Giáo án Toán học lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 22

Giáo án Toán học lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 22

TIẾT 91.

DIỆN TÍCH HÌNH THANG

I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 - Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.

 - Làm được các bài tập: Bài 1 (a), bài 2 (a).

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình thang ABCD bằng bìa

- Kéo, thứơc kẻ, phấn màu.

- Bảng phụ nội dung kiểm tra bài cũ.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán học lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
TIẾT 91.
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
	- Làm được các bài tập: Bài 1 (a), bài 2 (a).
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Hình thang ABCD bằng bìa 
Kéo, thứơc kẻ, phấn màu.
Bảng phụ nội dung kiểm tra bài cũ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Nêu đặc điểm hình thang 
- Thế nào là hình thang vuông?
B- BÀI MỚI
1- GIỚI THIỆU BÀI 
- Giới thiệu trực tiếp. 
- HS trả lời dựa vào nội dung bài trước.
2- DẠY BÀI MỚI
2- 1- Ôn tập diện tích hình tam giác và biểu tượng hình thang 
1)Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy bằng 12 dm, chiều cao 4 dm.
B
A
2)Vẽ thêm các đoạn thẳng để được hình thang 
C
D
2- 2- Hướng dẫn cắt ghép hình
a)Tổ chức hoạt động cắt ghép hình 
- GV yêu cầu HS lấy một hình thang bằng giấy màu đã chuẩn bị.
- GV gắn mô hình hình thang : Cô có hình thang ABCD có đường cao AH. Yêu cầu vẽ hình thang như hình thang của GV.
+ Hãy thảo luận nhóm 4 người tìm cách cắt một hình và ghép để đưa hình thang về dạng hình đã biết cách tính diện tích.
- Gợi ý : 
*Xác định trung điểm M của cạnh BC 
*Nối A với M, cắt rời ABM và ghép vào phần còn lại để tạo thành hình tam giác.
- GV thao tác lại, gắn hình ghép lên bảng.
b)Tổ chức hoạt động so sánh hình 
+ Sau khi cắt ghép, ta được hình gì?
+ Hãy so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK.
+ Nêu cách tính diện tích tam giác ADK?
+ So sánh chiều cao của hình thang ABCD và chiều cao của tam giác ADK?
+ Hãy so sánh độ dài đáy DK của tam giác ADK và tổng độ dài 2 đáy AB và CD của hình thang ABCD.
- Vai trò của AB,CD,AH trong hình thang ABCD?
c)Giới thiệu công thức 
S là diện tích 
a,b là độ dài các đáy 
h là độ dài chiều cao 
(a,b,h cùng đơn vị đo )
- Diện tích hình tam giác : 
 Đáp số : 24dm2
- HS vẽ hình (màu đỏ )
- HS lấy một hình thang bằng giấy màu đã chuẩn bị.
- HS thao tác theo GV.
- HS thảo luận nhóm.
- Tam giác ADK.
- Diện tích hình thang bằng diện tích tam giác ADK.
- Độ dài đáy DK nhân chiều cao AH chia 2.
- Bằng nhau ( = AH )
- DK = AB + CD 
- AB,CD : độ dài 2 đáy ; AH : chiều cao 
- Hs đọc quy tắc tính diện tích hình thang SGK/19 
- HS viết lại công thức.
2- 3- Luyện tập – thực hành 
Bài 1 :
- HS đọc đề, làm bài.
Bài 2 :
- HS đọc đề, làm bài.
Bài 3 :
- HS đọc đề, về nhà làm bài.
- Diện tích hình thang là :
a)
b)
a)
b)
Chiều cao hình thang :
 (110+ 90,2) : 2 = 100,1(m)
Diện tích hình thang :
Đáp số : 10020,01m2
3- CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT3/94 và chuẩn bị bài sau.
Bổ sung:
TIẾT 92
LUYỆN TẬP
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết tính diện tích hình thang.
	- Làm được các bài tập: Bài 1, bài 3 (a).
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ ghi BT3.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- BÀI MỚI
1- GIỚI THIỆU BÀI 
- Giới thiệu trực tiếp. 
- HS sửa BT3/94 .
- Cả lớp và GV nhận xét.
2- DẠY BÀI MỚI
Thực hành – Luyện tập 
Bài 1 : 
- 3 HS đọc đề và lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài 2 
- HS đọc đề, phân tích đề bài.
- HS làm bài vào vở.
Bài 3 :
- HS đọc đề, phân tích đề bài, về nhà làm.
Diện tích hình thang :
a)
b)
c)
 Đáy bé :
 2 : 3 x 120 = 80(m)
Chiều cao :
 80 – 5 = 75(m)
Diện tích thửa ruộng hình thang :
 (120 + 80 ) x 75 : 2 = 7500(m2)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó : 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5(kg)
 Đáp số : 4837,5kg
a)Đúng vì các hình thang có độ dài đáy tương ứng bằng nhau, có cùng chiều cao bằng chiều rộng của hình chữ nhật.
b)Sai vì
 Shcn =AD x DC 
3- CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT3 dưới /94 và chuẩn bị bài sau.
Bổ sung: 
TIẾT 93
LUYỆN TẬP CHUNG
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết:
- Tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang.
- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập: Bài 1, bài 2.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ vẽ sẵn hình minh họa bài 2,3.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- BÀI MỚI
1- GIỚI THIỆU BÀI 
- Hôm nay, 
- HS sửa BT3dưới/94.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2- DẠY BÀI MỚI
Thực hành – Luyện tập 
Bài 1 :
- HS đọc đề và làm bài.
Bài 2 :
- HS đọc đề, phân tích đề và làm bài.
Bài 3 :
- HS đọc đề, phân tích đề và về nhà làm bài.
Diện tích hình thang :
a)6cm2 
b)2cm2 
c)
Diện tích hình thang ABCD :
 (1,6 + 2,5) x 1,2 : 2 = 2,46(dm2)
Diện tích hìnhtam giác BEC :
 SBEC = BI x EC : 2 
Vì Bi = AH = 1,2dm nên ta có :
 SBEC = 1,2 x 1,3 : 2 = 0,78(dm2)
Vậy diện tích hình thang ABED lớn hơn diện tích của tam giác BEC là :
 2,46 – 0,78 = 1,68(dm2)
 Đáp số : 1,68dm2
Diện tích mảnh đất hình thang :
 (50 + 70) x 40 : 2 = 2400(m2)
a)Diện tích trồng đu đủ :
 2400 : 100 x 30 = 720(m2)
Số cây đu đủ có thể trồng :
 720 : 1,5 = 480(cây)
 Đáp số : 480 cây 
b)Cách tính : 
+ Tính diện tích trồng chuối 
+ Số cây chuối 
+ Số cây đu đủ 
+ Số cây đu đủ nhiều hơn chuối 
+ Đáp số : 120 cây 
3- CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT3/95 và chuẩn bị bài sau.
Bổ sung:
 TIẾT 94
HÌNH TRÒN – ĐƯỜNG TRÒN 
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn.
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
- Làm được các bài tập: Bài 1, bài 2.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Com pa dùng cho GV và HS.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- BÀI MỚI
1- GIỚI THIỆU BÀI 
- Giới thiệu trực tiếp. 
- HS sửa BT3.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2- DẠY BÀI MỚI
2- 1- Ôn tập và củng cố biểu tượng về hình tròn, làm quen khái niệm đường tròn qua hoạt động vẽ hình 
a)Gọi 1 HS lên bảng làm BT1.
- Nêu cách vẽ hình tròn biết tâm và bán kính?
 - GV vừa vẽ vừa nhc lại 4 thao tác.
- Lưu ý : Phân biệt đường tròn với hình tròn : Đường viền bao quanh hình tròn là đường tròn.
- Bán kính được vẽ như thế nào ?
- Đường kính vẽ như thế nào ?
- So sánh các bán kính OA, OB?
- So sánh đường kính và bán kính hình tròn?
Ox
- HS lên bảng vẽ hình tròn.
+ Xác định tâm O 
+ Mở com pa sao cho khoảng cách giữa đầu đỉnh và đầu chì bằng độ dài bán kính đã cho 
+ Đặt đầu đỉnh cố định tại tâm O 
+ Quay đầu chì một vòng xung quanh O. Ta vẽ được một hình tròn tâm O bán kính đã cho.
- HS lên bảng vẽ bán kính và đường kính của hình tròn.
- Nối tâm O với 1 điểm A trên đường tròn. Đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
- Đoạn thẳng MN nối 2 điểm M,Nghĩa trên đường tròn và đi qua tâm O là đường kính.
- Tất cả các bán kính trên hình tròn đều bằng nhau.
- Đường kính gấp 2 lần bán kính.
2- 2- Thực hành vẽ hình tròn 
Bài 1 :
- Chú ý thực hành theo 4 bước đã học.
Bài 2 :
A
B
2cm
2cm
Bài 3 :
- Lưu ý : 
+ Hình vẽ gồm một hình tròn lớn và hai nửa hình tròn nhỏ. Tâm của hai hình tròn lớn và hai nửa hình tròn cùng nằm trên một đường thẳng.
+ Vẽ hình tròn lớn trước, rồi vẽ hai nửa hình tròn sau.
- HS đọc đề.
- HS vẽ vào vở.
- HS đọc đề.
- HS vẽ vào vở.
- HS vẽ vào vở.
3- CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các BT đã làm và chuẩn bị bài sau.
Bổ sung:TIẾT 95
CHU VI HÌNH TRÒN
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết qui tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
	- Làm được các bài tập: Bài 1 (a, b), bài 2 (c), bài 3.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Mảnh bìa cứng hình tròn có bán kính 2cm.
Tranh phóng to hình vẽ như SGK.
Bảng phụ vẽ 1 hình tròn.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi HS vẽ bán kính và đường kính hình tròn trên bảng phụ, so sánh độ dài đường kính và bán kính.
- Nêu các bước vẽ hình tròn.
B- BÀI MỚI
1- GIỚI THIỆU BÀI 
- Hôm nay, chúng ta sẽ học cách tính chu vi hình tròn.
- HS hỏi, đáp, thực hành.
2- DẠY BÀI MỚI
2- 1- Giới thiệu công thức, quy tắc tính chu vi hình tròn 
a)Tổ chức hoạt động trên đồ dùng trực quan 
- GV lấy mảnh bìa hình tròn có bán kính 2cm giơ lên và yêu cầu HS lấy hình tròn đã chuẩn bị lên bàn, lấy thước có vạch đến cm và mm ra. 
- GV kiểm tra đồ dùng hình tròn của HS tạo ra nhóm học tập.
- HS thảo luận nhóm : Tìm các cách xác định độ dài đường tròn nhờ thước cm và mm.Nếu không có nhóm nào nêu được cách làm, GV gợi ý : Độ dài đường tròn chính là đường bao quanh hình tròn. Vậy có thể làm theo gợi ý sau : GV treo tranh hình SGK/97, gọi các nhóm nêu cách làm bài.
- GV giới thiệu : Độ dài đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
- Chu vi hình tròn có bán kính 2cm đã chuẩn bị bằng bao nhiêu?
b)Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn 
 - Trong toán học, người ta có thể tính được chu vi của hình tròn đó ( có đường kính là 2 x 2 = 4cm ) bằng công thức sau : 4 x 3,14 = 12,56(cm)
Đường kính x 3,14 = Chu vi 
- GV chính xác hoá công thức và ghi bảng : C = d x 3,14 
C : chu vi hình tròn 
D : đường kính hình tròn 
- Đường kính bằng mấy lần bán kính? Vậy có thể viết công thức dưới dạng khác như thế nào?
- Yêu cầu phát biểu quy tắc?
c)VD minh họa 
 - Gv ghi VD SGK lên bảng.
- HS chuẩn bị theo yêu cầu GV.
- Các cách có thể :
+ Cách 1 : HS lấy dây quấn quanh hình tròn, sau đó duỗi thẳng dây lên thước, đo, đọc kết quả : 12,56cm.
+ Cách 2 : HS đặt thước lên bàn 
 ... ÏY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- BÀI MỚI
1- GIỚI THIỆU BÀI 
- Giới thiệu trực tiếp. 
- HS sửa BT2/110.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2- DẠY BÀI MỚI
*Luyện tập – thực hành 
Bài 1 :
 1,5m = 15dm
Diện tích xung quanh :
a)(25 + 15) x 2 x 18 = 1440(dm2)
b)
Diện tích toàn phần :
a)1440 + (25 x 15) x 2 = 2190(dm2)
b)
Bài 2 :
- Diện tích cần quét sơn ở mặt ngoài bằng diện tích xung quanh cái thùng :
 8dm = 0,8m
Vậy diện tích quết sơn cái thùng :
 (1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 + 1,5 + 0,6 
 = 4,26(m2)
 Đáp số : 4,26m2
Bài 3 :
- Gv cho 4 tổ tham gia trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
- Cách chơi : Mỗi tổ cử 4 bạn tham gia. Nếu ý nào đúng ghi Đ, nếu ý nào sai ghi S. Tổ nào thực hiện nhanh nhất và chính xác nhất thì thắng.
- Bài giải :
+ Ý a, d đúng.
+ Ý b,c sai.
- HS đọc đề.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc đề,về nhà làm bài.
- HS đọc đề.
- Tham gia trò chơi.
3- CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT2/110 và chuẩn bị bài sau.
Bổ sung:
TIẾT 107
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết:
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Làm được các bài tập: Bài 1, bài 2.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- BÀI MỚI
1- GIỚI THIỆU BÀI 
- Giới thiệu trực tiếp. 
- HS sửa BT2/110.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2- DẠY BÀI MỚI
2- 1- Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương 
- GV đưa ra mô hình trực quan cho HS quan sát.
- Hình lập phương có điểm gì giống với hình hộp chữ nhật?
- Hình lập phương có điểm gì khác với hình hộp chữ nhật?
- Có nhận xét gì về 3 kích thước của hình lập phương?
- Hình lập phương có đủ các đặc điểm của hình hộp chữ nhật không?
- Dựa vào công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để tìm ra công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương?
- GV ghi ghi nhớ lên bảng.
- Yêu cầu HS tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương trên bảng.
- HS quan sát.
- Có 6 mặt. 8 đỉnh, 12 cạnh.
- 6 mặt hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật ; 6 mặt hình lập phương là hình vuông ; 12 cạnh của hình lập phương bằng nhau.
- Ba kích thước bằng nhau.
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài = chiều rộng = chiều cao.
- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4 và diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.
- HS nhắc lại.
- HS làm bài :
Diện tích xung quanh của hình lập phương :
 (5 x 5 ) x 4 = 100(cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương 
 (5 x 5) x 6 = 150(cm2)
 Đáp số : 150cm2
2- 2- Luyện tập – thực hành 
Bài 1 :
- Bài giải :
Diện tích xung quanh của hình lập phương :
 (1,5 x 1,5 ) x 4 = 9(m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương 
 (1,5 x 1,5) x 6 = 13,5(m2)
 Đáp số : 9m2 và 13,5m2
Bài 2 :
- Bài giải :
Hộp không bìa nên chỉ có 5 mặt. Diện tích bìa cần dùng là diện tích của 5 mặt :
 (2,5 x 2,5) x 5 = 31,25(dm2)
 Đáp số : 31,25dm2
- HS đọc đề.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc đề, về nhà làm bài.
3- CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT2/111 đã làm và chuẩn bị bài sau.
Bổ sung:
TIẾT 108
LUYỆN TẬP
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết:
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản.
- Làm được các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- BÀI MỚI
1- GIỚI THIỆU BÀI 
- Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- HS sửa BT2/111.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2- DẠY BÀI MỚI
*Luyện tập – thực hành 
Bài 1 :
- Bài giải :
2m5cm = 2,05m
Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là :
 2,05 x 2,05 x 4 = 16,81(m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương 
 2,05 x 2,05 x 6 = 25,215(m2)
 Đáp số : 16,81m2 và 25,215m2
Bài 2 :
- Bài giải :
+ Hình 3 và 4 gấp được hình lập phương.
Bài 3 :
+ Ý b và d đúng 
+ Ý a và c sai 
- HS đọc đề.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc đề, thảo luận nhóm đôi, làm bài.
- HS đọc đề, thi đua làm bài.
3- CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các BT đã làm và chuẩn bị bài sau.
Bổ sung:
TIẾT 109 LUYỆN TẬP CHUNG
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết:
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Làm được các bài tập: Bài 1, bài 3.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ ghi BT2.
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
(3)
Chiều dài 
4m
0,4dm
Chiều rộng
3m
0,4dm
Chiều cao 
5m
0,4dm
Chu vi mặt đáy 
14m
2cm
1,6dm
Diện tích xung quanh 
70m2
0,64dm2
Diện tích toàn phần 
94m2
0,96dm2
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
B- BÀI MỚI
1- GIỚI THIỆU BÀI 
- Trong các tiết học trứơc, chúng ta đã làm quen với công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Hôm nay chúng ta cùng luyện tập các kiến thức đó. 
- HS hỏi đáp.
- Hs lắng nghe.
2- DẠY BÀI MỚI
*Luyện tập – thực hành 
Bài 1 :
3m = 30dm
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật:
 a)(2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6(m2)
 b)(30 + 15) x 2 x 9= 810(dm2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật :
 a)3,6 + (2,5 x 1,1) x 2 =9,1(m2)
 b)810 + (30 x 15) x 2 = 1710(dm2)
Bài 2 :
- GV ghi bảng phụ BT2, chừa trống ở các ô chu vi đáy, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần.
- Cho HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh nhất”
- Cách chơi : như bài 106.
Bài 3 :
- Bài giải :
 Cạnh của hình lập phương mới :
 4 x 3 = 12(cm)
Diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh là 4cm :
 (4 x 4) x 4 = 64(cm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương mới gấp diện tích xung quanh của hình lập phương cũ :
 576 : 64 = 9(lần)
Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 4cm :
 (4 x 4) x 6 = 96(cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương mới có cạnh 12cm :
 (12 x 12) x 6 = 864(cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương mới gấp diện tích toàn phần của hình lập phương cũ:
 864 : 96 = 9(lần)
 Đáp số : 9 lần 
- HS đọc đề.
- HS thảo luận và làm bài vào vở.
- HS đọc đề.
- HS tham gia chơi.
- HS đọc đề, về nhà làm bài.
3- CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT3/114 và chuẩn bị bài sau.
Bổ sung:
TIẾT 110
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH 
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
- Làm được các bài tập: Bài 1, bài 2.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Hình vẽ minh hoạ VD1,2, BT1,2.
1 hình lập phương, 1 hình hộp chữ nhật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- BÀI MỚI
1- GIỚI THIỆU BÀI 
- Hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với một đại lượng mới biểu thị mức độ, chiếm chỗ trong không gian của một vật. Đó là thể tích.
- HS sửa BT3/114.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2- DẠY BÀI MỚI
2- 1- Hình thành biểu tượng ban đầu 
a)Ví dụ 1 
- GV trưng bày đồ dùng.
- Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
- Hình nào to hơn, hình nào nhỏ hơn?
- Giới thiệu : Ta nói hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn hình lập phương.
- GV đặt hình lập phương vào trong hình hộp chữ nhật.
- GV nói : Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật, ta nói : Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
- Giới thiệu : đại lượng xác định độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
b)Ví dụ 2 
 - GV treo tranh minh hoạ : có hình khối C và D.
- Mỗi hình C và D được hợp bởi mấy hình lập phương nhỏ?
- Giới thiệu : Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
b)Ví dụ 3 
 - GV lấy bộ đồ dùng dạy học toán 5 xếp hình như SGK, hỏi :
- Hình P gồm mấy hình lập phương?
- Khi tách hình P thành 2 hình M và Nghĩa thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu?
- Ta nói rằng : Thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N.
- HS quan sát.
- Hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Hình lập phương nhỏ hơn.
- HS quan sát.
- Hình C gồm 4 hình lập phương và hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế.
- HS quan sát.
- 6 hình lập phương.
- Hình M gồm 4 hình lập phương, hình N gồm 2 hình lập phương.
2- 2- Rèn kĩ năng so sánh một số hình 
Bài 1 :
- Bài giải :
Hình A gồm 16 hình lập phương, hình B gồm 18 hình lập phương. Hình B có thể tích lớn hơn.
Bài 2 : Bài giải :
Hình A có 45 hình lập phương nhỏ. Hình B có 27 hình lập phương nhỏ. Thể tích hình A lớn hơn hình B.
Bài 3 : HS có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau.
- HS đọc đề.
- HS quan sát hình SGK/15 và làm bài vào vở.
- HS đọc đề.
- HS quan sát hình SGK/15 và làm bài vào vở.
- HS đọc đề, làm bài.
3- CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các BT đã làm và chuẩn bị bài sau.
Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1922.doc