Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14

Tập đọc: Thứ hai ngày 24 tháng 11 năn 2008

 CHUỖI NGỌC LAM

I. MỤC TIÊU:

-Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm. -Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật.

 -Hiểu nghĩa các từ ngữ: Lễ Nô-en, giáo đường,.

-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ba nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ trang 123, SGK.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc: Thứ hai ngày 24 tháng 11 năn 2008
 CHUỖI NGỌC LAM
I. MỤC TIÊU: 
-Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm. -Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật.
	-Hiểu nghĩa các từ ngữ: Lễ Nô-en, giáo đường,...
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ba nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ trang 123, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Trồng rừng ngập mặn và nêu nội dung bài.
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, cho điểm HS.
B. Dạy -học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
-Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). 
-GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng .
-HS đọc bài theo trình tự:
+HS 1: Chiều hôm ấy.. mất anh yêu quý
+HS 2: Ngày lễ Nô-en tới... tràn trề.
-Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
-Chú Pi-e, cô bé Gioan, chị cô bé.
-GV gọi HS đọc các tên riêng trong bài.
+Pi-e, Nô-en, Gioan.
-Gọi HS đọc phần Chú giải.
-1 HS đọc.
-GV đọc mẫu.
-Theo dõi.
b. Tìm hiểu bài
-Gọi 2 HS đọc phần 1.
-2 HS đọc 
+Cô bé mua chuỗi ngọc làm để tặng ai?
+Tặng chị nhân ngày lễ Nô-en.
+Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
+Cô không có đủ tiền mua chuỗi ngọc .
+Chi tiết nào cho em biết điều đó?
+Cô bé mở khăn tay . . . con lợn đất.
+Thái độ của chú Pi-e lúc đó thế nào?
+Trầm ngâm nhìn cô bé ... ngọc lam. 
*Gọi 3 HS đọc tiếp nối phần 2. 
-3 HS nối tiếp đọc.
+Chị của Gioan tìm gặp chú Pi-e làm gì?
-Trao đổi trả lời
+Vì sao Pi-e đã nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.
+Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi-e?
-Trao đổi trả lời
*GV chốt ý.
*HS nêu nội dung bài
c. Luyện đọc diễn cảm
-Tổ chức cho HS luyện đọc phần 2 theo vai.
-3 HS tạo thành nhóm cùng đọc phân vai
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm phần 2.
-2 nhóm HS tham gia thi đọc.
-Nhận xét, khen ngợi từng HS. 
3. Củng cố -dặn dò
-Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Hạt gạo làng ta.
Luyện từ và câu:
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. MỤC TIÊU: 
-Ôn tập về hệ thống hoá các kiến thức đã học về: danh từ, đại từ, quy tắc viết danh từ riêng.
-Thực hành kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ trong các kiểu câu đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
-Yêu cầu HS đặt câu với một trong các cặp quan hệ từ đã học.
-3 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp đặt câu vào vở.
-Nhận xét, cho điểm HS.
-Nhận xét, nêu ý nghĩa.
B. Dạy -học bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
-1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+Thế nào là danh từ chung? Cho ví dụ.
+Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ.
-Tiếp nối nhau trả lời SGK.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-1 HS làm trên bảng , lớp làm bài vào vở
-Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. 
-Nêu ý kiến bạn làm đúng / sai.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Theo dõi chữa .
-Yêu cầu HS đọc đoạn ghi nhớ về danh từ.
-Nhắc HS ghi nhớ định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng.
-2 HS tiếp nối nhau đọc lại định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng.
Bài 2-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng.
-2 HS tiếp nối nhau phát biểu.
-Đọc cho HS viết các danh từ riêng.
-3 HS viết bảng lớp. HS lớp viết vào vở.
-Gọi HS nhận xét danh từ bạn viết trên bảng.
-Nêu ý kiến bạn viết đúng / sai.
-Nhận xét, dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa.
Bài 3- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Y/cầu HS nhắc lại kiến thức cần nhớ về đại từ.
-HS nêu SGK.
-Yêu cầu HS tự làm bài tập.
-1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
-Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
-Nêu ý kiến bạn viết đúng / sai.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Theo dõi chữa bài .
Bài 4 -Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Yêu cầu HS tự làm bài. 
-4 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
-Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
-Nêu ý kiến bạn viết đúng / sai
C. Củng cố -dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc bài và ôn lại kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ.
Tập làm văn: Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU: 
-Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thế thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản, trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Một trong các mẫu đơn đã học (viết sẵn vào bảng phụ). -Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
-Yêu cầu 3 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp
-3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
-Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Dạy -học bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Tìm hiểu ví dụ
-Yêu cầu HS đọc Biên bản Đại hội chi đội.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-1 HS đọc thành tiếng. 
-Cho HS làm việc theo nhóm. 
-Gợi ý cách làm bài cho HS.
-Thảo luận nhóm 4.
-Yêu cầu nhóm làm bài vào giấy khổ to dán lên bảng, nối tiếp nhau trả lời từng câu hỏi. 
-1 nhóm HS trình bày ý kiến, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
a) Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
Để nhớ sự việc đã xảy ra ... cần thiết. 
b) Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
+Giống: có Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
+Khác: không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm ghi ở phần nội dung.
-Cách kết thúc:
+Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
+Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí của chủ tịch,thư kí không có lời cảm ơn.
c) Nêu tóm những điều cần ghi vào biên bản.
Thời gian, địa điểm họp, thành phần tham dự, chủ toạ, thư kí, nội dung họp: diễn biến, tóm tắt các ý kiến kết luận của cuộc họp, chữ kí của chủ tịch và thư kí.
-GV chốt ý.
-Lắng nghe.
3. Ghi nhớ
-HS đọc phần Ghi nhớ.
4. Luyện tập
Bài 1: -Tổ chức cho HS làm việc theo cặp.
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, khen ngợi từng nhóm.
Bài 2 -HS tự làm bài.
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-4 HS lên bảng đặt tên cho các biên bản cần lâp.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Theo dõi bài chữa của GV và sửa lại bài của mình nếu sai.
C. Củng cố -dặn dò -Nhận xét tiết học.-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả:
CHUỖI NGỌC LAM
I. MỤC TIÊU: 
-Nghe -viết chính xác, đẹp đoạn văn từ Pi-e ngạc nhiên....cô bé mỉm cười rạng rỡ chạy vụt đi trong bài Chuỗi ngọc lam.
-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu tr/ch hoặc vần ao/au. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Từ điển sinh học. -Giấy khổ to kẻ sẵn bảng (2 tờ), bút dạ.
tranh -chanh
trưng -chưng
trúng -chúng
trèo -chèo
	Hoặc:
báo -báu
cao -cau
lao -lau
mào -màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
-Yêu cầu 3 HS lên bảng viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x.
-3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở.
-Nhận xét chữ viết của HS.
-Nhận xét. 
B. Dạy -học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
GV nêu: Tiết chính tả hôm nay các em cùng nghe viết một đoạn trong bài Chuỗi ngọc lam và bài tập chính tả phân biệt âmm đầu tr/ch hoặc vần ao/au.
-Theo dõi GV giới thiệu bài và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung đoạn văn.
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn cần viết.
-2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
-Hỏi: Nội dung của đoạn văn là gì?
-Kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và bé Gioan.
b. Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Nô-en, Pi-e, trầm ngâm, Gioan, chuỗi,..
c. Viết chính tả
d. Chấm bài
-HS đổi vở chấm ghi lỗi
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 -HS “Thi tiếp sức tìm từ”
Thi theo nhóm bàn
Bài 3
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-HS tự làm bài.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS làm trên bảng lớp + vở bài tập.
-Nhận xét, kết luận các từ đúng.
-Chữa bài .
C. Củng cố -dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. MỤC TIÊU: 
-Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về: động từ, tính từ, quan hệ từ.
-Sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ để viết đoạn văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bảng phụ viết sẵn: Đoạn văn; nội dung động từ, tính từ, quan hệ từ. 
	-Bảng lớp kẻ sẵn bảng phân loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
 Yêu cầu HS tìm danh từ chung, danh từ riêng, đại từ có trong đoạn văn cho sẵn. 
-1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào giấy nháp.
-Nhận xét chung và cho điểm HS.
B. Dạy -học bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-Lần lượt HS trả lời các câu hỏi sau:
+Thế nào là động từ?
+Thế nào là tính từ?
+Thế nào là quan hệ từ? 
-Nối tiếp nhau trả lời.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Treo bảng phụ có ghi sẵn định nghĩa HS đọc.
-Yêu cầu HS tự phân loại các từ in đậm trong đoạn văn thành động từ, tính từ, quan hệ từ.
-Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-1 HS đọc thành tiếng. 
-1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
-Nhận xét bài bài bạn, nếu sai thì sửa lại.
-Chữa bài (nếu sai)
Bài 2
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta. 
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-1 HS làm trên giấy khổ to. HS dưới lớp làm vào vở.
-Gọi HS làm ra giấy dán phiếu, đọc phiếu. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa.
-Nhận xét, bổ sung.
-Gọi một số HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng em. 
-3 đến 5 HS đọc đoạn văn mình viết.
-Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
C. Củng cố -dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện:
PA-XTƠ VÀ EM BÉ
I. MỤC TIÊU: 
-Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Pa-xtơ và em bé bằng lời của mình.
-Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện. Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.
	-Hiểu nội dung truyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
-Gọi 2 HS kể lại một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã làm hoặc chứng kiến.
-2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện.
-Nhận xét, cho điểm từng HS.
-Nhận xét bạn kể chuyện.
B. Dạy -học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể chuyện
a. GV kể chuyện
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
-Quan sát, nhận xét.
-GV kể chuyện lần 1.
-Yêu cầu HS nhắc lại tên các nhân vật. GV ghi nhanh lên bảng.
-Bác sĩ Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, người mẹ.
-GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ
-Yêu cầu HS nêu nội dung chính của mỗi tranh. Khi có câu trả lời đúng, GV kết luận và ghi dưới mỗi tranh.
-HS nối tiếp nhau phát biểu đến khi có câu trả lời đúng. Mỗi HS chỉ nêu 1 tranh.
b. Kể trong nhóm
+Cho HS trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
-HS kể trong nhóm theo 2 vòng:
+Vòng 1: mỗi bạn kể 1 tranh.
+Vòng 2: kể cả câu chuyện .
c. Kể trước lớp.
-Gọi HS thi kể tiếp nối.
-2 nhóm HS mỗi nhóm 6 HS thi kể. Mỗi HS chỉ kể về nội dung 1 tranh.
-Gọi HS kể toàn truyện.
-2 HS kể toàn bộ truyện trước lớp.
-GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
-HS nêu ý kiến.
+Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép?
+Pa-xtơ muốn em bé khỏi bệnh...chưa thử nghiệm trên cơ thể người.
-Câu chuyện muốn nói điều gì?
-Nhận xét, cho điểm HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện. 
+Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ.
C. Củng cố -dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
Tập đọc : Thứ năm ngày 27 thsngs 11 năm 2008
 HẠT GẠO LÀNG TA
I. MỤC TIÊU: 
-Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
-Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ. Chú ý đọc vắt dòng giữa các dòng thơ.
	-Hiểu nội dung bài: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Tranh minh hoạ trang 139, SGK. -Bảng phụ có viết khổ thơ 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
-Đọc và trả lời câu hỏi bài “Chuỗi ngọc lam:
-Nhận xét và cho điểm HS.
-2 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi.
-Nhận xét.
B. Dạy -học bài mới
1. Giới thiệu bài:
-Lắng nghe.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
-Gọi 5 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ (3 lượt). 
-HS đọc bài theo trình tự từng khổ thơ.
-Gọi HS đọc phần Chú giải.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối . 
-GV đọc mẫu.
-Theo dõi.
b. Tìm hiểu bài
+Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
+Vị phù, nước trong hồ, công lao của mẹ
+Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo? 
...Giọt mồ hôi sa ... Mẹ em xuống cấy...
-GV chốt ý.
-Theo dõi.
+Tuổi nhỏ đã góp công sức ntn để làm ra hạt gạo?
+Cùng mọi người tát nước chống hạn, bắt sâu cho lúa, gánh phân bón cho lúa.
+Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
-GV treo tranh giảng và chốt ý.
+Vì hạt gạo rất quý, làm nên nhờ công sức của bao người.
+Qua phần vừa tìm hiểu em hãy nêu nội dung chính của bài thơ.
-Trao đổi trả lời
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. 
-5 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 2:
+Treo bảng phụ có viết đoạn thơ.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Theo dõi GV đọc mẫu và tìm cách đọc.
+2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-3 HS thi đọc diễn cảm. 
-Nhận xét, cho điểm HS.
-Tổ chức cho HS học thuộc lòng.
-HS tự học thuộc lòng.
C. Củng cố -dặn dò -Nhận xét tiết học.
-Soạn bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo. 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU: 
Thực hành viết biên bản một cuộc họp: đúng nội dung, hình thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng lớp viết sẵn nội dung biên bản và gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
-Hỏi: Thế nào là biên bản? Biên bản thường có nội dung nào?
-2 HS nối tiếp nhau trả lời.
-Nhận xét, cho điểm từng HS.
-Nhận xét.
B. Dạy -học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
GV nêu: Tiết học hôm nay các em cùng thực hành viết biên bản về một cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội em.
-HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
-Gọi HS đọc đề bài tập.
-2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-GV lần lượt nêu câu hỏi giúp HS định hướng về biên bản họp mình sẽ viết:
-HS nối tiếp nhau giới thiệu về cuộc họp mình định viết biên bản.
+Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp bàn việc gì?
* Biên bản cuộc họp chi đội.
* Cuộc họp bàn chuẩn bị đại hội chi đội. 
+Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
-HS tự trả lời.
+Cuộc họp có những ai tham dự?
+Ai điều hành cuộc họp?
+Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì?
+Kết luận cuộc họp như thế nào?
-Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
-4 HS tạo thành 1 nhóm, trao đổi và viết biên bản.
-Gọi từng nhóm đọc biên bản. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
-4 nhóm đọc biên bản của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét.
-Nhận xét, cho điểm từng nhóm viết đạt yêu cầu.
C. Củng cố -dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản ở lớp quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_14.doc