Giáo án Toán khối 5 - Tuần thứ 19

Giáo án Toán khối 5 - Tuần thứ 19

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS :

- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.

- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.

- HS : Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thuốc kẻ, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán khối 5 - Tuần thứ 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 91
Diện tích hình thang 
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS : Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thuốc kẻ, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Mời HS nói những hiểu biết của em về hình thang đã học. Tìm ví dụ thực tế.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nói những hiểu biết của em về hình thang đã học. Tìm ví dụ thực tế.
- Cả lớp cùng nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- GV yêu cầu HS tính diện tích hình thang ABCD.
B
C
D
A
H
A
C
(B)
D
K
H
(A)
M
A
H
C
D
B
M
- GV hướng dẫn HS xác định điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác ABM ; sau đó ghép lại như hình ở SGK để được hình tam giác ADK.
- HS tính vào nháp, 1 em lên bảng tính.
- Cả lớp thực hiện cắt ghép như hướng dẫn của GV, 1 HS lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK.
- Hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
- GV ghi công thức lên bảng, gọi HS nhắc lại.
3. Hướng dẫn HS thực hành
Bài 1 :
-Yêu cầu HS tính diện tích hình thang.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
Bài 2 :
- GV yêu cầu HS tự làm phần a) và sau đó đổi bài nhau kiểm tra.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình thang vuông đã học tiết 90 và tự làm.
Bài 3 :
- GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình thang.
- Muốn tính diện tích thửa ruộng hình thang ta làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ, sau đó nhận xét sửa chữa.
- Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK.
- HS nêu như SGK : 
Diện tích hình tam giác ADK là 
Mà 
=. Vậy diện tích hình thang ABCD là 
- 1 HS nêu mối quan hệ các yếu tố của hai hình và nêu quy tắc như SGK.
- Vài HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
- HS làm vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ.
a) S == 50 cm2; 
b) S == 84m2.
- HS tự làm bài vào vơ,û sau đó đổi bài nhau kiểm tra.
- 1 HS nhắc lại. Cả lớp làm vào vở, sau đó nêu kết quả như sau :
a) S = 32,5cm2 ; b) S = 20cm2. 
- 1 HS nêu.
- Ta phải tìm chiều cao hình thang.
- HS giải vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Đáp số : 10 020,01m2.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Mời HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
 - Học sinh chú ý lắng nghe.
TIẾT 92
Luyện tập
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS : Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị một số bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Mời HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
- Cả lớp cùng nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2 :
- GV yêu cầu HS suy nghĩ nêu cách tính.
- Yêu cầu HS tự giải vào vở, 1 em làm bảng phụ.
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu bài giải mẫu.
Bài 3 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tự làm.
N
M
A
B
C
D
3cm
3cm
3cm
- Gọi HS nêu kết quả.
- Yêu cầu HS đổi vở nhau để kiểm tra.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
a) S = (14 + 6) x 7 : 2 = 70cm2 ; 
b) S = () : 2 ; 
c) S = (2,8 + 1,8) x 0,5 : 2 = 1,15 (m2).
- HS trao đổi vở kiểm tra.
- HS nêu các bước tính như sau :
+ Tìm độ dài đáy bé và chiều cao của thửa ruộng hình thang.
+ Tính diện tích của thửa ruộng.
+ Từ đó tính số kg thóc thu hoạch được.
- HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ.
Bài giải 
Độ dài đái bé là :
120 = 80 (m)
Độ dài chiều cao của thửa ruộng là :
80 - 5 = 75 (m) 
Diện tích của thửa ruộng đó là :
(120 + 80 ) 75 : 2 = 7500 (m2)
Số thóc thửa ruộng thu hoạch được :
7500 64,5 = 483750 (kg)
Đáp số : 483750 kg.
- HS nhận xét và sửa chữa.
- HS quan sát hình vẽ kết hợp với tính diện tích hình thang để nêu kết quả.
- HS nêu : a) Đ ; b) S.
- HS trao đổi vở kiểm tra.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Mời HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
 - Học sinh chú ý lắng nghe.
TIẾT 93
Luyện tập chung
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
- Củng cố kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- Củng cố giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Mời HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác, thang.
- Cả lớp cùng nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự giải vào vở, 1 em làm bảng phụ.
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu bài giải mẫu.
Bài 3 :
- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán.
- GV yêu cầu HS nêu lời giải. 
- Yêu cầu HS giải vào vở, gọi 1 HS giải ở bảng phụ.
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu một cách giải đúng.
- HS làm bài cá nhân vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
a) S = (3 4 ) : 2 = 3,5 cm2 ; 
b) S = (2,5 1,6) : 2 = 2 (m2) ;
c) S = () : 2 = ... (dm2).
- HS trao đổi vở kiểm tra.
- HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ.
Bài giải 
Diện tích hình thang ABED là :
(2,5 + 1,6) 1,2 : 2 = 2,46 (dm2)
Diện tích hình tam giác BCE :
(1,3 1,2) : 2 = 0,78 (dm2)
Diện tích của hình thang ABED lớn hơn diện tích hình tam giác BCE là :
2,46 - 0,78 = 1,68 (dm2)
Đáp số : 1,68 dm2.
- HS nhận xét và sửa chữa.
- HS nêu lần lượt các bước giải, HS khác nhận xét.
- HS nêu từng lời giải toán.
- 1 HS làm ở bảng phụ, cả lớp giải vào vở.
Bài giải
a) Diện tích mảnh vườn hình thang :
(50 + 70) 40 : 2 = 2400 (m2)
 Diện tích trồng đu đủ là :
2400 : 100 30 = 720 (m2)
 Số cây đu đủ trồng được là :
720 : 1,5 = 480 (cây)
b) Diện tích trồng chuối là :
2400 : 100 25 = 600 (m2)
 Số cây chuối trồng được là :
600 : 1 = 600 (cây)
 Số cây chuối trồng được nhiều hơn
 số cây đu đủ là :
600 - 480 = 120 (cây)
Đáp số : a) 480 cây ; b) 120 cây.
- HS đổi chéo vở nhau để kiểm tra.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Mời HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang và diện tích hình tam giác.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang và diện tích hình tam giác.
 - Học sinh chú ý lắng nghe.
TIẾT 94
Hình tròn. Đường tròn
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV chuẩn bị bảng phụ và Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
- HS chuẩn bị thước kẻ, com pa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Mời HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác, thang.
- Cả lớp cùng nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Giới thiệu về hình tròn, đường tròn
- GV đưa tấm bìa hình tròn và giới thiệu : “Đây là hình tròn”.
- GV dùng com pa vẽ trên bảng một hình tròn rồi nói : “Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn”.
- GV giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn. Chẳng hạn : Lấy một điểm A trên đường tròn, nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
- GV giới thiệu cách tạo dựng một đường kính của hình tròn.
°
O
N
M
3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1 :
- GV yêu cầu HS :
a) Vẽ hình tròn bán kính 3cm ;
b) Vẽ hình tròn đường kính 5cm.
Bài 2 :
- GV yêu cầu tự làm vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ.
Bài 3 :
- GV cho HS tự vẽ vào vở.
- Tổ chức thi vẽ.
- Cả lớp quan sát hình tròn.
- HS dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn và thực hiện theo GV vừa nói được như hình sau :
 °O
 2cm
- HS thực hiện như GV đã hướng dẫn và tìm thấy tất cả bán kính của đường tròn bằng nhau.
°
O
A
B
C
- HS nhắc lại : Trong một hình tròn, đường kính dài gấp 2 lần bán kính.
- HS thực hiện cá nhân vẽ vào vở. 1 HS lên bảng dùng com pa vẽ.
a) Bán kính 3cm ; b) Đường kính 5cm.
°
5cm
°
3cm
- HS thực hiện vào vở.
- 1 HS lên bảng vẽ.
Đáp án :
°
°
A
B
- HS vẽ theo mẫu vào vở.
- Một số HS thi vẽ.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Mời HS nhắc lại một số yếu tố của hình tròn. Tìm ví dụ thực tế.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại một số yếu tố của hình tròn. Tìm ví dụ thực tế.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
TIẾT 95
Chu vi hình tròn 
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS : Nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV : Chuẩn bị bảng phụ và Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
 - HS : Tấm bìa cứng, cắt hình tròn bán kính 2cm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Mời HS nhắc lại một số yếu tố của hình tròn. Tìm ví dụ thực tế.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nhắc lại một số yếu tố của hình tròn. Tìm ví dụ thực tế.
- Cả lớp cùng nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn
- GV hướng dẫn HS lấy bìa cứng, vẽ sẵn hình tròn bán kính 2cm rồi thực hiện lăn hình tròn trên thước (như hình minh hoạ dưới). Từ đó đi đến kết luận sau : Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó như SGK.
- Cả lớp thực hiện, sau đó gọi 1 HS lên bảng thực hiện như hình minh hoạ sau :
Chu vi hình tròn
 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B
A
- GV giới thiệu : Muốn tính chu vi hình tròn có đường 4cm, ta nhân đường kính 4cm với số 3,14 : 4 3,14 = 12,56 (cm).
- Muốn tính chu vi hình tròn ta làm sao ?
- GV giới thiệu công thức : C = d 3,14 hoặc C = r 2 3,14.
- Gọi vài HS đọc.
* GV nêu ví dụ :
+ Tính chu vi hình tròn có đường kính 6cm.
+ Tính chu vi hình tròn có bán kính 5cm.
3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS đổi vở nhau kiểm tra.
Bài 3 :
- Yêu cầu HS ước lượng kích cỡ của bánh xe ô tô nêu trong bài toán dựa vào thực tế mà em đã từng thấy.
- Yêu cầu HS tự giải bài toán.
- Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
- HS viết công thức vào vở nháp. 
- Một số HS đứng lên đọc.
- HS tính vào bảng con.
Đáp án : 6 3,14 = 18,84 (cm). 
- HS tính vào bảng con.
Đáp án : 5 2 3,14 = 31,4 (cm).
- HS làm vào vở.
- 1 HS nêu kết quả đúng.
a) 0,6 3,14 = 1,884 (cm) ; 
b) 2,5 3,14 = 7,85 (dm) ;
c) 3,14 = 2,512 (m). 
- HS làm vào vở.
- 1 HS nêu kết quả đúng.
- HS trao đổi vở nhau kiểm tra.
a) 2,75 2 3,14 = 17,27 (cm) ;
b) 6,5 2 3,14 = 40,82 (dm) ;
c) 2 3,14 = 3,14 (m).
- HS nêu trước lớp sự tưởng tượng của mình về kích cỡ bánh xe như yêu cầu của bài toán.
- HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ.
Bài giải
Chu vi của bánh xe đó là :
0,75 3,14 = 2,355 (m)
Đáp số : 2,355m.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- Học sinh chú ý lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 5 tuan 19 ngan de sua.doc