Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 6

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 6

KHOA HỌC

PHÒNG BỆNH SỐT RÉT

I.MỤC TIÊU :

Biết nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sốt rét.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Thông tin và hình trang 26,27 SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Mở bài:

 - Tuỳ từng nơi mà GV nêu vấn đề. Đối với nơi có bệnh sốt rét, GV nêu câu hỏi như trong SGK.

 Trong gia đình hoặc xung quanh nhà bạn đã có ai bị sốt rét chưa? Nếu có, hãy nêu những gì mà bạn biết về bệnh này.

 - Đối với những nơi không có bệnh sốt rét , GV hỏi:

 Trong lớp ta có bạn nào đã nghe nói về bệnh sốt rét? Nếu có, hãy nêu những gì bạn biết về bệnh này.

1)Hoạt động 1: LÀM VIỆC VỚI SGK.

* Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn

GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

 - Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 26 SGK.

 - Trả lời các câu hỏi:

 1. Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.

 2. bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?

 3. Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?

 4. Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6:	 Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Khoa học
phòng bệnh sốt rét
i.Mục tiêu : 
Biết nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sốt rét.
ii. đồ dùng dạy – học
Thông tin và hình trang 26,27 SGK 
iii. Hoạt động dạy – học
Mở bài:
	- Tuỳ từng nơi mà GV nêu vấn đề. Đối với nơi có bệnh sốt rét, GV nêu câu hỏi như trong SGK.
	Trong gia đình hoặc xung quanh nhà bạn đã có ai bị sốt rét chưa? Nếu có, hãy nêu những gì mà bạn biết về bệnh này.
	- Đối với những nơi không có bệnh sốt rét , GV hỏi:
	Trong lớp ta có bạn nào đã nghe nói về bệnh sốt rét? Nếu có, hãy nêu những gì bạn biết về bệnh này.
1)Hoạt động 1: làm việc với SGK.
* Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
	- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 26 SGK.
	- Trả lời các câu hỏi:
	1. Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
	2. bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
	3. Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
	4. Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
Bước 2: làm việc theo nhóm
Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
Đại diện từng nhóm trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
 GV mở rộng:
1. Dấu hiệu: Cách 1 ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn 
* Bắt đầu là rét run: Thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 giờ.
* Sau rét là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 40oC hoặc hơn. Người bệnh mệt, mặt đỏ và có lúc mê sảng. Sốt cao kéo dài nhiều giờ.
* Cuối cùng, người bệnh bắt đầu ra mồ hôi, hạ sốt.
2. Bệnh sốt rét nguy hiểm: Gây thiếu máu; bệnh nặng có thể chết người (vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét)
3. bệnh sốt rét do một loại kí sinh trùng gây ra.
4. Đường lây truyền: Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành.
Hoạt động 2: quan sát và thảo luận.
Bước 1: Thảo luận nhóm
GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 câu.
1. Muỗi a – nô -phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ trong nhà và xung quanh nhà?
2, Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người?
3. Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành?
4. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản?
5. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người?
	Bước 2: Thảo luận cả lớp.
Sau khi các nhóm đã thảo luận, GV yêu cầu đại diện lần lượt từng nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét.
GV bổ sung và kết luận:
1. Muỗi a nô phen thường ẩn náu ở những nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm,. Và đẻ trứng ở những nơi nước đọng, ao tù hoặc ở ngay trong các mảnh bát, chum, vại, lon sữa bò,..có nước.
2. Vào buổi tối và ban đêm, muỗi thường bay ra nhiều để đốt người.
3, Để diệt muỗi trưởng thành ta có thể phun thuốc trừ muỗi (hình 3 trang 27 SGK); tổng vệ sinh và không cho muỗi có chỗ ẩn nấp (hình 4 trang 27 SGK).
4. Để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản có thể sử dụng các biện pháp sau: chôn kín các rác thải và dọn sạch những nơi có nước đọng, lấp những vũng nước thả cá để chúng ăn bọ gậy,..
5. Để ngăn chặn không cho muỗi đốt người: Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài tay buổi tối, ở một số nới người ta còn tẩm màn bằng chất phòng muỗi (hình 5 trang 27 SGK)
Kết thúc tiết học, GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 27 SGK.
IV. Củng cố,dặn dò:GV nhận xét tiết học, về nhà học bài.
 -------------------------------------------------------------------------
Luyện viết
GV hướng dẫn học sinh luyện viết trong vở thực hành luyện viết
Kĩ THUậT
Chuẩn bị nấu ăn
(1 tiết)
I- Mục tiêu
HS cần phải:
- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn
 -Biết cách thực hiện một số công việc chuân bị nấu ăn, có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.
- Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
II - Đồ dùng dạy học
 - Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá,
 - Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi.
 -Dao thái, dao gọt.
 - Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III- Các hoạt động dạy – học 
Giới thiệu bài
 GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
1)Hoạt động 1. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
 - Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các côngviệc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
 - Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt dộng 1: Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn như rau, củ, quả, thịt, trứng, tôm, cá, được gọi chung là thực phẩm. Trước khi tiến hành nấu ăn cần tiến hành các công việc chuẩn bị như chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, nhằm có được những thực phẩm tươi, ngon, sạch dùng để chế biến các món ăn đã dự định.
2)Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn
a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm
 - GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1(SGK) để trả lời các câu hỏi về:
	+ Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn.
	+ Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
 - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong mục 1(SGK). Ngoài ra GV đặt thêm một số câu hỏi liên hệ thực tế để khai thác hiểu biết của HS về cách lựa chọn thực phẩm.
 - Nhận xét và tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm(theo nội dung SGK).
 - Hướng dẫn HS cách chọn một số loại thực phẩm thông thường như rau muống, rau cải, bắp cải, su hào, tôm, cá, thịt,. chuẩn bị được một số loại ra xanh, củ, quả tươi. GV sử dụng để minh hoạ cách chọn thực phẩm.
b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm
 - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2(SGK).
 - Yêu cầu HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó(như luộc rau muống, nấu canh ra ngót, rang tôm, kho thịt,).
 Tóm tắt các ý trả lời của HS: Trước khi chế biến một món ăn, ta thường thực hiện các công viêc loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm và làm sạch thực phẩm. Ngoài ra, tuỳ loại thực phẩm có thể cắt, thái, tạo hình thực phẩm, tẩm ướp gia vị vào thực phẩm, Những công việc đó được gọi chung là sơ chế thực phẩm.
 - Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm(SGK).
 - Đặt các câu hỏi để HS nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường. 
 + ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu ăn?
	+ Theo em, cách sơ chế rau xanh (rau muống, rau cải, rua mồng tơi) có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ, quả(su hào, đậu đũa, bí ngô,)
	+ ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào?
	+ Qua quan sát thực tế, em hãy nêu cách sơ chế tôm?
GV phát phiếu học tập theo các câu hỏi gợi ý cho các nhóm để các em ghi kết quả thảo luận vào phiếu. Sau đó, yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
 - GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK.
Nếu chuẩn bị được một số thực phẩm như rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, rau cải, tôm, GV có thể hướng dẫn hoặc gọi HS lên bảng thực hiện một số thao tác sơ chế thực phẩm để HS hiểu rõ cách sơ chế một số thực phẩm thông thường.
 - Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 2: Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực phẩm. Cách lựa chọn, sơ chế thực phẩm tuỳ thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn.
 - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn.
3)Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
 - Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài kết hợp sử dụng câu hỏi cuối bài với thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
1. Em hãy đánh dấu x vào ở thực phẩm nên chọn cho bữa ăn gia đình:
+ Rau tươi, non, đảm bảo sạch, an toàn và không bị héo úa, giập nát.
+ Rau tươi, có nhiều lá sâu
+ Cá tươi (còn sống)
+Tôm đã bị rụng đầu
+Thịt lợn có màu hồng (ở phần nạc), không có mùi hôi
 2. Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường:
A
B
Khi sơ chế rau xanh cần phải
gọt bỏ lớp vỏ, tước xơ, rửa sạch.
Khi sơ chế củ, quả cần phải
loại bỏ những phần không ăn được như vây, ruột, đầu và rửa sạch.
Khi sơ chế cá, tôm cần phải
dùng dao cạo sạch bì và rửa sạch.
Khi sơ chế thịt lợn cần phải
nhặt bỏ gốc rễ, phần giập nát, lá héo úa, sâu, cọng già.rửa sạch.
 - GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
 - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV- nhận xét – dặn dò
 - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS và khen ngợi những cá nhân, nhóm có kết quả học tập tốt.
 - Hướng dẫn HS đọc bài trước “Nấu cơm” và tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đìn
 -------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010
Toán
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
Củng cố, rèn luyện cách đổi các đơn vị đo diện tích, giải toán có liên quan đến diện tích.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở bài tập và các bài tập sau:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
1mm2 = cm2	5dm2 = m2
17mm2 = cm2	27cm2 = dm2
Bài 2: Một ngôi nhà hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 4m. Người ta lát nềnđó bằng các viên gạch hình vuông cạnh 4dm.
a. Hỏi cần mua bao nhiêu viên gạch để lát kín nền nhá đó?
b. Biết rằng 1m2 loại gạch đó giá 125.000đồng. Hỏi cần bao nhiêu tiền mua gạch để lát nền nhà? (Diện tích phần mạch vữa không đáng kể).
Giải:
Diện tích nền nhà là:
8 x 4 = 32m2 = 3200dm2
Dịên tích 1 viên gạch là:
4 x 4 = 16 dm2
a. Số viên gạch để lát kín nền nhà.
3200 : 16 = 200 viên
b. Số tiền để mua gạch lát nền:
125000 x 32 = 4.000.000đồng
Đáp số: 4.000.000đ.
4. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------------------- 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: hữu nghị- hợp tác.
I. Mục tiêu: Tiêp tục mở rộng rèn luyện vốn từ: Hữu Nghị – hợp tác.
- Biết đặt câu với từ, thành ngữ đã học.
II. Luyện tập:
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống, hữu nghị, hữu ái, hữu cơ, hữu dụng, hữu ý.
a. Tình giai cấp.
b. Hành động đó là.. chứ không phải vô tình.
e. Trở thành người..
d. Sự thống nhất.. giữa lí luận và thực tiễn.
Bài 2: Yêu cầu như như bài tập 1 với các từ sau: Hợp tác, hợp lí, hợp lực, hợp nhất, hợp tuyển.
a. Bộ đội Cùng nhân dân chống thiên tai.
- Cách giải quyết hợp tình.
c. hai xã nhỏ thành 1 xã lớn.
3. Viết đoạn văn nói về tình hữu nghị hợp tác giữa nước ta với các nước anh em. Trong đoạn văn, có sử dụng một trong các thành nhữ sau:
- Kề vai sát cánh.
- Bốn biển một nhà.
4.củng cố, dặn dò:GV nhận xét tiết học.
 Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2010
Lịch sử
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. Mục tiêu
biết ngày 5-6-1911 tai bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành(tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
- ảnh về quê hương Bác Hồ, bến cảng Nhà Rồng đầu TK XX tàu Đô đốc La - tu - sơ Tờ - rê - vin.
- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ địa danh Thành phố Hồ Chí Minh)
III. Các hoạt động dạy - học :
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- GV có thể giới thiệu bài:
+ Gợi ý cho HS nhắc lại những phong trào chống thực dân Pháp đã diễn ra
+ Vì sao các phong trào đó thất bại?
+ Vào đầu TK XX, nước ta chưa có con đường cứu nước đúng đắn, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Tìm hiểu về gia đình, quê hương của Nguyễn Tất Thành
+ Mục đích ra đi nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
+ Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước được biểu diện ra sao?
* Hoạt động 2: (làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm)
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhiệm vụ 1 theo các ý sau:
+ Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 - 5 - 1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc (một nhà nho yêu nước, đỗ Phó bảng, bị ép ra làm quan, sau khi bị cách chức, chuyển sang làm nghề thầy thuốc). Mẹ Hoàng Thị Loan, một phụ nữ đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực.
+ Yêu nước, thương dân có ý chí đánh đuổi giặc Pháp
+ Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối.
- HS đọc SGK đoạn: “Nguyễn Tất Thành khâm phục ... không thể thực hiện được” và trả lời câu hỏi: Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì?
* Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
- GV tổ chức cho HS thảo luận các nhiệm vụ 2,3 thông qua các câu hỏi
+ Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì?
+ Theo Nhuyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể kiếm sống và đi ra nước ngoài?
- HS báo cáo kết quả thảo luận
- GV kết luận
* Hoạt động 4: (làm việc cả lớp)
- GV cho HS xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ. Kết hợp với ảnh bến cảng Nhà Rồng đầu TK XX, GV trình bày sự kiện ngày 5 - 6 - 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- GV có thể tổ chức cho HS thảo luận để trả lời câu hỏi: Vì sao bến cảng Nhà Rồng lại được công nhận là di tích lịch sử?
* Hoạt động 5: (làm việc cả lớp)
- GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài
- Nêu các ý sau:
+ Thông qua bài học, các em hiểu Bác Hồ là người như thế nào? (Suy nghĩ và hành động vì đất nước vì nhân dân)
+ Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thì nước ta sẽ như thế nào? (đất nước không được độc lập, nhân dân vẫn chịu cảnh sống nô lệ)
Luyện từ và câu
Dùng từ đồng âm để chơi chữ
I. Mục tiêu.
- Hiểu được tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ. Tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa để gây sự bất ngờ thú vị cho người nghe, người đọc.
- Giúp học sinh hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ.
II. Luyện tập.
- Học sinh nhắc lại thế nào là từ đồng âm.
(Là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau nhưng khác hẳn nhau về nghĩa) vài học sinh nhắc lại.
- Lấy VD.
III. Bài tập:
1. Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa dùng cách hiểu ấy (có thể viết thêm 1 vài từ).
- Mời anh chị ngồi vào bàn.
- Đem cá về kho
2. Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây.
- Đầu gối đầu gối
- Vôi tôi tôi tôi.
3. ở hàng chỗ trống dưới đây, có thể điền chữ (tiếng gì bắt đầu bằng d, gi, hoặc r).
a. Bố mẹ giục mãi, Nam mới tập thể dục.
b. Đôi giầy này rất dày.
c. Khi làm bài không nên giở sách ra xem, làm thế dở lắm.
4. Củng cố: Giáo viên nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------------------- 
Luyện toán
Ôn tập về héc -ta.
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích có liên quan đến héc ta.
II. Bài tập:GV HD
1. Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm.
a. 3haKm2
b. 80dam = ha
c. 27ha =Km2
d. 52 dam2 = Km2
 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
a. 3 ha 3m2 = 3003m2	o
b. 3km23hm2 = 303 ha	o
c. 30.000m2	= 30ha	o
3. Tổng hai số là 100, tỉ số của 2 số là . Tìm 2 số đó.
Hiệu 2 số là 20. Tỉ số của 2 số là , tìm 2 số đó.
- Học sinh tự làm rồi chữa bài.
- Sau mỗi bài tập giáo viên củng cố kinh tế về đổi đơn vị bé và đơn vị lớn tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số, hiệu và tỉ số.
III. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học.
 -------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Toán
Luyện tập các phép tính về phân số
I.mục tiêu:Giúp HS làm thành thạo về:
- So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của2 số đó.
II. Luyện tập:GV HD HS làm bài tập trong vở bài tập và một số bài sau:
Bài1:Tính:
a) b) 
Bài 2: Tính gía trị biểu thức
a) b) 
c) d) 
Bài 3: 
Bài giải
Chiều rộng của sân trường là:
120:(3+5) x3 = 45(m)
Chiều dài của sân trường là:
120- 45 = 75(m)
Diện tích sân trường là:
45 x 75 = 3375(m2)
Đáp số: 3375m2
HS tự làm và lên bảng giải bài tập.
III. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------------
Luyện tập làm văn
Luyện tập làm đơn.
I. Mục tiêu:
Biết cách viết 1 lá đơn đúng quy định và trình bầy đầy đủ nguyện vọng trong đơn với các nội dung khác nhau.
II. Thực hành.
1. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu được dàn ý 1 lá đơn.
2. Giáo viên nêu đề tài: Trường em có chủ trương miễn giảm tiền đóng góp đầu năm (tiền xây dựng) cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gần nhà em ở có một bác chống mất sớm. Bản thân bác ốm đau phải điều trị ở bệnh viện lâu dài. Bác có con đang học lớp 2 trường em. Em hãy viết hộ bác lá đơn xin miễn giảm một phần khoản tiền đóng góp đầu năm cho con.
- Học sinh thực hành viết đơn.
- Giáo viên chấm 1/3 lớp, nhận xét sách viết.
- Đọc 1 lá đơn làm tốt nhất.
III. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6-b1-huyen ds.doc