Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 9 - Lê Thành Long

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 9 - Lê Thành Long

Bài: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ SGK trang 85.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 9 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 09.
	Từ ngày : 10 – 10 – 2011. 
	Đến ngày : 14 – 10 – 2011.
Năm học: 2011 - 2012
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Cái gì quý nhất
 / / 
3
Chính tả 
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
 / / 
6
Luyện từ & câu 
Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
 / / 
8
Tập đọc 
Đất Cà Mau
 / / 
9
Tập làm văn 
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
 / / 
12
Luyện từ & câu 
Đại từ
 / / 
14
Tập làm văn
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
 / / 
17
KÝ DUYỆT
20
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 09.
Tiết: 17.
Bài: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 85.
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài Trước cổng trời và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là “Cổng trời”?
+ Em thích cảnh vật nào trong bài thơ? Vì sao?
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
- 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ và lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Hỏi: Theo em trên đời này cái gì quý nhất?
- Tiếp nối nhau trả lời theo suy nghĩ.
- Giới thiệu: Cái gì quý nhất là vấn đề mà rất nhiều bạn học sinh tranh cải, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Cái gì quý nhất, để xem ý kiến của mọi người ra sao.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu 3 HS luyện đọc tiếp nối từng phần của truyện (2 lựơt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Một hôm, trên đường đi học vềsống được không?
+ HS 2: Quý và Namthầy giáo phân giải.
+ HS 3: Nghe xongthì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi gần nhau đọc tiếp nối từng đoạn như trên (đọc 2 vòng).
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- GV đọc toàn bài, chú ý cách đọc như sau:
+ Toàn bài đọc với giọng kể chuyện, chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật. Giọng Hùng, Quý, Nam: Sôi nổi, hào hứng; giọng thầy giáo: ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: quý nhất, lúa gạo, không ăn, không đúng, quý như vàng, thì giờ, thì giờ quý hơn vàng, bạc, sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai, ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ, người lao động
b) Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng đọc thầm bài và trao đổi, thảo luận, trả lời từng câu hỏi trong SGK.
- Đọc thầm bài, trao đổi, trả lời câu hỏi trong SGK theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Gọi 1 HS lên điều khiển các bạn tìm hiểu bài. Nhắc HS này sử dụng các câu hỏi của SGK và có thể nêu các câu hỏi khác. GV theo dõi Kết luận, hoặc bổ sung câu hỏi tìm hiểu bài.
- 1 HS khá điều khiển cả lớp trao đổi, trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài.
- Các câu hỏi tìm hiểu bài:
- Câu trả lời:
+ Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì?
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất. Quý cho rằng vàng bạc quý nhất. Nam cho rằng thì giờ là quý nhất.
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
+ Hùng cho rằng lúa gạo là quý nhất vì con người không thể sống được mà không ăn.
+ Quý cho rằng vàng là quý nhất vì mọi người thường nói quý như vàng, có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
+ Nam cho rằng thì giờ là quý nhất vì người ta thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc, có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
+ Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
- Khi HS trả lời, GV ghi lên bảng nội dung trả lời thành bảng thống kê sau:
Nhân vật
Quan niệm về
Cái quý nhất
Lí lẽ bảo vệ
Hùng 
Lúa gạo 
Lúa gạo nuôi sống con người.
Quý 
Vàng 
Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam
Thì giờ 
Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
Thầy giáo 
Người lao động 
Người lao động làm ra lúa gạo, vàng, bạc và làm cho thì giờ không trôi qua vô vị. 
- GV giảng: Thầy giáo đã giảng giải để ba bạn hiểu ra. Đầu tiên thầy khẳng định lí lẽ và dẫn chứng ba bạn đưa ra đều đúng: Lúa gạo, vàng bạc và thì giờ đều rất quí nhưng chưa phải là quý nhất. Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua vô vị. Nên người lao động là quý nhất.
- Theo dõi.
+ Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lý do vì sao em chọn tên đó?
- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến:
+ Cuộc tranh luận thú vị: Vì đây là cuộc tranh luận của 3 bạn về vấn đề nhiều HS tranh cãi.
+ Ai có lý: Vì bài văn đưa ra một lí lẽ nhưng cuối cùng lí lẽ đúng nhất là: Người lao động là quý nhất.
+ Người lao động là quý nhất: Vì đây là kết luận có sức thuyết phục nhất của cuộc tranh luận.
- Ghi nội dung chính của bài: Người lao động là quý nhất.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 5 HS luyện đọc theo vai. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay nhất (như đã nêu ở mục tiêu của bài).
- HS đọc như sau:
+ HS 1: người dẫn chuyện.
+ HS 2: Hùng.
+ HS 3: Quý.
+ HS 4: Nam.
+ HS 5: thầy giáo. 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn kể về cuộc tranh luận của Hùng, Quý và Nam.
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4 HS.
- Cả lớp trao đổi, thống nhất về giọng đọc cho từng nhân vật.
+ Theo dõi GV đọc mẫu, để tìm cách đọc hay.
Hùng nói: Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?
Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam vội tiếp ngay: “ Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm được lúa gạo, vàng bạc!”.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
- 4 HS đọc diễn cảm theo vai (3 lượt).
- Nhận xét, khen ngợi nhóm đọc hay nhất, bạn đóng vai hay nhất.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Hỏi: Em hãy mô tả lại bức tranh minh hoạ của bài tập đọc và cho biết bức tranh muốn khẳng định điều gì?
- Tranh vẽ mọi người đều đang làm việc: nông dân đang gặt lúa, kĩ sư đang thiết kế, công nhân đang làm việc, thợ điêu khắc đang chạm trổ. Tranh vẽ để khẳng định rằng: Người lao động là quý nhất.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- 2 HS nhắc lại.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Đất Cà Mau.
__________________________________________________
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 09.
Tiết: 09.
Bài: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	-Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
-Làm được BT2a/b hoặc BT3a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng:
man – mang
vần – vầng
buôn – buông
vươn – vương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Yêu cầu HS tìm và viết các từ có tiếng chứa vần uyên, uyêt.
- 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét.
Gọi HS dưới lớp đọc các từ mình tìm được.
- Đọc các từ mình tìm được mà trên bảng chưa có.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng trên bảng?
- HS nêu các tiếng chứa nguyên âm yê có âm cuối thì dấu thanh được đánh dấu thanh được đánh ở chữ cái thứ hai của âm chính.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
GV nêu: Giờ chính tả hôm nay các em nhớ – viết bài tập đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và làm bài tập chính tả.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN VIẾT CHÍNH TẢ 
a) Trao đổi về nội dung bài thơ 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV hỏi: Bài thơ cho em biết điều gì?
- HS nêu: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông với sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS nêu các từ ngữ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ trên.
- GV hướng dẫn cách trình bày:
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi để rút ra cách trình bày bài thơ.
+ Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào?
+ Bài thơ có 3 khổ thơ, giữa mỗi khổ thơ để cách một dòng.
+ Trình bày bài thơ như thế nào?
+ Lùi vào 1ô, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ.
+ Trong bài thơ có những chữ nào phải viết hoa?
+ Trong bài thơ những chữ đầu dòng thơ và tên riêng Nga, Đà phải viết hoa.
c) Viết chính tả
d) Soát lỗi, chấm bài
2.3. Hướng da ... ay thế cho Quý và Nam.
+ Từ nó dùng để làm gì?
+ Từ nó dùng để thay thế cho chích bông ở câu trước.
- Kết luận: Các từ tớ, cậu, nó là đại từ. Từ tớ, cậu được dùng để xưng hô, thay thế cho các nhân vật trong truyện là Hùng, Quý và Nam. Từ nó là từ xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ chích bông ở câu trước để tranh lặp từ ở câu thứ hai.
- Lắng nghe.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp, cùng làm bài theo gợi ý sau:
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận để hoàn thành bài tập.
+ Đọc kỹ từng câu.
+ Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào?
+ Cách dùng ấy có gì giống với cách dùng ở bài tập 1.
- Gọi HS phát biểu.
- 2 HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Từ vậy thay thế cho từ thích. Cách dùng ấy giống ở bài tập 1 là tránh lặp từ.
+ Từ thế thay thế cho từ quý. Cách dùng ấy giống ở bài tập 1 là để tránh lặp từ ở câu tiếp theo.
- Kết luận: Từ vậy, thế là đại từ dùng thay thế cho các động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy. 
- Hỏi:
- 2 HS tiếp nối nhau phát biểu. 
+ Qua hai bài tập, em hiểu thế nào là đại từ?
+ Đại từ dùng để làm gì?
2.3. Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
- 3 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm để thuộc lòng ngay tại lớp.
- Yêu cầu HS đặt câu có dùng đại từ để minh hoạ cho phần Ghi nhớ . GV ghi nhanh câu HS đặt lên bảng.
- 3 HS tiếp nối nhau đặt câu.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài.
2.4. Luyện tập 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- GV yêu cầu HS đọc những từ in đậm trong đoạn thơ.
- Học sinh đọc các từ: Bác, Người, Ông Cụ, Người, Người, Người.
- Hỏi:
- HS suy nghĩ và trả lời:
+ Những từ in đậm ấy dùng để chỉ ai?
+ Những từ in đậm đó dùng để chỉ Bác Hồ.
+ Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
+ Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
- GV nêu những từ in đậm trong bài dùng để chỉ Bác Hồ để tránh lặp từ; các từ này được viết hoa để biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: Dùng bút chì gạch chân dưới các đại từ được dùng trong bài ca dao.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
 - Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò?
 - Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi
 Chẳng tin ông đến mà coi.
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét.
- GV hỏi: Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai?
- HS: Bài ca dao là lời đối đáp giữa nhân vật ông với con cò.
+ Các đại từ mày, ông, tôi, nó dùng để làm gì?
+ Các đại từ đó dùng để xưng hô, mày chỉ cái cò, ông chỉ người đang nói, tôi chỉ cái cò, nó chỉ cái diệc.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
Gợi ý:
+ Đọc kĩ câu chuyện.
+ Gạch chân dưới những danh từ được lặp lại nhiều lần.
+ Tìm đại từ thích hợp để thay thế cho danh từ ấy.
+ Viết lại đoạn văn sau khi đã thay thế.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận, làm bài theo hướng dẫn.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
- Đọc, nhận xét.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Viết bài.
Con chuột tham lam
 Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 09.
Tiết: 18.
Bài: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ để thuyết trình tranh luận một vấn dề đơn giản (BT1,2)
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
-Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
-Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
-Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
III. CÁC PP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
-Đóng vai
-Tự bộc lộ
-Thảo luận nhóm
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng:
Ý kiến của nhân vật
Lí lẽ, dẫn chứng mở rộng
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó?
+ Khi thuyết trình tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào?
- 2 HS tiếp nối nhau trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV giới thiệu: Các em đã biết các điều kiện cần thiết khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó. Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập thuyết trình, tranh luận về một vấn đề cho sẵn.
- Lắng nghe. 
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi 5 HS đọc phân vai truyện.
- 5 HS đọc phân vai: người dẫn truyện, Đất, Nước, Không khí, Aùnh sáng.
- Hướng dẫn tìm hiểu truyện:
- Nghe và lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì?
+ Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề: Cái gì cần nhất đối với cây xanh?
+ Ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
+ Ai cũng tự cho mình là người quan trọng, cần nhất đối với cây xanh:
- GV nghe HS trả lời và ghi nhanh lên bảng các ý sau:
+ Đất: có chất màu nuôi cây.
+ Đất nói: Tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi, cây không thể sống được. 
+ Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây.
+ Nước nói: Nếu chất màu không có nước vận chuyển thì cây xanh có lớn lên được không?
+ Không khí: cây xanh cần khí trời để sống.
+ Không khí nói: Không có khí trời thì tất cả cây cối đều chết rũ.
+ Ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh.
+ Ánh sáng nói: Thiếu ánh sáng thì sẽ không thể có màu xanh. Không có màu xanh thì còn gọi là cây xanh sao được!
+ Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
+ Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của từng em.
- Kết luận: đất, nước, không khí, ánh sáng là bốn điều kiện rất quan trọng đối với cây xanh. Nếu thiếu một trong bốn điều kiện trên cây xanh sẽ không thể phát triển được.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng trao đổi để mở rộng lý lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. Phát giấy khổ to cho từng nhóm.
4 HS tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi, thảo luận đưa ra ý kiến của mình và viết vào phiếu.
- Gợi ý: Các em phải tìm lí lẽ, dẫn chứng để mở rộng, phát triển để nói rõ ý kiến của mỗi nhân vật. Mỗi HS đóng vai 1 nhân vật để nói, khi trình bày các em xưng tôi.
Lắng nghe.
- GV gọi 1 nhóm lên đóng vai 4 nhân vật: Đất, Nước, Không khí, Ánh sáng tranh luận trước lớp. (Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.)
- 1 nhóm đóng vai tranh luận, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Sau khi nhóm bạn tranh luận, các HS khác bổ sung thêm cho từng bạn.
- Nhận xét, khen ngợi các em có lý lẽ, dẫn chứng hay.
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm có khả năng thuyết trình, tranh luận hay.
- Kết luận: Trong thuyết trình, tranh luận chúng ta cần phải nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bào vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật, các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật Đất, Nước, Không khí, Ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình đối cây xanh?
- Lắng nghe.
+ Cây xanh cần đất, nước, không khí, ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Không yếu tố nào ít cần thiết hơn đối với cây xanh.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
+ Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?
+ Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình.
+ Bài tập yêu cầu thuyết trình về vân đề gì?
+ Bài tập yêu cầu thuyết trình về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- HS suy nghĩ, làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào giấy khổ to.
- Gợi ý: Với yêu cầu này, các em không phải nhập vai trăng hay đèn mà các em tìm lí lẽ và dẫn chứng dựa vào hiểu biết của mình để cho mọi người thấy được sự cần thiết của cả trăng đèn. Các em tự trả lời các câu hỏi:
+ Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Tại sao nói cả trăng và đèn đều cần thiết cho sự sống?
Trăng và đèn đều có những ưu điểm và hạn chế nào?
- Gọi HS viết bài vào giấy khổ to, dán bài lên bảng, đọc bài. GV cùng HS nhận xét, sửa chửa.
- Gọi HS đọc bài, sửa chữa, nhận xét. 
- Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình.
- Nhận xét, sửa chữa, cho điểm từng HS tham gia thuyết trình đạt yêu cầu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài 2 vào vở, thuyết trình cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
____________________________________________
DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_9_le_thanh_long.doc