Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Toán: LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.

- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số TP

- Làm được BT 1(a,b,c);BT 2(a); BT 3.HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.

II.Lên lớp:

1.Bài cũ:

- Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào?

- 2 HS lên bảng thực hiện phép chia, cả lớp làm bảng con:

 86,4 : 1,6 ; 985,28 : 3,2

- GV nhận xét, chữa bài.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 
	Ngày soạn: 3/12/2011
 Ngày giảng: Thứ hai, 5/12/2011
Toán:	 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số TP
- Làm được BT 1(a,b,c);BT 2(a); BT 3.HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.
II.Lên lớp:
1.Bài cũ:
- Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào?
- 2 HS lên bảng thực hiện phép chia, cả lớp làm bảng con: 
	86,4 : 1,6 ; 985,28 : 3,2
- GV nhận xét, chữa bài.
2.Bài mới: Luyện tập:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS thực hiện vào bảng con, 4 em lần lượt lên làm bài.
- GV quan sát cả lớp làm các phép tính, nhận xét và chữa bài trên bảng.Kết quả tính đúng là:
	 a) 17,55 : 3,9 = 4,5; 	 b) 0,603 : 0,09 = 6,7
 c) 0,3068 : 0,26 = 1,18; 	d) 98,156 : 4,63 = 21,2
Bài 2:
- 1 HS đọc đề bài.
- Cho tự HS làm bài vào vở câu a); HS khá, giỏi làm cả bài, 2 em lên bảng làm.
- HS nhận xét bài trên bảng.GV chấm, chữa bài. 
	a) x x 1,8 = 72 b)x x 0,34 = 1,19 x 1,02
 	 x = 72 : 1,8 x x 0,34 = 1,2138
 	 x = 40 	 x = 1,2138 : 0,34
	 x = 3,57
Bài 3: 
- HS đọc đề bài, GV tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Cho HS tự làm bài vào vở, gọi vài HS đọc bài giải của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
	Giải:
	1l dầu hoả cân nặng là:
	3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
	Số lít dầu hoả có là:
	5,32 : 0,76 = 7 (l)
	Đáp số: 7 l
3.Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét giờ học.
	- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2c), 4.
_____________________________________
Tập đọc: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I.Yêu cầu : 
1.Đọc:
	- Đọc đúng: Chư Lênh, chật ních, Rok, lũ làng.
	- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài. Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở các từ gợi cảm.Giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn.
2.Hiểu:
	- Từ ngữ: buôn, nghi thức, gùi.
	- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
	- Trả lời được câu hỏi 1,2,3. HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
II.Đồ dùng dạy học :Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: 
	- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta, trả lời câu hỏi về bài đọc.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài. 
b)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*Luyện đọc: 
	- 1 HS khá đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm, chia đoạn.
	+ Đoạn 1: Từ đầu đến .... dành cho khách quý.
	+ Đoạn 2: Y Hoa đến bên ...... sau khi chém nhát dao
	+ Đoạn 3: Già Rok ..... xem cái chữ nào!
	+ Đoạn 4: Phần còn lại
	- 4 HS đọc tiếp nối từng phần của bài văn.GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
	- 1HS đọc chú giải.
	- Luyện đọc từ khó (như mục I).
	- HS luyện đọc theo cặp
	- GV đọc diễn cảm bài văn.
*Tìm hiểu bài : 
	 - Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? (mở trường dạy học)
 	- Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? (họ mặc quần áo như đi hội, trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà ....)
	- Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ? (đề nghị cô giáo cho xem cái chữ,im phăng phắc khi xem cô giáo viết, hò reo..)
	- Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân ở đây như thế nào? (cô giáo rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ).
	- Hỏi HS khá, giỏi: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? (Người dân Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết.Họ hiểu rằng chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người).
	- Bài văn cho em biết điều gì? GV rút nội dung, ghi bảng.
*Hướng dẫn đọc diễn cảm :
	- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài văn. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay, giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
	- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3,4:
	+ Treo bảng phụ có viết đoạn 3,4.
	+ GV đọc mẫu.
	+ HS luyện đọc theo cặp.
	+ GV cho HS cả lớp thi đọc diễn cảm đoạn 3, 4. 
	- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3.Củng cố, dặn dò: 
	- HS nhắc lại ý nghĩa của bài
	- GV nhận xét tiết học
_____________________________________
 Ngày soạn: 4/12/2011
 Ngày giảng: Thứ ba, 6/12/2011
Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
	- Thực hiện các phép tính với số thập phân.
	- So sánh các số thập phân.
	- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với số thập phân.
	- Làm đựoc bài 1(a,b); bài 2(cột 2); bài 4(a,c). HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.
II.Lên lớp:
1.Bài cũ:
	- Kiểm tra VBT của tổ 1; 3.
	- Nhận xét việc làm bài tập ở nhà của HS.
2.Bài mới: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: 
	- HS đọc thầm đề bài, 1 em đọc to.
	- Gọi 2 HS lên bảng cùng làm phần a) và phần b), cả lớp làm vào vở:
400 + 50 + 0,07 = 450,07
30 + 0,5 + 0,04 = 30,54
	- Phần c) và d) GV hướng dẫn HS chuyển phân số thập phân thành số thập phân để tính.HS thực hiện vào vở, GV chữa bài:
	c) 100 + 7 + = 100 + 7 + 0,08 = 107,08.
	d) 35 + + = 35 + 0,5 + 0,03 = 35,53
Bài 2: 
	- HS xác định yêu cầu của đề.
	- GV gợi ý cách làm: chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện so sánh 2 phân số thập phân.Chẳng hạn:
	4 = = 23 : 5 = 4,6.
	4,6 > 4,35.
	Vậy 4 > 4,35
	- HS tự làm cột 1 vào vở, 1 em lên bảng làm.HS khá, giỏi làm cả bài.
	- GV chấm, chữa bài.
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi.
	- HS đọc đề toán.
	- Hỏi: Em hiểu yêu cầu của bài toán như thế nào? Ta phải giải như thế nào?
	(Cần giải qua 2 bước:
	+ đặt tính rồi tính và dừng lại khi đã có hai chữ số ở phần thập phân của thương.
	+ Xác định số dư của phép chia).
	- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
	- GV chữa bài. Kết quả bài làm là:
	6,251 : 7 = 0,89 (dư 0,021)
	33,14 : 58 = 0,57 (dư 0,08)
	375,23 : 69 = 5,43 (dư 0,56)
Bài 4: Cho HS làm bài vào vở câu a),c); HS khá, giỏi có thể làm cả bài. 4 em lên bảng làm rồi chữa bài.Yêu cầu HS nêu cách làm trong từng bài.Chẳng hạn :	
	a) 0,8 x x = 1,2 x 10 	b)210 : x = 14,92 - 6,52
 	 0,8 x x = 12 	210 : x = 8,4
 	 x = 12 : 0,8 	x = 210 : 8,4
 	 x = 15	x = 25
	c) 25 : x = 16 : 10 	d) 6,2 x x = 43,18 + 18,82
 	 25 : x = 1,6 	6,2 x x = 62
 	 x = 25 : 1,6 	x = 62 : 6,2
 	 x = 15,625	x = 10
3.Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà: Các em tiếp tục hoàn thành các bài tập chưa làm xong.
_____________________________________
Chính tả:( Nghe- viết): BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO	
I.Mục đích, yêu cầu : 
	- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đẹp đoạn Y Hoa lấy trong gùi rachữ cô giáo trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
	- Làm đúng bài tập 2b) và 3b):phân biệt tiếng có âm đầu tr/ch hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã.
II.Chuẩn bị: Chép sẵn lên bảng nội dung bài 3b).
III.Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ : 
	- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 2a trong tiết chính tả tuần trước.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : 
a)Giới thiệu bài.
b)Hướng dẫn HS nghe - viết:
	- Một HS đọc đoạn văn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo
	- HS nêu nội dung đoạn văn: Tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
	- HS đọc thầm đoạn văn, tìm các từ khó và luyện viết vào vở nháp.
	- GV nhắc HS quy tắc viết hoa tên riêng.
	- GV đọc mỗi câu 2 lượt cho HS viết. 
	- GV chấm chữa bài, nhận xét.
c)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2b):
	- HS đọc yêu cầu của bài và mẫu.
	- HS hoạt động nhóm đôi để làm bài. 2 nhóm viết bài vào giấy khổ to để dán lên bảng.
	- HS đọc bài của mình, cả lớp bổ sung những từ bạn còn thiếu, GV ghi lên bảng.
	- HS đọc lại các từ đúng. VD:
	+ bỏ (bỏ đi) - bõ (bõ công) 	+ chảo (cái chảo) – chão ( dây chão)
	+ bẻ (bẻ cành)- bẽ (bẽ mặt) 	+ đổ (đổ xe) - đỗ (thi đỗ)
Bài 3b): 
	- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
	- HS tự làm bài bằng cách dùng bút chì viết tiếng còn thiếu vào VBT, 1 em lên bảng điền vào mẩu chuyện đã viết sẵn ở bảng lớp.
	- Một HS đọc lại câu chuyện sau khi đã điền đầy đủ các tiếng thích hợp: tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ
	- GV đặt câu hỏi để giúp HS hiểu tính khôi hài của câu chuyện.
3.Củng cố , dặn dò : 
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn về nhà HS kể lại mẫu chuyện cười ở BT 3 cho người thân nghe.
_____________________________________
Ngày soạn: 5/12/2011
 	Ngày giảng: Thứ tư,ngày 7/12/2011
Toán:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
	- Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành các phép tính liên quan đến số thập phân.
	- Vân dụng tính giá trị của biểu thức.
	- Giải toán có lời văn liên quan đến phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
	- Làm được bài 1(a,b,c); bài 2(a); bài 3. HS khá, giỏi làm toàn bộ các BT.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1.Bài cũ:
	- Kiểm tra VBT của tổ 2,3.
	- GV nhận xét, chấm 1 số vở.
2.Bài mới: Luyện tập:
Bài 1:
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	-GV viết các phép tính lên bảng, gọi 4 HS lên bảng đặt tính rồi tính.Cả lớp làm vào vở làm câu a,b,c.HS khá, giỏi làm cả bài.
	- GV nhận xét và chữa bài .Kết quả tính đúng là:
	a. 266,22 : 34 = 7,83	b. 483 : 35 = 13,8
	c. 91,08 : 3,6 = 25,3 	d. 3: 6,25 = 0,48
Bài 2:
	- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
	a)GV hỏi học sinh về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức:
	(128,4 – 73,2): 2,4 – 18,32
	- HS làm vào vở nháp, 1 em lên bảng làm.GV nhận xét và chữa bài.
	(128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32
	= 55,2 : 2,4 – 18,32
	= 23 – 18,32
	= 4,68
	b) HS khá, giỏi tự làm vào vở, tương tự phần a). GV chấm, chữa bài.
Bài 3:
	- GV đọc bài toán, yêu cầu 1 HS đọc lại .
	- GV tóm tắt bài toán lên bảng .
	- HS tự làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
	- GV cùng cả lớp chữa bài.
	Bài giải
	Số giờ mà động cơ đó chạy được là:
	120 : 0,5 = 240 (giờ)
	Đáp số:240 giờ
Bài 4: Yêu cầu HS khá, giỏi làm.
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- Cho học sinh làm bài vào vở, 4 em lên bảng làm rồi chữa bài.
	- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
	Chẳng hạn:
	a) x - 1,27 = 13,5 : 4,5 	b) x + 18,7 = 50,5 : 2,5
 	 x - 1,27 = 3 	x + 18,7 = 20,2 
 x = 3 + 1,27 	 x = 20,1 – 18,7
	 x = 4,27	 x = 1,5
3.Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét giờ học, nhắc những HS chưa hoàn thành xong bài tập về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài.
	- Về nhà xem trước bài tiếp theo.
