Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Cát Khánh

Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Cát Khánh

Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ ?

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: - Giúp HS làm quen một số bảng tính thường gặp.

 - Khái niệm cơ bản về chương trình bảng tính và vai trò của bảng tính trong cuộc sống và học tập.

 2. Kĩ năng: - HS biết và hiểu được khái niệm bảng tính điện tử.

 - Một số tính năng chung của bảng tính điện tử.

 3. Thái độ: - Giúp HS biết cách biểu diễn thông tin khoa học.

 II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, tranh vẽ.

 2. Học sinh: - Xem trước bài mới, SGK, vở ghi.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn định tình hình lớp: Thời gian: 2’

 2. Kiểm tra bài cũ: Thời gian: 0’

 3. Giảng bài mới: Thời gian: 40’

 a. Giới thiệu bài: (2’)

 Có nhiều thông tin cần phải được biểu diễn dưới dạng bảng để tiện cho việc theo dõi, so sánh, tính toán Vậy bảng là gì? Nó có những tính năng cơ bản nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết điều đó.

 

doc 64 trang Người đăng hang30 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Cát Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/2010
Tiết: 1
Bài 1:	CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ ?
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:	- Giúp HS làm quen một số bảng tính thường gặp.
	- Khái niệm cơ bản về chương trình bảng tính và vai trò của bảng tính trong cuộc sống và học tập.
	2. Kĩ năng:	- HS biết và hiểu được khái niệm bảng tính điện tử.
	- Một số tính năng chung của bảng tính điện tử.
	3. Thái độ:	- Giúp HS biết cách biểu diễn thông tin khoa học.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: 	- Giáo án, SGK, tranh vẽ.	
	2. Học sinh:	- Xem trước bài mới, SGK, vở ghi.	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp:	Thời gian: 2’
	2. Kiểm tra bài cũ:	Thời gian: 0’	
	3. Giảng bài mới:	Thời gian: 40’
	a. Giới thiệu bài: (2’)
	Có nhiều thông tin cần phải được biểu diễn dưới dạng bảng để tiện cho việc theo dõi, so sánh, tính toán Vậy bảng là gì? Nó có những tính năng cơ bản nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết điều đó.
	b. Tiến trình bài dạy: (38’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
* HĐ1: Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng
18’
H: Em hãy cho một vài ví dụ về bảng?
GV: Hướng dẫn HS lập bảng để theo dõi kết quả học tập của mình như mẫu:
Stt
Môn
KTM
KT 15’
KT 45’
KT 45’
THI
ĐTB
1
Toán
2
Văn
3
Lý
4
Anh
.
GV: Nhận xét.
H: Theo em, khi ta trình bày thông tin dưới dạng bảng có ưu điểm gì?
GV: Chúng ta có thể lập những bảng tính như thế trên máy vi tính nhờ chương trình bảng tính. Vậy chương trình bảng tính là gì?
GV: Kết luận, ghi bảng.
Đ: Bảng điểm, bảng thống kê số lượng học sinh
HS: Quan sát, theo dõi và lập bảng.
Đ: Dễ theo dõi, dễ so sánh, dễ tính toán
HS: Chương trình bảng tính là phần mềm giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán và xây dựng biểu đồ.
1. Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng
Chương trình bảng tính giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán và xây dựng biểu đồ.
* HĐ2: Chương trình bảng tính
10’
GV: Yêu cầu HS quan sát màn hình làm việc của chương trình bảng tính ở hình 4 trang 5 SGK.
H: Trên màn hình làm việc của bảng tính có những gì?
GV: Nhận xét, bổ sung.
H: Trong bảng tính thường có những kiểu dữ liệu gì?
GV: CTBT có khả năng lưu giữ và xử lí nhiều dạng dữ liệu khác nhau, trong đó có dữ liệu số và dữ liệu văn bản.
H: Khi em viết sai một cột điểm thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? Em khắc phục bằng cách nào?
GV: Với chương trình bảng tính thì khi dữ liệu ban đầu thay đổi thì kết quả tự động cập nhập. Ngoài ra còn có những hàm có sẵn để tiện cho việc tính toán. Hoặc khi ta muốn sắp xếp và lọc dữ liệu, hoặc khi muốn biểu diễn trực quan số liệu bằng biểu đồ thì chương trình bảng tính cũng có thể đáp ứng được.
GV: Dùng phương pháp đàm thoại để HS hiểu sắp xếp và lọc dữ liệu, tạo biểu đồ.
HS: Quan sát và theo dõi.
Đ: Có thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ, bảng tính
Đ: Dạng số và dạng văn bản.
HS: Lắng nghe và theo dõi.
Đ: Kết quả ĐTB bị sai, khắc phục bằng cách tính lại kết quả.
HS: Lắng nghe và theo dõi.
HS: Đàm thoại để giải quyết vấn đề.
2. Chương trình bảng tính
Một số tính năng của chương trình bảng tính:
Lưu giữ và xử lí dữ liệu.
Tính toán và xử lí dữ liệu.
Sắp xếp và lọc dữ liệu.
Tạo biểu đồ.
10’
* HĐ3: Củng cố kiến thức
- Nhắc lại các kiến thức vừa học.
- Giải quyết câu hỏi 1, 2 SGK.
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	Thời gian: 3’
	- Học bài cũ, xem trước phần còn lại.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 25/08/2010
Tiết: 2
Bài 1:	CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ ? (tt)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:	- Giúp HS làm quen với màn hình làm việc của chương trình bảng tính.
	- Cách nhập dữ liệu vào trang tính.
	2. Kĩ năng:	- HS biết và hiểu vai trò các công cụ đặc trưng của chương trình bảng tính.
	- Cách nhập và sửa dữ liệu.
	- Cách di chuyển trên trang tính
	3. Thái độ:	- Giúp HS làm việc chính xác, khoa học.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: 	- Giáo án, SGK, tranh vẽ.	
	2. Học sinh:	- Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, vở ghi.	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp:	Thời gian: 2’
	2. Kiểm tra bài cũ:	Thời gian: 5’	
	CH: Em hãy nêu các tính năng của chương trình bảng tính?
	DKTL: Một số tính năng của chương trình bảng tính:
Lưu giữ và xử lí dữ liệu.
Tính toán và xử lí dữ liệu.
Sắp xếp và lọc dữ liệu.
Tạo biểu đồ.	
	3. Giảng bài mới:	Thời gian: 35’
	a. Giới thiệu bài: (2’)
	Chương trình bảng tính có gì đặc trưng để phân biệt nó với chương các chương trình khác? Và những thao tác cơ bản ban đầu như nhập, sửa dữ liệu, di chuyển thì được thực hiện thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết điều đó.
	b. Tiến trình bài dạy: (33’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
* HĐ1: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính
10’
H: Em hãy biết ngoài các thanh và nút lệnh quen thuộc, chương trình bảng tính còn có thêm công cụ nào?
GV: Cho ví dụ để làm rõ vai trò của thanh công thức, bảng chọn Data.
H: Vai trò của thanh công thức?
H: Vai trò của thanh bảng chọn Data?
H: Trang tính là gì? Ô tính là gì?
GV: Kết luận, ghi bảng.
Đ: Thanh công thức, bảng chọn Data, trang tính.
HS: Quan sát, theo dõi.
Đ: Nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
Đ: Xử lí dữ liệu.
Đ: Trang tính gồm các cột và hàng, vùng giao giữa cột và hàng là ô tính.
3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính 
Thanh công thức: dùng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
Bảng chọn Data: gồm các lệnh để xử lí dữ liệu.
Trang tính: gồm các cột và các hàng, vùng giao nhau giữa cột và hàng là ô tính – dùng để chứa dữ liệu.
* HĐ2: Nhập dữ liệu vào trang tính
15’
H: Theo em muốn nhập dữ liệu vào một ô của trang tính ta làm thế nào?
GV: Nhận xét, ví dụ thực hiện thao tác.
H: Vậy khi ta nhập sai ta sửa bằng cách nào?
GV: Nhận xét.
H: Khi em muốn di chuyển trên trang tính thì ta làm cách nào?
H: Nếu ô cần kích hoạt nằm ngoài phạm vi màn hình ta làm cách nào?
GV: Nhận xét, ví dụ thực hiện thao tác.
GV: Giới thiệu cách gõ chữ tiếng Việt trên trang tính
Đ: Nháy chuột chọn ô đó và nhập dữ liệu từ bàn phím.
HS: Lắng nghe và theo dõi.
Đ: Nháy đúp vào ô đó và sửa.
HS: Lắng nghe và theo dõi.
Đ: Sử dụng các phím mũi tên.
Đ: Sử dụng chuột và các thanh cuốn.
HS: Lắng nghe và theo dõi.
4. Nhập dữ liệu vào trang tính
a) Nhập và sửa dữ liệu
- Nhập: nháy vào ô cần nhập.
- Sửa: nháy đúp vào ô cần sửa.
b) Di chuyển trên trang tính
- Sử dụng các phím mũi tên.
- Sử dụng chuột và các thanh cuốn.
c) Gõ chữ Việt trên trang tính
Giống như khi soạn thảo văn bản.
8’
* HĐ3: Củng cố kiến thức
- Nhắc lại các kiến thức vừa học.
- Giải quyết câu hỏi 3, 4, 5 SGK.
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	Thời gian: 3’
	- Học bài cũ, xem trước bài thực hành 1.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 30/08/2010
Tiết: 3
Bài thực hành 1:	LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH EXCEL
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:	- Giúp HS biết cách khởi động và kết thúc chương trình bảng tính.
	- Nhận biết các thành phần của bảng tính.
	2. Kĩ năng:	- HS thực hiện được thao tác khởi động và kết thúc chương trình bảng tính.
	- Thực hiện nhập và sửa dữ liệu.
	- Thực hiện di chuyển trên trang tính
	3. Thái độ:	- Giúp HS làm việc chính xác, khoa học.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: 	- Giáo án, SGK, tranh vẽ.	
	2. Học sinh:	- Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, vở ghi.	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp:	Thời gian: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ:	Thời gian: 2’	
	CH: Em hãy nêu cách nhập và sửa dữ liệu trên bảng tính?
	DKTL: Nhập và sửa dữ liệu
	- Nhập: nháy vào ô cần nhập.
- Sửa: nháy đúp vào ô cần sửa.
	CH: Em hãy nêu cách di chuyển trên bảng tính?
	DKTL: Di chuyển trên trang tính
- Sử dụng các phím mũi tên.
- Sử dụng chuột và các thanh cuốn.
	3. Giảng bài mới:	Thời gian: 41’
	a. Giới thiệu bài: (1’)
	Chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về chương trình bảng tính, hôm nay ta thực hành để làm quen với màn hình làm việc và thao tác cơ bản trên bảng tính.
	b. Tiến trình bài dạy: (40’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
* HĐ1: Khởi động và kết thúc Excel
15’
H: Em hãy biết cách khởi động chương trình bảng tính?
H: Còn có cách nào khác khi biểu tượng không có trên màn hình nền?
GV: Nhận xét, rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu HS thực hiện.
H: Vậy muốn kết thúc Excel thì ta làm thế nào?
GV: Nhận xét, bổ sung, yêu cầu HS thực hiện.
GV: Kết luận, ghi bảng.
Đ: Nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình nền.
Đ: Vào Start → All Programs → Microsoft Excel.
HS: Theo dõi.
HS: Thực hiện.
Đ: Nháy vào nút .
HS: Quan sát, theo dõi, thực hiện.
1. Khởi động và kết thúc Excel
a) Khởi động:
Start → All Programs → Microsoft Excel.
b) Kết thúc:
File → Exit.
* HĐ2: Làm quen với chương trình bảng tính
20’
GV: Yêu cầu HS quan sát và nhận biết các thành phần trên trang tính.
H: Theo em muốn nhập dữ liệu vào một ô của trang tính ta làm thế nào?
GV: Giới thiệu cách gõ chữ tiếng Việt trên trang tính.
GV: Nhận xét, ví dụ thực hiện thao tác.
H: Vậy khi ta nhập sai ta sửa bằng cách nào?
GV: Nhận xét, yêu cầu HS thực hiện.
H: Khi em muốn di chuyển trên trang tính thì ta làm cách nào?
H: Nếu ô cần kích hoạt nằm ngoài phạm vi màn hình ta làm cách nào?
GV: Nhận xét, ví dụ thực hiện thao tác.
GV: Nhận xét, yêu cầu HS thực hiện.
HS: Quan sát và thực hiện.
Đ: Nháy chuột chọn ô đó và nhập dữ liệu từ bàn phím.
HS: Lắng nghe và theo dõi, thực hiện.
Đ: Nháy đúp vào ô đó và sửa.
HS: Lắng nghe và theo dõi, thực hiện.
Đ: Sử dụng các phím mũi tên.
Đ: Sử dụng chuột và các thanh cuốn.
HS: Lắng nghe và theo dõi, thực hiện.
2. Làm quen với chương trình bảng tính 
a) Nhận biết các thành phần trên trang tính
b) Nhập và sửa dữ liệu
c) Di chuyển trên trang tính
5’
* HĐ3: Củng cố kiến thức
- Nhắc lại các thao tác vừa thực hiện.
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	Thời gian: 1’
	- Học bài cũ, xem phần còn lại của bài thực hành 1.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 30/08/2010
Tiết: 4
Bài thực hành 1:	 LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH EXCEL (tt)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:	- HS biết khởi động, nhận biết các thành phần và kết thúc bảng tính.
	2. Kĩ năng:	- Thực hiện nhập và sửa dữ liệu.
	3. Thái độ:	- Giúp HS làm việc chính xác, khoa học.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: 	- Giáo án, SGK, tranh vẽ.	
	2. Học sinh:	- Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, vở ghi.	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp:	Thời gian: 1’
	2. Kiểm tra  ... I. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:	- Giáo án, phòng máy.	
	2. Học sinh:	- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, SGK.	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp:	Thời gian: 2’
	2. Kiểm tra bài cũ:	Thời gian: 0’	
	3. Giảng bài mới:	Thời gian: 40’
	a. Giới thiệu bài: (2’)
	Chúng ta đã biết cách định dạng trang tính, sử dụng công thức và trình bày trang in, hôm nay ta sẽ thực hành lại những điều đã học.	
	b. Tiến trình bài dạy: (38’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
35’
* HĐ1: Bài tập 1
GV: Trong bài tập 1, các em cần làm những nội dung sau:
Lập trang tính ở hình 119, trang 92/ SGK.
Định dạng: điều chỉnh hàng, cột và các thao tác cần thiết để có trang tính như hình 120.
Thực hiện các thao tác cần thiết để sao chép và chỉnh sửa dữ liệu, định dạng để có trang tính như hình 121.
Lập công thức để tính tổng số hiện vật quyên góp ủng hộ các bạn vùng lũ lụt trong cột số lượng và bảng tổng cộng.
Sử dụng nút Print Preview để xem trước trang in.
GV: Nhắc lại các bước cơ bản.
GV: Thực hành và lưu vào thư mục riêng của mình.
HS: Lắng nghe và theo dõi.
HS: Thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
1. Bài tập 1:
- Lập trang tính.
- Định dạng.
- Sử dụng công thức.
- Trình bày trang in.
3’
* HĐ2: Củng cố
Lập trang tính.
Định dạng.
Sử dụng công thức.
Trình bày trang in.
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	Thời gian: 3’
	- Xem trước bài tập 2/ trang 94.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 25/01/2010
Tiết: 46
Bài thực hành 10: 	THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tt)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:	- Giúp HS tổng hợp lại tất cả các kiến thức đã học: sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu.
	2. Kĩ năng:	- Thực hiện tổng hợp các thao tác: sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu.
	3. Thái độ:	- Nghiêm túc, chính xác.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:	- Giáo án, phòng máy.	
	2. Học sinh:	- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, SGK.	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp:	Thời gian: 2’
	2. Kiểm tra bài cũ:	Thời gian: 0’	
	3. Giảng bài mới:	Thời gian: 40’
	a. Giới thiệu bài: (2’)
	Chúng ta đã biết cách sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu, tạo biểu đồ, hôm nay ta sẽ thực hành lại những điều đã học.	
	b. Tiến trình bài dạy: (38’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
35’
* HĐ1: Bài tập 2
GV: Trong bài tập 2, các em cần làm những nội dung sau:
Lập trang tính ở hình 122, trang 94/ SGK.
Sử dụng công thức để tính:
+ Tổng thu nhập bình quân theo đầu người của từng xã.
+ Thu nhập trung bình theo từng ngành của cả vùng.
+ Tổng thu nhập trung bình của cả vùng.
Thực hiện các thao tác cần thiết để sao chép và chỉnh sửa dữ liệu, định dạng để có trang tính như hình 123.
Định dạng: điều chỉnh hàng, cột và các thao tác cần thiết để có trang tính như hình 120.
Thực hiện các thao tác cần thiết để sao chép và chỉnh sửa dữ liệu, định dạng để có trang tính như hình 121.
Sắp xếp dữ liệu theo:
+ Tên xã theo vần abc.
+ Thu nhập bình quân về nông nghiệp theo thứ tự giảm dần.
+ Thu nhập bình quân về công nghiệp theo thứ tự giảm dần.
+ Tổng thu nhập bình quân theo thứ tự giảm dần.
Lọc ra các xã:
+ Ba số liệu thu nhập bình quân về nông nghiệp cao nhất.
+ Ba số liệu thu nhập bình quân về công nghiệp cao nhất.
+ Ba số liệu thu nhập bình quân về thương mại thấp nhất.
+ Ba số liệu thu nhập bình quân về thương mại cao nhất.
GV: Nhắc lại các bước cơ bản.
GV: Thực hành và lưu vào thư mục riêng của mình với tên Thongke.
HS: Lắng nghe và theo dõi.
HS: Thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
2. Bài tập 2:
- Lập trang tính.
- Định dạng.
- Sử dụng công thức.
- Sắp xếp dữ liệu.
- Lọc dữ liệu.
3’
* HĐ2: Củng cố
Lập trang tính.
Định dạng.
Sử dụng công thức.
Sắp xếp dữ liệu.
Lọc dữ liệu.
Trình bày trang in.
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	Thời gian: 3’
	- Xem trước bài tập 3/ trang 95.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 10/02/2010
Tiết: 47
Bài thực hành 10: 	THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tt)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:	- Giúp HS tổng hợp lại tất cả các kiến thức đã học: tạo biểu đồ và trình bày trang in.
	2. Kĩ năng:	- Thực hiện tổng hợp các thao tác: tạo biểu đồ , thay đổi dạng biểu đồ.
	3. Thái độ:	- Nghiêm túc, chính xác.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:	- Giáo án, phòng máy.	
	2. Học sinh:	- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, SGK.	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp:	Thời gian: 2’
	2. Kiểm tra bài cũ:	Thời gian: 0’	
	3. Giảng bài mới:	Thời gian: 40’
	a. Giới thiệu bài: (2’)
	Chúng ta đã biết cách tạo biểu đồ, hôm nay ta sẽ thực hành lại những điều đã học.	
	b. Tiến trình bài dạy: (38’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
35’
* HĐ1: Bài tập 3
GV: Trong bài tập 3, các em cần làm những nội dung sau:
Mở trang tính Thongke đã lưu ở bài tập 2.
Thực hiện các thao tác cần thiết để sao chép và chỉnh sửa dữ liệu, định dạng để có trang tính như hình 124.
Thực hiện các thao tác cần thiết để có kết quả như hình 125.
Điều chỉnh trang in như hình 126.
GV: Nhắc lại các bước cơ bản.
GV: Thực hành và lưu vào thư mục riêng của mình với tên Thongke.
HS: Lắng nghe và theo dõi.
HS: Thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
3. Bài tập 3:
- Lập trang tính.
- Định dạng.
- Sử dụng công thức.
- Tạo biểu đồ.
- Thay đổi dạng biểu đồ.
3’
* HĐ2: Củng cố
Lập trang tính.
Định dạng.
Sử dụng công thức.
Tạo biểu đồ.
Thay đổi dạng biểu đồ.
Trình bày trang in.
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	Thời gian: 3’
	- Ôn lại toàn bộ các kiến thức và kĩ năng đã học.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 10/02/2010
Tiết: 48
Bài thực hành 10: 	THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tt)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:	- Giúp HS tổng hợp lại tất cả các kiến thức đã học.
	2. Kĩ năng:	- Thực hiện tổng hợp các thao tác.
	3. Thái độ:	- Nghiêm túc, chính xác.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:	- Giáo án, phòng máy.	
	2. Học sinh:	- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, SGK.	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp:	Thời gian: 2’
	2. Kiểm tra bài cũ:	Thời gian: 0’	
	3. Giảng bài mới:	Thời gian: 40’
	a. Giới thiệu bài: (2’)
	Hôm nay ta sẽ thực hành lại những điều đã học.	
	b. Tiến trình bài dạy: (38’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
35’
* HĐ1: Bài tập tổng hợp
GV: Trong bài tập này, các em cần làm những nội dung sau:
Lập trang tính như hình 1 trên bảng.
Thực hiện các thao tác cần thiết để sao chép và chỉnh sửa dữ liệu, định dạng để có trang tính như hình 2.
Sắp xếp dữ liệu theo điểm trung bình.
Lọc ra ba bạn giỏi nhất.
Vẽ biểu đồ theo từng môn học.
GV: Thực hành và lưu vào thư mục riêng của mình với tên Baitaptonghop.
HS: Lắng nghe và theo dõi.
HS: Thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
4. Bài tập tổng hợp:
- Lập trang tính.
- Định dạng.
- Sử dụng công thức.
- Sắp xếp dữ liệu.
- Lọc dữ liệu.
- Tạo biểu đồ.
- Thay đổi dạng biểu đồ.
3’
* HĐ2: Củng cố
Lập trang tính.
Định dạng.
Sử dụng công thức.
Sắp xếp dữ liệu.
Lọc dữ liệu.
Tạo biểu đồ.
Thay đổi dạng biểu đồ.
Trình bày trang in.
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	Thời gian: 3’
	- Ôn lại toàn bộ các kiến thức và kĩ năng đã học chuẩn bị kểm tra thực hành.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 01/03/2010
Tiết: 49 
Bài: 	KIỂM TRA THỰC HÀNH
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:	- Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng của HS đã được học và luyện tập.	2. Kĩ năng:	- Vận dụng thành thạo các kiến thức, kỹ năng thao tác để hoàn thành bài kiểm tra thực hành.
	3. Thái độ:	- Học sinh làm bài nghiêm túc, tự giác và trung thực.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:	- Chuẩn bị giáo án, phòng máy.
	2. Học sinh:	- Chuẩn bị nội dung kiến thức.	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp:	Thời gian: 2’
	2. Giảng bài mới:	Thời gian: 35’
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
GV:	Chia nhóm và ổn định chỗ ngồi cho HS vào số máy nhất định. (Mỗi máy từ 2à3 em).
GV: Phát đề kiểm tra.
GV:	Nêu yêu cầu nội dung cần thực hành trong tiết kiểm tra hôm nay: 
GV:	Theo dõi và nhắc nhở HS. 
- HS thuộc nhóm nào tự ổn định chỗ ngồi vào số máy của nhóm mình.
- Lắng nghe yêu cầu nội dung cần thực hiện.
- Tiến hành khởi động phần mềm, thực hiện các thao tác cơ bản để bước vào thực hành.
- Mỗi thành viên trong nhóm có trách nhiệm theo dõi, tập trung và cùng đồng hành để hoàn thành tốt bài tập.
- Mỗi bài luyện tập của HS hoàn thành theo thời gian quy định.
* THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T Bình
Yếu
7A4
7A5
7A6
7A7
7A8
7A9
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	Thời gian: 3’
	- Ôn tập lại kiến thức cũ, chuẩn bị phần 2: Phần mềm học tập.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 01/03/2010
Tiết: 50
Bài: 	LUYỆN GÕ PHÍM NHANH BẰNG TYPING TEST
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:	- Giúp HS biết cách sử dụng phần mềm học tập.
	2. Kĩ năng:	- Biết cách khởi động và luyện tốc độ gõ phím thông qua các trò chơi.	
	3. Thái độ:	- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, chính xác.	
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:	- Giáo án, SGK, tranh.	
	2. Học sinh:	- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, SGK, vở ghi.	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp:	Thời gian: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ:	Thời gian: 0’
	3. Giảng bài mới:	Thời gian: 43’
	a. Giới thiệu bài: (1’)
	Chúng ta đã biết gõ phím nhưng tốc độ gõ thì bị hạn chế, phần mềm Typing Test là một phần mềm học tập, giúp em luyện kĩ năng gõ phím nhanh thông qua các trò chơi.
	b. Tiến trình bài dạy: (42’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10’
* HĐ1: Giới thiệu phần mềm
GV: Typing Test là phần mềm luyện gõ phím nhanh thông qua các trò chơi đơn giản nhưng rất hấp dẫn. Bằng cách chơi với máy tính, em sẽ luyện được kĩ năng gõ bàn phím nhanh bằng mười ngón.
GV: Theo em, muốn thay đổi vị trí biểu đồ thì làm thế nào?
HS: Lắng nghe và theo dõi.
1. Giới thiệu phần mềm
Typing Test là phần mềm luyện gõ phím nhanh thông qua các trò chơi đơn giản.
30’
* HĐ2: Khởi động phần mềm
GV: Cũng giống như mọi phần mềm khác, em nào cho cô biết cách khởi động phần mềm này?
GV: Giới thiệu trình tự các bước khi khởi động phần mềm lên.
HS: Chọn biểu tượng, nhấn Enter.
HS: Lắng nghe và theo dõi.
2. Khởi động phần mềm
- Chọn biểu tượng, nhấn Enter.
+ Nhập tên → nhấn Next.
+ Chọn Warm up games→ nhấn Next.
+ Chọn trò chơi → nhấn Next.
2’
* HĐ3: Củng cố
- Cách khởi động phần mềm.
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	Thời gian: 1’
	- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK, xem phần còn lại.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tin 7.doc