Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG

I.Mục tiêu: Giúp HS:

- Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.

- Làm được BT1,2(cột 1). HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.

II.Lên lớp:

- GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương, hình hộp; đơn vị đo thể tích

- Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài

Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập

 - HS nêu cách tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.

 - HS phân tích bài toán

 - Hoạt động nhóm 2

 - HS nêu hướng giải quyết bài toán.

 - GV nhận xét

 - HS làm vở

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
	Ngµy so¹n 18/2/2012
	Ngµy gi¶ng: Thø hai, ngµy 20/2/2012
Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
- Làm được BT1,2(cột 1). HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.
II.Lên lớp:
- GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương, hình hộp; đơn vị đo thể tích
- Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập
	- HS nêu cách tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
	- HS phân tích bài toán 
	- Hoạt động nhóm 2
	- HS nêu hướng giải quyết bài toán.
	- GV nhận xét 
	- HS làm vở
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập
	- HS nêu cách tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật
	- HS phân tích bài toán 
	- Yêu cầu HS làm vào vở cột 1.HS khá, giỏi làm cả bài. 
	- HS nêu kết quả
	- GV nhận xét .
Bài 3: Yêu cầu HS khá, giỏi làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập
	- HS nêu công thức tính thể tích HLP, HHCN
	- HS quan sát hình vẽ.
	- HS phân tích bài toán, nêu hướng giải quyết 
	- GV nhận xét .
	- HS làm vào vở. Một HS lên bảng 
	- HS nhận xét. GV đánh giá bài làm HS.
	Giải 
	Thể tích của khối gỗ HHCN: 	9 x 6 x 5 = 270(cm3)
	Thể tích của khối gỗ HLP cắt đi là: 	4 x 4 x 4 = 64(cm3)
	Thể tích phần gỗ còn lại : 	270 - 64 = 206(cm3)
	Đáp số : 206(cm3)
3.Củng cố,dặn dò: 
	- Củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích HHCN, HLP
	- Hoàn thành bài tập 3
_____________________________________
Tập đọc:	 	 LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I.Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của bài văn.
- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Người Ê-Đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-Đê, HS hiểu; xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống làm việc theo luật pháp.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Tranh, ảnh về ảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.
III.Lên lớp:
1.Bài cũ:
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần + TLCH về bài đọc SGK
2.Bài mới:
a)Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*Luyện đọc:
- HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn. Có thể chia bài thành 3 đoạn.
- Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS ; giúp HS hiểu những từ ngữ khó: luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc lại cả bài
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
*Tìm hiểu bài: 
*Gợi ý trả lời các câu hỏi 
- Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ?
- Kể lại việc mà người Ê-đê xem là có tội?
- Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
- GV kết luận: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
*Luyện đọc lại:
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài
- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn
- GV đọc mẫu 1 lần
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai
- HS thi đọc diễn cảm
3.Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung của bài đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ?
_____________________________________
 	 Ngµy so¹n 19/2/2012
	Ngµy gi¶ng: Thø ba, ngµy 21/2/2012
Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán
- Tỉnh thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương.
-Làm được BT 1,2. HS khá,giỏi làm toàn bộ các BT.
II.Lên lớp:GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài 1: 	- HS đọc yêu cầu bài tập
 	- HS tính nhẩm 15% của 120
	- Hoạt động nhóm 4
	- HS tìm 17,5% của 240
	- Đại diện nhóm trình bày 
	17,5% =10% + 5% + 2,5%
	 10% của 240 là 24
	 5% 	của 240 là 12
	2,5% của 240 là 6
- Vậy 17,5% của 240 là 42
- HS nhận xét 
- GV chốt lời giải đúng 
- Tương tự HS làm phần b
Bài 2: - Hs đọc yêu cầu bài tập
	- HS nêu công thức tính thể tích HLP
	- GV hướng dẫn cách tính tỷ số thể tích HLP lớn và HLP bé .
	3 : 2 = 1.5
	1.5 = 150%
	- HS nêu cách tính thể tích HLP lớn 
	- GV chốt lời giải đúng 
Bài 3: HS khá, giỏi làm vào vở.
- HS đọc yêu cầu 
	- HS quan sát hình vẽ
	- HS phân tích bài toán.
 - GV hướng dẫn : 	+ HS tính HLP nhỏ 
	+ Tính diện tích toàn phần 
	+ Tính diện tích không cần sơn
	- HS làm vở
	- 1HS làm bảng 
	- HS nhận xét. GV chốt lời giải đúng 
3.Củng cố, dặn dò: 
	- Về nhà HS hoàn thành bài tập 3.
	- Nhận xét giờ học
_____________________________________
Chính tả:(Nghe- viết ): NóI NON HïNG VÜ
I. Yêu cầu : 
- Nghe - viết đúng bài chính tả bài thơ Núi non hùng vĩ.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT 2).
- HS khá, giỏi giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử (BT 3).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to để các nhóm HS làm bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: HS lên bảng viết tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh.
2.Bài mới : 
a) Hướng dẫn HS nghe - viết : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ, HS theo dõi SGK
- GV đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung quốc.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai.
- GV cho HS viết bài chính tả ; chấm chữa 1 số bài ; nêu nhận xét chung . 
b)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu nội dung bài
- HS làm bài độc lập
- HS lên bảng thi đua làm bài
- HS phát biểu ý kiến, nối các tên riêng đó, cách viết hoa
- GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng.: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông, Tây Nguyên....
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự lên bảng.
- HS đọc lại các câu đố bằng thơ
- GV chia lớp thành 3 nhóm; các nhóm đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố
3.Củng cố , dặn dò : - Nhận xét tiết học
_____________________________________
	Ngµy so¹n 20 /2/2012
	Ngµy gi¶ng: Thø t­, ngµy 22 /2 /2012
Toán: 	GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ, GIỚI THIỆU HÌNH CẦU
I.Mục tiêu: Giúp HS 
- Nhận dạng hình trụ, hình cầu
- Xác định đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
-Làm được BT 1,2,3.
II.Chuẩn bị:
- Một số hộp có dạng hình trụ khác nhau
- Một số đồ vật có dạng hình cầu
III.Lên lớp:
1.Bài cũ: Kiểm tra vở BT của HS
2.Bài mới:
a.Giới thiệu hình trụ:
- HS quan sát vật mẫu (hộp sữa)
- GV giới thiệu: Hộp sữa có dạng hình trụ
- HS tìm một vài ví dụ
- GV giới thiệu đặc điểm của hình trụ:
+ Có 2 mặt đáy là 2 hình tròn bằng nhau 
+ 1 mặt xung quanh
- GV đưa một số vật mẫu không có dạng hình trụ Để HS nhận xét đúng về hình trụ.
Mặt đáy
Mặt
xung quanh
Mặt đáy
	Hai mặt đáy và 	Hình trụ
	mặt xung quanh của hình trụ
b.Giới thiệu hình cầu :
- GV đưa vật mẫu (quả bóng)
- HS thảo luận, nhận xét. 
- GV chốt : Quả bóng có dạng hình cầu 
- HS đưa ra ví dụ 
GV đưa hình vẽ một vài hộp không có dạng hình cầu để giúp HS nhận biết đúng về hình cầu.
3.Thực hành:
Bài 1: 	Hoạt động nhóm 2
	HS quan sát hình
	HS nêu tên các hình trụ
Bài 2: 	HS làm miệng
	HS nêu tên các đồ vật có dạng hình cầu
	HS nhận xét
	GV chốt lại (bóng bàn, viên bi)
Bài 3: 	GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm vật có dạng hình trụ, hình cầu
	GV phổ biến cách chơi
	HS chơi, GV theo dõi, HD.
	GV tuyên dương những HS tìm đúng, nhanh.
4.Củng cố, dặn dò:
Về nhà sưu tầm một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu
Nhận xét tiết học
_____________________________________
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ AN NINH
I.Mục đích, yêu cầu : 
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu hỏi.
- Làm được các BT 1,2,3,4.
II. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: HS làm lại các bài tập 1của tiết trước
2.Bài mới : 
a)Giới thiệu bài : 
b)Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- HS đọc yêu cầu bài tập - nêu yêu cầu .Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi bạn bên cạnh
- HS tự làm bài; GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- HS đọc nội dung yêu cầu bài
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập
- GV phát phiếu cho HS trao đổi theo nhóm để làm bài.
- Đại diện các nhóm làm xong bài, dán lên bảng lớp
- GV lập một nhóm trọng tài
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3: 
	- HS đọc nội dung, yêu cầu của BT
- GV giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ
- Cách thực hiện tiếp theo tương tự bài 2 
Từ ngữ chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh
Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự an ninh
công an, toàn án, thẩm phán, đồn biên phòng, cơ quan an ninh
xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật
Bài 4:
- HS đọc nôi dung bài, cả lớp theo dõi SGK
- Cả lớp đọc thầm lại bản hướng dẫn
- Làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn
- GV nhắc cả lớp ghi vắn tắt các từ ngữ
- HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ những từ ngữ không thích hợp, bổ sung những từ ngữ bị bỏ sót, hoàn chỉnh bảng kết quả.
3.Củng cố , dặn dò: Nhận xét tiết học.
_____________________________________
Tập đọc: 	HỘP THƯ MẬT
I.Mục đích, yêu cầu : 
- Đọc trôi chảy toàn bài
- Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện: khi hồi hộp, khi vui sướng, nhẹ nhàng; toàn bài toát lên vẻ bình tĩnh, tự tin của nhân vật.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 Ảnh Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ
III. Hoạt động dạy học ... y lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành" 
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cáị 
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18. 
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. 
- GV đọc câu chuyện 
- Hs sinh hoạt nhóm 4 
- Giáo viên phát phiếu có in câu chuyện Bánh chưng bành dày
- Các tổ đọc và tóm tắt câu chuyện.
- Đạt diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
- HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Phát biểu trước lớp
2.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học
- HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
_____________________________________
§¹o ®øc: THỰC HÀNH: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
I.Mục tiêu : HS biết
Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam
II.Tài liệu và phương tiện. Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam
III.Các hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: Hát một bài hát về đất nước và con người Việt Nam 
2.Bài mới : HS thực hành:
Hoạt động 1 : Làm bài tập 1 SGK
*Mục tiêu : Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam
*Cách tiến hành: HS đọc nội dung bài tập
- HS quan sát tranh, trao đổi, bình luận
- Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi về mốc thời gian hoặc một địa danh
- Các nhóm thảo luận bổ dung ý kiến
- GV kết luận:
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó, ngày 2 tháng 9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng miền Nam. Quana giải phóng chiêm Dinh Độc lập, nguỵ quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân nam Hán và chiến Thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên.
Bến Nhà Rồng nằm trên sôgn Sài Gòn nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
Cây đa Tân Trào: nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 tháng 8 năm 1945.
Hoạt động 2: Đóng vai
Bài 3:
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong bai một hướng dẫn viên du lịch.
*Cách tiến hành: 
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến
- GV biểu dương, khen ngợi những nhóm giới thiệu tốt.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ 
Bài 4:
*Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ.
*Cách tiến hành: GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm.
- HS cả lớp xem tranh và trao đổi
- GV nhận xét về tranh vẽ của HS.
3.Củng cố, dặn dò.
HS hát, đọc thơ về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
_____________________________________
Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục đích, yêu cầu : 	
- Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: Cấu tạo của bài văn tả đồ vật, trình tự miêu tả, phép tu từ so sánh và nhân hoá được sử dụng khi miêu tả đồ vật.
- Làm được BT 1,2.
II.Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: GV kiểm tra đoạn văn đã viết lại của một số HS
2.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : 
* Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1
- HS đọc yêu cầu của bài trong SGK
- GV giới thiệu tấm ảnh một chiếc áo quân phục
- GV: bài văn miêu tả cái áo sơ mi của một bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của người cha đã hi sinh. Ngày trước cách đây vài chục năm, đất nước còn rất nghèo, HS đến trường chưa mặc đồng phục như hiện nay, nhiều bạn mặc áo quần sửa lại từ áo quần cũ của bố mẹ hoặc anh chị.
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài
- Làm việc cá nhân
- GV nhắc HS chú ý nói rõ bài văn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS kể đồ vật sẽ tả
- GV hỏi HS đã chọn đồ vật để quan sát ở nhà theo lời dặn của GV
- Các em có thể tả hình dáng quyển sách, cái bàn học hoặc đồng hồ báo thức...
- Chú ý quan sát kĩ đồ vật, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả
- HS suy nghĩ; một vài HS nói tên đồ vật các em chọn miêu tả
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố , dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. Hoàn thành đoạn văn trên.
- Cả lớp đọc trước 5 đề bài của tiết TLV tới
_____________________________________
	Ngµy so¹n 22/2/2012
	Ngµy gi¶ng: Thø s¸u, ngµy 24/2/2012
Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Giúp HS ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Làm được BT 1(a,b), bài 2.HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại.
II.Lên lớp:
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập toán
2.Luyện tập:
Bài 1:- HS đọc đề bài
	- HS phân tích bài toán
	- HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích đáy, thể tích hình hộp chữ nhật
- HS làm vở, GV giúp đỡ HS yếu
- HS nêu kết quả, GV nhận xét
Bài giải
Đổi 1 m = 10 dm; 50cm = 5 dm ; 60 cm = 6 dm
a. Diện tích xung quanh của bể kính là:
1m
50cm
60cm
(10+5) x 2 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của bể kính là
10 x 5 = 50 (dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
180+50= 230(dm2)
b. Thể tích trong lòng bể kính là:
10 x 5 x 6 = 300 (dm3)
c. Thể tích nước có trong bể kính là:
300: 4 x 3 = 225 (dm3)
Đáp số: a. 230dm2
b. 300dm3
c. 225dm3
Bài 2: Hs đọc yêu cầu, phân tích bài toán.
GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích và thể tích hình lập phương
HS làm vở, 1 HS lên bảng làm
Bài giải
a. Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
b. Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
c. Thể tích của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)
Đáp số: a. 9m2
b. 13,5m2
c. 3,375m3
Bài 3: HS đọc đề
GV hướng dẫn HS cách tính:
- Diện tích hình N : 	 a x a x b 
- Diện tích hình M :	 (a x 3) x (a x 3) x 6
	= (a x a x 6) x (3 x 30 = (a x a x 6) x 9
3.Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm tiếp bài tập 3.
- Nhận xét tiết học
_____________________________________
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ NHÂN BIẾT 
XÁC ĐỊNH CÁC VẾ CÂU GHÉP, ĐẶT CÂU GHÉP
I.Yêu cầu :
- Đặt được câu ghép có các cặp quan hệ từ về một chủ đề cho trước. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong mỗi câu ghép
- Vận dụng cách đặt câu ghép vào viết một đoạn văn.
II. Hoạt động dạy học 
1.Bài cũ:
-Học sinh nêu nghĩa của từ an ninh
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
Bài 1: Em hãy đặt 3 câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS thảo luận theo nhóm 4, đặt câu và xác định các bộ phận Cn; VN.
- Gv mời đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét bài của các nhóm
- GV chốt lại
Bài 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 3-5 câu tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường có sử dụng câu ghép có các cặp quan hệ từ.
- HS đọc yêu cầu bài
- Cả lớp đọc thầm lại 2 câu văn ở bài 1
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
_____________________________________
Tập làm văn : 	 ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục đích, yêu cầu :
- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật, trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin
II. Đồ dùng dạy- học:Tranh vẽ hoàn cảnh chụp một số vật dụng.
	- Bút dạ và 5 tờ giấy khổ to cho 5 HS lập dàn ý 5 bài văn
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ:
HS đọc đoạn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi
2.Bài mới:
* GV giới thiệu bài 
* Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Chọn đề bài
- Một HS đọc 5 đề bài trong SGK
- GV gợi ý: các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình những cái em yêu thích hoặc có ý nghĩa sâu sắc.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học
- HS nói đề bài các em đã chọn
- Lập dàn ý.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài 2
- HS làm bài tập theo nhóm
- Đại diện các nhóm thi trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình
- GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS
- HS trình bày dàn ý ngắn gọn nhưng diễn đạt thành câu
- Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp
- Cả lớp trao đổi, thảo luận về cách chọn đồ vật để miêu tả
- Bình chọn người trình bày miệng bài văn theo dàn ý hay nhất
3.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý
- Chuẩn bị tiết tập làm văn tuần tới làm bài viết.
_____________________________________
Sinh ho¹t §éi
I.Mục tiêu: 
	- Đánh giá hoạt động trong thời gian qua. 
	- Nêu phương hướng hoạt động trong tuần tới.
II.Lên lớp:
1.Sinh hoạt văn nghệ tập thể, cá nhân: Hát các bài hát về Đội.
2.§¸nh gi¸ ho¹t ®éng cña chi ®éi trong tuÇn võa qua:
	- Chi ®éi tr­ëng lªn nhËn xÐt t×nh h×nh ho¹t ®éng cña chi ®éi m×nh. 
	- C¸c thµnh viªn trong chi ®éi ph¸t biÓu ý kiÕn.
	- Gi¸o viªn nhËn xÐt chung: 
	*¦u ®iÓm:
	+ §¶m b¶o sÜ sè.
	+ Thùc hiÖn nghiªm tóc nÒ nÕp tù qu¶n, ra vµo líp. 
	+ Trùc nhËt s¹ch sÏ, gi÷ vÖ sinh líp häc tèt.
	+ Mét sè em häc tËp cã tiÕn bé, s«i næi trong giê häc: Qu©n, HuÖ, oanh,...	+ C«ng t¸c thu gom giÊy vôn ®ang ®­îc thùc hiÖn tèt.
	*Nh­îc ®iÓm:
	+ T×nh tr¹ng ¨n quµ vÆt vÉn cßn phæ biÕn.
NhiÒu em ®Õn líp trang phôc ch­a gän gµng, thiÕu kh¨n quµng ®á.
3.Ph­¬ng h­íng ho¹t ®éng trong tuÇn tíi: 
	- TiÕp tôc ph¸t huy mÆt tèt cña tuÇn qua.
	- TiÕp tôc phong trµo thu nhÆt giÊy vôn.
	- Häc bµi vµ lµm bµi ®Çy ®ñ tr­íc khi ®Õn líp.Thi đua học tốt, giành nhiều điểm 10.
	- Kiểm tra, bổ sung dụng cụ học tập cho đầy đủ.
	- KiÓm tra ®Þnh kú gi÷a kú 2
	- Tiếp tục thu nộp đủ các khoản tiền.
*********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc