồm độp trên phên nứa.
* Đáp án: Câu a,c là câu đơn. Câu b,d là câu ghép.Phân chia được như vậy dựa vào cấu tạo của câu (có mấy cụm chủ vị)
Bài 2 : Điền vế câu còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu ghép sau :
a.Bích Vân học bài,còn ..
b.Nếu trời mưa to thì 
c. ., còn bố em là bộ đội.
d. . nhưng Nam vẫn đến lớp.
- Các vế của mỗi câu ghép trên có thể tách thành một câu đơn không? Vì sao?
- Các vế của câu ghép b,c,d được nối với nhau thờ đâu?
(nhờ quan hệ từ còn , nhưng và cặp quan hệ từ nếu  thì)
Bài 3: Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
a.Bà em kể chuyện Thạch Sanh,em chăm chú lắng nghe.
b.Đêm đã rất khuya nhưng anh Thành vẫn ngồi bên máy vi tính.
c.Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.
d.Tiếng còi của trọng tài I-va-nốp vang lên : trận đá bóng bắt đầu.
 Bài 4 : Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ điền vào chỗ trống để tạo ra câu ghép biểu thị quan hệ tương phản .
Mặc dù bà tôi tuổi đã cao nhưng bà vẫn nhanh nhẹn , hoạt bát như hồi còn trẻ .
Tuy tiềng trống trường tôi đã quen nghe nhưng hôm nay tôi thấy lạ.
Nếu hôm ấy anh cũng đến dự thì chắc chắn cuộc họp mặt sẽ càng vui hơn .
Nêu Hươu đến uống nước thì rùa lại nổi lên .
? Người ta thường dùng các cặp quan hệ từ nào để liên kết giữa các vế trong câu ghép chỉ quan hệ tương phản ?
III.Củng cố,dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
Cả lớp hát bài Lớp chúng mình 
GV ghi đầu bài
HS nêu yêu cầu 
HS làm bài vào vở 
1 HS lên bảng khoanh tròn vào câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả 
HS khác nhận xét 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
HS nêu yêu cầu 
Cả lớp làm bài vào vở 
1 HS lên bảng điền từ vào chỗ chấm 
HS khác nhận xét 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
HS nêu yêu cầu 
Cả lớp làm bài vào vở 
2 HS lên bảng làm 
HS khác nhận xét 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
HS nêu yêu cầu 
Cả lớp làm bài vào vở 
1 HS lên bảng điền từ vào chỗ chấm 
HS khác nhận xét 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................
Môn : HD Tiếng Việt 
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2007
Tiết : 3
Tuần : 34
Lớp : 5A1
Luyện từ và câu 
Ôn tập câu ghép 
I.Mục tiêu : 
- Giúp cho học sinh củng cố các kiến thức về câu ghép: cách nối các vế trong câu ghép.
- Biết cách sử dụng hai cách nối các vế trong câu ghép một cách thành thạo.
II.Đồ dùng: Phấn màu , bảng phụ
III. Hoạt động :
Thời
gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp – hình thức tổ chức các hoạt động
A.ổn định lớp : hát tập thể
B.Tiến hành : 
1. Học sinh làm bài 
Bài 1: Đánh dấu vào ô trống trước những câu ghép :
 Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
 Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời,sau rặng tre.
 Vì trời hạn hán nên đồng ruộng nứt nẻ.
 Con Nâu đứng lại,cả đàn đứng theo.
 Khi trời rét,lúc nắng thiêu,bàn tay mẹ vẫn chẳng hề ngơi nghỉ.
 Câu ghép khác câu đơn ở điểm nào ? 
Bài 2 : Gạch chéo để xác định các vế câu và xác định chủ ngữ vị ngữ của từng vế câu?
a.Ngoài bờ ruộng, đã có bước chân người đi,tiếng nói chuyện râm ran,/ tiếng gọi nhau í ới.
b. Cảnh vật hôm nay thật khác thường /: trời cao lồng lộng/,gió mơn man,/sáo diều ngân nga không dứt.
c. Quê hương em có biết bao đổi thay:/ nhà ngói thay nhà tranh,/ đường làng rộng mở,/ đèn điện sáng ngời đêm đêm.
d. Nếu phong trào học tập bị ngừng lại / thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt,trong sự dã man.
Bài 3: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong từng câu sau đây:
a.Nếu tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi thì bố mẹ tôi thưởng cho tôi được đi tắm biển ở Sầm Sơn.
b.Nếu trời mưa thì lớp ta hoãn đi cắm trại.
c.Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi.
d.Không những trẻ con thích bộ phim Tây Du Kí mà người lớn cũng rất thích.
Bài 4: Hãy đặt 5 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ :
VD:- Bởi vì nhà nghèo quá nên cậu ấy phải nghỉ học.
- Do trời mưa quá to nên đê bị sụt lở.
- Các vế của mỗi câu ghép trên có thể tách thành một câu đơn không? Vì sao?
2.Củng cố – dặn dò 
+ Gv nhận xét tiết học. 
+ Về nhà làm lại các bài sai.
Cả lớp hát một bài.
HS nêu yêu cầu 
HS làm bài vào vở 
1 HS lên bảng đánh dấu X vào ô trông trước câu ghép 
HS khác nhận xét 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
HS nêu yêu cầu 
HS làm bài ca nhân 
1 HS lên bảng 
HS khác nhận xét 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
HS nêu yêu cầu 
HS làm bài cá nhân 
1 HS lên bảng 
HS khác nhận xét 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
HS nêu yêu cầu 
HS làm bài cá nhân 
1 HS lên bảng 
HS khác nhận xét 
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng 
Gv nhận xét, dặn dò.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................
Môn : HD Tiếng Việt 
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2007
Tiết : 3
Tuần : 34
Lớp : 5A2
Luyện từ và câu 
Ôn tập câu ghép 
I.Mục tiêu : 
- Giúp cho học sinh củng cố các kiến thức về câu ghép: cách nối các vế trong câu ghép.
- Biết cách sử dụng hai cách nối các vế trong câu ghép một cách thành thạo.
II.Đồ dùng: Phấn màu , bảng phụ
III. Hoạt động :
Thời
gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp – hình thức tổ chức các hoạt động
A.ổn định lớp : hát tập thể
B.Tiến hành : 
1. Học sinh làm bài 
Bài 1: Đánh dấu vào ô trống trước những câu ghép :
 Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
 Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời,sau rặng tre.
 Vì trời hạn hán nên đồng ruộng nứt nẻ.
 Con Nâu đứng lại,cả đàn đứng theo.
 Khi trời rét,lúc nắng thiêu,bàn tay mẹ vẫn chẳng hề ngơi nghỉ.
?Thế nào là câu ghép?
Bài 2 : Gạch chéo để xác định các vế câu và xác định chủ ngữ vị ngữ của từng vế câu?
a.Ngoài bờ ruộng, đã có bước chân người đi,tiếng nói chuyện râm ran,/ tiếng gọi nhau í ới.
b. Cảnh vật hôm nay thật khác thường /: trời cao lồng lộng/,gió mơn man,/sáo diều ngân nga không dứt.
c. Quê hương em có biết bao đổi thay:/ nhà ngói thay nhà tranh,/ đường làng rộng mở,/ đèn điện sáng ngời đêm đêm.
d. Nếu phong trào học tập bị ngừng lại / thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt,trong sự dã man.
Bài 3: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong từng câu sau đây:
a.Nếu tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi thì bố mẹ tôi thưởng cho tôi được đi tắm biển ở Sầm Sơn.
b.Nếu trời mưa thì lớp ta hoãn đi cắm trại.
c.Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi.
d.Không những trẻ con thích bộ phim Tây Du Kí mà người lớn cũng rất thích.
Bài 4: Hãy đặt 5 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ :
VD:
- Bởi vì nhà nghèo quá nên cậu ấy phải nghỉ học.
- Do trời mưa quá to nên đê bị sụt lở.
- Các vế của mỗi câu ghép trên có thể tách thành một câu đơn không? Vì sao?
2.Củng cố – dặn dò 
+ Gv nhận xét tiết học. 
+ Về nhà làm lại các bài sai.
Cả lớp hát một bài.
Gv đưa bảng phụ có nội dung bài tập.
+ HS nêu yêu cầu 
Cả lớp làm vở 
Gọi 4hs nêu bài làm. Lớp nhận xét bài làm của bạn
– GV nhận xét ,chữa bài.
Gv đưa bảng phụ có nội dung bài tập.
+ HS nêu yêu cầu 
Cả lớp làm vở 
Gọi 4hs nêu bài làm. Lớp nhận xét bài làm của bạn
– GV nhận xét ,chữa bài.
Gv đưa bảng phụ có nội dung bài tập.
+ HS nêu yêu cầu 
Cả lớp làm vở 
Gọi 4hs nêu bài làm. Lớp nhận xét bài làm của bạn
– GV nhận xét ,chữa bài.
Gọi hs nêu yêu cầu.
Lớp làm bài.
Gọi 1 số hs đọc câu. Lớp nhận xét, chữa.
Gv nhận xét, dặn dò.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(23).doc