NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết đọc văn kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật.
2. Kĩ năng: - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân.
3. Thái độ: - Yêu mến kính trọng Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa bài học ở SGK.
- Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu TK 20, bến Nhà
Rồng. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc.
+ HS: SGK.
TUẦN 19 Thứ hai ngày 12 tháng 01 năm 2009 Tiết 37 TẬP ĐỌC: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết đọc văn kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật. 2. Kĩ năng: - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân. 3. Thái độ: - Yêu mến kính trọng Bác Hồ. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh họa bài học ở SGK. Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu TK 20, bến Nhà Rồng. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc. + HS: SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. KHỞI ĐỘNG: 2. BÀI CŨ: Ôn tập – kiểm tra. Giáo viên nhận xét cho điểm. 3.BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài mới: Bài giới thiệu 5 chủ điểm của phần 2 (môn TĐ, chủ điểm đầu tiên “Người công dân”, giới thiệu bài tập đọc đầu tiên “Người công dân số Một” viết về chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân tộc. Ghi bảng người công dân số 1. 2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh. Đoạn 1: “Từ đầu làm gì?” Đoạn 2: “Anh Lê hết”. Giáo viên luyện đọc cho học sinh từ phát âm chưa chính xác, các từ gốc tiếng Pháp: phắc – tuya, Sat-xơ-lúp Lô ba Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải và giúp các em hiểu các từ ngữ học sinh nêu thêm (nếu có) Luyện đọc theo cặp GV đọc mẫu 3. Tìm hiểu bài. Yêu cầu học sinh đọc phần giới thiệu, nhân vật, cảnh trí thời gian, tình huống diễn ra trong trích đoạn kịch và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Em hãy gạch dưới câu nói của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước? Giáo viên chốt lại: Những câu nói nào của anh Thành trong bài đã nói đến tấm lòng yêu nước, thương dân của anh, dù trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến vấn đề cứu dân, cứu nước, điều đó thể hiện trực tiếp của anh Thành đến vận mệnh của đất nước. Tìm chi tiết chỉ thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau. Giáo viên chốt lại, giải thích thêm cho học sinh: Sở dĩ câu chuyện giữa 2 người nhiều lúc không ăn nhập nhau về mỗi người theo đuổi một ý nghĩa khác nhau mạch suy nghĩ của mỗi người một khác. Anh Lê chỉ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân. 4. Rèn đọc diễn cảm. Giáo viên đọc diễn cảm đoạn kịch từ đầu đến làm gì? Hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm đoạn văn này, chú ý đọc phân biệt giọng anh Thành, anh Lê. Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thể hiện sự trăn trở khi nghĩ về vận nước. Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người yêu nước, nhưng suy nghĩ còn hạn hẹp. Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng các cụm từ. VD: Anh Thành! Có lẽ thôi, anh a! Sao lại thôi! Vì tôi nói với họ. Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? Cho học sinh các nhóm phân vai kịch thể hiện cả đoạn kịch. Giáo viên nhận xét. Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm. 4.CỦNG CỐ - DẶN DÒ: . Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi trong nhóm tìm nội dung bài. Đọc bài. Chuẩn bị: “Người công dân số 1 (tt)”. Nhận xét tiết học Hát Hoạt động cá nhân, lớp. 1 HSG đọc. Cả lớp đọc thầm. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch.(6HS/3 lượt) 1 học sinh đọc từ chú giải. Học sinh nêu tên những từ ngữ khác chưa hiểu. 2 học sinh đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch. Hoạt động nhóm, lớp. Học sinh đọc thầm và suy nghĩ để trả lời. HS*:Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn. HSK gạch dưới rồi nêu câu văn. VD: “Chúng ta là đồng bào không?”. “Vì anh với tôi nước Việt”. Học sinh phát biểu tự do. VD: Anh Thành gặp anh Lê để báo tin đã xin được việc làm nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. HSG Anh Thành không trả lời vài câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là qua 2 lần đối thoại. “ Anh Lê hỏi làm gì? Anh Thành đáp: người nước nào “Anh Lê nói đèn Hoa Kì”. Hoạt động cá nhân, nhóm. Đọc phân biệt rõ nhân vật. Học sinh các nhóm tự phân vai đóng kịch. Học sinh thi đua đọc diễn cảm. Hoạt động nhóm. Học sinh các nhóm thảo luận theo nội dung chính của bài. VD: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. Rút kinh nghiệm: . Tiết 19 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU GHÉP. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được câu ghép ở mục độ đơn giản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định các vế câu trong câu ghép. Đặt được câu ghép. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng học sinh ý thức sử dụng Tiếng Việt, yêu quý Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ô mục 1 để nhận xét. Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ô bài tập 1 - 4, 5 tờ giấy khổ to chép sẵn nội dung bài tập 3. + HS: III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KHỞI ĐỘNG: B. BÀI CŨ: Ôn tập kiểm tra. Giáo viên nhận xét C.BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài mới: Câu ghép. Tiết học hôm nay các con sẽ học câu ghép, vì thế các em cần chú ý để có thể nắm được khái niệm về câu ghép, nhận biết câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép và đặt được câu ghép. 2. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành, thảo luận. Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK. Bài 1: Yêu cầu học sinh đánh số thứ tự vào vị trí đầu mỗi câu. Yêu cầu học sinh thực hiện tiếp tìm bộ phận chủ – vị trong từng câu. Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh: Ai? Con gì? Cái gì? (để tìm chủ ngữ). Làm gì? Như thế nào/ (để tìm vị ngữ). Bài 2: Yêu cầu học sinh xếp 4 câu trên vào 2 nhóm: câu đơn, câu ghép. Giáo viên gợi câu hỏi: Câu đơn là câu như thế nào? Em hiểu như thế nào về câu ghép. Bài 3: Yêu cầu học sinh chia nhóm trả lời câu hỏi. Có thể tách mỗi vế câu trong câu ghép trên thành câu đơn được không? Vì sao? Giáo viên chốt lại, nhận xét cho học sinh phần ghi nhớ. v Hoạt động 2: Rút ghi nhớ. Phương pháp: Đàm thoại. Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. v Hoạt động 3: Luyện tập. Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh : Tìm câu ghép trong đoạn văn và xác định về câu của từng câu ghép. Giáo viên phát giấy bút cho học sinh lên bảng làm bài. Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho học sinh. Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Cho các con trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi đề bài. Giáo viên nhận xét, giải đáp. Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu đề bài. Gợi ý cho học sinh ở từng câu dấu phẩy ở câu a, câu b cho sẵn với vế câu có quan hệ đối chiếu. Từ vì ở câu d cho biết giữa 2 vế câu có quan hệ nhân quả. Giáo viên dán giấy đã viết nội dung bài tập lên bảng mời 4, 5 học sinh lên bảng làm bài. Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. D.CỦNG CỐ. - DẶN DÒ: Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức. Phương pháp: Động não, đàm thoại. Thi đua đặt câu ghép. Giáo viên nhận xét + Tuyên dương. Học bài. Chuẩn bị: “Cách nối các vế câu ghép”. - Nhận xét tiết học Hát Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp. 2 học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu đề bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu. Học sinh phát biểu ý kiến. 4 HSKG tiếp nối nhau lên bảng tách bộ phận chủ ngữ, vị ngữ bằng cách gạch dọc, các em gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ. VD: Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ / nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to. + Hễ con chó / đi chậm, con khỉ / cấu tại con chó giật mình. + Con chó / chạy sải thì khỉ / gò lưng như người phi ngựa. + Chó / chạy thong thả, khỉ / buông thõng tay, ngồi ngúc nga, ngúc ngắc. Học sinh nêu câu trả lời. HS*TB: Câu đơn do 1 cụm chủ vị tạo thành. HSKG: Câu do nhiều cụm chủ vị tạo thành là câu ghép. Học sinh xếp thành 2 nhóm. Câu đơn: 1 Câu ghép: 2, 3, 4. Học sinh trao đổi nhóm trả lời câu hỏi. VD: Không được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ, chặt chẽ với nhau tách mỗi vế câu thành câu đơn để tạo nên đoạn văn có những câu rời rạc, không gắn nhau nghĩa. Nhiều học sinh đọc lại phần ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm. Học sinh đọc đề bài. Cảø lớp đọc thầm đoạn văn làm việc cá nhân tìm câu ghép. 3 HS*TB được phát giấy lên thực hiện và trình bày trước lớp. VD: Trời/ xanh thẳm, biển/ cũng xanh thẳm như dâng lên cao. Trời/ cao mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơi sương. Trời/ ầm ầm dông gió. Biển/ đục ngầu, giận dữ. Trời/ ầm ầm dông gió. Biển/ đục ngầu, giận dữ. Biển/ nhiều khi rất đẹp, ai/ cũng thấy như thế. Cả lớp nhận xét. 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu. Học sinh phát biểu ý kiến. VD: Các vế của mỗi cau ghép trên không thể tách được những câu đơn vì chúng diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cả lớp đọc thầm lại. Học sinh làm việc cá nhân, các con viết vào chỗ trống vế câu thêm vào. 4 HSKG được mời lên bảng làm bài và trình bày kết quả. VD: + Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc. + Mặt trời mọc, sương t ... ù đúng. Từ câu chuyện có thể hiểu rộng ra trong xã hội, mỗi người lao động gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, đáng quý. C.CỦNG CỐ. DẶN DÒ: Bình chọn bạn kể chuyện hay. Tuyên dương. Tập kể lại chuyện. Nhận xét tiết học. -2HSKG lần lượt kể lại cââu chuyện. Cả lớp nhận xét. Hoạt động lớp. Học sinh lắng nghe và theo dõi. Hoạt động cá nhân, nhóm đôi. Từng cặp học sinh trao đổi, kể lại từng đoạn truyện theo tranh. Học sinh tiếp nối nhau thi đua kể chuyện từng đoạn. Nhiều học sinh thi đua kể toàn bộ câu chuyện. Cả lớp đọc thầm lại câu hỏi, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Học sinh trao đổi trong nhóm rồi trình bày kết quả. Ví dụ: Câu chuyện khuyên ta hãy nghĩ đến lợi ích chung của tập thể thực hiện, làm tốt nhiệm vụ được phân công, không nên nghĩ đến quyền lợi riêng của bản thân mình. Cả lớp nhận xét và bổ sung. Học sinh tự chọn. Rút kinh nghiệm . ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Tiết CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được 2 cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối (quan hệ từ hoặc từ hộ ứng) và nối trực tiếp (không dùng từ nối). 2. Kĩ năng: - Phân tích được của câu ghép (các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép) và bước đầu biết cách đặt câu ghép. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dùng đúng câu ghép. II. Chuẩn bị: + GV: 4 tờ giấy khổ to, mỗi tờ viết 1 câu ghép trong bài tập 1, 4 tờ giấy trắng để học sinh làm bài tập 2. + HS: III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Câu ghép. Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung ghi trong SGK. Giáo viên kiểm tra 3 học sinh làm miệng bài tập 3 và nhận xét vế câu em vừa thêm vào đã thích hợp chưa. 3. Giới thiệu bài mới: “Cách nối các vế câu ghép”. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Phần nhận xét. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thực hành. Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 và 2. Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng. Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trao đổi sau khi đã thực hiện xong các bài tập 1 và 2 của phần nhận xét em thấy các vế câu ghép được nối với nhau theo mấy cách? Giáo viên chốt lại lời giải đúng. v Hoạt động 2: Phần ghi nhớ. Phương pháp: Đàm thoại. Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. v Hoạt động 3: Phần luyện tập. Phương pháp: Thực hành, đàm thoại. Bài 1: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 1. Nhắc nhở học sinh chú ý đến 2 yêu cầu của bài tập tìm câu ghép trong đoạn văn nói cách liên kết giữa các vế câu trong từng câu ghép. Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng. v Hoạt động 4: Củng cố. Phương pháp: Thi đua. 5. Tổng kết - dặn dò: Ôn bài. Chuẩn bị: “MRVT: Công dân”. Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động cá nhân, lớp. 2 học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 1 và 2. Cả lớp đọc thầm. Học sinh dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép, khoanh tròn những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu (gạch mờ vào SGK). 4 học sinh lên bảng thực hiện rồi trình bày kết quả. VD: 1) súng kíp của ta mới bắn được một phát thì súng của họ đã bắn được năm sáu mươi phát. 2) Quân ta lấy súng thần công bốn lần rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn dược hai mươi viên. 3) Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. 4) Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre, đây là mái đình cong cong kia nữa là sân phơi. Học sinh trao đổi trong nhóm và trình bày kết quả của nhóm. VD: Có hai cách nối các vế câu ghép dùng từ nối và dùng dấu câu. Hoạt động cá nhân. Nhiều học sinh đọc nội dung ghi nhớ. Học sinh xung phong đọc ghi nhớ không nhìn sách. Hoạt động cá nhân. Học sinh đọc thầm lại yêu cầu bài tập. Học sinh suy nghĩ làm việc cá nhân các em gạch dưới các câu ghép tìm được khoanh tròn từ và dấu câu thể hiện sự liên kết giữa các vế câu. Nhiều học sinh phát biểu ý kiến. VD: Đoạn a có 1 câu ghép. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi/ nó kết thành to lớn nó lướt qua khó khăn/ nó nhấn chìm lũ cướp nước ® bốn vế câu được nối với nhau trực tiếp giữa các vế câu có dấu phẩy. Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu. Nó nghiến răng ken két/ nó cắn lại anh/ nó không chịu khuất phục. ® Ba vế câu nối với nhau trực tiếp giữa các vế cau có dấu phẩy. Đoạn c có 1 câu ghép với 3 vế câu. Chiếc lá / chú nhái bén / rồi chiếc thuyền xuôi dòng. ® Vế 1 và 2 nối trực tiếp bằng dấu phẩy vế 2 và 3 nối với nhau bằng quan hệ từ. Đoạn d có 2 câu ghép mỗi câu có 2 vế. Lòng sông / nước xanh trong ® 2 vế câu nối trực tiếp có dấu phẩy. Trời chiều / trăng lơ lửng bàng bạc ® 2 vế câu nối trực tiếp có dấu phẩy. Cả lớp nhận xét bổ sung. Hoạt động lớp. + Cho ví dụ các vế câu ghép (dãy A). + Nối các vế (dãy B). Thứ sáu ngày 16 tháng 01 năm 2009 Tiết 38 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP DỰNG ĐOẠN KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN TẢ NGƯỜI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về đoạn kết bài. 2. Kĩ năng: - Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu tự nhiên và mở rộng. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu quý người xung quanh và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ viết sẵn 2 cách kết bài: kết bài tự nhiên và kết bài mở rộng. + HS: SGK III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KHỞI ĐỘNG: B. BÀI CŨ: Luyện tập dựng đoạn mở bài trong bài văn tả người. Giáo viên chấm vở của 3, 4 học sinh làm bài viết 2 đoạn mở bài tả người mà em yêu thích, có tình cảm. Giáo viên nhận xét. C. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài mới: Luyện tập dựng đoạn kết bài văn tả người. Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập dựng đoạn kết bài. Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào? Giáo viên theo bảng phụ viết sẵn 2 cách kết bài. 2. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về đoạn MB. Phương pháp: Đàm thoại. Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, chỉ ra sự khác nhau của 2 cách kết bài trong SGK. Trong 2 đoạn kết bài thì kết bài nào là kết bài không mở rộng Kết bài nào là kết bài mở rộng. Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. Phương pháp: Thực hành. Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc lại 4 đề bài tập làm văn ở bài tập 2 tiết “luyện tập dựng đoạn mở bài trong bài văn tả người”. Giáo viên giúp học sinh hiều đúng yêu cầu đề bài. Mỗi em hãy chọn cho mình đề bài tả người trong 4 đề bài đã cho? Yêu cầu các em chọn đề tài, rồi viết kết bài theo kiểu không mở rộng và kết bài theo kiểu mở rộng. Giáo viên nhận xét, sửa chữa. Bài 3: Giáo viên nhắc lại yêu cầu đề bài gợi ý cho học sinh. Các em hãy tự nghĩ ra một đề bài văn tả người (không trùng với đề bài em chọn ở BT2)? Các em viết đoạn kết bài thích hợp với các đề em chọn theo cách tự nhiên hoặc mở rộng? Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm bài. Giáo viên nhận xét, đánh giá cao những đoạn kết bài hay. C.CỦNG CỐ- DẶN DÒ: á. Phương pháp: Thi đua. Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm. Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh kết bài đã viết vào vở. Chuẩn bị: “Ôn tập”. Nhận xét tiết học. Hát - 2 HS*TB đọc MB Cả lớp nhận xét. 2 cách kết bài. Kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng. Hoạt động lớp. 2 HS* đọc đề bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Học sinh phát biểu ý kiến. +VD: đoạn a: kết bài theo kiểu tự nhiên, ngắn gọn, tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả. +Đoạn b: kết bài theo kiểu mở rộng, sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, rồi bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội. Hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ. 1 HSTB đọc yêu cầu bài tập. 4 học sinh lần lượt tiếp nối nhau đọc 4 đề bài. Tả người thân trong gia đình. Tả một bạn cùng lớp. Tả một nghệ sĩ nào em thích. Học sinh tiếp nối nhau đọc đề bài mình chọn tả. Cả lớp đọc thầm lại suy nghĩ làm việc cá nhân. Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả làm bài. Cả lớp nhận xét, bổ sung. 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm. Học sinh suy nghĩ cá nhân rồi nêu đề bài em suy nghĩ. VD: Tả chú công an giao thông đang làm việc ở ngã tư đường phố. Tả bác thợ sơn đang làm việc. Tả một người gánh hàng rong thường đến bán ở khu phố em. Học sinh làm việc cá nhân, các em viết đoạn kết bài. Các em làm bài trên giấy xong thì dán lên bảng lớp và trình bày bài làm của mình. VD: Em yêu quý chú công an giao thông, trông chú thật vừa oai nghiêm, vừa dịu dàng, tỉ mỉ. Đường phố nhờ có chú mà trật tự an toàn, góp phần làm nên vẻ đẹp văn minh của đất nước. Cả lớp nhận xét, bình chọn người viết kết bài hay nhất. Hoạt động lớp. Bình chọn kết bài hay. Phân tích cái hay. Lớp nhận xét. Rút kinh nghiệm: .. .. ..
Tài liệu đính kèm: