Giáo án Toán lớp 3 tuần 17

Giáo án Toán lớp 3 tuần 17

Toán.

Tiết 81: Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo).

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Biết thực hiện giá trị của các biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.

b) Kỹ năng:

- Tính toán chính xác, thành thạo.

c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu.

 * HS: VBT, bảng con.

 

doc 36 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1179Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 3 tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tuần 15: 
Thứ , ngày tháng năm 2004
Toán.
Tiết 71: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. 
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
- Củng cố về bài toán giảm một số đi một lần.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính nhân, chia chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo).
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm đựơc các bước thực hiện một phép toán chia .
a) Phép chia 648 : 3.
- Gv viết lên bảng: 648 : 3 = ? . Yêu cầu Hs đặt theo cột dọc.
- Gv yêu cầu cả lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- Gv hướng dẫn cho Hs tính từ bước:
- Gv hỏi: Chúng ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia?
+ 6 chia 3 bằng mấy?
+ Sau khi đã thực hiện chia hàng trăm, ta chia đến hàng chục. 4 chia 3 được mấy?
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và thực hiện chia hàng đơn vị.
+ Vậy 648 chia 3 bằng bao nhiêu
- Gv yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên. Một số Hs nhắc lại cách thực hiện phép chia.
 648 3 * 6 chia 3 đươcï 2, viết 2, 2 nhân 3 
 6 216 6 ; 6 trừ 6 bằng 0. 
 04 * Hạ 4; 4 chia 3 bằng 1, viết 1 ; 1 
 3 nhân 3 bằng 3 ; 4 trừ 3 bằng 1.
 18 * Hạ 8, được 18 ; 18 chia 3 được 6 ;
 18 6 nhân 3bằng 18 ; 18 trừ 18 bằng 0.
 0 
=> Ta nói phép chia 648 : 3 là phép chia hết.
b) Phép chia 236 : 5
- Gv yêu cầu Hs thực hiện phép tính vào giấy nháp.
- Sau khi Hs thực hiện xong Gv hướng dẫn thêm.
 236 5 
 20 47 
 36 
 35 
 1 
- Vậy 236 chia 5 bằng bao nhiêu ? 
- Gv yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
=> Đây là phép chia có dư.
Lưu ý: Số dư trong phép chia phải nhỏ hơn số chia.
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cách tính đúng các phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Yêu cầu 4 Hs vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
+ Yêu cầu Hs nêu các phép chia hết, chia dư trong bài.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 3: Làm bài 2.
- Mục tiêu: Giúp Hs giải đúng các bài toán có lời văn.
Bài 3: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi. Gv hỏi:
+ Có tất cả bao nhiêu học sinh?
+ Mỗi hàng có bao nhiêu học sinh?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở, 1 Hs làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
 Có tất cả số hàng là:
 234 : 9 = 26 (hàng)
 Đáp số : 26 hàng.
* Hoạt động 4: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố về bài toán giảm đi một số lần.
- Gv mời 1 Hs đọc cột thứ nhất trong hàng.
- Gv hỏi:
+ Số đã cho là số nào?
+ 432m giảm đi 8 lần là bao nhiêu m?
+ 432m giảm đi 6 lần là bao nhiêu m?
+ Muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào?
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào VBT. Ba Hs lên bảng làm.
* Hoạt động 5: Làm bài 5.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs thực hiện các phép tính chia đúng.
Bài 5: 234 : 2 ; 123 : 4 ; 562 : 8 ; 783 : 9.
- Gv chia Hs thành 2 nhóm cho các em thi đua nhau tính.
- Yêu cầu trong thời gian 5 phút nhóm nào tính đúng, nhanh sẽ chiến thắng.
- Gv chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc. 
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs đặt tính theo cột dọc và tính.
Hs : Chúng ta bắt đầu chia từ hàng trăm của số bị chia.
6 chia 3 bằng 2.
4 chia 3 được 1.
Một Hs lên bảng làm. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
648 chia 3 = 216.
Hs thực hiện lại phép chia trên.
Hs đặt phép tính vào giấy nháp. Một Hs lên bảng đặt.
Hs lắng nghe.
236 chia 5 bằng 47, dư 1.
Hs cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
4 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Có 234 học sinh.
Có 9 học sinh.
Hỏi có tất cả bao nhiêu hàng?
Hs làm bài.
Một Hs lên bảng làm.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc.
Là số 432m.
Là 432m : 8 = 54m.
Là 432m : 6 = 72m.
Ta chia số đó cho số lần cần giảm.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
Ba Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Thực hành, trò chơi.
Hai nhóm thi làm bài.
Hs nhận xét
5. Tổng kết – dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
Chuẩn bị bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo).
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2005
Toán.
Tiết 81: Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo).
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Biết thực hiện giá trị của các biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
Kỹ năng: 
- Tính toán chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Gv gọi 2 lên bảng làm bài 3, 4.
- Gv nhận xét bài làm của HS.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
- Mục tiêu: Giúp Hs các biểu thức có dấu ngoặc.
- Gv viết lên bảng hai biểu thức .
30 + 5 : 5 và (30 + 5): 5
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và tìm cách tính giá trị biểu thức.
- Gv giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị của hai biểu thức khác nhau.
- Gv nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc “ Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc”.
- Gv yêu cầu Hs so sánh giá trị của biểu thức trên với biểu thức 30 + 5 : 5 = 31.
- Gv hướng dẫn Hs nêu :số 1423 gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.
- Gv: vậy khi tính giá trị biểu thức, chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
- Gv viết lên bảng: 3 x (20 – 10). 
- Gv yêu cầu Hs nêu cách tính giá trị của biểu thức và thực hành tính.
- Gv cho Hs học thuộc lòng quy tắc.
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết tính giá trị biểu thức có d6áu ngoặc.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs quan sát bài còn lại.
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu cầu 4 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài 2, 3.
-Mục tiêu: Giúp tính giá trị biểu thức đúng.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, 4 Hs thi làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm . Mỗi nhóm 6 Hs lên bảng chơi trò tiếp sức
- Gv nhận xét, chốt lại. Tuyên dương đội thắng.
 (40 – 20) : 5 = 4
63 : (3 x 3) = 63 : 9 = 7
48 : (8 : 2) = 12
48 : 8 : 2 = 3
(50 + 5) : 5 = 11
(17 + 3) x 4 = 20 x 4 = 80.
* Hoạt động 4: Làm bài 4.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải toán bằng 2 cách.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm . Câu hỏi: 
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu bạn ta phải làm cách nào?
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một 2 Hs lên bảng làm. Mỗi em giải một cách.
- Gv nhận xét, chốt laị. 
 Cách 1: Cách 2:
 Mỗi đội có số bạn là: Số bạn cả hai đội có là:
 88 : 2 = 44 (bạn) 4 x 2 = 8 (bạn)
 Mỗi hàng có số bạn là: Số bạn mỗi hàng có là:
 44 : 4 = 11 (hàng) 88 : 8 = 11 (bạn)
 Đáp số : 11 hàng Đáp số :11 bạn
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
 Hs lấy 1 tấm bìa.
Hs thảo luận và trình bày ý kiến của mình.
Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi.
1 Hs nhắc lại.
Hs: Giá trị của hai biểu thức khác nhau.
Hs nêu cách tính và thực hành tính.
3 x (20 – 10) = 3 x 10 = 30.
Hs cả lớp học thuộc lòng quy tắc.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
4 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài.
4 Hs lên bảng thi làm bài.Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm vào VBT. 6 nhóm lên chơi trò tiếp sức.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Có 88 bạn chia đều  ... át triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Giới thiệu hình chữ nhật
- Mục tiêu: Giúp Hs làm quen với hình chữ nhật.
a) Giới thiệu hình vuông.
- Gv vẽ 1 hình vuông , 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác.
- Gv : Theo em, các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc thế nào?
- Gv yêu cầu Hs dùng êkê kiểm tra sau đó đưa ra kết luận.
- Gv yêu cầu Hs so sánh độ dài các cạnh của hình vuông.
- Gv rút ra kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- Gv yêu cầu Hs tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật.
+ Giống nhau: Điều có 4 góc ở 4 đỉnh là góc vuông.
+ Khác nhau: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết tô màu vào hình vuông.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự tô màu hình vuông vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại:
* Hoạt động 3: Làm bài 2.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết đo các độ dài của hình vuông.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs dùng thước để đo độ dài và ghi kết quả.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, 4 Hs thi làm bài trên bảng lớp.
* Hoạt động 4: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Giúp cho các em kẻ thêm một đọn thẳng để được hình vuông.
Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm nhỏ. Cho các em thi đua làm bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 4:
- Mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs tự vẽ hình theo mẫu. Sau đó dùng êke kiểm tra các góc vuông, ghi tên các góc vuông vào chỗ chấm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
 Hs quan sát.
Các góc ở đỉnh hình vuông đều là góc vuông.
Hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông.
Độ dài 4 cạnh của 1 hình vuông là bằng nhau.
Hs nhắc lại. 
Hs tìm.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
6 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài.
4 Hs lên bảng thi làm bài.
PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs các nhóm thi đua làm bài.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào VBT.
Hs cả lớpnhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
Chuẩn bị bài: Chu vi hình chữ nhật.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHỐI DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Thứ , ngày tháng năm 2004
Toán.
Tiết 74: Giới thiệu bảng chia .
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs biết sử dụng bảng chia.
- Củng cố về tìm thành phần chưa biết trong phép chia.
b) Kĩõ năng: Thực hành tính bài toán một cách chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
 2. Bài cũ: Giới thiệu bảng nhân.
 - Gv gọi 2 Hs lên bảng sửa bài 1, 3.
 - Gv nhận xét, cho điểm.
 - Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
5. Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4. 
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2004
Toán.
Tiết 75: Luyện tập.
/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Giải toán về gấp một số lên một số lần, tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị, giải bài toán bằng hai phép tính.
- Tính độ dài đường gấp khúc.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính chia chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Giới thiệu bảng chia.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
Một Hs sửa bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
 * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
 -Mục tiêu Giúp Hs làm đúng các phép tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số.
Cho học sinh mở vở bài tập: 
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu Hs nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 4 Hs lên bảng làm và lần lượt nêu rõ từng bước tính của mình.
- Gv nhận xét, chốt lại. 
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Ba Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
369 : 3 = 123. 
630 : 7 = 90.
457 : 4 = 116 dư 1.
724 : 6 = 120 dư 4. 
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Củng cố cách giải bài toán về gấp một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị, giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv vẽ sơ đồ bài toán trên bảng.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
+ Quãng đường AC có mối quan hệ như thế nào với quãng đường AB và BC?
+ Quãng đường AB dài bao nhiêu mét?
+ Quãng đường BC như thế nào?
+ Tính quãng đường BC như thế nào?
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 Quãng đường BC dài là:
 172 x 4 = 688 (m)
 Quãng đường AC dài là:
 172 + 688 = 860 (m)
 Đáp số : 860m.
Bài 4:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài:
+ Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
+ Muốn biết tổ còn phải dệt bao nhiêu áo len nữa ta phải biết được gì?
+ Bài toán cho biết gì về số áo đã dệt?
+ Vậy làm thế nào để tìm được số áo đã dệt?
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào VBT.
 Số áo len tổ đã dệt được là:
 450 : 5 = 90 (chiếc áo)
 Số áo len tổ đó còn phải dệt là:
 450 – 90 = 360 (chiếc áo)
* Hoạt động 3: Làm bài 5.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết tính độ dài đường gấp khúc.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hỏi: Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta làm thế nào?
- Gv mời 2 Hs lên thi đua làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
- Gv nhận xét bài làm, tuyên dương bạn làm nhanh, đúng.
 Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
 3 + 4 + 3 + 4 = 14 (cm)
 Độ dài đường gấp khúc KMNPQ là:
 3+ 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Hs : Đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Tính nhân từ phải sang trái.
Hs cả lớp làm vào VBT.
4 Hs lên bảng làm.
Hs cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nêu.
Hai Hs lên bảng làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Bài toán yêu cầu tìm quãng đường AC.
Quãng đường AC chính là tổng của quãng đường AB và BC.
AB dài 172m.
Chưa biết, phải đi tìm/
Lấy độ dài quãng đường AB nhân 4.
Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
Hs chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Tìm số áo len mà tổ đó còn phải dệt.
Ta phải biết tổ đã dệt được bao nhiêu chiếc áo len trong 450 chiếc áo.
Số áo len đã dệt bằng một phần năm tổng số áo.
Lấy 450 chia cho 5.
Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs: Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
Hai Hs thi đua làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4.
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. 
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 

Tài liệu đính kèm:

  • docT- tuan 17.doc