Giáo án Toán + Tiếng Việt tuần 11 đến 15

Giáo án Toán + Tiếng Việt tuần 11 đến 15

Chuyện một khu rừng nhỏ (102)

 Theo Văn Lang

 I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài văn.

- Hiểu được tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

 II. Đồ dùng dạy học

- Thầy: Tranh minh họa cho bài.

- Trò: Đồ dùng học tập.

 

doc 111 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1054Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán + Tiếng Việt tuần 11 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 11
Ngày soạn: 31/10/2010
Ngày dạy: Thø 2 /01 / 11 / 2010
TiÕt 1. 
Chào cờ
 Tiết 2:Tập đọc
Chuyện một khu rừng nhỏ (102)
 Theo Văn Lang
 I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài văn.
- Hiểu được tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
 II. Đồ dùng dạy học
- Thầy: Tranh minh họa cho bài.
- Trò: Đồ dùng học tập.
 III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 1' Hát
2. Kiểm tra: 3'- Đọc bài ''Trước cổng trời''?
3. Bài mới: 31'
a, Giới thiệu bài: 1’.Ghi bảng
b, Nội dung bài dạy:27’
- 1 em khá đọc toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp 3 lần, đọc từ khó và đọc chú giải.
- Giáo viên đọc mẫu bài.
- Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
- Mỗi loại cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
- Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng 
biết?
- Ông nói với bé Thu điều gì?
- Em hiểu "Đất lành chim đậu" là thế nào?
c- Luyện đọc 
- HS đọc nối tiếp.
- Đọc theo cặp đôi.
- Thi đọc diễn cảm.
- Qua bài tác giả cho em biết điều gì?
- HS đọc nội dung bài.
* Luyện đọc
* Tìm hiểu bài
- Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện về từng loại cây trồng ở ban công.
- Cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti gôn thò những cái rêu, cây hoa giấy bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng, cây đa Ấn Độ bật ra những búp.
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
- Đất lành chim đậu.
- Nơi rất đẹp, thanh bình sẽ có chim về
đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn...
*LuyÖn ®äc diÔn c¶m
* Nội dung: Tình cảm yêu mến thiên nhiên của hai ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống gia đình và xung quanh.
3.Củng cố- Dặn dò: 3'
 - Nhắc lại nội dung bài. 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.
 Tiết 3:Toán
Luyện tập
 I.Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố về:
- Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép
cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học
- Thầy: Bảng phụ.
- Trò: Bảng con.
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức 1': Hát.
2.Kiểm tra: 3'
 23,5 + 14,6 + 76,5 = (23,5 + 76,5) + 14,6
 = 100 + 14,6 = 114,6
3. Bài mới: 33'
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung bài
- Bài yêu cầu làm gì?
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Dưới lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét và chữa.
- Học sinh yêu cầu của bài.
- Học sinh lên bảng giải.
- Dưới lớp làm ra giấy nháp.
- Nhận xét và chữa.
- Học sinh yêu cầu của bài.
- Học sinh lên bảng giải
- Dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét và chữa.
- Học sinh đọc bài toán.
- Học sinh làm theo cặp đôi. 1 nhóm làm vào giấy khổ to, làm xong dán lên bảng. Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Bài 1: Tính
a) 15,32 b) 27,05 c) 0,75
 + 41,69 + 9,38 + 0,09
 8,44 11,23 0,8
 65,45 47,66 1,64
* Bài 2
a) 4,68 + 6,03 + 3,97
 = 4,68 + (6,03 + 3,97)
 = 4,68 + 10
 = 14,68
 b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
 = (6,9 + 3,1) + ( 8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,6
 = 18,6
* Bài 3: (52)
 3,6 + 5,8 > 8,9 
 7,56 < 4,2 + 3,4
* Bài 4: Bài giải
Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ hai là: 28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
 Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ ba là: 30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số mét vải người đó dệt cả ba ngày là:
 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số: 91,1 m.
4. Củng cố- Dặn dò: 3'
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về học và chuẩn bị cho tiết sau.
Ngày soạn: 31/10/2010
Ngày dạy: Thø 3/ 01 / 11 / 2010
 TiÕt 1: Thể dục 
	Động tác toàn thân
Trò chơi “ chạy nhanh theo số”
 I.Mục tiêu:
- Học động tác toàn thân.Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
- Trò chơi " Chạy nhanh theo số " .Yêu cầu chơi chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Điạ điểm: sân trường
- Phương tiện: 1 còi, kẻ sân chơi
III.Nội dung và phương pháp
* Mở đầu: 8'
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
- Khởi động
* Cơ bản: 20'
+ Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình.
+ Học động tác toàn thân
- GV làm mẫu giải thích động tác.
+ Ôn 5 động tác dã học
* Chơi trò chơi " Chạy theo số"
* Kết thúc: 6'
- Thả lỏng
- GV hệ thống bài
- Về ôn 5 động tác đã học
x x x x x x x
x x x x x x x
- GV hô cho HS tập
- Cán sự lớp hô nhịp
- GV nhận xét sửa sai
- Chia tổ tập 
- GV quan sát sửa sai
 x x x x x x 
x x x x x x
____________________________________________
TiÕt 2 : Toán 
Trừ hai số thập phân
I.Mục tiêu :Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng trừ hai
số thập phân trong giải toán có nội dung thực tế.
II.§ồ dùng dạy học
- Thầy: Bảng phụ.
- Trò: Bảng con.
 III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 1' Hát
2. Kiểm tra: 3'
 3,54 + 4,8 + 6,46= (3,54 + 6,46) + 4,8 = 10 + 4,8 = 14,8
3. Bài mới: 31'
a, Giới thiệu bài : Ghi bảng
b, Nội dung bài dạy
- Một em đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết đoạn thẳng AB dài bao nhiêu ta làm thế nào?
- Nhận xét phép tính?
- Để thực hiện phép trừ dễ dàng hơn ta làm thế nào?
- Nêu cách trừ số tự nhiên?
- Vận dụng kiến thức đã học để tìm ra
kết quả phép tính?
- HS thảo luận theo nhóm.
- Gọi HS lên làm phép trừ số thập phân với số thập phân?
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào?
- Nhận xét ví dụ.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Dưới lớp làm vào bảng con.
- Tại sao ở ví dụ 2 chữ số 6 đặt như thế?
- Nêu cách trừ hai số thập phân?
c- Luyện tập
- Bài cầu làm gì?
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Dưới lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Học sinh lên bảng làm.
- Dưới lớp làm ra bảng con.
- Nhận xét và chữa.
- HS đọc bài toán.
- Học sinh làm theo cặp đôi. Làm xong dán lên bảng.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
1- Ví dụ: 1
- Ta thực hiện phép trừ.
 4,29 - 1,84 = ? (m)
* Ta có: 4,29 m = 429 cm
 1,84 m = 184 cm
 245 cm = 2,45 (m)
 * Vậy 4,29 - 1,84 = 2,45 (m)
* Ví dụ 2: 45,8 - 19,26 = ?
* Ta đặt tính rồi làm như sau.
* Quy tắc:( SGK)
* Chú ý: SGK.
* Bài 1: Tính. 
* Bài 2: Đặt tính rồi tính
a) b) 
* Bài 3: Bài giải
Số kg lô gam đường lấy ra tất cả là:
 10,5 + 8 = 18,5 (kg)
Số kg lô gam đường còn lại trong thùng là:
 28,75 - 18,5 = 10,25 (kg)
 Đáp số: 10,25 kg
4.Củng cố- Dặn dò: 3'
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về làm bài và chuẩn bị cho tiết sau.
________________________________________________
Tiết 3: Luyện từ và câu
Đại từ xưng hô
 I. Mục tiêu 
- Nắm được khái niệm của đại từ xưng hô.
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn, bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
 II.Đồ dùng dạy học
- Thầy: Bảng phụ nhóm.
- Trò: Đồ dùng học tập.
 III.Các hoạt động dạy học
1 Ổn định tổ chức 1' Hát
2. Kiểm tra: 3'- Thế nào là đại từ? Cho ví dụ?
3. Bài mới: 29’
a, Giới thiệu bài: 1’. Ghi bảng. 
b, Nội dung bài dạy:27’	
* HĐ 1: Hướng dẫn HS nhận xét 
- Đọc bài tập 1.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Đoạn văn gồm những nhân vật nào?
- Các nhân vật làm gì?
\- Những từ nào chỉ người nói?
- Những từ nào chỉ người nghe?
- Từ nào chỉ người nghe hay vật được 
nhắc tới?
- Những từ như thế gọi là gì?
- Đọc bài tập 2. 
- Cách xưng hô của cơm với Hơ Bia thể hiện điều gì?
- Cách xưng hô của Hơ Bia thể hiện thái độ như thế nào?
- Học sinh đọc bài.
- Nêu yêu cầu của bài?
- HS làm việc theo nhóm.
- Hai nhóm làm vào giấy khổ to.
- Làm xong dán lên bảng và trình bày.
- Nhận xét và chữa.
* HĐ 2: Giúp HS rút ra ghi nhớ
- Những từ để xưng hô gọi là gì?
- Thế nào gọi là đại từ?
*-HĐ 3:Hướng dẫn HS Luyện tập
- Đọc bài tập 1. 
- Nêu yêu cầu của bài?
- Học sinh lên bảng làm.
- Dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét và chữa.
- Đọc bài tập 2. 
- Nêu yêu cầu của bài?
- Học sinh làm theo cặp đôi.
- Báo cáo kết quả - Nhận xét và chữa.
 1- Nhận xét.
* Bài 1: (104- 105) 
- Hơ Bia, cơm và thóc gạo 
- Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau.
- Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng.
- chúng tôi, ta.
- chị, các ngươi.
- chúng.
- Gọi là đại từ xưng hô.
* Bài 2: (106) 
- Tự trong, lịch sự với người đối thoại.
- Kiêu căng thô lỗ coi thường người đối thoại.
* Bài 3: (105)
- Với thầy cô gọi thầy, cô xưng em...
- Với bố mẹ gọi: bố, ba, cha, thầy, tía...
Mẹ, má, u xưng con.
- Với anh chị: gọi anh, chị xưng em.
- Với em: gọi em: tự xưng anh (chị)
- Với bạn bè: bạn, cậu, đằng ấy... tự xưng tôi, tớ, mình.
2 Ghi nhớ: SGK.
3. Luyện tập :
* Bài 1: (106)
- Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em thái độ kiêu căng coi thường rùa.
- Rùa xưng là tôi gọi thỏ là anh: thái độ tự trọng, lịch sự với thỏ.
* Bài 2: (106)
1- Tôi, 2- Tôi; 3- Nó; 4- Tôi ; 5- Nó
6- Chúng ta.
4. Củng cố- Dặn dò: 3'
 - Nhắc lại nội dung bài. 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.
___________________________________________
 Tiết 5: Chính tả - nghe viết
Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài ''Luật Bảo vệ môi
trường''.
- Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết.
 II. Đồ dùng dạy học
- Thầy: Bảng phụ.
- Trò: Vở bài tập tiếng Việt.
 III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 1' Hát
2. Kiểm tra: 3' 
- Viết đúng các từ sau: làng mạc, lung linh, long lanh.
3. Bài mới: 31'
a, Giới thiệu bài:1’. Ghi bảng
b, Nội dung bài dạy:27’
- Giáo mẫu viên đọc bài viết.
- Hướng dẫn viết tiếng khó.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm và nhận xét.
c- Luyện tập
- Đọc bài tập 2.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Học sinh làm theo cặp đôi. 1 nhóm làm vào giấy khổ to. Làm xong dán lên bảng. Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét và chữa.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Gọi học sinh lên bảng làm. 
- Dưới lớp làm vào phiếu.
- Luật Bảo vệ, Điều 3, phòng ngừa, 
ứng phó, suy thoái.
* Bài 2 
- lắm điều lấm tấm
- nắm tay nắm cơm
- lương thiện bếp lửa
- nương rãy nửa vời
* Bài 3: Thi tìm nhanh 
- Các từ láy âm đầu là n: 
 nức nở, nai nịt, , nài nỉ, năn nỉ
4. Củng cố- Dặn dò: 3'
 - Nhận xét tiết học.
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.
____________________________________________
 Tiết 6: Luyện từ và câu + :
Luyện tập:Đại từ 
 I. Mục tiêu 
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn, bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
- Giáo dục HS có ý thức trong học  ... 
- Học sinh làm vào vở.
- 1 em làm vào giấy khổ to. làm xong dán lên bảng và trình bày.
- Nhận xét và chữa.
- Đọc bài tập (2 em)
- Nêu yêu cầu của bài?
- Làm theo cặp đôi.
- Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm.
- Nhận xét và chữa.
- Đọc yêu cầu của bài.
- 1 em lên bảng làm.
- Dưới lớp làm ra giấy nháp
- Nhận xét và chữa.
* Bài 1: Liệt kê các từ ngữ:
a) Chỉ người thân trong gia đình: cha mẹ, chú, gì, ông, bà, cố, cụ ...
b) Chỉ người gần gũi trong trường học: Thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng ...
c) Chỉ các nghề nghiệp khác nhau: công nhân, nông dân, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên ...
d) Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, HMông ...
* Bài 2: (151)
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
- Con hát, mẹ khen hay.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Kính thầy yêu bạn.
- Tôn sư trọng đạo.
- Học thầy không tầy học bạn.
* Bài 3: (151)
- Mái tóc: đen nhánh, đen mượt, hoa râm, óng mượt ...
- Đôi mắt: một mí, hai mí, bồ câu... 
- Làn da: trắng trẻo, trắng nõn, đen xì, ngăm ngăm...
- Khuôn mặt: trái xoan, bầu bĩnh... 
- Vóc người: vạm vỡ, mập mạp, to bè bè... 
* Bài 4: Viết đoạn văn ngắn.
- Ông em là một họa sĩ. Mấy năm trước, tóc ông còn đen nhánh. Thế mà năm nay, mái tóc đã ngả thành màu muối tiêu ...
4. Củng cố- Dặn dò: 3'
 - Nhận xét tiết học.
 - Về học và chuẩn bị cho tiết sau.
	_________________________________________________ 
Tiết 6: Tập đọc +:
Luyện đọc
I.Mục tiêu
- Biết đọc bài thơ (thể tự do), lưu loát, diễn cảm.
- Hiểu nội dung bài thơ: Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
 II. Đồ dùng dạy học
- Thầy: Tranh sách giáo khoa.
- Trò: Sưu tầm tranh ảnh về ngôi nhà đang xây.
 III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 1' hát.
2. Kiểm tra: 3: - Đọc bài "Buôn Chư Lênh đón cô giáo".
3. Bài mới: 31'
a, Giới thiệu bài:1’. Ghi bảng
b, Nội dung bài dạy:27’
- 1 em khá đọc toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp 3 lần đọc từ khó, đọc chú giải.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
c. Đọc diễn cảm.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Đọc theo cặp đôi.
- Thi đọc diễn cảm - Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Em hãy nêu nội dung của bài?
* Luyện đọc
* Đọc diễn cảm
*Nội dung: Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất mới ta.
4. Củng cố - Dặn dò: 3'
 - Nêu nội dung bài? 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.
________________________________________________________
Tiết 7: Thể dục +:
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện hoàn thiện toàn bài.
- Chơi trò chơi "Thỏ nhảy". Yêu cầu chơi chủ động, nhiệt tình.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn khi tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp.
1. Phần mở đầu: 9 phút
- Tập hợp lớp, điểm số, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Chạy 1 vòng quanh sân, đi thường hít thở sâu.
- Xoay khởi động các khớp.
- Kiểm tra bài bài cũ (Bài thể dục)
2. Phần cơ bản: 21 phút
a) Thi thực hiện bài thể dục.
- Từng tổ lên tập bài thể dục phát triển chung. GV hô cho từng tổ tập.
- GV nhận xét tuyên dương.
b) Trò chơi "Thỏ nhảy"
- GV nêu trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho học sinh chơi thử. Tổ chức cho hs chơi
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương 
3. Phần kết thúc: 5 phút
- Thực hiện các động tác thả lỏng cơ thể.
- Cho HS hát và vỗ tay theo nhịp 1 bài.
- GV hệ thống lại bài, nhận xét giờ học. 
- Về nhà ôn lại bài thể dục đã học.
X x x x x x x x 
 x x x x x x x 
X 
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
X x x x x x x x 
 X x x x x x x x 
_______________________________________________
Ngày soạn : 1 / 12 / 2010
 Ngày dạy :Thứ 6 / 03/ 12 / 2010
Tiết 1: Toán:
Giải toán về tỉ số phần trăm(75)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Đồ dùng dạy học 
- Thầy: Bảng phụ.
- Trò: Bảng con.
III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 1': Hát.
2. Kiểm tra: 3' Tìm tỉ số phần trăm của:
 ; 
3. Bài mới : 31'
a, Giới thiệu bài:1’. Ghi bảng
b, Nội dung bài:27’
- 1 em đọc ví dụ.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Tìm tỉ số học sinh nữ và số học sinh toàn trường ta làm thế nào?
- Vậy tỉ số tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và học sinh toàn trường là bao nhiêu?
- Em hãy nêu cách viết gọn?
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm thế nào?
- Gọi học sinh đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Thảo luuận theo cặp đôi.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
 - Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
c- Luyện tập
- Nêu yêu cầu của bài?
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Dưới lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét và chữa.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Dưới lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét và chữa.
- 1 em đọc bài tập.
- Cho học sinh làm theo cặp đôi.
- 1 em làm vào giấy khổ to.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
1- Ví dụ 1
- Tỉ số của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600. 
- Ta có 315 : 600 = 0,525
 0,525 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
315 : 600 = 0,525 = 52,5%
* Kết luận: SGK
2- Bài toán: Bài giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:
 2,8 : 80 = 0,035 = 3,5%
 Đáp số: 3,5%.
* Bài 1: Viết theo mẫu.
 0,57 = 57% ; 0,234 = 23,4%
 1,35 = 135% ; 0,3 = 30% 
* Bài 2: Tính tỉ số phần trăm của hai số.
a)19 : 30 = 0,6333... = 63,33%
b) 45 : 61 = 0,7377... = 73,77%
* Bài 3: Bài giải:
Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và học sinh cả lớp là:
 13 : 25 = 0,52 = 52%
 Đáp số: 52%.
4. Củng cố- Dặn dò: 3
 - Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
 - Nhận xét tiết học.
 - Về làm bài và chuẩn bị cho tiết sau.
_______________________________________________
Tiết 2 .Tập làm văn
Luyện tập tả người( tả hoạt động)
I. Mục tiêu
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi tập nói.
- Biết chuyển một phần dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
 II. Đồ dùng dạy học
- Thầy: Bảng phụ, bút dạ
- Trò : bài cũ
 III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 1' Hát
2. Kiểm tra: 3' - Nêu cấu tạo của bài văn tả người?
3. Bài mới: 31'
a, Giới thiệu bài:1’. Ghi bảng 
b, Nội dung bài dạy:27’
- Đọc bài tập (3 em).
- Nêu yêu cầu của bài?
- Đọc gợi ý (3 em ).
- Trước khi làm bài em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- Học sinh làm bài theo cặp đôi.
- 2 nhóm làm vào giấy khổ to.
- Làm xong dán lên bảng đọc bài.
- Nhóm khác nhận xét.
- Cho nhóm dưới lớp đọc phần thảo luận của nhóm.
- Một em đọc đề bài.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Em chọn đề bài nào để viết?
- Học sinh làm cá nhân, 1 em làm vào giấy khổ to.
- Làm xong dán lên bảng và trình bày.
- Em khác nhận xét.
* Bài 1: Lập dàn ý.
 1) Mở bài: Bé Bông em gái tôi đang tuổi tập nói, tập đi.
 2) Thân bài: 
 a- Ngoại hình: Bé bụ bẫm, mái tóc hai má, chân tay...
 b- Hoạt động: Như một cô búp bê biết đùa nghịch, khóc cười... Lúc chơi lê la dưới sân... Lúc xem ti vi... Lúc làm nũng...
 3) Kết bài: Em rất yêu bé Bông. Hết giờ học về ngay với bé.
 * Bài 2: Viết đoạn văn ngắn.
 - Học sinh chọn một đoạn để viết.
4. Củng cố- Dặn dò: 3'
 - Nhận xét tiết học 
 - Về viết lại bài và chuẩn bị cho tiết sau. 
________________________________________________________
Tiết 3 Kể chuyện:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 I. Mục tiêu
- Biết tìm và kể được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề.
- Biết trao đổi với các bạn về nôi dung ý nghĩa của câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, và nhận xét đúng lời kể của bạn.
 II. Đồ dùng dạy học
- Thầy: Bảng phụ.
- Trò: Sưu tầm chuyện.
 III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 1' Hát
2. Kiểm tra: 3' - Kể câu chuyện ''Pa-xtơ và em bé''.
3. Bài mới : 31’
 a, Giới thiệu bài: 1’.Ghi bảng 
b, Nội dung bài dạy:27’	
- 1 em đọcđề bài.
- Nêu yêu cầu của đề?
- Đọc gợi ý SGK.
- Những câu chuyện nói về những người góp sức chống lại đói nghèo lạc hậu là câu chuyện nào?
- Học sinh kể về một số câu chuyện mà em biết?
- Nêu nội dung của chuyện đó?
- Giáo viên treo nội dung lựa chọn lên bảng học sinh đọc.
- Giáo viên lấy ví dụ?
- Em thích kể câu chuyện nào?
- 1 em lên bảng kể.
- Kể theo nhóm.
- Thi kể trước lớp.
* Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Nói về những người góp sức chống đói nghèo lạc hậu ...
* Học sinh kể chuyện
4. Củng cố- Dặn dò: 3'
 - Nhận xét tiết học 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau
______________________________________________
 Tiết 5 
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Nắm được ưu khuyết điểm trong tuần qua.
- Biết cách vệ sinh cá nhân. Có ý thức vệ sinh cá nhân hằng ngày.
- Phương hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu về mọi mặt.
II. Nội dung sinh hoạt
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Nhận xét tuần
- Lớp trưởng nhận xét.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
a, Đạo đức: Các em ngoan ngoãn, có ý thức tu dưỡng đạo đức. Thực hiện tốt mọi nội quy quy chế của trường lớp đề ra. Song bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng học sinh nói tục: Tươi, Phúc, Linh
b, Học tập: Các em đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Hoa, Định, Sen, Mai.
Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng không học bài cũ: Kim, Long
c, Các hoạt động khác:
- Thể dục, ca múa hát tập thể tham gia nhiệt tình có chất lượng.
- Vệ sinh trong ngoài lớp gọn gàng sạch sẽ.
- Duy trì và bảo vệ tốt thư viện thân thiện.
3. Phương hướng tuần tới
- Khắc phục hiện tượng nô đùa quá trớn, không học bài cũ. Luôn có ý thức tốt trong học tập. Đi học đầy đủ, đúng giờ. Có ý thức rèn chữ viết thường xuyên.
- Duy trì tốt thư viện thân thiện. Duy trì tốt nề nếp thể dục vệ sinh.
4. Giáo dục môi trường sống.
a.Hoạt động 1:Vệ sinh cá nhân.
-Thân thể chúng ta cần vệ sinh những gì?
- Nêu cách vệ sinh da?
-Khi nào cần rửa tay?
- Nêu cách vệ sinh răng miệng?
- HS- NX- GV chốt lại nội dung
b. Hoạt động 2. 
Thực hành.(nhóm 4)
- GV nêu yêu cầu
- HS thực hành
GV quan sát nhắc nhở
- Các nhóm báo cáo
- GV chốt lại
 c. Dặn dò.
 Vệ sinh: da, tay chân, răng miệng, đầu tóc...
- Tắm rửa bằng sà phòng, nước sạch...
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn ...
- HS nêu
- HS thực hành rửa tay chân, đánh răng miệng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 1115 20102011 Thu.doc