_____________________________________
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : HẠNH PHÚC
I.Yêu cầu: Giúp HS:
	- Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT 1).
	- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT 3).
II.Chuẩn bị:
	-Bài tập 1, 4 viết sẵn vào bảng phụ.
	-Từ điển ...  chỗ chấm trước ý đúng.
1. Ngày dành riêng cho phụ nữ.
 Ngày 20- 10 .......
 Ngày 3- 9 .......
 Ngày 8- 3 .......
2. Những tổ chức dành riêng cho phụ nữ.
 Câu lạc bộ doanh nhân ......
 Hội phụ nữ .......
 Hội sinh viên .......
 * Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ VN
+ Mục tiêu: HS củng cố bài học
+ Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi đua giữa các nhóm .
VI. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại ghi nhớ
- Nhận xét giờ học
_____________________________________
Tập làm văn: 	 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
(Tả hoạt động)
I.Yêu cầu: 
	- Xác định được các đoạn của một bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong đoạn (BT 1).
	- Viết được một đoạn văn tả hoạt động của người mà em yêu mến (BT 2).
II. Đồ dùng dạy học: 
	- HS chuẩn bị ghi chép về hoạt động của một người.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: 
	- 2 HS đọc lại biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội. 
	- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài. 
b)Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: 
	- HS nêu yêu cầu của bài tập.
	- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
	- Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm đôi và trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
	- Lời giải:
	a. Bài văn có 3 đoạn
	+ Đoạn 1: Từ đầu đến Chỉ có mảng áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi.
	+ Đoạn 2: Từ Mảng đường hình chữ nhật đen nhánh ..... khéo như vá áo ấy !
	+ Đoạn 3: Phần còn lại
	b. Nội dung chính của từng đoạn:
	+ Đoạn 1 : Tả bác Tâm vá đường
	+ Đoạn 2 : Tả kết quả lao động của bác Tâm
	+ Đoạn 3 : Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
	c. Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm:
	+ Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh....
	+ Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
	+ Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền.
Bài 2:
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
	- Một số HS giới thiệu người các em sẽ chọn tả hoạt động (là cô giáo hoặc cha mẹ....)
	- HS viết và trình bày đoạn văn đã viết.
	- GV chấm điểm một số bài làm.
3.Củng cố , dặn dò : 
	- GV nhận xét tiết học
	- Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV tới.
_____________________________________
	 Ngày soạn: 	 7/12/2011
 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 9 /12/2011
Toán:	 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I.Mục tiêu:Giúp học sinh :
	- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	- Làm được bài 1; bài 2(a,b); bài 3. HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ:
	- Gọi 2 HS lên bảng giải 2 câu của bài 3 (trang 74).
	- GV nhận xét, chấm bài.
2.Bài mới: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
a.Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600
	- GV đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng.
	- Yêu cầu HS thực hiện:
	+ Viết tỉ số giữa số HS nữ và số HS toàn trường (315 : 600)
	+ Thực hiện phép chia (315 : 600 = 0,525)
	+ Nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100 (0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100) 
	+ Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm. (52,5 : 100 = 52,5%)
	- GV nêu: Các bước trên chính là các bước tìm tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS toàn trường.
	Vậy tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS toàn trường là 52,5%.
	- GV nêu cách tính: 315 : 600 = 0,525 = 52,5 %
	- Hỏi: Hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600?
	(Quy tắc này gồm hai bước:
	+ Chia 315 cho 600
	+ Nhân thương đó với 100 và viết ký hiệu % vào bên phải tích tìm được).
b. Áp dụng vào giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm.
	- HS đọc đề bài.
	- GV giải thích và hướng dẫn cách giải.
	- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
	- GV nhận xét, chữa bài.
	Bài giải:
	Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:
	2,8 : 80 = 0,035
	0,035 = 3,5%
	Đáp số: 3,5%
3.Thực hành.
Bài 1: 
	- HS đọc bài mẫu và tự làm bài,viết lời giải vào vở.
	- HS đọc các tỉ số phần trăm vừa viết được.
	- GV theo dõi, nhận xét.
	0,57 = 57% 	0,3 = 30%
	0,234 = 23,4% 	1,35 = 135%
Bài 2: 
	- HS đọc yêu cầu của đề.	
	- GV giải thích mẫu.
	- HS tự làm các phần a,b và nêu kết quả; HS khá, giỏi làm cả bài:
	45 : 61 = 0,7377... = 73,77%
	1,2 : 26 = 0,03333....= 3,33%
	- GV nhắc HS: Trong bài tập trên, khi tìm thương của hai số các em đều chỉ tìm được thương gần đúng. Thông thường các em chỉ cần lấy đến 4 chữ số ở phần thập phân là được.Khi đó tỉ số phần trăm sẽ có hai chữ số ở phần thập phân.
Bài 3: 
	- HS đọc đề toán.
	- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
	- GV chấm, chữa bài.
	Bài giải:
	Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là:
	13 : 25 = 0,52
 	 0,52 = 52%
	Đáp số: 52%
3.Củng cố, dặn dò: 
	- HS nhắc lại các bước tìm tỉ số phần trăm.
	- Về nhà làm bài tập ở VBT.
_____________________________________
Luyện từ và câu: 	 TỔNG KẾT VỐN TỪ
I.Yêu cầu:
- Nêu được một số tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT 1,2.
	- HS tìm được những từ ngữ miêu tả hình dáng của người (chọn 3 trong số 5 ý ở BT 3).
	- Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể (BT 4).
	- HS khá, giỏi làm được cả BT 3.
II.Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ:
	- 2 HS lên bảng đặt câu với các từ có tiếng phúc mà em tìm được trong tiết LTVC trước.
	- Hỏi:
	+ Thế nào là hạnh phúc?
	+ Em quan niệm như thế nào về một gia đình hạnh phúc?
	- GV nhận xét phần trả lời của HS.
2.Bài mới:
a)Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
	- HS nêu yêu cầu và mẫu của bài tập.
	- HS làm việc theo nhóm 4, 4 nhóm viết vào giấy khổ to, mỗi nhóm làm 1 phần của bài.
	- HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	+ Từ ngữ chỉ những người thân trong gia đình (cha, mẹ , ông, bà,)
	+ Từ ngữ chỉ những người gần gũi trong trường học (thầy giáo, bạn bè,)
	+ Từ ngữ chỉ các nghề nghiệp khác nhau(công nhân, hoạ sĩ, bác sĩ,)
	+ Từ ngữ chỉ các dân tộc anh em trên đât nước ta (Kinh, Tày, Mường, Hmông,)
Bài 2:
	- HS đọc yêu cầu và mẫu của bài.
	- HS trao đổi nhóm đôi, viết ra phiếu những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao tìm được.
	- Các nhóm đọc bài làm của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	+ Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình: Chị ngã em nâng
	+ Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò: Không thầy đố mày làm nên
	+ Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ bạn bè: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Bài 3: 
	- HS đọc nội dung bài tập.
	- HS hoạt động nhóm 4, làm bài vào vở nháp:
	- HS nêu từ ngữ nhóm mình tìm được, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV chốt lại lời giải đúng.
	+ Tả mái tóc: đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, óng ả, xơ xác, dày dặn,
	+ Tả đôi mắt: bồ câu, đen láy, linh hoạt, tinh anh, mơ màng,
	+ Tả khuôn mặt: trái xoan, thanh tú, vuông vức, bầu bĩnh,
	+ Tả làn da: trắng trẻo, trắng hồng, đen sì, ngăm đen, nhăn nheo, xù xì,
	+ Tả vóc người: vạm vỡ, mập mạp, lực lưỡng, cân đối,
Bài 4: 
	- HS đọc yêu cầu bài tập.
	- HS tự viết đoạn văn vào vở, 1 em viết vào giấy khổ to để dán lên bảng.
	- GV nhận xét, chữa bài trên bảng.
	- Gọi 1 số em đọc đoạn văn của mình. GV chấm 1 số bài. 
3.Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học
	- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn ở BT 4.
_____________________________________
Tập làm văn 	 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
	 (Tả hoạt động)
I.Yêu cầu: Giúp HS:
	- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói (BT 1).
	- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé (BT 2).
II.Đồ dùng dạy học:
	- Tranh ảnh về em bé.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
	- 3 HS nộp vở Tập làm văn, GV chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
	- GV nhận xét ý thức học bài ở nhà của HS.
2.Bài mới: Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1:
	- 2 HS đọc nội dung bài tập.
	- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT.
	- Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.
	- Giới thiệu thêm ảnh, tranh minh hoạ em bé mà GV và HS sưu tầm được.
	- HS viết dàn ý vào vở, 1 em làm vào giấy khổ to, trình bày dàn ý trước lớp.
	- GV cùng cả lớp góp ý hoàn thiện dàn ý.
	Mở bài:
	Giới thiệu em bé định tả: Em bé đó là bé trai hay bé gái? Tên bé là gì? Bé mấy tuổi? Bé là con nhà ai? Bé có nét gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
	Thân bài:
	Tả bao quát về hình dáng bé.
	+ Thân hình bé như thế nào?
	+ Mái tóc.
	+ Khuôn mặt (miệng, má, răng).
	+ Tay chân.
	Tả hoạt động của bé: Nhận xét chung về bé. Em thích nhất lúc bé làm gì? Em hãy tả những hoạt động của bé: khóc, cười, tập đi, tập nói, đòi ăn, chơi đồ chơi,
	Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bé.
Bài 2:
	- HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- GV yêu cầu HS tự làm bài, viết đoạn văn vào vở.
	- Gọi 1 số em đọc bài của mình, GV chấm, nhận xét, sửa lỗi diễn đạt cho HS.
3.Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học: Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
	- Dặn HS chuẩn bị giấy, bút cho bài kiểm tra viết (tả người) tiết tới.
_____________________________________
	 SINH HO¹T LíP
I.Mục tiêu: 
	- HS thấy được những ưu, khuyết điểm của cá nhân và tập thể trong hoạt động tuần qua. 
	- Nêu phương hướng hoạt động trong tuần tới.
II.Lên lớp:
1.Sinh hoạt văn nghệ tập thể, cá nhân: 
2.§¸nh gi¸ ho¹t ®éng cña líp trong tuÇn võa qua:
	- Líp tr­ëng lªn nhËn xÐt t×nh h×nh ho¹t ®éng cña líp tuÇn võa qua. 
	- C¸c thµnh viªn trong líp ph¸t biÓu ý kiÕn.
	- Gi¸o viªn nhËn xÐt chung: 
	*¦u ®iÓm:
	+ Thùc hiÖn nghiªm tóc nÒ nÕp tù qu¶n, ra vµo líp, 15 phót ®Çu giê. 
	+ Trùc nhËt s¹ch sÏ, gi÷ vÖ sinh líp häc tèt.
	+ Mét sè em häc tËp cã tiÕn bé, s«i næi trong giê häc: 
	*Nh­îc ®iÓm:
	+ VÉn cßn t×nh tr¹ng lµm bµi tËp ch­a ®Çy ®ñ tr­íc khi ®Õn líp: 	
	+ T×nh tr¹ng ¨n quµ vÆt vÉn cßn phæ biÕn.
	+ Nép c¸c kho¶n tiÒn theo quy ®Þnh cßn chËm.
3.Ph­¬ng h­íng ho¹t ®éng trong tuÇn tíi: 
	- TiÕp tôc ph¸t huy mÆt tèt cña tuÇn qua.
	- TiÕp tôc phong trµo thu nhÆt giÊy vôn.
	- Häc bµi vµ lµm bµi ®Çy ®ñ tr­íc khi ®Õn líp.Thi đua học tốt, giành nhiều điểm 9,10.
	- Thµnh lËp c¸c nhãm häc tËp ë nhµ.
	- Tiếp tục kiểm tra, bổ sung dụng cụ học tập cho đầy đủ.
	- Tiếp tục thu nộp đủ các khoản tiền theo quy định.
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc