Giáo án Toán khối 5 - Ôn tập về số tự nhiên

Giáo án Toán khối 5 - Ôn tập về số tự nhiên

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN

NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1/ Dãy số tự nhiên:

- Dãy số tự nhiên gồm các số:

0; 1; 2; 3; ; 12; 13; 14;

- Trong dãy số tự nhiên:

+ Số 0 là số bé nhất.

+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn, kém nhau một đơn vị.

+ Mỗi số tự nhiên đều có một số liền sau.

+ Không có số tự nhiên nào lớn nhất.

+ Giữa hai số tự nhiên liên tiếp không có số tự nhiên nào cả.

2/ Số chẵn, số lẻ:

- Các số tự nhiên có chữ số cuối là 0; 2; 4; 6; 8 được gọi là số chẵn.

Hai số chẵn liên tiếp hơn, kém nhau 2 đơn vị.

- Các số tự nhiên có chữ số cuối là 1; 3; 5; 7; 9 được gọi là các số lẻ.

Hai số lẻ liên tiếp hơn, kém nhau 2 đơn vị.

- Giữa hai số chẵn liên tiếp có một số lẻ. Gữa hai số lẻ liên tiếp có một số chẵn.

3/ So sánh số tự nhiên:

- So sánh dựa vào các vị trí của nó trong dãy số tự nhiên:

+ Số đứng trước bé hơn số đứng sau.

+ Số đứng sau lớn hơn số đứng trước.

- So sánh căn cứ vào các chữ số viết nên số tự nhiên:

+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.

+ Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

+ Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số trong

cùng một hàng, từ trái sang phải.

+ Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai

số đó bằng nhau

pdf 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán khối 5 - Ôn tập về số tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN 
NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ 
1/ Dãy số tự nhiên: 
 - Dãy số tự nhiên gồm các số: 
 0; 1; 2; 3;  ; 12; 13; 14;  
 - Trong dãy số tự nhiên: 
 + Số 0 là số bé nhất. 
 + Hai số tự nhiên liên tiếp hơn, kém nhau một đơn vị. 
 + Mỗi số tự nhiên đều có một số liền sau. 
 + Không có số tự nhiên nào lớn nhất. 
 + Giữa hai số tự nhiên liên tiếp không có số tự nhiên nào cả. 
2/ Số chẵn, số lẻ: 
 - Các số tự nhiên có chữ số cuối là 0; 2; 4; 6; 8 được gọi là số chẵn. 
 Hai số chẵn liên tiếp hơn, kém nhau 2 đơn vị. 
 - Các số tự nhiên có chữ số cuối là 1; 3; 5; 7; 9 được gọi là các số lẻ. 
 Hai số lẻ liên tiếp hơn, kém nhau 2 đơn vị. 
 - Giữa hai số chẵn liên tiếp có một số lẻ. Gữa hai số lẻ liên tiếp có một số chẵn. 
3/ So sánh số tự nhiên: 
 - So sánh dựa vào các vị trí của nó trong dãy số tự nhiên: 
 + Số đứng trước bé hơn số đứng sau. 
 + Số đứng sau lớn hơn số đứng trước. 
 - So sánh căn cứ vào các chữ số viết nên số tự nhiên: 
 + Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. 
 + Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. 
 + Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số trong 
cùng một hàng, từ trái sang phải. 
 + Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai 
số đó bằng nhau. 
4/ Phép cộng số tự nhiên: 
 a + b = c (Tổng) 
 (Số hạng) (Số hạng) 
 * Một số tính chất: 
 - Tính chất giao hoán: a + b = b + a 
 - Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c) 
 - Cộng với 0: a + 0 = 0 + a = a 
 - Tổng của hai số sẽ không thay đổi khi ta thêm vào số hạng này bao nhiêu đơn 
vị và bớt ra ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị. 
 - Trong một tổng, nếu ta thêm (hoặc bớt) một số hạng bao nhiêu đơn vị và giữ 
nguyên số hạng còn lại thì tổng sẽ tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu đơn vị. 
5/ Phép trừ số tự nhiên: 
 a - b = c (Hiệu) 
 (Số bị trừ) (Số trừ) 
 * Một số tính chất: 
 - Trừ đi số 0: a - 0 = a 
 - Số bị trừ bằng số trừ: a - a = 0 
 - Phép trừ chỉ thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn số trừ hoặc số bị trừ bằng số 
trừ. 
 - Một số trừ đi một tổng: a - (b + c) = a - b - c 
 - Một số trừ đi một hiệu: a - (b - c) = a + c - b 
 - Hiệu của hai số sẽ không thay đổi nếu ta cùng thêm (hoặc cùng bớt) số bị trừ, 
số trừ một số đơn vị như nhau. 
 - Trong phép trừ, nếu nếu ta thêm (hoặc bớt) số bị trừ bao nhiêu đơn vị và giữ 
nguyên số trừ thì hiệu sẽ tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu đơn vị. 
 - Trong phép trừ, nếu nếu ta ta giữ nguyên số bị trừ và thêm (hoặc bớt) số trừ 
bao nhiêu đơn vị thì hiệu sẽ giảm (hoặc tăng) bấy nhiêu đơn vị. 
6/ Phép nhân số tự nhiên: 
 a x b = c (Tích) 
 (Thừa số) (Thừa số) 
 * Một số tính chất: 
 - Tính chất giao hoán: a x b = b x a 
 - Tính chất kết hợp: a x (b x c) = (a x b) x c 
 - Nhân với số 1: a x 1 = 1 x a = a 
 - Nhân với số 0: a x 0 = 0 x a = 0 
 - Một số nhân với một tổng: a x (b + c) = a x b + a x c 
 - Một số nhân với một hiệu: a x (b - c) = a x b - a x c 
 - Muốn nhân một số với 10; 100; 1000;  ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó 
một, hai, ba,  chữ số 0. 
 - Trong một tích, nếu ta thêm (hoặc bớt) một thừa số bao nhiêu đơn vị thì tích 
sẽ tăng (hoặc giảm) một số bằng bấy nhiêu lần thừa số còn lại. 
 - Trong một tích, nếu ta tăng một thừa số lên bao nhiêu lần thì tích sẽ tăng lên 
bấy nhiêu lần. 
 - Nhân một số với một thương: a x (b : c) = (a x b) : c 
7/ Phép chia số tự nhiên: 
 a : b = c (Thương) 
 (Số bị chia) (Số chia) 
 * Một số tính chất: 
 - Chia cho số 1: a : 1 = a 
 - Số bị chia và số chia bằng nhau: a : a = 1 (a khác 0) 
 - Số bị chia bằng 0: 0 : a = 0 (a khác 0) 
 - Không thể chia cho 0. 
 - Chia một số cho một tích: a : (b x c) = (a : b) : c = (a : c) : b 
 - Chia một số cho một thương: a : (b : c) = (a x c) : b 
 - Muốn chia một số chẵn chục, chẵn trăm, chẵn nghìn  cho 10; 100; 1000;  
ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba,  chữ số 0 ở tận cùng bên phải số đó. 
 - Trong phép chia, nếu tăng (hoặc giảm) số bị chia bao nhiêu lần và giữ nguyên 
số chia thì thương cũng tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần. 
 - Trong phép chia, nếu giữ nguyên số bị chia và tăng (hoặc giảm) số chia bao 
nhiêu lần thì thương sẽ giảm (hoặc tăng) bấy nhiêu lần. 
 * Phép chia có dư: 
 Khi a không chia hết cho b và còn dư r, ta nói ta có phép chia có dư: 
 a : b = q (dư r) 
 Trong phép chia có dư, số dư luôn luôn bé hơn số chia. 
 Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, ta lấy thương nhân với số chia rồi 
công với số dư. 
 Muốn tìm số chia trong phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ đi số dư rồi chia 
cho thương. 
8/ Tìm một thành phần chưa biết của phép tính: 
 - Tìm số hạng chưa biết của tổng: Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. 
 x + b = c a + x = c 
 x = c - b x = c - a 
 - Tìm số bị trừ, số trừ chưa biết: 
 + Tìm số bị trừ chưa biết: Lấy hiệu cộng với số trừ: x - b = c 
 x = c + b 
 + Tìm số trừ chưa biết: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu: a - x = c 
 x = a - c 
 - Tìm thừa số chưa biết: Lấy tích chia cho thừa số đã biết. 
 x x b = c a x x = c 
 x = c : b x = c : a 
 - Tìm số bị chia, số chia chưa biết: 
 + Tìm số bị chia chưa biết: Lấy thương nhân với số chia: x : b = c 
 x = c x b 
 + Tìm số chia chưa biết: Lấy số bị chia chia cho thương: a : x = c 
 x = a : c 
9/ Dấu hiệu chia hết: 
- Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có tận cùng bằng 0; 2; 4; 6; 8 đều chia hết 
cho 2. 
- Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có tận cùng bằng 0 hoặc 5 thì chia hết cho 
5. 
- Dấu hiệu chia hết cho 3: Các số mà tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia 
hết cho 3. 
- Dấu hiệu chia hết cho 9: Các số mà tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia 
hết cho 9. 
Chú ý: Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfON TAP VE SO TU NHIEN.pdf