Bài: TIẾT 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm bài thơ, đoạn văn; thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm : Giữ lấy màu xanh theo y/c của BT2
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo y/c của BT3
- HS , kh, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
-Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).
-Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TUẦN : 18. Từ ngày : 12/12/2011. Đến ngày :16/12/2011. Năm học: 2011 - 2012 MỤC LỤC PHÂN MÔN ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I NGÀY DẠY Trang Tập đọc Tiết 1 / / 3 Chính tả Tiết 2 / / 5 Luyện từ & câu Tiết 3 / / 6 Kể chuyện Tiết 4 / / 7 Tập đọc Tiết 5 / / 8 Tập làm văn Tiết 6 / / 9 Luyện từ & câu Tiết 7 / / 10 Tập làm văn Tiết 8 / / 10 KÝ DUYỆT 11 Môn: TIẾNG VIỆT. Tuần: 18 . Tiết: . Bài: TIẾT 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm bài thơ, đoạn văn; thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn. - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm : Giữ lấy màu xanh theo y/c của BT2 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo y/c của BT3 - HS , khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: -Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể). -Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê III. CÁC PP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: -Trao đổi nhóm nhỏ IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - 8 phiếu mỗi phiếu ghi tên 1 trong bài tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ, Mùa thảo quả, Người gác rừng tí hon, Trồng rừng ngập mặn, Chuỗi ngọc lam, Buôn Chư Lênh đón cô giáo, Thầy thuốc như mẹ hiền, Thầy cúng đi bệnh viện. - 5 phiếu mỗi phiếu ghi tên các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng: Tiếng vọng, Hành trình của bầy ong, Hạt gạo làng ta, Về ngôi nhà đang xây, Ca dao về lao động sản xuất. - Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê. V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.GIỚI THIỆU BÀI - Nêu mục tiêu của tiết học. - Lắng nghe để xác định nhiệm vụ tiết học. 2. KIỂM TRA TẬP ĐỌC - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. - Lần lượt HS gắp thăm bài (mỗi lượt 5 đến 7 HS), HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi HS kiểm tra xong thì tiếp nối 1 HS lên gắp thăm yêu cầu. - Yêu cầu HS đọc bài đã gắp thăm được và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bài đọc và trả lời của bạn. - Theo dõi, nhận xét. - Cho điểm trực tiếp HS (theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo). - Theo dõi, nhận xét. - Chú ý: Tuỳ theo chất lượng và số lượng HS lớp mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra đọc. Những HS chưa đạt yêu cầu GV không lấy điểm mà dặn HS về nhà chuẩn bị để được kiểm tra vào tiết sau. Nội dung này được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 6 của tuần 18. 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp cùng nghe. - Hỏi: - Tiếp nối nhau trả lời: + Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào? + Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung Tên bài – Tác giả – Thể loại. + Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh. + Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh: Chuyện một khu vườn nhỏ, Tiếng vọng, Mùa thảo quả, Hành trình của bầy ong, Người gác rừng tí hon, Trồng rừng ngập mặn. + Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, mấy hàng ngang? + Như vậy, bảng thống kê có 3 cột dọc: Tên bài – Tên tác giả – Thể loại và 7 hàng ngang: 1 hàng là yêu cầu 6 hàng tiếp theo là 6 bài tập đọc. - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS mở Mục lục sách để tìm bài cho nhanh. - HS cả lớp làm bài vào vở, 1 nhóm làm trên bảng phụ. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - HS nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Chữa bài (nếu sai). Giữ lấy màu xanh TT TÊN BÀI TÁC GIẢ THỂ LOẠI 1 Chuyện một khu vườn nhỏ Vân Long Văn 2 Tiếng vọng Nguyễn Quang Thiều Thơ 3 Mùa thảo quả Ma Văn Kháng Văn 4 Hành trình của bầy ong Nguyễn Đức Mậu Thơ 5 Người gác rừng tí hon Nguyễn Thị Cẩm Châu Văn 6 Trồng rừng ngập mặn Phan Nguyên Hồng Văn Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Làm bài vào vở. - Gợi ý HS: Em nên đọc lại chuyện Người gác rừng tí hon để có được những nhận xét chính xác về bạn. Em hãy nói về bạn như một nhân vật trong truyện. - Yêu cầu HS đọc bài làm của mình. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình. - Nhận xét, cho điểm từng HS nói tốt. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị tiết sau. ____________________________________________ Môn: TIẾNG VIỆT Tuần: 18 . Tiết: 2. BÀI: TIẾT 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Mức độ y/c về kĩ năng đọc như tiết 1 - Lập được bảng TK các bài TĐ trong chủ điểm Vì hạnh phúc của con người theo y/c BT2. - Biết trình bày cảm nhận cái hay của một số câu thơ của BT3. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: -Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể). -Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê. III. CÁC PP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: -Trao đổi nhóm nhỏ. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1). - Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê. V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. GIỚI THIỆU BÀI - Nêu mục tiêu tiết học. - Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học. 2.KIỂM TRA ĐỌC - Tiến hành như tiết 1. 2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT Bài 2 - GV tổ chức cho HS làm bài tương tự như cách tổ chức bài tập 2 tiết 1. - Bài giải: TT TÊN BÀI TÁC GIẢ THỂ LOẠI 1 Chuỗi ngọc lam Phun-tơn O-xlo Văn 2 Hạt gạo làng ta Trần Đăng Khoa Thơ 3 Buôn Chư Lênh đón cô giáo Hà Đình Cẩn Văn 4 Về ngôi nhà đang xây Đồng Xuân Lan Thơ 5 Thầy thuốc như mẹ hiền Trần Phương Hạnh Văn 6 Thầy cùng đi bệnh viện Nguyễn Lăng văn Bài 3 - Tổ chức cho HS làm bài tương tự như bài 3 của tiết 1. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị tiết sau. Môn: TIẾNG VIỆT Tuần: 18 . Tiết: 3. BÀI: TIẾT 3 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Mức độ y/c về kĩ năng đọc như tiết 1 - Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường - HS khá, giỏi nhận biết được một số biẹn pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ bài văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL (như ở Tiết 1). - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. GIỚI THIỆU BÀI - Nêu mục tiêu tiết học. - Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học. 2.KIỂM TRA ĐỌC - Tiến hành tương tự như tiết 1. 2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe. - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ: + Tìm các từ chỉ sự vật trong môi trường thuỷ quyển , sinh quyển, khí quyển. + Tìm các từ chỉ những hành động bảo vệ môi trường: thuỷ quyển , sinh quyển, khí quyển. - Hoạt động trong nhóm. Mỗi nhóm làm theo 1 yêu cầu, 6 nhóm làm vào giấy khổ to. - Yêu cầu các nhóm làm vào giấy khổ to dán lên bảng. Các nhóm có cùng nội dung bổ sung thêm các từ ngữ mà nhóm bạn chưa có. GV ghi nhanh lên bảng. - Các nhóm làm vào giấy khổ to lên báo cáo kết quả làm bài. - Gọi HS đọc các từ trên bảng. - 6 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS viết vào vở các từ đúng. Viết vào vở. - Ví dụ: Sinh quyển (môi trường động, thực vật ) Thủy quyển ( môi trường nước ) Khí quyển ( môi trường không khí ) Các sự vật trong môi trường Rừng ; con người ; thú ( hổ, báo, cáo, chồn, khỉ, vượn, hươu, nai, rắn, thằn lằn, dê, bò, ngựa, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng.... ) ; chim ( cò, vạc, bồ nông, sếu, đại bàng, đà điểu... ) ; cây lâu năm ( lim, gụ, sến, táu, thông... ) ; cây ăn quả ( cam, quýt, xoài, chanh, mận, ổi, mít, na... ) ; cây rau ( rau muống, cải cúc, rau cải, rau ngót, bí đau, bí đỏ, xà lách... ) ; cỏ Sông, suối, ao, hồ biển, đại dương, khe, thác , kênh, mương, ngòi, rạch, lạch.... Bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu... Những hành động bảo vệ môi trường Trồng cây gây rừng ; phủ xanh đồi trọc ; cấm đốt nương ; trồng rừng ngập mặn ; chống đánh bắt cá bằng mìn ; bằng điện ; chống săn bắn thú rừng ; chống buôn bán động vật hoang dã... Giữ sạch nguồn nước ; xây dựng nhà máy nước ; lọc nước thải công nghiệp... Lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải ; chống ô nhiễm bầu không khí... 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được, tiếp tục luyện đọc để ôn luyện tiết 4. ____________________________________________ Môn: TIẾNG VIỆT. Tuần: 18 . Tiết: 4. BÀI: TIẾT 4 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Mức độ y/c về kĩ năng đọc như tiết 1 - Nghe viết đúng bài chính tả, viết đúng ten phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta- sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như Tiết 1). - Ảnh minh hoạ người Ta-sken trong trang phục dân tộc và chợ Ta-sken (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.GIỚI THIỆU BÀI - Nêu mục tiêu tiết học. - Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học. 2. KIỂM TRA ĐỌC - Tiến hành tương tự như tiết 1. 