Giáo án Toán khối 5 - Tuần 17 đến tuần 27 - Trường Tiểu học Lạc Đạo

Giáo án Toán khối 5 - Tuần 17 đến tuần 27 - Trường Tiểu học Lạc Đạo

TIẾT 81: LUYỆN TẬP CHUNG

(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)

I. Mục tiêu:

Biết thực hiện cỏc phộp tỡnh với số thập phõn và giải cỏc bài toỏn liờn quan đến tỉ số phần trăm.

II. Chuẩn bị : Vở BT, sách SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động 1: Ôn các phép tính với số thập phân

Bài 1: HS thực hiện phép chia vào vở. Sau đó chuyển cho nhau kiểm tra lại lời giải theo yêu cầu của GV.

Bài 2: HS tự làm

HS cùng bàn kiểm tra kết quả lẫn nhau.

a. (75,6 - 21,7) : 4 + 22,82 x 2 =

= 53,9 : 4 + 45, 64 = 13,475 + 45,64 = 59,115

b. 21,56 : (75,6 - 0,177 = 2,2 - 0,177 = 2,023.

Đối với HS khá, giỏi nên khuyến khích tập luyện tính theo hàng ngang (không đặt phép tính, ngoài trường hợp phép chia 21,56 : 9,8).

 

doc 55 trang Người đăng hang30 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán khối 5 - Tuần 17 đến tuần 27 - Trường Tiểu học Lạc Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán:
Tiết 81: Luyện tập chung
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I. Mục tiêu:
Biết thực hiện cỏc phộp tỡnh với số thập phõn và giải cỏc bài toỏn liờn quan đến tỉ số phần trăm.
II. Chuẩn bị : Vở BT, sách SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn các phép tính với số thập phân
Bài 1: HS thực hiện phép chia vào vở. Sau đó chuyển cho nhau kiểm tra lại lời giải theo yêu cầu của GV.
Bài 2: HS tự làm
HS cùng bàn kiểm tra kết quả lẫn nhau.
a. (75,6 - 21,7) : 4 + 22,82 x 2 =
= 53,9 : 4 + 45, 64 = 13,475 + 45,64 = 59,115
b. 21,56 : (75,6 - 0,177 = 2,2 - 0,177 = 2,023.
Đối với HS khá, giỏi nên khuyến khích tập luyện tính theo hàng ngang (không đặt phép tính, ngoài trường hợp phép chia 21,56 : 9,8).
	Hoạt động 2: Ôn giải toán
Bài 3: HS đọc đề
Thảo luận và nêu cách làm
GV công nhận kết quả đúng.
HS làm bài
Số tấn thóc tăng thêm (từ năm 1995 đến năm 2000) là:
8,5 - 8 = 0,5 (tấn)
Số phần trăm tăng thêm là: 0,5 : 8 = 0,0625 = 6,25%
Đáp số: 6,25%
(Số phần trăm tăng thêm được tính so với số thóc năm 1995)
Bài giải phần b gồm 2 bước tính:
Số tấn thóc tăng thêm (từ năm 2000 đến năm 2005) là:
8,5 x 6,25 : 100 = 0,53125 (tấn)
Số tấn thóc thu hoạch năm 2005 là:
0,53125 + 8,5 = 9,03125 (tấn)
Đáp số: 9,03125 tấn
Điểm khó với HS ở đây là diễn đạt câu lời giải, GV nên để cho các em diễn đạt theo cách của mình, chỉ sửa lại nếu thực sự cần thiết.
Bài 4: Câu trả lời đúng là D. HS khá, giỏi suy nghĩ thêm các phép tính ở mỗi phần A, B, C tính cái gì (để các em rèn luyện thêm cách suy nghĩ mở và ngược chiều).
IV. Dặn dò.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Toán: 
Tiết 82: Luyện tập chung
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I. Mục tiêu:
Biết thực hiện cỏc phộp tỡnh với số thập phõn và giải cỏc bài toỏn liờn quan đến tỉ số phần trăm.
II. Chuẩn bị
Vở BT, sách SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn các phép tính với số thập phân , chuyển hỗn số thành phân số
Bài 1: Cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân
 GV hướng dẫn theo các bước 
 + Hỗn số -> hỗn số có phần phân số là phân số thập phân
 + Hỗn số có phần phân số là phân số thập phân -> số thập phân
 HS làm bài
 	 Sau đó chuyển cho nhau kiểm tra lại kết quả theo yêu cầu của GV.
Bài 2: HS tự làm
HS cùng bàn kiểm tra kết quả lẫn nhau.
 X x 1,2 – 3,45 = 4,68
 X x 1,2 = 4,68 + 3,45
 X x 1,2 = 8,13
 X = 8,13 : 1,2
 X = 6,775 
	Hoạt động 2: Ôn giải toán
Bài 3: HS đọc đề
 Thảo luận và nêu cách làm
 GV công nhận kết quả đúng, HS làm bài
IV. Dặn dò.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Toán:
Tiết 83: Giới thiệu máy tính bỏ túi
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết dựng mỏy tinh bỏ tỳi để cộng, trừ, nhõn, chia cỏc số thập phõn, chuyển một phõn số thành số thập phõn.
II. Đồ dùng dạy học
Máy tính bỏ túi cho các nhóm nhỏ nếu mỗi HS không có 1 máy tính.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Làm quen với máy tính bỏ túi
Các nhóm quan sát máy tính, trả lời các câu hỏi: Em thấy có những gì? (màn hình, các nút). Em thấy ghi gì trên các nút ? (HS kể tên)
Sau đó HS ấn nút ON/C và nút OFF và nói kết quả quan sát được.
GV nói sẽ tìm hiểu dần về các nút khác.
	Hoạt động 2: Thực hiện các phép tính
GV ghi một phép cộng lên bảng, ví dụ: 25,3 + 7,09
Đọc cho HS ấn lần lượt các nút cần thiết (chú ý ấn để ghi dấu phẩy). Đồng thời vừa quan sát kết quả trên màn hình.
- Tương tự với 3 phép tính: trừ, nhân, chia. Nên để các em HS giải thích cho nhau nếu có HS chưa rõ cách tính.
Hoạt động 3: Thực hành
Các nhóm HS tự làm. Đây là những bài tập dễ. GV lưu ý để tất cả HS được thay phiên nhau tự tay bấm máy tính, mỗi em trực tiếp làm một bài tập. 
Câu trả lời đúng của bài tập 3, phần b là C
Nếu còn thời gian, có thể tổ chức thi tính nhanh bằng máy tính bỏ túi.
IV. Dặn dò.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Toán: 
Tiết 84: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán
về tỉ số phần trăm
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
 I.Mục tiêu: 
Biết sử dụng mỏy tớnh bỏ tỳi để giải cỏc bài toỏn về tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học : 
Máy tính bỏ túi cho các nhóm HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40
Một HS nêu cách tính theo quy tắc:
- Tìm thương của 7 và 40 
- Nhân với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải thương tìm được.
GV: Bước thứ nhất có thể thực hiện nhờ máy tính bỏ túi. Sau đó cho HS tính và suy ra kết quả.
	Hoạt động 2: Cách tính 34% của 56
Một HS nêu cách tính (theo quy tắc đã học): 56 x 34 : 100
Cho các nhóm tính, GV ghi kết quả lên bảng.
 Sau đó nói: Ta có thể thay 34 : 100 bằng 34%.
 Do đó ta ấn các nút: 56 x 34%
HS ấn các nút trên và thấy kết quả trùng với kết quả ghi trên bảng.
Hoạt động 3: Tìm một số biết 65% của nó bằng 78
Một HS nêu cách tính đã biết: 78 : 65 x 100
Sau khi HS tính, GV gợi ý các ấn nút để tính là: 78 : 65%
Từ đó HS rút ra cách tính nhờ máy tính bỏ túi.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1, 2: Cho từng cặp HS thực hành, một em bấm máy tính, một em ghi vào bảng. Sau đó đổi lại: em thứ hai bấm máy rồi đọc cho em thứ nhất kiểm tra kết quả đã ghi vào bảng.
Bài 3: HS đọc đề bài, suy nghĩ để nhận thấy đây là bài toán yêu cầu tìm một số biết 0,5% của nó là 20 000 đồng, 40 000đồng, 60 000 đồng.
Sau đó cho các nhóm tự tính và nêu kết quả.
Nếu còn thời gian, có thể tổ chức thi tính nhanh bằng máy tính bỏ túi.
Cuối tiết học GV đưa ra kết luận: “Nhờ máy tính bỏ túi ta tính được rất nhanh, nhưng ở các bài sau nói chung chúng ta sẽ không sử dụng máy tính bỏ túi, vì chúng ta còn muốn rèn luyện kĩ năng tính toán thông thường không phải bằng máy tính”.
IV. Dặn dò.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Toán: 
Tiết 85: Hình tam giác
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
 I. Mục tiêu: Biết:
 -Đặc điểm của hỡnh tam giỏc cú: 3cạnh, 3 gúc, 3 đỉnh.
 -Phõn biệt 3 dạng hỡnh tam giỏc(phõn loại theo gúc)
 -Nhận biết đỏy và đường cao ( tương ứng) của hỡnh tam giỏc.
II. Đồ dùng dạy học
- Các dạng hình tam giác.- Êke.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- HS chỉ ra ba đỉnh, ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác.
- HS viết tên ba góc, ba cạnh của một hình tam giác.
	Hoạt động 2: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác (theo góc)
- GV giới thiệu đặc điểm:
+ Tam giác có ba góc nhọn.
+ Tam giác có một góc tù và hai góc nhọn
+ Tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn.
- HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng (góc) trong tập hợp nhiều hình hình học.
Hoạt động 3: Giới thiệu đáy và đường cao tương ứng
Giới thiệu hình tam giác ABC Nêu tên đáy (BC) và chiều cao (AH).
Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh (A) vuông góc với đáy tương ứng (BC) gọi là chiều cao của hình tam giác (ABC).
- HS tập nhận biết chiều cao của hình tam giác (dùng êke) trong các trường hợp:
Hoạt động 4: Thực hành (Vở bài tập)
Bài 1: HS viết tên ba cạnh và ba góc của mỗi hình tam giác.
Bài 2: HS dùng êke vẽ đường cao tương ứng với đáy MN.
Bài 3: HS vẽ một đường chéo của hình tứ giác để tạo thành 2 tam giác
Bài 4: a. Hình chữ nhật ABCD có 18 ô vuông
Hình tam giác ABC có 9 ô vuông
b. Hình chữ nhật MNPQ có 24 ô vuông
Hình tam giác EQP có 12 ô vuông.
IV. Dặn dò.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Toán: Tiết 86: Diện tích hình tam giác
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I. Mục tiêu: Biết tớnh diện tớch hỡnh tam giỏc .
II. Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau (bằng bìa, cỡ to để có thể dính lên bảng).
- HS chuẩn bị 2 hình tam giác nhỏ bằng nhau; kéo để cắt hình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Cắt hình tam giác
- GV hướng dẫn HS lấy một hình tam giác (trong hai hình tam giác bằng nhau).
- Vẽ một ch ... ........................................................................................................................................................................................
***– & —***
 Môn Toán
 Tiết130: Vận tốc
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. 
II. Đồ dùng dạy học.
- Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng như SGK. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm vận tốc.
Thường thường ô tô đi nhanh hơn hay xe máy đi nhanh hơn?
a. Ví dụ: 
GV nêu ví tụ (SGK), HS suy nghĩ và tìm kết quả. 
GV gọi HS nói cách làm và trình bày lời giải: 
170 : 4 = 42,5 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.
GV nói mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình, hay nói tắt vận tốc của ô tô là 42,5 Km/giờ, đọc là bốn mươi hai phẩy năm kilômet giờ. 
GV ghi bảng: Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (km /giờ)
GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc (ở ví dụ này) là km/giờ.
GV gọi HS nêu cách tính vận tốc. 
GV nói: Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, cho HS biết biểu thức tính vận tốc. 
v = s : t
b. Bài toán: GV nêu bài toán, HS suy nghĩ giải bài toán. 
Vận tốc chạy của người đó là: 60 : 10 = 6 (m/giây)
Hoạt động 2: Thực hành (theo VBTT)
Bài 1: - GV cho học sinh tính vận tốc của ô tô bằng km/giờ.
Vận tốc của ô tô là: 120 : 2 = 60 (km/giờ)
Đáp số: 60 km/giờ
Bài 2: - GV cho HS tính vận tốc theo công thức v = s : t
Vận tốc đi của người đó là: 10,5 : 2,5 = 4,2 (km/giờ)
Bài 3: Cho học sinh tự làm
Bài 4:- GV gọi HS nói cách làm
IV. Dặn dò
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Môn Toán
 Tiết131: luyện tập
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I. Mục tiêu:
- Biết tớnh vận tốc của một chuyển động đều.
-Thực hành tớnh vận tốc theo cỏc đơn vị đo khỏc nhau.
II. Chuẩn bị. 
- Vở bài tập sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn cách tính vận tốc.
- Gọi HS nêu cách tính vận tốc. 
- HS lên bảng viết công thức tính: v = s : t
- Gọi HS đọc kết quả các bài tập ở nhà.
- GV chữa bài tập 4 SGK. 
Giải thích cho HS: ca nô đi trong hồ nên dòng nước không chảy, không ảnh hưởng đến vận tốc ca nô. 
Nếu đi trên sông có vận tốc nước chảy sẽ ảnh hưởng đến vận tốc của ca nô.
Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài 1: 
- GV hướng dẫn học sinh theo bài giải mẫu trong VBTT.
- Chú ý đổi các đơn vị đo thời gian để tính vận tốc.
- Bài này cần hướng dẫn chi tiết cho HS. 
Bài 2: Chú ý đổi đơn vị thời gian về số thập phân hoặc phân số để tính vận tốc bằng km/giờ.
GV nêu kết quả đúng để HS tự kiểm tra bài làm của mình. 
Học sinh báo cáo kết quả lại với giáoviên. 
Bài 3: Cho học sinh làm tương tự
Yêu cầu học sinh tính vận tốc ở bài 3 bằng km/giờ, để kiểm tra kỹ năng tính toán. 
Gọi một học sinh lên bảng chữa bài. 
Học sinh khác nhận xét. 
GV chữa chung. 
Bài 4: GV cho học sinh làm bài.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. Tính: 
+ Thời gian từ lúc khởi hành A đến lúc tới B. 
+ Thời gian thực đi của ô tô
+ Tính vận tốc của ô tô. 
IV. Dặn dò: 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Môn Toán
Tiết132: Quãng Đường
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I. Mục tiêu:
Biết tớnh quóng đường đi được của một chuyển động đều.
II. Đồ dùng dạy học.
- Sử dụng sơ đồ trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Hình thành cách tính quãng đường. 
a. Ví dụ: GV cho học sinh giải bài toán:
“Mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. Hỏi ô tô đi trong 4 giờ được bao nhiêu kilômet?”
GV cho học sinh so sánh ví dụ trong SGK với bài toán trên về nội dung và cách giải. 
GV cho học sinh nêu cách làm và lời giải bài toán nêu trong ví dụ. 
GV cho học sinh nói cách tính quãng đường.
GV nêu lại: Để tính quãng đường đi được của ô tô ta lấy vận tốc của ô tô nhân với thời gian đi. 42,5 x 4 = 170(km)
GV cho vài học sinh nhắc lại cách tính quãng đường và viết biểu thức tính quãng đường. 
GV gọi một số HS nêu cách tính quãng đường và biểu thức tính quãng đường. 
b. Bài toán: GV cho học sinh đọc và giải bài toán trong SGK. 
GV cho học sinh đổi 3 giờ 15 phút dưới dạng đơn vị giờ rồi tính quãng đường đi được: 
3 giờ 15 phút = 3,25 giờ. 
Quãng đường đi được là: 12 x 3,25 = 39(km)
Hoặc: 3 giờ 15 phút = 3 giờ = giờ. 
Quãng đường đi được là: 12 x = 39 (km)
GV lưu ý học sinh hai cách tính đều đúng, tuỳ bài toán học sinh có thể lựa chọn cách làm cho phù hợp. 
GV gọi học sinh nhắc lại cách tính và biểu thức tính quãng đường. 
Hoạt động 2: Thực hành. 
HS làm bài 1, bài 2 
Hướng dẫn HS làm bài 3 SGK. 
Thời gian xe máy đi từ A đến B. 
11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút.
2 giờ 40 phút = giờ. 
Quãng đường AB là: 42 x = 112 (km)
Đáp số: 112 km.
IV. Dặn dò: 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Môn Toán
Tiết133: Luyện tập
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I. Mục tiêu:
Biết tớnh quóng đường đi được của một chuyển động đều.
II. Chuẩn bị.
- Vở bài tập, sách giáo khoá.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ: 
- Nêu cách tìm vận tốc, quãng đường. 
- Gọi HS lên bảng viết công thức tính.
- GV gọi HS nêu cách làm và đọc kết quả bài làm ở nhà (các bài tập SGK), nhận xét bài làm của bạn. 
Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài 1: 
GV cho HS lựa chọn cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân. 
HS thực hành tính.
Nêu kết quả. 
Nhận xét bài làm của bạn. 
GV kết luận. 
Bài 2: 
GV cho học sinh suy nghĩ, làm bài. 
GV gọi HS nói cách làm và kết quả. 
Cho học sinh khác nhận xét bài làm của bạn. 
Lưu ý HS cách thực hiện phép trừ số đo thời gian. 
Bài 3: 
GV cho học sinh đọc đầu bài, suy nghĩ cách làm. 
GV nêu các câu hỏi để HS trả lời. 
- Bài toán có mấy động tử chuyển động?
- Hai động tử chuyển động ngược chiều hay cùng chiều?
GV cho học sinh trình bày lời giải. 
Gọi HS khác nhận xét bài làm và kết quả. 
GV chữa bài và nói cách làm dạng toán này cho học sinh. 
Học sinh nhắc lại cách làm bài toán dạng này. 
Bài 4: GV cho học sinh làm tương tự
Kiểm tra việc làm bài và kết quả của học sinh. 
IV. Dặn dò: 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Môn Toán
Tiết 134: Thời gian 
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I. Mục tiêu:
Biết cỏch tớnh thời gian của mọt chuyển động đều.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh vẽ về chuyển động đều. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Hình thành cách tính thời gian. 
a. Ví dụ: GV cho học sinh đọc ví dụ, trình bày lời giải bài toán trong ví dụ. 
GV: Cho học sinh rút ra quy tắc tính thời gian của chuyển động. 
GV: Vẽ sơ đồ cho học sinh suy nghĩ, nếu mỗi giờ đi được 42,5km thì phải đi trong mấy giờ?
1 giờ
42,5 km
170km
GV: Cho học sinh viết biểu thức tính thời gian.
b. Bài toán: 
Gọi học sinh nhận xét bài giải của bạn. 
GV: Giải thích lý do đổi số đo thời gian thành 02 giờ 20 phút cho phù hợp với cách nói thông thường. 
c. Củng cố: 
GV: Gọi HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu biểu thức tính thời gian.
Viết sơ đồ:
v = s : t
S = v x t 	t = s : v
Khi biết 2 trong 3 đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ ba. 
Hoạt động 2: Thực hành. 
GV cho học sinh làm bài 1, 2 
Gọi học sinh đọc lời giải, cho học sinh nhận xét bài làm của bạn, sửa kết quả (nếu có).
Bài 3: GV cho học sinh đọc đầu bài. 
Học sinh nói cách làm. 
GV nhấn mạnh đây là bài toán có 2 động tử chuyển động ngược chiều nhau nên phải tính tổng hai vận tốc, trước khi tính thời gian. 
Bài 4: GV cho học sinh làm bài.
Gọi học sinh nói cách làm và kết quả. 
GV nêu rõ muốn tính thời gian trong bài toán này phải tính vận tốc của xe máy trước. 
IV: Dặn dò: 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Môn Toán
 Tiết 135: Luyện tập 
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I. Mục tiêu:
 - Biết tớnh thời gian của một chuyển động đều.
 -Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quóng đường.
II. Chuẩn bị.
- Vở bài tập, sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ
GV gọi học sinh nhắc lại biểu thức tính thời gian của một chuyển động. 
Cho học sinh rút ra biểu thức tính vận tốc, quãng đường từ biểu thức tính thời gian. 
Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài 1: GV cho học sinh tính, điền vào ô trống. 
Gọi học sinh kiểm tr kết quả của bạn. 
Bài 2: GV cho học sinh tự làm bàn rồi chữa bài.
Bài 3: 
GV gọi HS nêu cách làm và lời giải. 
GV kiểm tra cả lớp về cách giải bài toán hai động tử chuyển động ngược chiều nhau. 
Chú ý đây là dạng toán khó, GV cố gắng tìm cách giúp đỡ học sinh yếu nắmvững cách giải các bài toán dạng này. 
IV: Dặn dò:
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 5 T1727.doc