Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 17

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 17

TIẾT 33: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. Mục đích - yêu cầu:

- Đọc rành mạch, lưu loát. Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của thôn.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường qua việc thay đổi tập quán canh tác từ làm nương sang làm ruộng.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ viết sẵn phần luyện đọc diễn cảm.

 - Hình thức thức tổ chức: đọc cá nhân,đọc nối tiếp, đọc cặp đôi,thi đọc diễn cảm

 - Phươmg pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm.

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Hoạt động tập thể
Chào cờ + múa hát tập thể
Tiết 2: Tập đọc 
Tiết 33: ngu công xã Trịnh Tường
I. Mục đích - yêu cầu:
- Đọc rành mạch, lưu loát. Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của thôn.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường qua việc thay đổi tập quán canh tác từ làm nương sang làm ruộng...
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn phần luyện đọc diễn cảm.
 - Hình thức thức tổ chức: đọc cá nhân,đọc nối tiếp, đọc cặp đôi,thi đọc diễn cảm
 - Phươmg pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc trả lời các câu hỏi về bài 
Thầy cúng đi bệnh viện.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - GV ghi bảng:
2. Vào bài:
2 HS đọc và trả lời 
a. Luyện đọc:
- Mời 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài.
+ Bài văn được chia làm mấy đoạn?
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó ( Ngu Công ,cao sản)
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+ Ông Lìn làm thế nào để đưa nước về thôn?
+ Nêu nội dung chính của đoạn 1?
- Cho HS đọc đoạn 2:
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? 
Qua đoạn 2 cho ta thấy điều gì ở thôn Phìn Ngan?
- Cho HS đọc đoạn 3:
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV nêu nội dung chính của đoạn 3.
*Qua bài học hôm nay các em thấy để hạn chế việc phá rừng làm nương gây ảnh hưởng môi trường chúng ta cần làm gì?
GV tiểu kết rút ra nội dung bài.
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- GV treo bảng phụ cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Cả lớp theo dõi SGK
3 đoạn :+ Đoạn 1: Từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến như trước nữa.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS nối tiếp dọc theo đoạn.
- HS đọc đoạn theo cặp
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- H/S lắng nghe.
- Tìm nguồn nước, đào mương dẫn nước từ rừng già về thôn
+ ý1: Ông Lìn đào mương dẫn nước từ rừng về.
- 1 HS đọc đoạn 2
- Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước ; không làm nương nên không còn hiện tượng phá rừng làm nương 
+ ý2: Tập quán canh tác và cuộc sống của người dân ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi.
- Một H/S đọc đoạn 3
- Ông hướng dẫn cho bà con trồng cây Thảo quả.
- Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu
+ ý3: Trồng cây thảo quả để bảo vệ nguồn nước.
- Chúng ta cần vận động gia đình và bà con hàng xóm lên tìm nguồn nước để làm ruộng không nên phá rừng để làm nương rẫy...
ND: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của thôn.
- 3 HS nối tiếp đọc bài
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
 3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung bài.
- Về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán
Tiết 81: luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS:
 - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - H/S làm được các bài tập 1, 2, 3.(H/S khá giỏi làm được bài tập 4)
 - Giáo dục H/S có ý thức trong học tập
 II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bảng con
- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm, tổ.
 - Phương pháp : vấn đáp, gợi mở:
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? 
- Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?
 - GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài: 
- Hướng dẫn HS làm các bài tập.
2 HS trả lời
*Bài tập 1 (79): Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con ,3 HS lên bảng làm. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (79): Tính
 -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (79):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số.
- Mời 1 HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (80): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS khoanh bằng bút chì vào SGK.
2 HS làm vào bảng nhóm. 
- Gọi 2HS làm bảng nhóm trình bày
- Cả lớp và GV nhận xét
- HS làm bảng con:
 a. 216,72 : 42 =5,16
* b. 1 : 12,5 = 0,08
* c. 109,98 : 42,3 = 2,6
- Dưới lớp HS làm vào nháp 2 HS lên bảng chữa bài: 
a. (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68
*b. 8,16 : ( 1,32 + 3,48 ) – 0,345 : 
 = 8,16 : 4,8 – 0,172 
 = 1,7 – 0,1725
 = 1,5275
Bài giải:
a. Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 – 15625 = 250 (người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016 
 0,016 = 1,6%
b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 1,6 : 100 = 254 (người) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a. 1,6% ; 
 b. 16129 người
*Kết quả:
 Khoanh vào c.
- HS trình bầy.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV củng cố nội dung bài. 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập và làm các bài trong vở bài tập.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Chính tả (nghe – viết)
Tiết 17: Người mẹ của 51 đứa con
 I. Mục đích - yêu cầu:
 Giúp HS : 
 - Nghe viết đúng bài chính tả, toàn bài sai không quá 5 lỗi chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi(BT1).
- HS làm được bài tập 2.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
II. Đồ dùng daỵ học:
- Bảng phụ viết mô hình cấu tạo vần bài tập 2.
- Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân.
- Phương pháp: vấn đáp, gợi mở:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng dưới lớp viết bảng con 
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
a. Hướng dẫn HS nghe – viết:
- sợi dây, cái rây, giây phút.
- GV Đọc bài viết.
- Cho HS đọc thầm lại đoạn văn.
+ Mẹ Nguyễn Thị Phú có tấm lòng nhân hậu như thế nào?
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc
- Mẹ đã cưu mang nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. 
- HS viết bảng con.
- HS nêu lại cách trình bày một đoạn văn
- HS viết bài.
- HS soát bài.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
 Bài tập 2 (166):
a. Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS làm bài vào bảng phụ.
- Mời 2 HS làm vào bảng phụ trên bảng lớp và trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
b. Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS trao đổi nhóm 4. 
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ sáu của dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng 8.
- Cho 1 - 2 HS nhắc lại.
Tiếng
Vần
Âm đệm 
Âm chính 
Âm cuối
con
ra 
tiền 
tuyến
xa
 xôi
u
o
a
iê
yê
a
ô
n
n
n
i
-HS trao đổi theo nhóm
Lời giải:
Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- GV nhận xét giờ học.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5. Địa lí.
Đ/C Oanh dạy
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Thể dục
Tiết 33: Đi đều vòng phải, vòng trái.
Trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác đi đều vòng phải, vòng trái.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong tập luyện.
II. Địa điểm - Phương tiện.
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: HĐ nhóm, tổ.
- Phương pháp : Thực hành tập luện :
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu.
- Chạy vòng tròn quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
- Trò chơi “Kết bạn”
B. Phần cơ bản.
1. Ôn đi đềuvòng phải vòng trái.
- Chia tổ tập luyện
2. Học trò chơi:
 “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
C. Phần kết thúc.
- GV hướng dẫn học sinh tập một số động tác thả lỏng.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6 - 10 phút
18 - 22 phút
 8 - 10 phút
10 - 12 phút
4-5 phút
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
GV * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * *
- Cán sự lớp điều khiển .
- ĐHTC.
ĐHTL: 
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
Lần 1 - 2 GV điều khiển
 ... kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) ; Xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu.
II/ Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to ghi những nội dung ghi nhớ của bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ: 
HS làm bài tập 1 trong tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1 (171):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
+Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
+Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
+Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?
+Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì?
-GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc.
-Cho HS làm bài theo nhóm 7vào bảng nhóm.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
*Bài tập 2(171):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Các em đã biết những kiểu câu kể nào?
-GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc.
-Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn.
-Cho HS làm bài vào vở (gạch một gạch chéogiữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, gạch 2 gạch chéo giữa chủ ngữ với vị ngữ)
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Lời giải :
Kiểu câu
 Ví dụ
 Dấu hiệu
Câu hỏi
Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ?
Dùng để hỏi .. Cuối câu có dấu hỏi.
Câu kể
Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS.
Dùng để kể Cuối câu có dấu chấm ; dấu 2 chấm
Câu cảm
Thế thì đáng buồn quá!
Câu bộc lộ CX, Có các từ quá, đâu và dấu !
Câu khiến
Em hãy cho biết đại từ là gì.
Câu nêu yêu cầu, đề nghị. Trong câu có từ hãy.
*Lời giải:
Ai làm gì?
-Cách đây không lâu,/ lãnh đạo hội đồng TP Nót-tinh-ghêm ở nước Anh// Đã QĐ phạt tiền các công chức nói hoặc viết không đúng chuẩn.
-Ông chủ tịch hội đông TP// tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả.
Ai thế nào?
-Theo QĐ này, mỗi lần mắc lỗi,// công chức//sẽ bị phạt một bảng.
-Số công chức trong TP// khá đông.
Ai là gì?
Đây// là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
Tiết 5: Mĩ thuật
$9:Thường thức mĩ thuật
Xem tranh : Du kích tập bắn
I/ Mục tiêu.	
 -HS tiếp xúc ,làm quen với tác phẩm : Du kích tập bắn và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
 - HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. 
 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của phẩm .
II/ Chuẩn bị.
 - Sưu tầm tranh Du kích tập bắn và một số tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
III/ Các hoạt động dạy –học.
 1.Kiểm tra:
 -GV kiểm tra sự hoàn thiện bài tuần trước của những HS giờ trước còn chư hoàn chỉnh.
 2.Bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b.Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung
-GV giới thiệu về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung 
+ Tiểu sử: Vài nét sơ lược về cuộc đòi của hoạ sĩ
+Sư nghiệp.
+Các tác phẩm nổi tiếng.
- HS và nghe giới thiệu về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
 c. Hoạt động 2: Xem tranh : Du kích tập bắn.
-Gvcho HS xem tranh và thảo luận nhóm đôi.
? Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
? Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào?
? Có những màu chính nào trong tranh ? 
- GV nhận xét và bổ sung Kết luận : Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu vè đề tài chiến tranh cách mạng.
- buổi tập bắn có 5 nhân vật .
- Nhà , cây, núi, bầu trời .
- Vàng, xanh, trắng bạc, với nhiều cấp độ đậm nhạt.
 d.Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 2 tháng 1 năm 2007
Tiết 4: Kĩ thuật
$17: một số dụng cụ nấu ăn 
và ăn uống trong gia đình
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
-Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường 
trong gia đình.
	-Có ý thức bảo quản, giữ gìn VS, an toàn trong quá trình sử dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.
-Tranh, ảnh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.
-Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	-Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
 2.2-Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong GĐ và đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong GĐ.
-GV chia lớp thành 5 nhóm.
-GV giao nhiệm vụ và Phát phiếu thảo luận cho các nhóm:
+Nhóm 1: Kể tên, nêu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản các loại bếp đun.
+Nhóm 2: Kể tên, nêu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản các loại dụng cụ nấu.
+Nhóm 3: Kể tên, nêu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản các loại dụng cụ dụng để bày thức ăn và ăn uống.
+Nhóm 4: Kể tên, nêu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản các loại dụng cụ cắt, thái thực phẩm.
+Nhóm 5: Kể tên, nêu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản các loại dụng cụ khác dùng khi nấu ăn.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm thảo luận tốt.
 2.3-Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
-Em hãy nêu cách sử dụng loại bếp đun có ở gia đình em?
-Em hãy kể tên và nêu tác dụng của một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình?
-HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập.
-Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS noói tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Chuẩn bị nấu ăn”.
Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2007
Tiết 5: Âm nhạc
$17: Ôn tập 2 bài hát: 
 Reo vang bình minh.
Hãy giữ cho em bầu trời xanh
Ôn tập đọc nhạc số 2
I/ Mục tiêu.
 -HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát trên.Tập biể diễn bài hát.
 - HS đọc nhạc , hát lời và gõ phách bài TĐN số 2
 II/ chuẩn bị.
 - SGK, nhạc cụ gõ.
 - Một số động tác phụ hoạ
III/ các hoạt động dạy học chủ yếu.
phần mở đầu: 
 Giới thiệu nội dung bài học.
Phần hoạt động:
A/Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát.
*Hoạt động 1: Ôn bài hát: Reo vang bình minh
-GV hát mẫu lại bài hát: “Reo vang bình minh”
- GV dạy HS một số động tác phụ hoạ
*Hoạt động 2: Ôn bài hát: “ Hãy giữ cho em bầu trời xanh”
-HS ôn tập lần lượt bài hát.
-Hát theo nhóm ,hát theo cặp, theo dãy...
-Hát đối đáp đồng ca:
+Nhóm 1: 
+Nhóm 2:
+Nhóm 1:
+Nhóm 2: 
- HS hát cả bài 2, 3 lần
-Tập biểu diễn theo hình thức tốp ca 
-HS ôn bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh
3.Phần kết thúc.
 - Hát lại bài hát: Reo vang bình minh . Hãy giữ cho em bầu trời xanh
 - Về nhà ôn bài , chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Khoa học
$34: Kiểm tra học kì I
I/ Mục tiêu :
	-Kiểm tra kiến thức kĩ năng về đặc điểm giới tính, phòng tránh tai nạn giao thông, một số biện pháp phòng bệnh và tính chất, công dụng của nhôm. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Ôn định tổ chức:
	2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 30 phút
	 -GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
 Đề bài
 Đáp án
Câu1: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
1/ Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết bé trai hay bé gái?
 A. Cơ quan tuần hoàn B. Cơ quan sinh dục.
 C. Cơ quan tiêu hoá. D. Cơ quan hô hấp.
2/ Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
 A. Vì ở tuổi này, cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
 B. Vì ở tuổi này, cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
 C. Vì ở tuổi này, có những biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
 D. Cả ba lí do trên.
3/ Việc nào dưới đây cần thực hiện để phòng tránh tai nạn giao thông?
A. Học sinh học về luật giao thông đường bộ.
B. HS đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm.
C. Người tham gia GT tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Nối câu hỏi cột A với câu trả lời ở cột B. 
 A
 B
1.Khói thuốc lá có thể gây ra những bệnh nào?
a) Bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, tâm thần và ung thư.
2.Rượu, bia có thể gây ra bệnh gì?
b) Bệnh về tim mạch, huyết áp, ung thư phổi.
3.Ma tuý có tác hại gì?
c) Huỷ hoại sức khoẻ, mất khả năng loa động, học tập,hệ thần kinh bị tổn hại, dễ lây nhiễm HIV, dùng có liều sẽ chết, hao tổn tiền của dẫn đến hành vi phạm pháp.
 Câu 3: a) Trong các bệnh: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS. Bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
	b) Nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét?
Câu 4: Nêu tính chất và công dụng của nhôm?
Câu 1: (1,5 điểm-Khoanh vào mỗi ý đúng 0,5 điểm)
 1 – B 
 2 – D 
 3 – D 
Câu 2: (1,5 điểm-Khoanh vào mỗi ý đúng 0,5 điểm)
 1 – B 
 2 – A 
 3 – C
Câu 3: (3 điểm)
a) Bệnh AIDS (1 điểm)
b) (2 điểm)
Câu 4: (4 điểm)
	3- Thu bài: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
Tiết 4: Địa lí 
Tiết 17: Ôn tập
I/ Mục tiêu: 
 * Ôn củng cố giúp HS nhớ lại:
- Vị trí và giới hạn, đặc điểm của khí hậu, đặc điểm về dân tộc của nước ta.
- Đặc điểm một số ngành kinh tế của nước ta.
- Giao thông vận tải và các hoạt động thương mại.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu học tập, bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ: 
2-Bài mới:
2.1-Giới thệu bài: 
2.2-Ôn tập:
-GV phát phiếu học tập ghi sẵn các câu hỏi cho HS thảo luận ghi kết quả
+ NêuVị trí và giới hạn của nước ta?
+ Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta?
-Tìm hiểu về các dân tộc của nước ta.
-Tìm hiểu về ngành trồng trọt, ngành công nghiệp và thủ công nghiệp của nước ta.
-Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì?
-Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
-Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
-Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam A.
-Phần đất liền giáp với Lào, Trung Quốc, Thái Lan.
-Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa
-Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
- ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng.
-Đường bộ, sắt, biển, sông, hàng không.
-Gồm có hoạt động nội thương và ngoại thương. Thương mại có vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
3-Củng cố, dặn dò:
- Gv củng cố nội dung bài.
-GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về học bài để giờ sau kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc