Giáo án Toán học 5 - Tuần thứ 8

Giáo án Toán học 5 - Tuần thứ 8

Tiết 36: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhận biết: viết thêm chữ số không vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số không (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

- Rèn học sinh kĩ năng làm tốt các bài tập dnạg này.

- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ cho học sinh học nhóm.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:Bài 4.

1. Giới thiệu bài

2. Phát hiện đặc điểm của sóo thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.

a) Giáo viên hướng dẫn học sinh tự giải quyết cách chuyển đổi trong các vị dụ của bài học để nhận ra rằng:

 0,9 = 0,90 0,90 = 0, 900

 0,90 = 0,9 0,900 = 0,90

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 5 - Tuần thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8: Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Toán
Tiết 36: số thập phân bằng nhau 
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết: viết thêm chữ số không vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số không (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- Rèn học sinh kĩ năng làm tốt các bài tập dnạg này.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:Bài 4.
1. Giới thiệu bài
2. Phát hiện đặc điểm của sóo thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh tự giải quyết cách chuyển đổi trong các vị dụ của bài học để nhận ra rằng: 
 0,9 = 0,90 0,90 = 0, 900
 0,90 = 0,9 0,900 = 0,90
- Từ đó học sinh nêu được các nhận xét (dưới dạng các câu khái quát) như SGK. 
b) Hướng dẫn hcọ sinh nêu các vị dụ minh hoạ cho các nhận xét đã nêu ở trên. Chẳng hạn:
 8,75 = 8,750; 8,750 = 8,750; 8,750 = 8,750; 8,750 = 8,75...
 12 = 12,0; 12,0 = 12,00; 12,00 = 12,0 ; 12,0 =12.
*chú ý: Giáo viên lưu ý học sinh: số tự nhiên ( chẳng hạn 12) được coi là số thập phân đặc biệt (có phần thập phân là 0 hoặc 00...) 
 12 = 12,0 = 12, 00
3.Thực hành
Bài 1: Cho học sinh tự làm bài rồi trình bày kết quả giáo viên chữa nhận xét kết qủa:
a) 7,800 = 7,80 = 7,8; 64,9000 = 64,900 = 64,90 = 64,9 ; 
b) 2001,300 = 2001,30 = 2001,3; 35,020 = 32,02; 100,0100 = 100,010 = 100,01.
Bài 2: Cho học sinh làm bài rồi trình bày kết quả:
 a) 5,612; 17,200; 480,590.
Bài 3: Cho học sinh làm bài nhóm đôi, nêu miệng.
- Các bạn lan và Mỹ viết đúng vì:
- 0,100 = = ; 0,100 = = và 0,100 = 0,1 = .
- Bạn Hùng viết sai vì đã viết 0,100 = nhưng thực ra 0,100 = .
4.Củng cố - Dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ học, nhắc nhở những em học kém cần cố gắng.
 Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Sáng Toán
Tiết 37: So sánh số thập phân 
I. Mục tiêu:
	Giúp HS:
	- Biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn ( hoặc ngợc lại )
	- Rèn kĩ năng so sánh chính xác, thành thạo cho HS.
	- Giáo dục ý thức tự giác học tập và ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
* HĐ1: So sánh hai số thập phân.
	a) Hướng dẫn HS tự so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau.
VD: so sánh 8,1m và 7,9 m
	- GV hướng dẫn HS tự so sánh độ dài 8,1m và 7,9m đưa về số đơn vị đo là dm đẻ không còn là số phập phân sau đó thực hiện so sánh như số tự nhiên bình thường.
	- GV giúp HS tự nêu nhận xét: Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
	- GV nêu VD cho HS giải thích.
	b) Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau VD2: 35,7m và 35, 698m, tương tự hướng dẫn HS đưa về đơn vị đo là mm để không còn là số thập phân và só sánh như số tự nhiên bình thường.
	c) Rút ra kết luận chung để so sánh hai số thập phân (như nêu trong SGK)
* HĐ2: Thực hành
Bài 1:HS làm việc theo cặp. GV gọi HS trình bày bài làm và giải thích cách làm.
	- HS nhận xét, sửa chữa.
	- GV kết luận.a) 48,97 96,38;	 c) 0,7 > 0,65
Bài 2: HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm BT2.
	- HS nhận xét sửa chữa.
	- GV kết luận. 9,01; 8,72; 7,19; 6,735; 6,375 
Bài 3: Thực hiện tương tự BT2
	Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
	0,4 ;	0,321 ;	0,32 ;	0,197 ;	0,187
* HĐ3: Củng cố, dặn dò
	- HS nêu lại cách so sánh hai số thập phân.
	- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau.
 Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010
Sáng Toán
 Tiết 38: 	 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- So sánh hai số thập phân; sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định.
- Làm quen với một số đặc điểm và thứ tự của các số thập phân.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng học nhóm. 
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách so sánh số thập phân?
* Giới thiệu bài.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài, HS làm cá nhân. Trình bày bài, nhận xét. Kết hợp củng cố kĩ năng so sánh hai số thập phân.
84,2 > 84,19
6,843 < 6,85
47,5 = 47,500
90,6 > 89,6
Bài 2: HS làm bài theo cặp. Đại diện trình bày, nhận xét. Kết hợp củng cố cách so sánh, xếp thứ tự các số thập phân.
4,23 < 4,32 < 5,3 < 5,7 < 6,02
Bài 3: Tìm chữ số x, biết: 9,7x 8 < 9,718
- HS làm cá nhân. Trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng.
9,708 < 9,718
Bài 4: Tìm số tự nhiên x.
- HS làm vở, GV chấm chữa bài thống nhất bài làm đúng.
a) 0,9 < 1 < 1,2 b) 64,97 < 65 < 65,14
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học.
- Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
Toán
Tiết 39: 	 Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố cách đọc , viết, so sánh các số thập phân.
- Tính nhanh bằng cách thuận tiện nhất.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy- học
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
* HĐ1: Thực hành
Bài 1: 1HS đọc yêu cầu BT1. Hướng dẫn HS trình bày miệng.
 a. 7,5 ; 28.416; 201,05; 0,187. 0,001
 b. 36,2; 9,001; 84,302; 0,010. 0,1
	- HS đọc các số, HS khác lắng nghe rồi nhận xét.
	- GV hỏi HS về giá trị của các chữ số trong mỗi số đó, có thể viết thêm các số khác cho HS đọc.
Bài 2: 2HS lên bảng viết số, HS dưới lớp viết số vào vở nháp.
	- GV đọc lần lợt các số, HS viết số.
	- HS nhận xét, sửa chữa.
a. Năm đơn vị, bảy phần mười: Viết là 5,7
b. Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, năm phần trăm. Viết là 32,85.
c. Không đơn vị, một phần trăm. Viết là 0,1.
d. Không đơn vi, ba trăm linh bốn phần nghìn. Viết là 0, 304.
Bài 3: 1HS đọc yêu cầu của BT.
	- HS làm BT3 vào vở, 1HS lên bảng làm BT3.
	- HS nhận xét, sửa chữa.
	- GV kết luận.
	Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
	41,358 ;	41,835 ;	42,358 ;	42,538
Bài 4: HS ở các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập.
	- HS đại diện ở các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, sửa chữa.
	- GV kết luận:
a) = = 6 9 = 54
b) = = 7 7 = 49
* HĐ2: Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà ôn tập và chuẩn bị cho bài sau.
Chiều thứ năm: toán (LT – tuần 8)
Ôn tập : so sánh hai số thập phân
I.Mục tiêu
 - Củng cố cho học sinh kĩ năng so sánh hai số thập phân.
 - Biết sắp sếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học : 
 Phấn màu, bảng nhóm.
III.Các hoạt đông dạy học :
HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
 - Nêu cách so sách số thập phân ?
 - GV nhận xét.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1 : Điền dấu > ; < ; = vào chỗ chấm.
 - HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ. HS trình bày bài trên bảng. Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
69,99 < 70,01
 0,4 > 0,36
95,7 > 95,68
81,01 = 81,010
64,7000 = 64,7
54,89 < 54,9
Bài 2 : Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn..
 - HS trao đổi nhóm đôi. Đại diện nhóm chữa bài, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Cả lớp thống nhất kết quả đúng.
5,673 ; 5,736 ; 5,763 ; 6,01 ; 6.1
Bài 3 : Viêt các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bài ra bảng phụ và trình bày bài trên bảng. Cả lớp nhận xét, chữa bài và chốt lại kết quả đúng.
0,291 ; 0,219 ; 0,19 ; 0,17 ; 0,16
Bài 4: Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm.
 - HS làm bài vào vở. GV chấm và chữa bài.
 a) 2,507 < 2,517
b) 8,659 > 8,658
 c) 95,60 = 95,60
d) 42,080 = 42,08 
HĐ3: Củng cố dặn dò 
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về nhà ôn bài.
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Toán
Tiết 40: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố bảng đơn vị đo độ dài.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng. 
- Luyện tập viết các số đo độ dài dới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và ngồi học đúng t thế.
II. Đồ dùng dạy- học
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
* HĐ1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
	- GV cho HS nêu các đơn vị đo độ dài đã học từ lớn đến bé. HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề. GV yêu cầu HS nêu nhận xét chung về mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề. GV cho HS nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng:
	1km = 1000m	1m = km
	1m =100 cm	1cm = m
	1m = 1000 mm	1mm = m
* HĐ2: Ví dụ: GV nêu VD1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 6m 4dm = ..... m
	- Một vài HS nêu cách làm: 6m 4dm = 6m = 6,4m. Vậy 6m 4dm = 6,4m
	- Thực hiện tơng tự với VD2.
* HĐ3: Thực hành.
Bài 1: HS làm BT1 vào vở - 2HS lên bảng làm BT1. HS nhận xét, sửa chữa. GV kết luận:
	a) 8m 6dm = 8,6m	b) 2dm 2cm = 2,2dm
	c) 3m 7cm = 3,07m	d) 23m 13cm = 23,13m
Bài 2: HS làm BT2 vào vở - 2HS lên bảng làm BT2. HS nhận xét, sửa chữa.GV kết luận.
	a) 3m 4dm = 3,4m ;	2m 5cm = 2,05m ;	21m 36cm = 21,36m
	b) 8dm 7cm = 8,7dm;	4dm 32mm = 4,32dm;	73mm = 0,73dm
Bài 3: Thực hiện tơng tự BT2.
 a) 5km 302m = 5,302km ;b) 5km 75m = 5, 075km; c)302m = 0,302km
*HĐ4: Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 5 Tuan 8.doc