Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 34 - Trường TH Đồng Lương

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 34 - Trường TH Đồng Lương

Tập đọc

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU

 1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lúc nào, làm xiếc, lấy, có lúc, thật là

- Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.

 2. Đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng

- Hiểu ý nghĩa của bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh minh hoạ trang 153 SGK.

 

doc 62 trang Người đăng hang30 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 34 - Trường TH Đồng Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2008
Tập đọc
Lớp học trên đường
i. mục tiêu
	1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lúc nào, làm xiếc, lấy, có lúc, thật là
- Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.
	2. Đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng
- Hiểu ý nghĩa của bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.
ii. đồ dùng dạy học
	Tranh minh hoạ trang 153 SGK.
iii. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ của bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu: Bài tập đọc Lớp học trên đường trích trong truyện Không gia đình của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô kể về một cụ già nhân từ và một câu bé nghèo ham học. Đây là câu chuyện được nhiều người yêu thích, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, các em cùng học bài để tìm hiểu xem tại sao câu chuyện lại có sức lôi cuốn người đọc như vậy.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc xuất xứ truyện sau bài đọc.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm, yêu cầu HS trong nhóm cùng đọc bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
- Gọi 1 HS khá điều khiển lớp.
- Câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học.
- Giảng: Cậu bé Rê-mi rất ham học. Cuộc đời lưu lạc của cậu đã may mắn gặp được cụ Vi-ta-li. Lớp học của cậu là những bãi đất trống, không có bảng, không bàn ghế, không bút mực . đồ dùng học tập duy nhất là những mảnh gỗ khắc chữ cái. Thời gian học của cậu là những lúc nghỉ chân. Vậy mà trong lòng cậu vẫn say mê học, nung nấu một điều đam mê. Đó là âm nhạc.
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
+ Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?
- Ghi nội dung chính của bài.
c) Thi đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc toàn bài theo vai. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn cuối bài:
+ Treo bảng phụ.
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Không gia đình, học bài và soạn bài Nừu trái đất thiếu trẻ em.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời từng câu hỏi theo SGK.
- Quan sát và nêu: Tranh vẽ một bãi đất rải những mảnh gỗ vuông, mỗi mảnh khắc một chữ cái. Một cụ già dạy một câu bé đang ghép chữ, con chó và con khỉ ngồi xem.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc bài theo từng đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS làm việc theo nhóm.
- 1 HS lên điều khiển lớp.
- Trả lời:
+ Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+ Lớp học của Rê-mi có cả một chú chó. Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ cái, được cụ Vi-ta-li nhặt trên đường.
+ Những chi tiết cho thấy Rê-mi rất hiếu học:
C Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
C Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng một phút nào.
C Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất.
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành..
+ Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ của cụ Vi-ta-li và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp viết vào vở.
- HS đọc theo vai.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Luyện Tập
I. Mục tiêu
- Thực hiện giải bài toán về chuyển động đều
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV : Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập về dạng toán chuyển động đều.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính quãng đường, vận tốc, thời gian trong toán chuyển động đều.
Bài 1
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
Bài 3
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- G nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập về nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- 3 HS lần lượt nêu 3 quy tắc và công thức.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Chiều rộng của nền nhà là:
8 x 3/4 = 6 (m)
Diện tích của nền nhà là:
6 x 8 = 48 (m2) hay 4800dm2
Mỗi viên gạch có diện tích là:
4 x 4 = 16 (dm2)
Số viên gạch cần dùng để lát nền nhà :
4800 : 16 = 300 (viên)
Số tiền để mua gạch để lát nền là:
20000 x 300 = 6000000(đồng)
Đáp số : 6000000đồng
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của ô tô là:
90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là :
60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là :
90 : 30 = 3 (giờ)
Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là:
3 - 1,5 = 1,5 (giờ)
Đáp số : 1,5 giờ
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ là:
180 : 2 = 90 (km)
Vận tốc của xe từ A là :
90 : (2+3) x 2 = 36 (km/giờ)
Vận tốc của xe đi từ B là :
90 - 36 = 54 (km/giờ)
Đáp số : 36 km/giờ và 54 km/giờ
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị giờ sau.
Khoa học
tác động của con người đến môi trường không khí và nước
i. mục tiêu
	Giúp HS:
- Kể tên một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Hiểu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Biết những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước ở địa phương.
ii. Đồ dùng dạy học
	Các hình minh hoạ trang 138, 39 SGK.
iii. các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ
+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 66.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu bài.
+ Con người cần nước để làm gì?
+ Con người cần không khí để làm gì?
+ Nêu: Không khí, nước là những điều kiện không thể thiếu trong điều kiện sống của con người. Trong thực tế, con người đã tác động lên môi trường không khí, nước như thế nào? Các em cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường đất bị thu hẹp?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường đất bị suy thoái?
+ Con người cần nước để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, cho các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
+ Con người cần không khí để duy trì sự thở.
Hoạt động 1
Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 138, 139 SGK và trả lời câu hỏi.
+ GV đi giúp đỡ từng nhóm gặp khó khăn.
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển và bạn báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV theo dõi, giảng thêm, giải thích nếu cần, làm trọng tài khi có tranh luận
- Các câu hỏi:
1. Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm nước?
2. Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm không khí?
3. Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
4. Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá?
5. Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước.
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm HS tích cực hoạt động, HS trả lời lưu loát.
- Kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
- Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
+ Các thành viên trong nhóm cùng trao đồi, thảo luận, trả lời các câu hỏi, nhóm trưởng ghi câu trả lời đã thống nhất vào giấy.
- 1 HS khá lên điều khiển lớp trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Nêu câu hỏi.
+ Mời bạn trả lời
+ Mời bạn bổ sung ý kiến.
+ Chuyển câu hỏi tiếp theo
- Các câu trả lời đúng là:
1. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước: 
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy thải ra sông, hồ.
+ Nước thải sinh hoạt của con người thải trực tiếp xuống ao hồ, sông.
+ Nước trên các đồng ruộng bị nhiễm thuốc trừ sâu, chịu ảnh hưởng của phân bón hoá học.
+ Rác thải sinh hoạt của con người, của các nhà máy, xí nghiệp khong được chôn lấp đúng cách.
..
2. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí:
+ Khí thải của nhà máy và các phương tiện giao thông.
+ Tiếng ồn do sự hoạt động của các nhà máy và phương tiện giao thông gây ra.
+ Do cháy rừng.
3. Nừu tàu biển bị đắm hoặc những ống dẫn dầu qua đại dương bị rò rỉ sẽ làm môi trường biển bị ô nhiểm, động vật và thực vật sống ở biển sẽ bị chết, những loài chim kiếm ăn ở biển cũng có nguy cơ bị chết.
4. Cây bị trụi là do khí thải của nhà máy côn ... bài ôn tập tiết 5.
Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị; Cử 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau phát biểu các hình ảnh mà em yêu thích.
- HS tìm và nêu các từ khó. Ví dụ : Ta-sken, trộn lẫn, nẹp, mũ vải thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,...
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị tiết sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tập làm văn
Tiết 5
I. Mục tiêu
* Thực hành viết thư cho người thân ở xa kể lại kết quả học tập của em.
II. Đồ dùng dạy - học 
	* HS chuẩn bị giấy viết thư.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu của tiết học 
2. Thực hành viết thư
2.1 Giới thiệu bài
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Hướng dẫn HS cách làm bài :
+ Nhớ lại cách viết thư đã học ở lớp 3. Đọc kĩ các gợi ý trong SGK.
+ Em viết thư cho ai ? Người ấy đang ở đâu ?
+ Dòng đầu thư em viết thế nào ?
+ Em xưng hô với người thân như thế nào?
+ Phần nội dung thư nên viết :
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm việc cá nhân.
	Kể lại kết quả học tập và rèn luyện của mình trong học kì I. Đầu thư : Thăm hỏi tình hình sức khoẻ, cuộc sống của người thân, nội dung chính em kể về kết quả học tập, rèn luyện sự tiến bộ của em trong học kì I và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ trong học kì II. Cuối thư em chúc người thân mạnh khoẻ, lời hứa hẹn, chữ kí và kí tên.
- Yêu cầu HS viết thư :
- Gọi HS đọc bức thư của mình, GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS tự làm bài ;
- 3 đến 5 HS đọc bức thư của mình.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Kiểm tra định kì cuối học kì 2
GV thực hiện theo hướng dẫn của trường
Kĩ thuật
Thực hành cuối năm
I. Mục tiêu
	HS cần phải:
- Lắp được sơ đồ và lắp được mạch điện có thiết bị dùng điện.
- Nắm được hoạt động của mạch điện có thiết bị dùng điện.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi ghép sơ đồ và lắp mạch điện có thiết bị dùng điện.
- Có ý thức về an toàn điện.
II. Đồ dùng dạy học
- Sơ đồ mạch điện có thiết bị dùng điện đã lắp sẵn.
- Mạch điện nối tiếp đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình điện.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức
GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
2. Thực hành
Hoạt động 3: HS thực hành lắp mạch điện 
a) Chọn chi tiết và thiết bị điện
- Yêu cầu HS chọn chi tiết và thiết bị điện theo bảng trong SGK.
- GV kiểm tra HS chọn chi tiết và thiết bị điện.
b) Lắp ghép sơ đồ mạch điện
- GV nhắc HS quan sát kĩ hình 1 SGk
- GV theo dõi, uốn nắm HS lắp sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp mạch điện
- GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ để toàn lớp nắm vững quy trình lắp và nhắc HS quan sát kĩ hình 2 SGK trước khi lắp.
- GV theo dõi, uốn nắn những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Yêu cầu HS nhắc lại các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập.
- GV tổng kết môn học.
Tổ trưởng báo cáo kết quả thảo luận.
- 1 HS lên bảng chọn chi tiết và thiết bị điện. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS quan sát hình 1
- HS lắp sơ đồ mạch điện.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ. Lắng nghe và quan sát hình 2.
- Lắp mạch điện nối tiếp.
- HS trưng bày sản phẩm
- 1 HS nhắc lại các tiêu chí đánh giá sản phẩm theo mục III - SGK.
- HS đánh giá sản phẩm của bạn.
- HS tháo chi tiết và thiết bị điện.
- Lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 24 tháng 5 năm 2008
Thể dục
Tổng kết năm học
GV tổng kết quả học tập của học sinh.
Tổ chức cho HS chơi một số trò chơi đã học
-----------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập chung
i. Mục tiêu
	Giúp Hs củng cố về:
- Tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm.
- Bài toán liên quan đến chuyển động đều.
- Tính thể tích của các hình.
ii. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét bài làm luyện tập của HS trong tiết 173.
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học toán này chúng ta tiếp tục làm các bài toán luyện tập về tỉ số phần trăm, tính chu vi và diện tích của hình tròn.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, thời gian làm bài 30 phút. Sau đó GV chữa bài, rút kinh nghiệm cho HS làm bài để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm học.
Bài làm đúng
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS tự làm bài
Phần 1
Bài 1: Khoanh tròn vào C
Bài 2: Khoanh tròn vào A
Bài 3: Khoanh tròn vào B
Phần 2
Bài1 : Tổng số tuổi của con trai và tuổi của con gái là:
 ( tuổi mẹ)
Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi mẹ là:
 ( tuổi)
Đáp số: 40 tuổi
Bài 2: a) Số dân ở Hà Nội năm đó là:
627 x 921 = 2419 467 ( người)
Số dân ở Sơn La năm đó là:
61 x 14 210 = 866 810 ( người)
Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là:
866 810 : 2419 467 = 0,3582 hay 35,82%
b) Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người/km2 thhì trung bình mỗi ki-lô-mét vuông sẽ có thêm 100-61 = 39 người; khi đó, số dân tỉnh Sơn La tăng thêm là:
39 x 14 210 = 554 190 ( người)
Đáp số: a) Khoảng 35, 82% ; b) 554 190 người
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
Tiết 6
 I. Mục tiêu
* Kiểm tra đọc - hiểu (lấy điểm) 
* Ôn luyện tổng kết chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
II. Đồ dùng dạy - học 
	* Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng
	* Phiếu học tập cá nhân.
Phiếu học tập
Học và tên :
Lớp :
1. Đọc và trả lời câu hỏi :
Chiều biên giới
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông, đầu suối
Như đầu mây, đầu gió
Như quê ta - ngọn núi
Như đất trời biên cương
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lươn bậc thang mây
Mùi toả ngát hương bay
Chiều biên giới em ơi
Rừng chăng dây điện sáng
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời
Lòng ta thầm mê say
Trên nông trường lộng gió
Rộng như trời mênh mông.
Lò Ngân Sủn
Sở : Cây cùng họ với chè, lá hình trái xoan có răng cưa, hạt ép lấy dầu để ăn và dùng trong công nghiệp.
a, Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương
b, Tìm trong khổ thơ 1 các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
c, Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ ?
d, Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ lần lượt bậc thang mây gợi ra cho em ?
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học 
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân trên phiếu.
- Chữa bài.
- Gọi HS tiếp nối trình bày câu trả lời của mình.
- Câu a, GV cho HS đọc nhiều câu văn miêu tả của mình.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học và làm Tiết 7, tiết 8.
Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị; Cử 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 4 HS tiếp nối nhau trình bày câu trả lời của mình.
 a, Từ Biên giới
 b, Nghĩa chuyển.
 c, Đại từ xưng hô : em và ta.
 d, HS viết tuỳ theo cảm nhận của bản thân.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
Tiết 7
- Kiểm tra đọc - hiểu, luyện từ và câu.
- Gv thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn kiểm tra của trường.
Âm nhạc
Tập biểu diễn các bài hát
---------------------------------
Thứ sáu ngày 25tháng 5 năm 2008
Toán
Kiểm tra định kì cuối học kì 2
Tập làm văn
Tiết 8
- Kiểm tra tập làm văn.
- Gv thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn kiểm tra của trường.
Khoa học
Kiểm tra định kì cuối học kì 2
GV thực hiện theo hướng dẫn của trường
Mĩ thuật
Tổng kết năm học
Trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp
Sinh hoạt tuần 35
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 35.
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng điểm thi của một số em còn yếu như :Dung; Lan; Đại,
- Chưa chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp, làm bài thi không nghiên cứu kĩ đề nên kết quả cao không nhiều còn có những sự nhầm lẫn đáng tiếc không đạt được được điểm tối đa. Một số em chưa nghiêm túc trong thi cử.
- Một số HS còn nghỉ học không lý do.
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói tục chửi bậy : 
- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh sân trường chưa sạch, thiếu ý thức, ăn quà còn vứt rác bừa bãi.
Hoạt động đội : Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau.
GV tổng kết lớp, nhắc nhở HS nghỉ hè.
------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc