Toán Tiết 17
LUYỆN TẬP (Trang 19)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh củng cố kiến thức giải bài toán liên quan đến tỷ lệ.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cho HS xác định dạng toán nhanh, giải đúng, chính xác, khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục HS say mê học Toán. Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán.
II. Đồ dung dạy - học:
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: (1p) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
HS: Làm lại bài 2 (SGK)
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2011 Toán Tiết 17 LUYỆN TẬP (Trang 19) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh củng cố kiến thức giải bài toán liên quan đến tỷ lệ. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cho HS xác định dạng toán nhanh, giải đúng, chính xác, khoa học. 3. Thái độ: Giáo dục HS say mê học Toán. Vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán. II. Đồ dung dạy - học: III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: (1p) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (2p) HS: Làm lại bài 2 (SGK) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt đông 1: Giới thiệu bài. (1p) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS củng cố, rèn kỹ năng (29p) - Giải các bài toán liên quan đến tỷ lệ (dạng rút về đơn vị ) - GV: Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt Bài 1: Tóm tắt 12 quyển: 24000 đồng - HS: Đọc và tóm tắt, cả lớp làm vở, 1 HS lên bảng làm bài. 30 quyển: .... đồng? Bài giải: Giá tiền 1 quyển vở là: 24000 : 12 = 2000 (đồng) Số tiền mua 30 quyển vở là: 2000 30 = 60000 (đồng) - GV: Nhận xét. Đáp số: 60000 đồng. - GV: Yêu cầu HS đọc bài 2 Bài 2: - HS: Đọc bài, 1 em lªn b¶ng lµm Tóm tắt líp lµm vµo vë. 24 bút chì: 30000đồng 8 bút chì: .... đồng? Bài giải: 24 bút chì gấp 8 bút chì số lần là: 24 : 8 = 3 (lần) Số tiền mua 8 bút chì là: 30000 : 3 = 10000(đồng) - GV: Nhận xét. - GV: Yêu cầu HS nêu bài 3 tự tóm tắt và giải bài, chấm chữa. - HS: Nêu và làm bài. - GV: Nhận xét. - GV: Yêu cầu HS nêu bài 4 và làm, vở - HS: Nêu và làm bài. - GV: Nhận xét. Đáp số: 10000 đồng Bài 3: Bài giải: 1 ô tô chở được số HS là: 120 : 3 = 40 (h/s) Để chở 160 HS cần dung số ô tô là: 160 : 40 = 4 (ô tô) Đáp số: 4 ô tô Bài 4: Bài giải: Số tiền trả cho 1 ngày công là: 72000 : 2 = 36000 (đồng) Số tiền trả cho 5 ngày công là: 36000 5 = 180000 (đồng) Đáp số: 180000 đồng. 4. Củng cố: (1p) HS: Nhắc lại cách giải bài toán rút về đơn vị. 5. Dặn dò: (1p) HS: về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài: Ôn tập và bổ sung về giải toán. Luyện từ và câu Tiết 8 LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA (Trang 43) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức đã học về từ trái nghĩa. 2. Kĩ năng: - HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số từ trái nghĩa tìm được. 3. Thái độ: - Có ý thức dùng từ trái nghĩa khi nói, viết để việc diễn đạt từ sắc thái hơn. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ chép bài 1, 2, 3. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: (1p) Hát . 2. Kiểm tra bài cũ: (2p) HS: Làm lại bài 2 . 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1p) Hoạt động 2: Hướng dẫn học (29p) sinh - Tìm các cặp từ trái nghĩa trong ngữ cảnh. - GV: Gắn bảng phụ yêu cầu HS đọc, thảo luận làm bài. Bài 1 : Tìm từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau . - HS: Đọc thảo luận làm bài. a. ít /nhiều - GV: Nhận xét . b. chìm /nổi c. Nắng / mưa d. trẻ /già - GV: Gắn bảng phụ yêu cầu HS nêu bài và làm rồi chữa. Bài 2: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm: - HS: Nêu và làm bài. - GV: Nhận xét. a. Trần Quốc Toản nhỏ mà chí lớn . b. Trẻ già cũng đi đánh giặc . c. Dưới trên đoàn kết một lòng . d. Xa-da cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người ... - GV: Gắn bảng phụ yêu cầu HS đọc và làm bài. Bài 3: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: - HS: Đọc và làm bài; 1 em lên bảng. a. Việc nhỏ nghĩa lớn. - GV: Nhận xét . b. Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may. c. Thức khuya dậy sớm. - GV: yêu cầu HS đọc bài và thảo luận nhóm, trình bày. Bài 4: Tìm từ trái nghĩa nhau: a. Tả hình dáng: cao/thấp; to/bé - HS: đọc và làm nói tiếp nhau nêu. cao/ lùn ..... b. Tả hành động: khóc/cười; vào/ra; lên /xuống ... c. Tả trạng thái: sướng/khổ; buồn/vui .... d. Tả phẩm chất: tốt/xấu; hiền/dữ .... - GV: Yêu cầu HS đọc bài và Bài 5: Đặt câu để phân biệt các từ làm vở chấm chữa trong một cặp từ trái em vừa tìm được - HS: Đọc, làm bài. ở bài tập trên: - Na cao lêu đêu, còn Hà thì lùn tịt. - Hoa hớn hở vì được điểm 10, Mai ỉu xìu vì không được điểm cao. - GV: Chấm chữa. 4. Củng cố: (1p) - HS: Thế nào là từ trái nghĩa? 5. Dặn dò: (1p) - HS: Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ Hoà bình. Kĩ thuật Tiết 4 THÊU DẤU NHÂN (Tiết 2) Trang 20 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách thêu dấu nhân. 2. Kĩ năng: Thêu đúng qui trình kĩ thuật. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy - học: - GV:- Mẫu dấu nhân - Bộ đồ dùng, vật liệu cắt, khâu, thêu - HS: vật liệu cắt, khâu, thêu. III. Các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định tổ chức: (1p) Hát 2. Kiểm tra bài cũ: (2p) - HS: Nêu các bước thêu dấu nhân 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Thực hành. - GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu. - HS: Nhắc lại. - GV: Yêu cầu mỗi HS thêu trong thời gian khoảng 5 phút. - GV: Hướng dẫn HS đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để các em theo đó thực hiện cho đúng. - GV: Tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm để các em trao đổi, hoặc hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. - HS: Thực hiện thao tác thêu dấu nhân . - GV: Quan sát uốn nắn cho những HS thực hiện thao tác chưa đúng hoặc hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. - HS: Hoàn thành sản phẩm của mình. Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm. - GV: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - HS: Trưng bày sản phẩm theo nhóm. - GV: Cử 1-2 HS đánh giá sản phẩm của bạn theo các yêu cầu đã nêu. - GV: Đánh giá sản phẩm của HS. (1p) (20p) (8p) - Thêu được thực hiện theo hai bước. - Bước 1: - Vạch hai đường thẳng song song . - Bước 2: - Vạch dấu các điểm từ phải sang trái và cách nhau 1cm trên hai đường vạch dấu . 4 . Củng cố: (2p) HS: Nhắc lại các bước thêu dấu nhân. 5. Dặn dò: (1p) HS: Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài: Một số dụng cụ nấu ăn và uống trong gia đình. Lịch sử Tiết 4 XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX ( Trang 10 ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết: Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nền kinh tế - xã hội nước ta có những biến đổi do chính sách khai thác thuộcđịa của Pháp. - Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội. 2. Kĩ năng: Rèn bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội. 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc. II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: (1p) H¸t. 2. Kiểm tra bài cũ: (2p) HS: Nêu nội dung bài cuộc phản công ở kinh thành Huế. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Néi dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: (làm việc cả lớp) (1p) (14p) - GV: Nêu câu hỏi: Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì? - Tiến hành cuộc khai thác kinh tế mà lịch sử gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I nhằm vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của nhân dân ta. - GV: Chia lớp theo 4 nhóm thảo luận nội dung sau: + CH: Trình bày những chuyển biến về kinh tế của nước ta? - HS: Thảo luận nhóm, đại điện nhóm trình bày. - GV: Nhận xét, chốt lại. - Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế ViÖt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX . - Đời sống của công nhân, nông dân VN trong thời kì này. Hoạt động 3: Làm việc theo (14p) Nhóm. - GV: Tổ chức HS thảo luận + CH: Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành kinh tế nào chủ yếu? + CH: Sau khi thực dân Pháp xâm lược, những ngành kinh tế nào mới ra đời ở nước ta? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế? + CH: Trước đây, x· héi ViÖt Nam chủ yếu có những giai cấp nào đời sống của công nhân và nông dân ViÖt Nam ra sao? - Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. - Nền công nghiệp phát triển, buôn bán, thành thị phát triển. - Người nông dân không được hưởng những các nguồn lợi mà chế độ thực dân, bộ máy cai trị hưởng lợi. - Giai cấp công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức,... - Nông dân mất ruộng đất, nghèo đói và vào làm việc trong các hầm mỏ trở thanh công nhân. - HS: Thảo luận nhóm trình bày. - GV: Tổng hợp các ý kiến của HS, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỷ XX. - Nền kinh tế - xã hội nước ta có những biến đổi do chính sách khai thác thuộcđịa của Pháp 4. Củng cố: (2p) HS: Nhắc lại nội dung bài. 5. Dặn dò: (1p) HS: Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài: Phan Bội Châu và phong trào Đông du. Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy: ........................................................................................................................... ...........................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: