Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I - TIẾT 1
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK1 của lớp 5( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngừng nghỉ ở chỗ có dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật ).
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh họa cho nhận xét đó.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17 sách TV5, tập 1 để HS bốc thăm.
- Một số tờ phiếu khổ to kể sẵn bảng thống kê ở BT 2.
Tuần 18 Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011 Tập đọc Ôn tập cuối học kì I - Tiết 1 I. Mục đích, yêu cầu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc). Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK1 của lớp 5( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngừng nghỉ ở chỗ có dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật ). - Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh. - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh họa cho nhận xét đó. II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17 sách TV5, tập 1 để HS bốc thăm. - Một số tờ phiếu khổ to kể sẵn bảng thống kê ở BT 2. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài - GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 18. - Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1. - Khoảng 1/5 số HS trong lớp. - Từng HS lên bốc thăm, chọn bài. Sau khi bốc thăm, HS được xem lại bài 1-2 phút. - HS đọc đoạn hoặc cả bài theo chỉ dẫn ghi trong phiếu. - GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm theo hướng dẫn của vụ Giáo dục tiểu học. Bài tập 2: - GV dạy theo quy trình LTVC: - Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT. Có thể nêu câu hỏi để HS thống nhất về cấu tạo của bảng thống kê . Ví dụ: + Càn thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào? (tên bài- tác giả- thể loại). + Lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc? + Bảng thống kê gồm mấy dòng ngang? - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả. Bài tập 3: - HS nêu yêu cầu của BT. - GV nhắc HS: cần nói về bạn nhỏ- con người gác rừng như kể về người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS trình bày, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - Cho HS nhắc lại. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra vào tiết sau: Ôn tập cuối học kỳ I. 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: S TT Tên bài Tác giả Thể loại ... ... ... ... - Bạn em có ba là người gác rừng. Có lẽ vì sống trong rừng từ nhỏ nên bạn ấy rất yêu rừng. Một lần ba đi vắng, bạn ấy phát hiện có nhóm người xấu chặt trộm gỗ, định mang ra khỏi rừng. Mặc dù trời tối, bọn người xấu đang ở trong rừng, bạn ấy vẫn chạy băng rừng đi gọi điện báo công an. Nhờ có tin báo của bạn mà việc xấu được ngăn chặn, bọn trộm bị bắt. Bạn em không chỉ yêu rừng mà còn rất thông minh và gan dạ. 3. Củng cố, dặn dò: - Ôn tập cuối học kỳ I. -------------------------------------------------------- Toán Diện tích hình tam giác I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được qui tắc tính diện tích hình tam giác. - Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác. - Bài tập cần làm :B1,2 II. Đồ dùng dạy- học: - Chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau (bằng bìa cỡ to để có thể đính lên bảng). - HS chuẩn bị 2 hình tam giác nhỏ bằng nhau, kéo để cắt hình. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài A. kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập số 2 bài hình tam giác. - HS làm bài vào vở nháp bảng lớp, nhận xét bài của bạn. - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới: Hoạt động 1: * Mục têu: HS biết cách cắt, ghép, đối chiếu để tìm ra quy tắc. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS cát hình tam giác thành hai hình tam giác bằng nhau: + HS vẽ một đường cao hình tam giác đó. + HS cắt theo đường cao được hai hình tam giác vuông. GV hướng dẫn HS: Ghép 2 mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để thành hình chữ nhật ABCD. - Vẽ đường cao EH. Hướng dẫn HS so sánh: - Hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC bằng độ dài đáy DC của tam giác EDC, chiều rộng AD bằng chiều cao EH của hình tam giác EDC. - Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích tam giác EDC. - HS nhận xét: + Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD = DC x EH. + Vậy diện tích hình tam giác EDC là + Nêu quy tắc , công thức (như SGK) - GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng. Hoạt động 2: * Mục tiêu: HS biết vận dụng để giải các bài tập. * Cách tiến hành: Bài tập 1: - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS áp dụng quy tắc để tính diện tích hình tam giác để làm bài tập vào bảng lớp, vở nhận xét đọc kết quả. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - HS chữa bài. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS giải bài vào bảng lớp nhận xét vàđọc kết quả. - GV hướng dẫn HS yếu: + Đáy và chiều cao đã cùng đơn vị đo chưa? + Ta phải làm gì? (đổi về cùng đơn vị đo có thể là m hoặc dm). + Sau đó HS áp dụng công thức để tính. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - HS chữa bài. Củng cố, dặn dò: - 1 HS nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác. - Dặn HS nhớ quy tắc, công thức và làm bài tập trong vở bài tập trang 105 và 106, xem bài sau: Luyện tập. - TG: ABC đáy AB, chiều cao: CH. - TG: DEG đáy EG và chiều cao DK. TG: PQM đáy PQ và chiều cao MN. 1. Hình thành kiến thức cơ bản: a. Cắt hình tam giác: - Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó. - Cắt theo đường cao được 2 hình tam giác vuông nhỏ ghi là 1 và 2. b. Ghép thành hình chữ nhật. c. So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép. d. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác: - Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích tam giác EDC. S = hoặc S = a x h : 2 (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao) 2. Thực hành: - Diện tích tam giác là: 6 x 8 : 2 = 24 (cm2) - Diện tích hình tam giác là: 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2). a. Diện tích tam giác là: 50 x 24 : 2 = 600 (dm2) hoặc 5 x 2,4 : 2 = 6 (m2) b. Diện tích tam giác là: 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2) - Luyện tập. ------------------------------------------------------------------------ Đạo đức Thực hành cuối kì I I. Mục tiêu: - Củng cố nội dung các bài đạo đức đã học trong học kì 1, chủ yếu là các bài 6, 7, 8: + Kính già yêu trẻ. + Tôn trọng phụ nữ. + Hợp tác với những người xung quanh. - Học sinh được thực hành về nội dung các bài đạo đức đã học. - Rèn thói quen ứng sử phù hợp. - Lấy chứng cứ cho NX 1,2,3,4,5. II. Chuẩn bị: - HS ôn lại các bài đạo đức đã học, chủ yêu là 3 bài mới học từ tiết 12 đến nay, sưu tầm mẩu chuyện, câu chuyện, dựng hoạt cảnh có nội dung bài đạo đức đã học. - GV chuẩn bị một số bài tập trắc nghiệm ghi trong phiếu học tập. III. Các hoạt động dạỵ- học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Kiểm tra trang phục của HS. Hoạt động 1: * Mục tiêu: HS nhớ lại các thói quen đã học. * Cách tiến hành: - GV giới thiệu nội dung, yêu cầu tiết học . - Nêu câu hỏi để HS trả lời nội dung 3 bài đạo đức 6,7,8. - GV phát phiếu học tập, HS làm bài tập theo nhóm. - HS, GV nhận xét chữa bài. - HS thi kể chuyện , thể hiện hoạt cảnh đã chuẩn bị trước có nội dung các bài đạo đức đã học. - GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng. - HS nhắc lại. Hoạt động 2: * Mục tiêu: HS thực hành được một số thói quen qua tiểu phẩm đóng vai. * Cách tiến hành: - HS thực hành theo nhóm thảo luận và sắm vai tiểu phẩm. + HS cả lớp nhận xét. + GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng. - HS thảo luận theo nhóm, bằng phỏng vấn, trò chơi phóng viên. + HS cả lớp nhận xét. + GV nhận xét và chốt lại. - HS thực hành theo nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về thói quen hợp tác với những người xung quanh. + HS cả lớp nhận xét. + GV nhận xét và chốt lại. - GV hệ thống nội dung bài học. - Dặn HS có thói quen thực hiện theo bài học, xem bài sau: Em yêu quê hương. 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Các hoạt động: a. Nhắc lại các thói quen đã học: Các thói quen đã học trong học kỳ I: - Kính già yêu trẻ. - Tôn trọng phụ nữ. - hợp tác với những người xung quanh. b. Thực hành: * Thói quen tôn trọng phụ nữ. * Thói quen kính già yêu trẻ. * Thói quen hợp tác với những người xung quanh 3. Củng cố, dặn dò: - Em yêu quê hương. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011 Chính tả Ôn tập cuối kì 1 I. Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài ChợTa-sken. II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng. - ảnh minh họa người Ta-sken trong trang phục dân tộc và chợ Ta-sken. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học. - Khoảng 1/5 số HS trong lớp. - Từng HS lên bốc thăm, chọn bài. Sau khi bốc thăm, HS được xem lại bài 1-2 phút. - HS đọc đoạn hoặc cả bài theo chỉ dẫn ghi trong phiếu. - GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm theo hướng dẫn của vụ Giáo dục tiểu học. - GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi. GV chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ lẫn. - GV nhắc HS chú ý cách viết tên riêng (Ta- sken), các từ ngữ dễ viết sai. - HS gấp vở GV đọc cho HS viết theo câu và theo cụm từ. - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lại bài tự phát hiện ra lỗi sai và sửa. - GV chấm bài và nhận xét bài viết của HS. - GV nêu nhận xét chung. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng các khổ thơ, bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu trong SGK. - Về nhà xem lại bài và xem bài sau: Nghe- viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 3. Nghe viết bài chợ Ta- sken: - nẹp, thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy, - Đọc 3 lần một cụm từ hoặc một câu. - Chấm từ 7- 10 bài. Nghe- viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. -------------------------------------------------------------------- Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác - Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông) - Bài tập cần làm :B1,2,3 II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài A. Kiểm tra bài cũ: Chữa ý b bài tập 2 về nhà. - HS chữa bài trên bảng lớp và trong vở nháp, HS nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm. B. Bài mới: Hoạt động 1: * Mục tiêu: HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác và cách tính diện tích hình tam giác vuông. * Cách ... ủa hỗn hợp 1. Muối tinh 2.Mì chính 3. Hạt tiêu (xay nhỏ) b. Thảo luận câu hỏi: - Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? - Hỗn hợp là gì ? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện nhóm nêu công thức trộn gia vị, mời các nhóm nếm thử. - Các nhóm nhận xét, so sánh, xem nhóm nào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon. - GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì? - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng Hoạt động 2: Thảo luận. * Mục tiêu: HS kể được một số hỗn hợp * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trả lời các câu hỏi trong SGK. Bước 2: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng, cho HS nhắc lại. Hoạt động 3: Trò chơi. * Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong hỗn hợp. * Chuẩn bị: Theo nhóm - Một bảng con và phấn. - Một cái chuông nhỏ * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. GV đọc câu hỏi (ứng với mỗi hình). Các nhóm thảo luận và ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được trả lời trước. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc. Bước 2: Tổ chức cho HS chơi. - Làm việc theo nhóm HS trả lời các câu hỏi trong SGK: Không khí là một chất hay hỗn hợp?; Kể tên một số hỗn hợp mà em biết. - Đai diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng. Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp . * Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo các bước như yêu cầu ở mục thực hành trang 75 SGK.Thư kí các nhóm ghi lại các bước thực hành theo mẫu: - Chuẩn bị. - Cách tiến hành. Mỗi nhóm chỉ làm 1 trong 3 bài thực hành . Bước 2: Đại diện từng nhóm báo cáo trước lớp. - GV nhận xét và chốt lại câu tả lời đúng. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống bài học . - Dặn học bài và thực hành thêm ở nhà, xem lại bài và xem bài sau: Dung dịch. 1. Tạo một hỗn hợp gia vị: - Muốn tạo ra hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau. - Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo ra một hỗn hợp. Trong hỗn hợp mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó. Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như : gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo, đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, muối lẫn cát, không khí, nước, và các chất rắn không tan, 2. Tách các chất ra khỏi hỗn hợp: * Một số hợp chất: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo, . - Dùng phương pháp lọc để tách các chất rắn không hào tan. - Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp bằng cách làm lắng. - Tách gạo ra khỏi hỗn hợp bằng cách sàng, đãi,.. - Dung dịch. ------------------------------------------------------- Thể dục Đi đều vòng phải,vòng trái Trò chơi "Chạy tiếp sức theo vòng tròn". I. Mục tiêu: - Ôn động tác đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác, - Chơi trò chơi " Chạy tiếp sức theo vòng tròn ". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động. - Lấy chứng cứ cho NX5. II. Địa điểm. phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện : Kẻ sân chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học. - HS chạy chậm thành một hàng dọc theo nhịp hô của GV xung quanh sân tập. - HS tập các động tác khởi động xoay các khớp để khởi động. - Trò chơi khởi động. - Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu cách đi đều vòng trái vòng phải đổi chân khi sai nhịp. - Ôn đi vòng phải, vòng trái. Tập luyện theo tổ ở các khu vực được phân công, HS thay nhau điều khiển cho các bạn tập . GV đi đến từng tổ sửa sai cho HS , nhắc nhở các em tập luyện. - Thi giữa các tổ dưới sự điều khiển của GV: 1 lần. - Chơi trò chơi " Chạy tiếp sức theo vòng tròn". Trước khi chơi GV phải cho các em khởi động lại các khớp cổ chân, khớp gối. GV yêu cầu nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi. Cho các em chơi thử rồi mới chơi chính thức. GV điều khiển, làm trọng tài cuộc chơi và nhắc HS đề phòng trấn thương. - Đi thành 1 hàng dọc theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài học và nhận xét đánh giá kết quả bài học. - GV giao bài tập về nhà: Ôn các động tác đội hình đội ngũ đã học. 1. Phần mở đầu: - Đi đều vòng phải, vòng trái- T/C “Chạy tiếp sức vòng tròn”. - Chạy 100- 200 m. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông, vai. - Đi đều vòng trái vòng phải đổi chân khi sai nhịp. 2. Phần cơ bản: - Ôn đi đều vòng phải, vòng trái. Trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn. 3. Phần kết thúc: - Ôn các động tác đội hình đội ngũ đã học ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011 Tập làm văn Kiểm tra (Viết) (Đề nhà trường ra) ------------------------------------------------------------------ Toán Hình thang I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hình thành được biểu tượng về hình thang. - Nhận biết một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học. - Biết vẽ hình để rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang. - Bài tập cần làm :B1,2 II. Đồ dùng dạy- học: sử dụng bộ đồ dùng dạy toán III. Các hoạt động- dạy học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài A. Kiểm tra bài cũ: Học sinh làm lại bài 4 bài luyện tập chung. - HS làm bài vào vở nháp bảng lớp nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm. B. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: * Mục tiêu: HS nhận biết và hình thành biểu tượng hình thang, một số đặc điểm của hình thang. * Cách tiến hành: - Học sinh quan sát hình vẽ cái thang. - Sau đó cho học sinh quan sát hình ABCD trong sách giáo khoa. - HS quan sát và mô tả hình thang, GV đặt câu hỏi để HS trả lời: + Có mấy cạnh? + Các cạnh có đặc điểm gì? + Hình thang có đặc điểm gì? - Giáo viên nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng. - Học sinh quan sát hình trong sách giáo khoa. - Giáo viên giới thiệu chiều cao của hình thang. - Nhận xét về chiều cao của hình thang và các cạnh của hình thang? - Giáo viên nhận xét và chốt lại ý đúng. Hoạt động 2: * Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức về hình thang để luyện tập. * Cách tiến hành: Bài 1 (Trang 91): - HS nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh tự làm bài vào vở nháp, bảng lớp nhận xét đọc kết quả. - Giáo viên giúp học sinh yếu. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Bài 2 (Trang 92): - HS nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh tự làm bài vào vở nháp, bảng lớp nhận xét đọc kết quả. - Giáo viên giúp học sinh yếu. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Bài 3 (trang92): - Nêu yêu cầu bài? - Học sinh thực hành vẽ trên bảng lớp nhận xét đọc kết quả. - Giáo viên kiểm tra các thao tác của học sinh. - Học sinh làm bài vào vở nháp bảng lớp nhận xét. - Giáo viên hướng dẫn học sinh yếu làm bài. - GV nhận xét và chốt lại bài đúng. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. - Nhận xét tiết học. X = 4 X = 3,91 1. Hình thành kiến thức cơ bản: a. hình thành biểu tượng về hình thang: - Vẽ hình thang ABCD. b. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang: - Hình thang có 4 cạnh. - Hình thang có hai cạnh đáy và hai cạnh bên. - Hình thang có hai cạnh đáy song song với nhau. c. Nhận biết chiều cao trong hình thang: - Hình thang ABCD có chiều cao là: AH. - Chiều cao hình thang vuông góc với hai đáy. 2. Thực hành: Hình thang là hình: 2; 4; 5; 6. - Hình có 4 cạnh và 4 góc là hình: 1; 2; 3. - Hình có hai cặp cạnh đối song song là hình: 1; 2. - Hình có một cặp cạnh song song là hình: 3. - Hình có 4 góc vuông là hình: 1. - Diện tích hình thang. -------------------------------------------------------------------- Kĩ thuật Thức ăn cho gà I. Mục tiêu: HS cần phải: - Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà. - Lấy chứng cứ cho NX 5. II. Đồ dùng dạy- học: Tranh ảnh, vật thật các loại thức ăn. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của ghiáo viên và học sinh Nội dung bài A. Bài cũ: Cho HS nêu các loại thức ăn cho gà. - GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các loại thức ăn cho gà. - HS trả lời. - GV nhận xét và cho điểm. B. Bài mới: Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi ta min, thức ăn tổng hợp. * Mục tiêu: HS nhận biết được tác dụng của các loại thức ăn. * Cách tiến hành: - HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của các nhóm. - HS trong lớp và GV theo dõi nhận xét. - GV nêu tóm tắt tác dụng cách sử dụng thức ăn. - Chú ý liên hệ thực tiễn và trẩ lời các câu hỏi trong SGK. - Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp. GV nhấn mạnh: Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, coa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi của gà. Vì vậy nuôi gà bằng thức ăn hỗn hợp giúp gà lớn nhanh để nhiều trứng. - GV nhận xét và chốt lại các câu trả lời đúng Hoạt động 5: Đánh giá kết quả học tập của HS. * Mục tiêu: đánh giá được kết quả học tập của HS trong hai tiết học. * Cách tiến hành: - GV dựa vào một số câu hỏi cuối bài kết hợp sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm, để đánh giá kết quả học tập của HS. - HS làm bài tập. - GV nêu đáp án để hs đối chiếu và tự đánh giá kết quả học tập của mình. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học: Nhận xét tinh thần và thái độ học tập của cá nhân. Hướng dẫn HS chuẩn bị các loại thức ăn của gà để học trong bài học sau: Nuôi dưỡng gà. - Các loại thức ăn cho gà là: lúa, gạo, ngô khoai sắn, cám, . 1. Tác dụng của thức ăn: Khi nuôi gà cần kết hợp sử dụng nhiều loại thức ăn, nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Có những loại thức ăn gà cần được ăn với lượng nhiều như thức ăn cung cấp chất bột đường, chất đạm cũng có những loại thức ăn gà cần cung cấp với lượng thức ăn với lượng rất ít như thức ăn cung cấp chất khoáng, vi ta min nhưng không thể thiếu được. 2. Đánh giá kết quả học tập: - Đánh giá theo hai mức hoàn thành (A) và chưa (B) hoàn thành nếu có một HS hoàn thành tốt thì đánh giá là (A+). - Nuôi dưỡng gà. --------------------------------------------------------------- Lịch sử Kiểm tra định kì cuối học kì 1 (Đề nhà trường ra)
Tài liệu đính kèm: