Tập đọc: MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC TIÊU:
-Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
-Hiểu nội dung của bài: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ trang 113, SGK. -Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008 Tập đọc: MÙA THẢO QUẢ I. MỤC TIÊU: -Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. -Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. -Hiểu nội dung của bài: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ trang 113, SGK. -Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ -Gọi 3 HS đọc bài thơ Tiếng vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng và lần lượt trả lời từng câu hỏi. -Nhận xét, cho điểm HS. B. Dạy -học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc -Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). +HS1:Thảo quả trên rừng... nếp khăn. +HS2:Thảo quả trên rừng... không gian. +HS3:Sự sống cứ tiếp tục... vui mắt. *Luyện đọc từ khó: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp. -2 HS luyện phát âm -Gọi HS đọc phần chú giải. -1 HS đọc cả lớp lắng nghe. -Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. -Gọi HS đọc toàn bài. -2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn. -GV đọc mẫu. -Theo dõi. b. Tìm hiểu bài -GV phát vấn, tổ chức cho HS trao đổi, trả lời các câu hỏi SGK -HS trao đổi trả lời +Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh. +Qua một năm... Một năm nữa... lấn chiếm không gian. +Hoa thảo quả này ở đâu? +Dưới gốc cây. +Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp? -Rút nội dung chính của bài . -2 HS nhắc lại nội dung chính. c. Thi đọc diễn cảm -Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi. -3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. +Treo bảng phụ có đoạn văn chọn đọc diễn cảm. + Đọc mẫu. + HS theo dõi để tìm cách đọc. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. + 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. -Tổ chức cho HS đọc diễn cảm. -Nhận xét, cho điểm từng HS. -3 đến 5 HS đọc diễn cảm. C. Củng cố -dặn dò -GV hỏi: Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào? Cách miêu tả ấy có gì hay? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Hành trình của bầy ong. Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: -Hiểu nghĩa của một số từ ngữ về môi trường. -Tìm đúng từ đồng nghĩa với từ đã cho. -Ghép đúng tiếng bảo với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bài tập 1b viết sẵn vào bảng phụ. -Giấy khổ to, bút dạ. -Từ điển học sinh. -Tranh ảnh về khu dân cư, khu sản xuất. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ -3 HS lên bảng đặt câu với 1 cặp quan hệ từ mà em biết. -HS đọc thuộc phần Ghi nhớ. -3 HS lên bảng đặt câu. -2 HS đọc thuộc phần Ghi nhớ. -Nhận xét, cho điểm từng HS. B. Dạy -học bài mới 1. Giới thiệu bài: -Lắng nghe. .2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. -1 HS đọc to trước lớp. -HS làm việc theo nhóm. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tìm nghĩa của các cụm từ đã cho. -Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng. -HS tiếp nối phát biểu, cả lớp bổ sung. -GV có thể dùng tranh, ảnh để HS phân biệt rõ ràng được khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên. b) Yêu cầu HS tự làm bài, nhận xét. -1HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. -Nhận xét, kết luận lời giải đúng. *A1-B2; A2-B1; A3-B3 -HS tự sửa lại bài mình . Bài 2 -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. -1 HS đọc . -HS làm việc trong nhóm. -Nhóm 4. Thảo luận và báo cáo kết quả HS dựa vào từ điển để làm bài -Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3 -Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc thành tiếng. -Yêu cầu HS tự làm bài. -Gọi HS phát biểu. -HS nêu câu đã thay từ. -Nhận xét, kết luận từ đúng. C. Củng cố -dặn dò -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được. Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2008 Tập làm văn : CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU: -Hiểu được cấu tạo của bài văn tả người gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. -Lập được dàn ý miêu tả một người thân trong gia đình. Nêu bật được hình dáng, tính tình và hoạt động của người đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Giấy khổ to và bút dạ.-Bảng phụ viết sẵn đáp án của bài tập phần Nhận xét. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ -Thu, chấm đơn kiến nghị của 5 HS. -Làm việc theo hướng dẫn của GV. -Nhận xét bài làm của HS. B. Dạy -học bài mới 1. Giới thiệu bài: -Lắng nghe. 2. Tìm hiểu ví dụ -Qua bức tranh, em cảm nhận được điều gì về anh thanh niên? -Anh thanh niên là người rất khoẻ mạnh và chăm chỉ. -Anh thanh niên này có điểm gì nổi bật? -1HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. -Nêu từng câu hỏi, HS trình bày. -Mỗi câu hỏi 1 HS trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến. -GV rút ý chính ghi ở bảng à hình thành cấu tạo của bài văn tả người. -Qua bài văn “Hạng A Cháng”, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người? -Bài văn tả người gồm có 3 phần: +MB: Giới thiệu người định tả. +TB:Tả hình dáng, hoạt động của người đó. + KB: Nêu cảm nghĩ về người định tả. 3. Ghi nhớ -3HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo. 4. Luyện tập -Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. + Em định tả ai? + Ông em / mẹ / em bé,... + Phần mở bài em nêu những gì? + Phần mở bài giới thiệu về người định tả. + Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài? -Tả hình dáng (tuổi tác, tầm vóc, da, mắt, má, chân tay, dáng đi, nói, ăn mặc,...) -Tả tính tình (những thói quen của người đó trong cuộc sống, người đó khi làm, thái độ đối với mọi người xung quanh,...) -Tả hoạt động (những việc người đó thường làm hay việc làm cụ thể,...) + Phần kết bài em nêu những gì? Nêu tình cảm, cảm nghĩ của mình với người đó. -Yêu cầu HS làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn. -2 HS làm vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở. -Gọi 2 HS làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng. -2 HS lần lượt đọc bài cho cả lớp nghe. Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến. C. Củng cố -dặn dò -Hỏi: Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người? -Nhận xét tiết học. Chính tả MÙA THẢO QUẢ I. MỤC TIÊU: -Nghe -viết chính xác, đẹp đoạn văn từ Sự sống cứ tiếp tục đến hắt lên từ dưới đáy rừng trong bài Mùa thảo quả. -Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu s/x hoặc vần at/ac. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Các thẻ chữ ghi: sổ -xổ, sơ -xơ, su -xu, sứ -xứ hoặc bát -bác, mắt -mắc, tắt -tấc, nứt -nức. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ -Gọi 3 HS lên bảng tìm các từ láy âm đầu n hoặc từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng. -3 HS lên bảng tìm từ, HS dưới lớp làm bảng con. -Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. -Nhận xét. B. Dạy -học bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn nghe -viết chính tả a. Trao đổi về nội dung đoạn văn. -Gọi HS đọc đoạn văn. -2 HS đọc thành tiếng. -Hỏi: Em hãy nêu nội dung của đoạn văn. + Quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt. b. Hướng dẫn viết từ khó -Y/cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. -Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. -HS nêu các từ ngữ khó. c. Viết chính tả d. Thu, chấm bài 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp. -Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi. Nhóm 1: cặp từ sổ -xổ. Nhóm 2: cặp từ sơ -xơ. Nhóm 3: cặp từ su -xu. Nhóm 4: cặp từ sứ -xứ. -Theo dõi GV hướng dẫn, sau đó các nhóm tiếp nối nhau tìm từ. -Tổng kết cuộc thi. -Gọi HS đọc các cặp từ trên bảng. -4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. -Yêu cầu HS viết từ vào vở. -Viết vào vở các từ đã tìm được. Bài 3-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -HS làm việc trong nhóm. -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. -Nhóm 4. -Hỏi: Nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng có điểm gì giống nhau? -Dòng thứ nhất là các tiếng đều chỉ tên con vật, dòng thứ hai các tiếng chỉ tên loài cây. -Nhận xét, kết luận cá tiếng đúng. -Viết vào vở các tiếng đúng. b) GV tổ chức cho HS làm tương tự như cách làm ở bài 3 phần a. C. Củng cố -dặn dò -Nhận xét tiết học. Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU: -Xác định được quan hệ từ trong câu, ý nghĩa của quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong câu cụ thể. -Sử dụng đúng các quan hệ từ thích hợp với các câu cụ thể. -Sử dụng quan hệ từ đúng mục đích trong khi đặt câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. -Bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ -Gọi 2 HS lên bảng đặt câu với 1 trong các từ phức có tiếng bảo ở bài 2 tiết trước. -2 HS lên bảng đặt câu. -Gọi 2HS đọc thuộc phần Ghi nhớ về quan hệ từ. -2 HS đọc thành tiếng. -Nhận xét HS học bài ở nhà. -Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. -Nhận xét. -Nhận xét, cho điểm từng HS. B. Dạy -học bài mới 1. Giới thiệu bài: -HS: Lắng nghe. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 -Gọi HS đọc yêu cầu của bài. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp. -HS tự làm bài. -1 HS làm trên bảng. Lớp làm vào vở -HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. -Nhận xét, kết luận lời giải đúng. -Nêu ý kiến bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. Bài 2 -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. -Yêu cầu HS tự làm bài. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp. -Làm bài miệng. -Gọi HS phát biểu ý kiến. -3 HS nối tiếp nhau phát biểu: a)nhưng:biểu thị quan hệ tương phản. b) mà: biểu thị quan hệ tương phản. c) Nếu... thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết -kết quả. -Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS tự làm bài tập. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp. -1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở. -Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. -Nêu ý kiến bạn làm đúng / sai. -Nhận xét, kết luận lời giải đúng. -Tự chữa bài của mình. Bài 4-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -Tổ chức cho HS hoạt động dưới dạng trò chơi. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp. -Nghe GV hướng dẫn và tham gia thi. -Tuyên dương, khen ngợi nhóm thắng cuộc. -Mỗi HS viết ít nhất 3 câu vào vở: + Tôi dặn mãi mà nó không nhớ. C. Củng cố -dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà ghi nhớ các quan hệ từ ... Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: -Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về bảo vệ môi trường có cốt truyện, nhân vật. -Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện của các bạn. -Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. -Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn. -Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -HS và GV chuẩn bị một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ -Gọi 5 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện Người đi săn và con nai. -5 HS tiếp nối nhau kể chuyện. -1 HS nêu ý nghĩa của truyện. -Nhận xét, cho điểm từng HS. -Nhận xét. B. Dạy -học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn kể chuyện a. Tìm hiểu đề bài -Gọi HS đọc đề bài. -2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. -GV phân tích đề bài, gạch chân dưới các từ ngữ: đã nghe, đã đọc bảo vệ môi trường -Lắng nghe. -HS đọc phần gợi ý. -3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. -Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về bảo vệ môi trường. -Lần lượt HS giới thiệu. b. Kể trong nhóm -Cho HS thực hành kể trong nhóm. -GV đi hướng dẫn những cặp HS gặp khó khăn -2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe và tìm ý nghĩa của truyện. c.Kể trước lớp. -Tổ chức cho HS thi kể. -5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện. -Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. -Cho điểm HS kể tốt. C. Củng cố -dặn dò -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe ; luôn chăm chỉ đọc sách và chuẩn bị bài sau. Kể lại một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã thấy hoặc một việc tốt em hoặc người xung quanh đã làm để bảo vệ môi trường. Tập đọc: Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2008 HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. MỤC TIÊU: -Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. -Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, khổ thơ, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. -Đọc diễn cảm toàn bài thơ. *Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa đã tàn phai, để lại hương thơm, vị ngọt cho đời. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ trang 118, SGK. -Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ :-Đọc bài và trả lời câu hỏi. +Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao? + Nội dung bài văn là gì? -Nhận xét, cho điểm từng HS. -3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi. -Nhận xét. B. Dạy -học bài mới 1. Giới thiệu bài: -Lắng nghe. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc -Gọi 4 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS. -Chú ý cách ngắt nhịp thơ. + HS 1: Với đôi cánh... ra sắc màu + HS 2: Tìm nơi... không tên... + HS 3: Bầy ong... vào mật thơm. + HS 4: Chắt trong.... tháng ngày. -Gọi HS đọc phần Chú giải. -1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. -Gọi HS đọc toàn bài. -2 HS đọc thành tiếng trước lớp. -GV đọc toàn bài. -Theo dõi. b. Tìm hiểu bài HS hoạt động trong nhóm, + Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong? + đẫm nắng trời, nẻo đường xa, bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận. + Bầy ong bay đến tìm mật ở những nơi nào? + Ở rừng sâu, biển xa, quần đảo. + Những nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt? * Nơi rừng sâu: bập bùng ... hoa ban. * Nơi biển xa: hàng cây ... dịu dàng mùa hoa. * Nơi quần đảo: loài hoa nở ... không tên. + Em hiểu câu thơ “Đâu nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” như thế nào? + Bầy ong rất chăm chỉ, giỏi giang, đến nơi nào cũng tìm ra được hoa để làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho cuộc đời. + Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của bầy ong? + Ca ngợi công việc của bầy ong. + Em hãy nêu nội dung chính của bài. HS nêu c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. -Yêu cầu 4 HS tiếp nối từng khổ thơ. -4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. -Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ cuối. -Tổ chức cho HS thi đọc. -3 HS thi đọc diễn cảm. -Nhận xét cho điểm HS. C. Củng cố -dặn dò -Nhận xét tiết học. Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Quan sát và chọn lọc chi tiết) I. MỤC TIÊU: -Phát hiện những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về hình dáng, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu Bà tôi và Người thợ rèn. -Biết cách khi quan sát hay viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng. -Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ -Thu, chấm dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình. -3 HS mang bài lên để GV kiểm tra. -Hỏi: Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người. -Nhận xét. -3 HS đứng đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ. B. Dạy -học bài mới 1. Giới thiệu bài: -HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 -Gọi HS đọc y/cầu và nội dung của bài tập. -2 HS tiếp nối nhau đọc to trước lớp. -Đọc kĩ bài văn, dùng bút chì gạch chân những chi tiết tả mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bài, sau đó viết lại vào giấy. -Thảo luận nhóm 4. -Gọi nhóm làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng, GV ghi ý kiến bổ sung để có một bài làm hoàn chỉnh. -1 nhóm HS báo cáo kết quả làm bài, HS nhóm khác bổ sung ý kiến. -Gọi HS đọc lại phiếu đã hoàn thành. -1HS đọc. HS lớp viết vào vở những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà. -Hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả? -T/giả quan sát bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết t/biểu về ngoại hình của bà để m/tả. -GV chốt ý. -Lắng nghe. Bài 2-GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức làm bài 1. -GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả? -Tác giả đã quan sát từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập,... -Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn này? -Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò. *GV kết luận: Như vậy biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt hẳn với mọi người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không lan tràn, dài dòng. C. Củng cố -dặn dò -Nhận xét tiết học.-Dặn HS về nhà dựa vào bài văn để lập dàn ý cho bài văn tả một người .
Tài liệu đính kèm: