Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 91 đến tiết 171

Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 91 đến tiết 171

 Môn: TOÁN

 Tiết 91 : Bài: Các số có bốn chữ số

Sách giáo khoa trang 92.

Thời gian dự kiến 35 phút

I/ Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

- Nhận biết các số có bốn chữ số ( các chữ số đều khác o).

- Bước dầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. Nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm.

II/ Đồ dùng dạy học:

Tấm bìa có chia ô vuông.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động 1: Giới thiệu các số có bốn chữ số.

- - Giáo viên đính 10 tấm bìa có 100 ô vuông.

- 100 ô x 10 tấm = 1000 ô vuông

- Hàng thứ 2: 4 tấm, mỗi tấm 100 ô = 400 ô

- Hàng thứ 3: 2 cột chục bằng 20 ô

- 3 ô vuông lẻ.

- Giới thiệu hàng Hàng nghìn : 1 thẻ HCN

- Hàng trăm : 4 thẻ

- Hàng chục : 2 cột

- Đơn vị : 3 ô

- Viết : 1423 ; Đọc: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.

- Tương tự : Giáo viên lấy một số VD cho học sinh đọc, viết.

 

doc 97 trang Người đăng hang30 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 91 đến tiết 171", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn: TOÁN
 Tiết 91 : Bài: Các số có bốn chữ số
Sách giáo khoa trang 92. 
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
Nhận biết các số có bốn chữ số ( các chữ số đều khác o).
Bước dầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. Nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tấm bìa có chia ô vuông.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu các số có bốn chữ số.
- Giáo viên đính 10 tấm bìa có 100 ô vuông.
100 ô x 10 tấm = 1000 ô vuông
Hàng thứ 2: 4 tấm, mỗi tấm 100 ô = 400 ô
Hàng thứ 3: 2 cột chục bằng 20 ô
3 ô vuông lẻ.
Giới thiệu hàng Hàng nghìn : 1 thẻ HCN
 Hàng trăm : 4 thẻ
 Hàng chục : 2 cột
 Đơn vị : 3 ô
Viết : 1423 ; Đọc: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
Tương tự : Giáo viên lấy một số VD cho học sinh đọc, viết.
 Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Viết : 5134
Đọc: Năm nghìn một trăm bốn mưoi ba.
Học sinh nêu miệng các bài còn lại. 
 Lớp và giáo viên nhận xét .
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số thích hợp vào ô trông kẻ sẵn như SGK.
Học sinh làm vào VBT.
Bài: Số?
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh điền số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Học sinh làm vào VBT.Chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách đọc và viết các số có bốn chữ số.
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
 Môn TOÁN
 Tiết 92 :Bài: Luyện tập
Sách giáo khoa trang 94. 
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số ( mỗi chữ số đều khác 0 ).
Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong từng dãy số.
Làm quen bước đầu với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000 )
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Viết ( theo mẫu )
Cho học sinh tự đọc rồi viết số ( có bốn chữ số ) theo mẫu. Khi viết xong, cho học sinh nhìn vào số mà đọc số.
Bài 2:	Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm
Học sinh đọc yêu cầu, nêu cách làm và làm vào vở bài tập.
Kết quả: a/ 4557; 4558;4559; 4560; 4561; 4562
	 	 b/ 6130; 6131; 6132; 6133; 6134; 6135
	 c/ 9748; 9749; 9750; 9751; 9752; 9753
	 d/ 3295; 3296; 3297; 3298; 3299; 3300
Bài 3: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm
 	Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn cách giải
Kết quả : a/ 999
	 b/ 1000
	 c/ 4000; 5000; 6000; 7000; 8000; 9000
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách đọc, viết các số có bốn chữ số
 Xem bài sau.
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung: .
Môn: TOÁN
 Tiết 93 Bài : Các số có bốn chữ số ( tt )
Sách giáo khoa trang 95. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
Nhận biết các số có bốn chữ số ( trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0).
Đọc, viết các số có bốn chữ số dạng nêu trên và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ kẻ bảng ở bài học sách giáo khoa trang 95.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu các số có bốn chữ số, các trường hợp có chữ số 0.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số.
 + Dòng đầu: Ta phải viết số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị. Viết 2000, đọc: hai nghìn.
 Tương tự ta có bảng:
HÀNG
Viết số
Đọc số
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
2
0
0
0
2000
hai nghìn
2
7
0
0
2700
hai nghìn bảy trăm
2
7
5
0
2750
hai nghìn bảy trăm năm mươi
2
0
2
0
2020
hai nghìn không trăm hai mươi
2
4
0
2
2402
hai nghìn bốn trăm linh hai
2
0
0
5
2005
hai nghìn không trăm linh năm
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Học sinh đọc yêu cầu và làm vào vở bài tập tương tự như bảng trong sách giáo khoa.
Học sinh nêu kết quả bài tập. 
 Lớp và giáo viên nhận xét .
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu )
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Học sinh làm vào VBT.
Bài: Số?
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh điền số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Học sinh làm vào VBT.Chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách đọc và viết các số có bốn chữ số.
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
 TOÁN
Tiết 94 : Các số có bốn chữ số ( tt )
Sách giáo khoa trang 96.
 Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
Nhận biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
Giáo viên cho học sinh viết số 5247, rồi đọc số.
Giáo viên : Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? ( Số 5247 có 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị ).
Hướng dẫn học sinh tự viết 5247 thành tổng của 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị :
5247 = 5000 + 200 + 40 + 7
Làm tương tự với các số tiếp sau.
Lưu ý học sinh: nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi. Chẳng hạn, khi mới học nên viết:
7070= 7000 + 0 + 70 + 0 = 7000 + 70
nhưng khi đã quen thì có thể viết ngay: 7070 = 7000 + 70
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Học sinh đọc yêu cầu và làm vào vở bài tập tương tự như mẫu.
Học sinh nêu kết quả bài tập.
 Lớp và giáo viên nhận xét .
Bài 2: Viết các tổng thành số có bốn chữ số ( theo mẫu )
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Học sinh làm vào VBT.
Chấm, chữa bài tập.
Bài 3: Viết số ( theo mẫu ), biết số đó gồm:
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi số.
Học sinh làm vào VBT.
Chấm chữa bài.
Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu )
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi số.
Học sinh làm vào VBT.
Chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách viết các số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
 TOÁN
Tiết 95 : Số 10 000 - Luyện tập
Sách giáo khoa trang 97. 
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
Nhận biết số 10 000 ( mười nghìn hoặc một vạn ).
Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
II/ Đồ dùng dạy học: 10 tấm bìa viết số 1000.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu số 10 000 như SGK
Giáo viên cho học sinh lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như SGK rồi hỏi để học sinh trả lời và nhận ra có 8000 rồi đọc: Tám nghìn.
Cho học sinh lấy thêm 1 tấm bìa rồi xếp vào nhóm 8 tấm bìa như SGK và trả lời câu hỏi : Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn? ( chín nghìn ).
Tương tự cho học sinh thực hiện và hình thành được số 10 000.
Giáo viên giới thiệu: số10 000 đọc là mười nghìn hay một vạn.
Giáo viên : cho học sinh nhận thấy : số 10 000 gồm 5 chữ số , một chữ số 1 và bốn chữ số 0.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn.
Học sinh làm VBT.
a/ 5000; 6000; 7000; 8000; 9000; 10 000
b; c; d Tương tự
Học sinh nêu kết quả bài tập.
 Lớp và giáo viên nhận xét .
Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào dưoií mỗi vạch:
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Học sinh làm vào VBT.
Chấm, chữa bài tập.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống theo mẫu:
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh: Tìm số liền trứơc bằng cách lấy số đã cho trừ đi 1; còn số liền sau thì lấy số đã cho cộng thêm 1.
Học sinh làm vào VBT.
Chấm chữa bài.
Bài 4: Số:
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi số.
Học sinh làm vào VBT.
Chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách viết đọc và viết số 10 000.
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung: .
 TOÁN
	Tiết 96 :Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng
Sách giáo khoa trang 98. 
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
Hiểu thế nào là điểm ở giữa của hai điểm cho trước.
Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
Biết làm các bài tập xác định điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu diểm ở giữa
Vẽ hình như SGK. Giáo viên nhấn mạnh: A, O ,B là 3 điểm thẳng hàng theo thứ tự điểm A rồi đến O và đến điểm B. Nói điểm O là điểm giưã của điểm A và điểm B.
Giáo viên lấy thêm một vài VD để cho học sinh rõ.
Hoạt động 2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng
Vẽ hình như SGK - Giáo viên nhấn mạnh: hai điều kiện để M là trung điểm của đoạn thẳng AB:
M là điểm ở giữa của hai điểm A và B
AM = BM.
Giáo viên lấy thêm một vài VD để cho học sinh rõ.
Hoạt động 3: thực hành
Bài 1: Viết tên các điểm vào chỗ chấm:
Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn.
Học sinh làm VBT.Chấm, chữa bài tập.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh chữ thích hợp vào chỗ chấm.
Học sinh làm vào VBT.
Chấm, chữa bài tập.
Bài 3: Viết tiếp chữ thích hợp vào chỗ chấm
Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh: 
Học sinh làm vào VBT.
Chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách xác định đểm ở giũa và trung điểm.
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
 Môn: TOÁN
 Tiết 97 Bài: Luyện tập
Sách giáo khoa trang 99.
Thời gian dự kiến 35 phút
I/Mục tiêu:
-Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
-Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Mỗi hs chuẩn bị trước một tờ giấy hcn.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Hoạt động 1:Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
-HS lần lượt nêu hiểu biết của mình về trung điểm của đoạn thẳng.
-Vài hs nêu trung điểm của đoạn thẳng ở một đoạn thẳng cụ thể.
GV nhận xét.
 2/Hoạt động 2: HD hs xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
Bài 1:Hình thành cho hs các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng phần a:
+Bước 1: Đo độ dài cả đoạn thẳng AB (đo được 4 cm) .
+Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau (được một phần bằng 2cm) 
+Bước 3:Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB ( xác định điểm M trên đoạn thẳng AB sao cho;
 AM = ½ AB ( AM = 2 cm ) .
-HS tự làm phần b.
Bài 2 : Gọi học sinh đọc yêu cầu . Hướng dẫn cả lớp làm vở . 1 em lên làm bảng phụ.
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài 3 : HS lấy tờ giấy đã chuẩn ...  
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 163 Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2007
TOÁN
Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100 000
Sách giáo khoa trang 170. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm , viết ) các số trong phạm vi 100 000.
Giải bài toán bằng các cách khác nhau.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
Học sinh đọc yêu cầu. 
Học sinh tự làm vở bài tập.
Chấm, chữa bài tập. Khuyến khích học sinh nêu cách tính nhẩm.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Học sinh đọc yêu cầu . 
Học sinh tự làm vào VBT.
Chấm chữa bài. Giáo viên cho học sinh tự sửa chữa những sai sót trong cách trình bày và cách tính.
Bài 3: Bài toán
Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu tóm tắt và giải bài toán bằng hai cách khác nhau.
Giải:
Cách 1:
Số áo sơ mi còn lại sau khi bán lần đầu là:
50000 – 28000 = 22000 ( áo )
Số áo sơ mi xí nghiệp đó còn lại là:
22000 – 17000 = 5000 ( áo )
Đáp số: 5000 áo
Cách 2:
Số áo sơ mi cả hai lần bán là:
28000 + 17000 = 45000 ( áo )
Số áo sơ mi xí nghiệp đó còn lại là:
50000 – 45000 = 50000 ( áo )
Đáp số: 5000 áo
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
 Xem bài sau.
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 164 Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2007
TOÁN
Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100 000 ( tt )
Sách giáo khoa trang 171. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm , viết ) các số trong phạm vi 100 000.
 - Củng cố về tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
Học sinh đọc yêu cầu. 
Học sinh tự làm vở bài tập.
Chấm, chữa bài tập. Khuyến khích học sinh nêu cách tính nhẩm.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Học sinh đọc yêu cầu . 
Học sinh tự làm vào VBT.
Chấm chữa bài. Khi chữa bài giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính.
Bài 3: Tìm x
Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
Học sinh làm vào vở bài tập.
 Chấm, chữa bài.
Bài 4: Bài toán
	Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách giải.
	Học sinh làm vào vở bài tập.
	Chấm, chữa bài.
Giải:
Giá tiền của mỗi báng đèn là:
42500 : 5 = 8500 ( đồng )
Số tiền mua 8 bóng đèn là:
8500 x 8 = 68000 ( đồng )
Đáp số: 68000 đồng
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
 Xem bài sau.
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 165 Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2007
TOÁN
Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100 000 ( tt )
Sách giáo khoa trang 172. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm , viết ) các số trong phạm vi 100 000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số.
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
Học sinh đọc yêu cầu. 
Học sinh tự làm vở bài tập.
Chấm, chữa bài tập. Khuyến khích học sinh nêu cách tính nhẩm và thứ tự thực hiện các phép tính.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Học sinh đọc yêu cầu . 
Học sinh tự làm vào VBT.
Chấm chữa bài. Khi chữa bài giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính.
Bài 3: Bài toán
	Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách giải.
	Học sinh làm vào vở bài tập.
	Chấm, chữa bài.
Giải:
Số học sinh cầm hoa vàng là:
2450 : 5 = 490 ( học sinh )
Số học sinh cầm hoa đỏ là:
2450 – 490 = 1960 ( học sinh )
Đáp số: 1960 học sinh
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng
	Học sinh nêu miệng kết quả và giải thích vì sao chọn đáp án D ( 5 x 7 = 35 ( cái bánh ) )
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
 Xem bài sau.
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 166 Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2007
TOÁN
Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100 000 ( tt )
Sách giáo khoa trang 173. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm , viết ) các số trong phạm vi 100 000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số.
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
Học sinh đọc yêu cầu. 
Học sinh tự làm vở bài tập.
Chấm, chữa bài tập. Khuyến khích học sinh nêu cách tính nhẩm và thứ tự thực hiện các phép tính.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Học sinh đọc yêu cầu . 
Học sinh tự làm vào VBT.
Chấm chữa bài. Khi chữa bài giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính.
Bài 3: Bài toán
	Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách giải.
	Học sinh làm vào vở bài tập.
	Chấm, chữa bài.
Giải:
Số học sinh cầm hoa vàng là:
2450 : 5 = 490 ( học sinh )
Số học sinh cầm hoa đỏ là:
2450 – 490 = 1960 ( học sinh )
Đáp số: 1960 học sinh
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	 
 Xem bài sau.
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 168 Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2007
TOÁN
Ôn tập về hình học
Sách giáo khoa trang 174. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Ôn tập, củng cố về góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
Ôn tập, củng cố tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: a/ Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
	Trong hình bên có các góc vuông là:
Học sinh đọc yêu cầu. 
Học sinh tự làm vở bài tập.
Chấm, chữa bài tập. Yêu cầu học sinh chỉ ra được 7 góc vuông.
b/ Xác định trung điểm I của đoạn thẳng MN,...
	Học sinh tìm được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
Bài 2: Tính chu vi hình tam giácABC, hình vuông MNPQ, hình chữ nhật EGHK.
Học sinh đọc yêu cầu . 
Học sinh tự làm vào VBT.
Chấm chữa bài. Khi chữa bài giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính.
Bài 3: Bài toán
	Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình vuông, cách tìm chiều rộng của hình chữ nhật khi biết chu vi và chiều dài của nó.
	Học sinh làm vào vở bài tập.
	Chấm, chữa bài.
Giải:
Chu vi của hình vuông là:
25 x 4 = 100 ( cm )
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
( 100 : 2 ) – 36 = 14 ( cm )
Đáp số: a/ 100 cm
 b/ 14 cm
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	Hệ thống lại bài	 
 Xem bài sau.
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 169 Thứ ba ngày 15 tháng 5 năm 2007
TOÁN
Ôn tập về hình học ( tt )
Sách giáo khoa trang 174 - 175. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố biểu tượng về diện tích và cách tính diện tích các hình đơn giản, chủ yếu là diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: a/ Viết tiếp vào chỗ chấm :
	Yêu cầu học sinh đếm số ô vuông 1 cm2 để tính diện tích các hình A, B, C, D.
Học sinh tự làm vở bài tập.
Chấm, chữa bài tập. 
Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự tính chu vi, diện tích mỗi hình rồi so sánh.
Học sinh tự làm vào VBT.
Chấm chữa bài.
Bài giải:
Diện tích của một miếng bìa hình vuông là:
2 x 2 = 4 ( cm2 )
Diện tích của hình vuông hoặc hình chữ nhật là:
16 x 4 = 64 ( cm2 )
Chu vi của hình vuông là: 
( 2 x 4 ) x 4 = 32 ( cm )
Chu vi của hình chữ nhật là:
[( 2 x 8 ) + ( 2 x 2 )] x 2 = 40 ( cm )
Chu vi hình chữ nhật hơn chu vi hình vuông hoặc chu vi hình vuông kém chu vi hình chữ nhật là:
40 – 32 = 8 ( cm )
Đáp số: a/ 64 cm2
b/ Hình vuông: 32 cm; Hình chữ nhật: 40 cm; Hơn kém nhau 8 cm.
Bài 3: Bài toán
	Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính diện tích của hình H . ( Có thể tính theo nhiều cách khác nhau )
	Học sinh làm vào vở bài tập.
	Chấm, chữa bài. Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra nhiều cách giải khác nhau. Ví dụ:
Giải:
Chia hình H thành 4 hình vuông bằng nhau, mỗi hình có cạnh dài: 3 cm.
Diện tích của hình H là:
( 3 x 3 ) x 4 = 36 ( cm2 )
Đáp số: 36 cm2
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	Hệ thống lại bài	 
 Xem bài sau.
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 170 Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2007
TOÁN
Ôn tập về giải toán
Sách giáo khoa trang 176. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Bài toán
	Yêu cầu học sinh tự tóm tắt bài toán và nêu cách giải.
Học sinh tự làm vở bài tập.
Chấm, chữa bài tập. 
Giải:
Số dân của huyện đó tăng thêm trong năm ngoái và năm nay là:
761 + 726 = 1487 ( người )
Số dân của huyện đó có trong năm nay là:
53275 + 1487 = 54762 ( người )
Đáp số: 54762 người
Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự tóm tắt và giải bài toán vào vở bài tập.
Chấm chữa bài.
Bài giải:
Số gạo cửa hàng đó đã bán được là:
2345 : 5 = 469 ( kg )
Số ki-lô-gam gạo cửa hàng đó còn lại là:
2345 – 469 = 1876 ( kg )
Đáp số: 1876 kg
Bài 3: Bài toán
	Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn chỉnh tóm tắt và nêu cách tính .
	Học sinh làm vào vở bài tập.
	Chấm, chữa bài. 
Giải:
Số gói mì có trong một thùng là:
1080 : 8 = 135 ( gói )
Số gói mì đã bán là:
135 x 3 = 405 ( gói )
Đáp số: 405 gói
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	Hệ thống lại bài	 
 Xem bài sau.
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
Tiết 171 Thứ năm ngày 17 tháng 5 năm 2007
TOÁN
Ôn tập về giải toán ( tt )
Sách giáo khoa trang 177. Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính liên quan đến rút về đơn vị.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Bài toán
	Yêu cầu học sinh tự tóm tắt bài toán và nêu cách giải.
Học sinh tự làm vở bài tập.
Chấm, chữa bài tập. 
Giải:
Quãng đường AB dài là:
12 350 : 5 = 2470 ( m )
Quãng đường AC dài là:
12 350 – 2470 = 9880 ( m )
Đáp số: 2470m; 9880m
Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự tóm tắt và giải bài toán vào vở bài tập.
Chấm chữa bài.
Bài giải:
Mỗi xe chở được là:
25 200 : 8 = 3 140 ( gói)
Ba xe chở được là:
3 140 x 3 = 9420 ( gói )
Đáp số: 9420 gói
Bài 3: Bài toán
	Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn chỉnh tóm tắt và nêu cách tính .
	Học sinh làm vào vở bài tập.
	Chấm, chữa bài. 
Giải:
Mỗi hộp có số bút là:
30 : 5 = 6 ( bút )
24 750 bút thì đóng vào số hộp là:
24 750 : 6 = 4 125 ( hộp )
Đáp số: 4 125 hộp
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	Hệ thống lại bài	 
 Xem bài sau.
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTOÁN TUẦN 19 -.doc