Bài: THƯ GỬI CÁC
HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ SGK trang 4 (phóng to).
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TUẦN : 01 Từ ngày : 16 / 08 / 2011 Đến ngày :20 / 08 / 2011 Năm học: 2011 - 2012 MỤC LỤC PHÂN MÔN TÊN BÀI DẠY NGÀY DẠY TRANG Tập đọc Thư gửi các học sinh / / 3 Chính tả Việt Nam thân yêu / / 6 Luyện từ & câu Từ đồng nghĩa / / 9 Kể chuyện Lý Tự Trọng / / 12 Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa / / 14 Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả cảnh / / 18 Luyện từ & câu Luyện tập về từ đồng nghĩa / / 21 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh / / 24 KÝ DUYỆT 27 CHỦ ĐIỂM __________VIỆT NAM – TỔ QUỐC EM________ Môn: TẬP ĐỌC. Tuần: 1. Tiết: 1. Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. MỤC TIÊU: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ SGK trang 4 (phóng to). - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.MỞ ĐẦU: - Giáo viên giới thiệu khái quát nội dung và chương trình phân môn Tập đọc của học kỳ I lớp 5. - GV yêu cầu HS mở mục lục SGK và đọc tên các chủ điểm trong sách. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm tên của các chủ điểm: Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ. - HS nêu: Tranh vẽ Bác Hồ và các bạn thiếu nhi trên khắp mọi miền Tổ quốc, hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay theo hình chữ S. - Giới thiệu: Tranh vẽ minh hoạ chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em có hình Bác Hồ và học sinh các dân tộc bên lá cờ Tổ quốc tươi thắm gợi dáng hình của đất nước ta. Mỗi người dân Việt Nam đều có lòng yêu nước và tự hào về Tổ quốc ta. Những bài học trong chủ điểm này sẽ cho chúng ta biết những điều đó. - Lắng nghe. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - Treo tranh minh hoạ bài tập và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Quan sát, trả lời: Tranh vẽ cảnh Bác Hồ đang viết thư cho các cháu thiếu nhi. - GV nêu: Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI a) Luyện đọc: - GV yêu cầu HS mở SGK trang 4-5 sau đó gọi 2 HS khá giỏi đọc tiếp nối từng đoạn của bài. - HS đọc theo thứ tự: + HS1: Các em học sinh..nghĩ sao? + HS2: Trong năm học Hồ Chí Minh. - Yêu cầu HS luyện đọc tiếp nối. GV chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh. - 3 cặp HS luyện đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi và đọc thầm. - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở phần Chú giải. - 1 HS đọc phần chú giải thành tiếng. Cả lớp đọc thầm trong SGK. - GV yêu cầu HS đặt câu với các từ: cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết. - 3 HS tiếp nối nhau đặt câu. - Nhận xét câu HS vừa đặt. - Giải thích: Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói đến trong bức thư này là những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày 2 – 9 – 1945, đặc biệt là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc. - Gọi HS đọc toàn bài, HS cả lớp theo dõi, tìm ý chính cho từng đoạn. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo. - Hỏi: Em hãy nêu ý chính của từng đoạn trong bức thư. - 2 HS nêu ý chính. - Ghi nhanh ý chính từng đoạn lên bảng. + Đoạn 1: Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9 – 1945 với các ngày khai giảng trước đó. + Đoạn 2: Nhiệm vụ của toàn dân tộc và học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước. - GV đọc mẫu toàn bài với giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam. - Lắng nghe. b) Tìm hiểu bài: - GV chia học sinh thành từng nhóm nhỏ, phát phiếu học tập có nội dung cần tìm hiểu của bài cho HS (hoặc viết phiếu lên bảng phụ để cả lớp cùng theo dõi). Sau đó yêu cầu HS cùng thảo luận để trao đổi về các vấn đề được nêu ra trong phiếu. - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh, làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng: + Nhóm trưởng nêu yêu cầu. + Các bạn thực hiện. + Từng thành viên nêu ý kiến. + Trao đổi và đi đến thống nhất. - Các yêu cầu về tìm hiểu bài: - Kết quả HS cần đạt được: (1) Em hãy đọc thầm đoạn 1 và cho biết ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? (1) Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường đầu tiên khi nước ta giành được độc lập sau khi 80 mươi năm bị thực dân Pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này các em học sinh được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. (2) Em hãy giải thích rõ hơn về câu của Bác Hồ “Các em được hưởng được sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em”. (2) Từ tháng 9 – 1945, các em HS được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Để có được điều đó, dân tộc ta phải đấu tranh kiên cường, hi sinh mất mát trong suốt 80 năm chống thực dân Pháp đô hộ. (3) Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi: “Vậy các em nghĩ sao?” (3) Bác nhắc các em HS cần phải nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào để cho các em có ngày hôm nay. Các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình. (4) Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? (4) Sau Cách mạng tháng Tám, toàn dân ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. (5) Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? (5) HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. - GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận, sau đó theo dõi, chỉnh sửa câu trả lời, làm trọng tài cho học sinh nếu có tranh luận. - 1 HS khá điều khiển cả lớp báo cáo: + HS điều khiển nêu câu hỏi 1. + HS đại diện báo cáo, các bạn khác bổ sung, thống nhất ý kiến. (Tiến hành tương tự với câu còn lại). - GV nhận xét phần làm việc của HS và hỏi cả lớp: Trong bức thư, Bác Hồ khuyên và mong đợi ở học sinh điều gì? - Một HS nêu ý kiến: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. Bác tin tưởng rằng HS Việt Nam sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng, to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu. c) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng. - GV hỏi: Chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm đoạn 3, hãy theo dõi thầy đọc và tìm các từ cần nhấn giọng. - 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung và thống nhất. + Đoạn 1: đọc với giọng nhàng, thân ái. + Đoạn 2: đọc với giọng xúc động, thể hiện niềm tin. - GV yêu cầu HS nêu các từ cần nhấn giọng, các chỗ cần chú ý nghỉ hơi, sau đó sửa chữa ý kiến cho HS. - HS theo dõi GV đọc mẫu, dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng, gạch chéo vào chỗ cần chú ý ngắt giọng. - GV yêu câu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HS thực hiện: + Nhấn giọng ở các từ ngữ: xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn. + Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ: ngày nay / chúng ta cần phải; nước nhà trông mong / chờ đợi ở các em rất nhiều. - GV tổ chức cho 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn thư. - 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. - - 3 HS tham gia cuộc thi lần lượt đọc, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. - GV yêu cầu HS tự học thuộc lòng đoạn thư: “Sau 80 mươi giời nô lệ.nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. - HS tự học thuật, sau đó 2 bạn ngồi cạnh kiểm tra lẫn nhau. - GV mời 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp. - 3 HS lần lượt đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Tuyên dương HS đọc thuộc lòng tốt, biết đọc diễn cảm. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”. ______________________________________________ Môn: CHÍNH TẢ. Tuần: 1. Tiết: 1. Bài: VIỆT NAM THÂN YÊU I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát. - Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT2; thực hiện đúng BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài tập 3, viết sẵn vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.GIỚI THIỆU Cũng như ở lớp 4, lớp 5, một tuần các em sẽ học 1 tiết chính tả. Mỗi bài chính tả có độ dài khoảng 100 tiếng được trích từ bài tập đọc củ ... đen thui, đen trũi, đen nghịt, đen ngòm, đen nhẻm, đen nhức, đen giòn, đen lánh, đen láy, đen đen, đen đủi Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 4 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở. - Gọi HS nhận xét câu của bạn trên bảng. - Nhận xét bài làm của HS. - Nhận xét bạn làm bài trên bảng đúng/sai - Tổ chức cho HS đặt câu tiếp sức. GV có thể chỉ định theo nhóm, tổ hoặc dãy bàn. Gọi tên 1 em đầu dãy bàn, hoặc tổ yêu cầu đặt câu, các học sinh khác liên tiếp đặt câu khi bạn trước đã hoàn thành. - Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. - Nhận xét, khen ngợi nhóm có nhiều HS phản xạ nhanh, đặt câu hay. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Tổ chức cho HS làm bài theo nhó với hướng dẫn như sau: + Đọc kỹ đoạn văn. + Xác định nghĩa của từng từ trong ngoặc. + Xác định sắc thái của câu với từng từ trong ngoặc để chọn từ thích hợp. + Đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh để kiểm tra và sửa chữa nếu cần. - 4 HS ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm hoạt động theo hướng dẫn của GV. - Gọi 1 HS làm bài tập trên bảng lớp. - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. - HS nêu ý kiến nhận xét bạn làm đúng/sai. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Theo dõi nhận xét của GV và chữa lại bài của mình nếu sai. - Đáp án: Lần lượt chọn các từ sau để điền vào chỗ trống: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả. - Tổ chức cho học trao đổi, thảo luận về cách sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Trôi đổi trong nhóm, sau đó tiếp nối nhau nêu ý kiến trước lớp. + Tại sao lại dùng từ “điên cuồng” trong câu “Suốt đêm thác réo điên cuồng “? + Vì từ điên cuồng có nghĩa là mất phương hướng, không tự kiềm chế được còn dữ dằn lại có sắc thái, rất dữ làm người khác sợ; điên đảo có nghĩa là bị đảo lộn về trật tự. Trong ngữ cảnh dòng thác thì dùng từ điên cuồng là phù hợp nhất. + Tại sao lại nói mặt trời “nhô” lên chứ không phải là “mọc” lên hay ”ngoi” lên? + Vì nhô là đưa phần đầu cho vượt lên phía trước so với những cái xung quanh một cách bình tĩnh; còn ngoi là nhô lên một cách khó khăn, có sức một cách khó nhọc; mọc lại là nhô lên khỏi bề mặt và tiếp tục ngoi lên. + Sao lại dùng dòng thác sáng rực không phải là sáng trưng hay sáng quắc? + Vì mặt trời nhô lên, toả sáng mạnh ra xung quanh làm cho dòng thác sáng rực, còn sáng quắc có thể làm chói mắt và sáng trưng là sáng nhờ có ánh đèn hoặc ánh lửa làm chói mọi vật nhìn được rất rõ. + Tại sao dùng từ gầm vang lại đúng hơn là từ gầm rung và gầm gào trong câu Tiếng nước xối gầm vang? + Vì gầm vang là phát ra tiếng to, làm rung chuyển xung quanh, tiếng nước xối vào vách đá vọng lại, còn gầm gào và gầm rung có nét nghĩa dữ dội, gây cảm giác sợ hãi. + Tại sao dùng từ hối hả trong câu Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên đường, đúng hơn từ cuống cuồng, cuống quýt? + Cả 3 từ cùng có nghĩa là vội vã nhưng cuống cuồng, cuống quýt còn có ý lo sợ, mất bình tĩnh. - Gọi HS đọc lại bài hoàn chỉnh. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Kết luận: Chúng ta nên thận trọng khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Trong mỗi ngữ cảnh cụ thể sắc thái biểu cảm của từ sẽ thay đổi. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà: viết lại đoạn văn Cá hồi vượt thác vào vở và chuẩn bị bài sau ____________________________________________ Môn: TẬP LÀM VĂN Tuần: 1. Tiết:2. Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: - Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1). - Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS sưu tầm tranh ảnh về vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng. - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra nội dung bài cũ. - 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu sau: + HS 1: Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. + HS 2: Nêu cấu tạo của bài văn Nắng trưa. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - Kiểm tra kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày của HS. - Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các thành viên. - Giới thiệu: Để chuẩn bị viết tốt bài văn tả cảnh, hôm nay các em thực hành luyện tập về quan sát cảnh, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. 2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ những HS gặp khó khăn; yêu cầu HS ghi lại các ý chính trong câu trả lời. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận cùng trả lời câu hỏi. - Gọi HS trình bày nối tiếp nhau theo các câu hỏi: - Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến đến khi có câu trả lời hoàn chỉnh. a) Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu? a) Những sự vật được miêu tả: cánh đồng buổi sớm, đám mây, vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau, những bó hoa huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng trên cánh đồng, mặt trời mọc. b) Tác giả đã quan sát sư55 vật bằng những giác quan nào? b) Tác giả quan sát sự vật bằng xúc giác (cảm giác của làn da): thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân. Bằng thị giác (mắt): thấy đám mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, vài giọt mưa loáng thoáng rơi; người gánh rau và những bó hoa huệ trắng muốt; bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc lên trên những ngọn cây xanh tươi. c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Tại sao em lại cho rằng sụ quan sát đó rất tinh tế? c) - Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ. Tác giả cảm nhận được giọt mưa rơi trên tóc rất nhẹ. - Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Tác giả quan sát bằng thị giác, cảm nhận được màu sắc của vòm trời, đám mây. - Những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Tác giả cảm nhận sự vật bằng làn da, thấy ươt71 lạnh bàn chân - Nhận xét, khen ngợi những học sinh hiểu, cảm nhận được sự quan sát tinh tế của tác giả. - Kết luận: Tác giả đã lựa chọn chi tiết tả cảnh rất đặc sắc và sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ đẹp riêng của từng cảnh vật. Để có một bài văn miêu tả hay, chân thực, chúng ta phải biết cách quan sát, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác và đôi khi là cả sự liên tưởng. Để chuẩn bị viết bài văn tốt các em cùng tiến hành lập dàn ý bài văn tả cảnh. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Gọi HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày (đã giao từ tiết trước). - 3 – 5 HS tiếp nối nhau đọc. - Nhận xét, khen ngợi những HS có ý thức chuẩn bị bài, quan sát tốt. - Tổ chức cho HS làm bài tập cá nhân; GV giúp đỡ HS gặp khó khăn. - 2 HS lập dàn ý vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở. - Gợi ý các câu hỏi: + Mở bài: Em tả cảnh gì ở đâu? Vào thời gian nào? Lí do em chọn cảnh vật để miêu tả là gì? + Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật. * Tả theo thời gian. * Tả theo trình tự từng bộ phận. + Kết quả: Nêu cảm nghĩ, nhận xét của em về cảnh vật. Nhắc HS: Tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật. Hoạt động của con người, chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn. Khi quan sát các em có thể cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác. - Chọn HS làm bài tốt trình bày dàn ý của mình. - 1 HS dán phiếu của mình lên bảng, các HS khác đọc nêu ý kiến về bài của bạn. - Cùng HS nhận xét, sửa chữa coi như một dàn bài mẫu. Dàn bài tham khảo (Buổi chiều trên cánh đồng) - Mở bài: Con đường đi học của em uốn quanh làng, men theo đồng lúa. Mỗi chiều đi học về em như thả hồn mình trước cánh đồng lúa ngút ngàn. - Thân bài: Tả theo trình tự thời gian. + Ông mặt trời lững thững đạp xe qua ngọn tre. + Những tia nắng vàng nhạt dần. + Cánh đồng là một màu vàng. + Những đợt sóng lúa nhấp nhô theo làn gió. + Dọc theo hai bên bờ sông là hàng dừa xoã tóc soi bóng xuống mặt nước trong veo. + Từng đàn bò vàng mượt trên đường làng, từng đàn cò trắng bay trên cánh đồng. + Đàn chim chiền chiện lúc bay, lúc sà xuống ruộng lúa. + Chim gáy bay về từng đàn. + Trên bờ ruộng, mấy bác nông dân đang trò chuyện, tay nâng bông lúa lên ngắm. Gương mặt ai cũng tràn trề niềm vui, chờ đợi một mùa vụ bội thu. + Ven bờ, một chị phụ nữ đang buộc những khóm lúa ngã cạnh bờ. + Xa xa, mấy bạn nhỏ đang đi học về. - Kết bài: Trời nhá nhem tối, em về nhà trong tâm trạng vui vui. Em ước sao khoảng khắc hoàng hôn còn ở mãi trên cánh đồng để ai cũng nhìn thấy một màu vàng của no ấm. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà sửa chữa hoàn chỉnh lại dàn bài của mình. ____________________________________________ DUYỆT
Tài liệu đính kèm: