Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 15 - Lê Thành Long

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 15 - Lê Thành Long

Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

- Hiểu nôi dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ SGK trang 114.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 15 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 15. 
	Từ ngày :	 21/11/2011.
	Đến ngày :25/11/2011.
Năm học: 2011 - 2012
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
 / / 
3
Chính tả 
Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
 / / 
5
Luyện từ & câu 
Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc 
 / / 
7
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
 / / 
9
Tập đọc 
Về ngôi nhà đang xây 
 / / 
10
Tập làm văn 
Luyện tập tả người (tả hoạt động) 
 / / 
13
Luyện từ & câu 
Tổng kết vốn từ 
 / / 
14
Tập làm văn
Luyện tập tả người (tả hoạt động) 
 / / 
17
KÝ DUYỆT
19
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 15.
Tiết: 29.
Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nôi dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 114. 
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
 - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
+ Bài thơ cho em hiểu điều gì?
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ, lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
B- DẠY BÀI MỚI
1- Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả cảnh vẽ trong tranh.
- Quan sát tranh minh họa, chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
- Giới thiệu: Người dân miền núi nước ta rất ham học. Bài đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo phản ánh một khía cạnh quan trọng của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người – đấu tranh chống lạc hậu. Qua bài đọc này, ta sẽ thấy đựơc nguyện vọng tha thiết của già làng và người dân buôn Chư Lênh đối với việc học tập như thế nào ?
2- Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có),
- Học sinh đọc bài, mỗi em một đoạn theo trình tự:
Đoạn 1: từ đầu... dành cho khách quý.
Đoạn 2: từ Y Hoa đến bên... sau khi chém nhát dao.
Đoạn 3: từ già Rok... xem cái chữ nào?
Đoạn 4: phần còn lại.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc to phần chú giải cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc từng đoạn.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ: như đi hội, vừa lùi, vừa trải, thẳng tắp, mịn như nhung, trang trọng nhất, xoa tay, vui hẳn, ùa theo, thật to, thật đậm, Bác Hồ, bao nhiêu,
b)Tìm hiểu bài 
- GV chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Làm việc theo nhóm để tìm hiểu bài. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc.
- Gọi 1 HS điều khiển cả lớp báo cáo kết quả tìm hiểu bài. GV chỉ theo dõi, bổ sung, hỏi thêm khi cần.
- 1 HS điều khiển các bạn trao đổi tìm hiểu bài bằng cách nêu câu hỏi, mời các bạn nêu ý kiến và bổ sung để đi đến thống nhất.
* Câu hỏi tìm hiểu bài:
* Các câu trả lời đúng là:
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ?
- Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
- Người dân Chư Lênh đón tiến cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
- Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sán bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
- Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đọi và yêu quý “ cái chữ”? 
- Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
- Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào?
- Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết chữ cho mọi người xem.
- Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ?
- VD: Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. / Người Tây Nguyên muốn cho con em mình đựơc biết chữ, học hỏi được nhiều điều lạ, điều hay. / Người Tây Nguyên hiểu: chữ viết mang lại sự hiểu biết, mang lại hạnh phúc, ấm no.
- Bài văn cho em biết điều gì?
- Bài văn cho em biết người Tây Nguyên rất yêu quý cô giáo và nguyện vọng mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- Cả lớp ghi nội dung chính của bài vào vở, 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung chính của bài.
- Kết luận: Nhắc lại nội dung chính của bài.
- Lắng nghe.
c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn của bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp theo dõi. Sau đó 1 HS nêu ý kiến về giọng đọc, HS cả lớp bổ sung, thống nhất cách đọc.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3 – 4.
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại ý nghĩa của bài.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Về ngôi nhà mới xây.
____________________________________________
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 15.
Tiết: 15.
Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được bài tập 2a/b hoặc BT3a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ GV soạn. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Một vài tờ giấy khổ to, bút dạ.
Hai, ba tờ phiếu khổ to viết những câu văn có tiếng cần điền trong BT3a hoặc 3b.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Yêu cầu HS viết các từ có vần ao/au.
- 2 HS viết trên bảng lớp. HS dưới lớp viết vào nháp.
- Nhận xét chữ viết của HS.
B- DẠY BÀI MỚI
1- Giới thiệu bài: 
- GV nêu: Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe – viết đoạn cuối trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo và làm bài tập chính tả phân biệt các tiếng có thanh hỏi / thanh ngã.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ tiết học.
2- Hướng dẫn hs nghe, viết 
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- Hỏi: Đoạn văn cho em biết điều gì?
- Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS đọc, tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm và nêu các từ khó.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc, viết các từ vừa tìm được.
- 2 học sinh đọc các từ vừa tìm. Sau đó 1 HS đọc cho cả lớp viết vào vở nháp.
c) Viết chính tả 
- Nhắc HS viết hoa các tên riêng. Đọc cho HS viết.
d) Soát lỗi chính tả.
3- Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2:Chọn bài tập 2b.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để làm bài. Gợi ý HS chỉ tìm các từ có nghĩa.
4 HS tạo thành 1 nhóm cùng thảo luận và tìm từ. 1 nhóm viết vào giấy khổ to các nhóm khác viết vào vở.
- Gọi nhóm làm vào giấy khổ to dán bài làm lên bảng. Yêu cầu HS các nhóm khác bổ sung từ mà nhóm bạn còn thiếu. GV ghi nhanh lên bảng.
- 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét các từ đúng.
Ví dụ các từ:
b)
- bỏ ( bỏ đi ) – bõ ( bõ công )
- bẻ ( bẻ cành ) – bẽ (bẽ mặt )
- cải ( rau cải ) – cãi ( tranh cãi)
- cổ ( cái cổ ) – cỗ ( ăn cỗ)
- dải ( dải băng ) – dãi ( nước dãi )
- đổ ( đổ xe) – đỗ ( đỗ xe )
- mỏ (mỏ than ) – mõ ( cái mõ )
- mở ( mở cửa ) – mỡ ( thịt mỡ)
- nỏ ( củi nỏ ) – nõ ( nõ điếu )
- ngỏ ( để ngỏ ) – ngõ ( ngõ xóm )
- rỏ ( rỏ giọt ) – rõ ( nhìn rõ )
- rổ ( cái rổ) – rỗ ( rỗ hoa )
- tải ( xe tải ) – tãi (tãi lúa )
Bài tập 3:
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài bằng cách dùng bút chì viết tiếng còn thiếu vào vở bài tập tiếng Việt.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng/ sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
- Yêu cầu HS đọc toàn bộ câu chuyện sau khi đã được điền từ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Nêu câu hỏi giúp HS hiểu rõ tính khôi hài của câu chuyện: Câu nói của nhà phê bình ở cuối câu chuyện cho thấy ông đánh giá sáng tác mới của nhà vua thế nào ?
+ Câu nói của nhà phê bình ngụ ý:  ... 
- Yêu cầu HS viết đoạn văn. Nhắc HS có thể dựa vào kết quả đã quan sát hoạt động của một người mà em đã ghi lại để viết.
- 1 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vờ.
- Gọi HS viết vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV sửa chữa cho HS.
- 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung sửa chữa cho bạn.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. GV chú ý sửa chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng HS.
- 3 HS đọc đoạn văn của mình.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và quan sát, ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé đang tuổi tập nói tập đi.
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: 15.
Tiết: 30.
Bài: TỔNG KẾT VỐN TỪ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu dược một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò , bạn bè theo y/c của BT1,2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo y/c BT3 (Chọn 3 trong số 5 ý a,b,c,d,e.)
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo y/c BT4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với các từ có tiếng phúc mà em tìm được ở tiết trước.
- 3 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS đặt 1 câu.
- Hỏi:
+ Thế nào là hạnh phúc?
+ Em quan niệm thế nào là một gia đình hạnh phúc?
+ Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ “hạnh phúc”?
- 3 HS noi61 tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Tiết học hôm nay các em sẽ tổng kết vốn từ về các từ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn. Viết đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể.
- HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Hoạt động trong nhóm. 4 nhóm viết vào giấy khổ to, mỗi nhóm làm 1 phần của bài.
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu mỗi nhóm tìm từ theo một yêu cầu a, hoặc b, c, d.
- Gọi 4 nhóm làm trên giấy dán bài lên bảng, đọc, đọc các từ nhóm mình tìm được. Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung từ nhóm bạn chưa tìm được.
- Nhận xét, bổ sung các từ không trùng lặp.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
Những từ ngữ chỉ:
a) Từ ngữ chỉ người thân trong gia đình: cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cố, cụ, thím, mợ, cô, bác, anh, chị, em, cháu, chắt, chút, dượng, anh rể, chị dâu.
b) Từ ngữ chỉ người gần gũi trong trường học: thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, anh chị lớp trên, các em lớp dưới, anh chị phụ trách đội, bác bảo vệ, cô lao công...
c) Từ ngữ chỉ các nghề nghiệp: công nhân, nông dân, họa sĩ, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, thủy thủ, hải quân, phi công, tiếp viên hàng không, thợ lặn, thợ dệt, thợ điện, bộ đội, công an, quân dân tự vệ, học sinh, sinh viên...
d) Từ ngữ chỉ các dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Khơ- mú, Giáy, Ba- na, Ê- đê, Gia- rai, Xơ- đăng, Tà – ôi... 
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Gọi HS nêu câu thành ngữ, tục ngữ của mình tìm được. GV ghi nhanh các chữ đầu của câu thành ngữ, tục ngữ lên bảng.
- Nối tiếp nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ cần nêu một câu.
- Nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức, thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- Viết vào vở tục ngữ, thành ngữ, ca dao đã tìm được.
Các câu thành ngữ, tục ngữ:
a)Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình: 
- Chị ngã, em nâng.
- Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
- Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
- Con có cha như nhà có nóc 
Con hơn cha là nhà có phúc.
- Cá không ăn muối cá ươn 
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
- Con hát mẹ khen hay.
- Chim có tổ, người có tông.
- Cắt dây bầu dây bí 
Ai nỡ cắt dây chị em.
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài 
Gà cùng một mẹ chó hoài đá nhau 
- Máu chảy ruột mềm.
- Tay đứt ruột xót.
b) Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
- Kính thầy yêu bạn 
- Tôn sư trọng đạo.
- Học thầy không tày học bạn.
c) Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ bạn bè
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Một cây làm chẳng nên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Bán anh em xa mua láng giềng gần.
- Bạn bè con chấy cắn đôi.
- Bạn nối khố.
- Bốn biển một nhà. 
- Buôn có bạn, bán có phường.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm cùng làm bài như các hoạt động ở bài 1.
Ví dụ về những từ ngữ:
a) Miêu tả mái tóc : đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, mượt mà, óng ả, óng mượt, lơ thơ, xơ xác, dày dặn, cứng như rễ tre...
b) Miêu tả đôi mắt: một mí, hai mí, bồ câu, ti hí, đen láy, đen nhánh, nâu đen, xanh lơ, linh lợi, linh hoạt, sinh động, tinh anh, tinh ranh, gian xảo, soi mói, láu lỉnh, sáng long lanh, mờ đục, lờ đờ, lim dim, trầm tư, trầm tĩnh, trầm buồm, trầm lặng, hiền hậu, mơ màng...
c) Miêu tả khuôn mặt: trái xoan vuông vức, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, bánh đúc, mặt choắt, mặt ngựa, mặt lưỡi cày...
d) Miêu tả làn da: trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, bánh nậm, mịn màng, mát rượi, mịn như nhung, nhẫn nhụi, căng bóng, nhăn nheo, sần sùi, xù xì, thô nháp...
e) Miêu tả vóc người: vạm vỡ, mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, nho nhã, thanh tú, vóc dáng thư sinh, còm nhom, gầy đét, dong dỏng, tầm thước, cao lớn, thấp bé, lùn tịt...
Bài tập 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- 1 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở.
- Yêu cầu HS làm vào giấy khổ to dán bài làm lên bảng, đọc đoạn văn. GV sửa chữa cho HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa tìm được, hoàn thành đoạn văn.
____________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 15.
Tiết: 30.
Bài: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Một số tranh ảnh sưu tầm được về những người bạn, những em bé kháu khỉnh độ tuổi này, nếu có.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- 3 HS mang đoạn văn lên cho GV chấm.
- Nhận xét ý thức học tập ở nhà của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Để chuẩn bị tốt cho một bài văn tả người. Tiết học hôm nay giúp các em lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người bạn hay tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi, viết đoạn văn tả hoạt động của em bé từ dàn ý đã lập.
- Lắng nghe để xác định nhiệm vụ tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý.
- 1 HS làm bài vào giấy khổ to, cả lớp làm vào vở.
- Gợi ý HS:
- Mở bài:
Giới thiệu em bé định tả: Em bé đó là bé trai hay bé gái? Tên bé là gì? Bé mấy tuổi. Bé là con nhà ai? Bé có nét gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
- Thân bài:
Tả bao quát về hình dáng của bé:
+ Thân hình bé như thế nào?
+ Mái tóc.
+ Khuôn mặt (miệng, má, răng).
+ Tay chân.
Tả hoạt động của bé: Nhận xét chung về bé. Em thích nhất lúc bé làm gì? Em hãy tả những hoạt động của bé: khóc, cười, tập đi, tập nói, đòi ăn, chơi đồ chơi, làm nũng mẹ, xem phim hoạt hình, dùa nghịch,..
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về bé.
+ Yêu cầu HS viết vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp đọc, nhận xét, bổ sung để thành một dàn ý hoàn chỉnh.
- Nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa cho HS.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm bài vào giấy, cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng. GV cùng HS bổ sung, sửa chữa.
- Bổ sung, sửa chữa đoạn văn của bạn.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn của mình
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra viết.
____________________________________________
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_15_le_thanh_long.doc