3. VIẾT CHÍNH TẢ a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn. - 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. - Hỏi: Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ ở Ta-sken. - HS tiếp nhau phát biểu các hình ảnh mà mình yêu thích. b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - HS tìm và nêu các từ khó. - Yêu cầu học sinh luyện đọc và viết các từ vừa tìm được. - HS đọc và viết các từ vừa tìm được. c) Viết chính tả d) Thu, chấm bài 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài ôn tập tiết 5. ____________________________________________ Môn: TIẾNG VIỆT Tuần: 18 . Tiết: 5. BÀI: TIẾT 5 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa, kể lại được kết quả học tập rèn luyện của bản thân trong HK1, đủ 3 phần (Phần đầu thư, phàn chính và phần cuối thư) , đủ ND cần thiết. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: -Thể hiện sự cảm thông. -Đặt mục tiêu. III. CÁC PP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: -Rèn luyện theo mẫu. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - HS chuẩn bị giấy viết thư. V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.GIỚI THIỆU BÀI - Nêu mục tiêu bài học. - Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học. 2.THỰC HÀNH VIẾT THƯ 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp. - Hướng dẫn HS cách làm: - HS làm bài cá nhân. + Nhớ lại cách viết thư đã học ở lớp 3. + Đọc kỹ các gợi ý trong SGK. + Em viết thư cho ai? Người ấy đang ở đâu? + Dòng đầu thư viết thế nào? + Em xưng hô với người thân như thế nào? + Phần nội dung thư nên viết: Kể lại kết quả học tập và rèn luyện của mình trong học kỳ 1. đầu thư: Thăm hỏi tình hình sức khoẻ, cuộc sống của người thân, nội dung chính em kể về kết quả học tập, rèn luyện, sự tiến bộ của em trong học kỳ 1 và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong học kỳ 2. cuối thư em viết lời chúc người thân mạnh khoẻ, lời hứa hẹn, chữ ký và ký tên. - Yêu cầu HS viết thư. - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bức thư của mình, GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS. - 3 – 5 HS đọc bức thư của mình. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Môn: TIẾNG VIỆT Tuần: 18 . Tiết: 6. Bài: TIẾT 6 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Mức độ y/c về kĩ năng đọc như tiết 1. - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT1,2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1). - Phiếu học tập cá nhân: PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên: Lớp: 1. Đọc và trả lời câu hỏi: Chiều biên giới em ơi Chiều biên giới em ơi Có nơi nào cao hơn Có nơi nào đẹp hơn Như đầu sông, đầu suối Khi mùa đào hoa nở Như đầu mây đầu gió Khi mùa sở ra cây Như quê ta – ngọn núi Lúa lượn bậc thang mây Như đất trời biên cương Mùi tảo ngát hương bay Chiều biên giới em ơi Rừng chăng dây điện sáng Ta nghe tiếng máy gọi Như nghe tiếng cuộc đời Lòng ta thầm mê say Trên nông trường lộng gió Rộng như trời mênh mông. Lò Ngân Sủn Sở: Cây cùng họ với chè, lá hình trái xoan có răng cưa, hạt ép lấy dầu để ăn và dùng trong công nghiệp. a) Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương. b) Tìm trong khổ thơ 1, các từ đầu và từ ngọn được dùng theo nghĩa giốc hay nghĩa chuyển? c) Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ? d) Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em? III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.GIỚI THIỆU BÀI - Nêu mục tiêu tiết học. - Lắng nghe và xác định mục tiêu tiết học. Ìn. KIỂM TRA ĐỌC - Tiến hành tương tự như tiết 1. 2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP - Gọi HS đọc yêu cầu. - 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân trên phiếu. - HS tự làm bài vào phiếu. Chữa bài. - Gọi HS tiếp nối trình bày câu trả lời của mình. - 4 – 6 HS tiếp nối nhau trình bày bài làm của mình. - Câu d) GV cho nhiều HS đọc câu văn miêu tả của mình. - Gọi nhiều HS đọc câu văn của mình. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Chữa bài nếu sai: a) Biên giới. b) Nghĩa chuyển. c) Đại từ xưng hô: em và ta. d) HS viết tuỳ theo cảm nhận của bản thân. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và làm tốt tiết 7, tiết 8. ____________________________________________ TIẾT 7 - Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HK1(Nêu ở tiết 1, ôn tập) ____________________________________________ TIẾT 8 - Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HK1: - Nghe viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ / 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi). DUYỆT
Tài liệu đính kèm: