I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nắm được cách thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa về phép chia các số tự nhiên.
- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, bảng.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 2010 TOÁN: Tiết 68: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nắm được cách thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa về phép chia các số tự nhiên. - Vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, bảng. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo viên Học sinh A. KIỂM TRA BÀI CŨ:Luyện tập - Tính: 167:25:4 ; 8,76x4:8 - Nhận xét cho điểm học sinh. B. BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta học cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1. Hướng dẫn thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân. a) Giới thiệu “Khi nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương không thay đổi” - GV viết lên bảng các phép tính trong phần a) lên bảng rồi yêu cầu HS tính và so sánh kết quả. - GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra kết luận: + Giá trị của hai biểu thức 25 : 4 và (25 5) : (4 5) như thế nào so với nhau? + Em hãy tìm điểm khác nhau của hai biểu thức? + Em hãy so sánh hai số bị chia, hai số chia của hai biểu thức với nhau. + Vậy khi nhân cả số bị chia và số chia của biểu thức 25 : 4 với 5 thì thương có thay đổi không? - GV hỏi tương tự các trường hợp còn lại. - Vậy khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương của phép chia sẽ như thế nào? b) Ví dụ 1: + Hình thành phép tính - GV đọc yêu cầu của ví dụ 1. - Để tính chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật chúng ta phải làm như thế nào? - Yêu cầu HS đọc phép tính. - Vậy để tính chiều rộng của hình chữ nhật chúng ta phải thực hiện phép tính 57: 9,5 = ? (m) đây là phép tính chia số tự nhiên cho số thập phân. + Đi tìm kết quả - GV áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về phép chia để tìm kết quả của 57: 9,5. - Vậy 57: 9,5 = ? - GV nêu và hướng dẫn HS thực hiện như phần bài học SGK. Sau đó yêu cầu HS cả lớp thực hiện lại phép chia 57: 9,5 = ? - Dựa vào đâu chúng ta thêm một chữ số 0 vào sau số bị chia (57) và bỏ dấu phẩy của số chia 9,5? - Thương của chia có thay đổi không? c) ví dụ 2: - Đặt tính và thực hiện tính 99 : 8,25 - GV yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện của mình. d) Qui tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân. - Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân. - GV yêu cầu HS học thuộc qui tắc ngay tại lớp. 2. Luyện tập – thực hành Bài 1/ 70: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV yêu cầu HS nêu rõ cách tính của một số phép chia. - GV nhận xét. Bài 2 Y/c HS tính nhẩm:( dành cho HSKG) -Muốn chia nhẩm một số thập phân cho 10;100;1000ta làm sao? --Muốn chia nhẩm một số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001ta làm sao? -YC HS nêu kết quả Bài 3/70: - Gọi HS đọc đề bài toán. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét. - 2 HSK lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào nháp. - HS nghe. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. - HS rút ra kết quả - HS lần lượt trả lời. - HS* Không thay đổi +khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương của phép chia không thay đổi - HS nghe và tóm tắt lại bài toán. - Lấy diện tích của mảnh vườn chia cho chiều rộng. - HS nêu 57: 9,5 = ? (m) - HS theo dõi. - HS thực hiện nhân số bị chia và số chia của 57: 9,5 với 10 rồi tính - HS nêu - HS theo dõi và thực hiện. - HS trả lời. - Không thay đổi. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi và tìm cách tính. - HS nối tiếp nhau nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét. - HS thi học thuộc tại lớp. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 phép tính. Cả lớp làm vào bảng(HS* làm câu a, HSTB làm câu c). - HS nhận xét. - HS lần lượt nêu trước lớp. - 1 HSK lên bảng viết, các em khác làm vào bảng con - HS nhận xét. -1HS đọc -HSG làm ở bảng, lớp làm vở 1m thanh săt nặng: 16 x 0,8 = 20(kg) Thanh sắt cùng loại dài 0,18 m cân nặng: 20 x 0,18 = 3,6(kg) Đáp số: 3,6kg Hoạt động nối tiếp: - Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm sao? -Chuẩn bị bài: Luyện tập Rút kinh nghiêm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. = = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
Tài liệu đính kèm: