Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần lễ 6

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần lễ 6

TẬP ĐỌC

Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai (Tr 54)

A. Mục tiêu:

-Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

-Hiểu nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, ca ngợi cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu ở Nam Phi( Trả lời các câu hỏi 1,2 trong sgk. Không hỏi câu hỏi 3).

B. Đồ dùng dạy - học:

Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK hoặc sưu tầm thêm.

C. Các hoạt động dạy - học :

I .Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS đọc thuộc lòng khổ 2, 3 của bài thơ Ê-mi-li, con

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần lễ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
TậP ĐọC
Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai (Tr 54)
A. Mục tiêu:
-Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
-Hiểu nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, ca ngợi cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu ở Nam Phi( Trả lời các câu hỏi 1,2 trong sgk. Không hỏi câu hỏi 3). 
B. Đồ dùng dạy - học:
Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK hoặc sưu tầm thêm.
C. Các hoạt động dạy - học :
I .Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc thuộc lòng khổ 2, 3 của bài thơ Ê-mi-li, con
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
GV giới thiệu tranh – dẫn dắt bài mới
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc đúng: 
- Gọi 1 HS khá - giỏi đọc bài
- GV chia 3 đoạn 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- Luyện đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng, đổi đoạn cho nhau )
- GV đọc mẫu cả bài
b. Tìm hiểu bài:
đoạn 2
 Câu 1 SGK ? 
đoạn 3
 Câu 2 SGK ?
- Hãy giới thiệu về vị tổng thốngđầu tiên của nước Nam Phi mới?
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc
- Thi đọc đoạn 3 
- Em hãy nêu ý chính của bài ?
- Liên hệ thực tế
Em biết thêm về những câu chuyện nào nói về sự phân biệt chủng tộc ?
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Ghi nhớ những thông tin có được từ bài văn. 
Cả lớp đọc thầm theo
Luyện đọc từ khó: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, 1/, yêu chuộng, thế kỉ XXI
Giải nghĩa từ khó: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc,-
HS hoạt động theo nhóm 
Cả lớp đọc thầm theo
+người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, lương thấp.dân chủ nào.
+đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
+ Luật sư .làm tổng thống
(Khuyến khích HS nói thêm về những thông tin qua sách, báo, ti vi) (HS khá, giỏi)
- HS thi đọc
Lưu ý:
 Nhấn mạnh các từ ngữ : bất bình, dũng cảm, bền bỉ, .
Lớp nhận xét sửa sai, bình HS đọc hay nhất
ý 3 mục I
Toán
Luyện tập. (Tr 28)
A. Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích
- Biết chuyển đổi, so sánh các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán liên quan.
*HS đại trà hoàn thành bài tập 1a( 2 số đo đầu), 1b( 2 số đo đầu), 2, 3(cột 1), 4. HS khá , giỏi hoàn thành bài 1, 3.
B. Đồ dùng dạy - học:
C. Các họat động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Nêu hệ thống bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa 2 đơn vị đứng liền nhau ?
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
a. Viết dưới dạng m2
6m2 35dm2 ;16m2 9dm2 
b. Viết dưới dạng dm2:
4dm265cm2 ;95 cm2; 
* Củng cố: Viết số đo diện tích có 2 đơn vị đo dưới dạng hỗn số
 Bài 2: Chọn câu trả lời đúng
 3cm2 5mm2= ...mm2
Bài 3: Điền dấu thích hợp: (Cột 1)
* Chốt lại: 61km2 = 610 hm2
 - Đổi: 61 km2 = 6100 hm2
 - So sánh : 6100hm2 > 610 hm2
 à Dấu cần điền là >
Bài 4: 
 Lát nền hết 150 viên gạch hình vuông cạnh 40 cm2.
 S.căn phòng =? m2
* Chấm bài - Nhận xét 
K,G: Nêu cách viết dưới dạng hỗn số
VD: 6m2 35 dm2 = 6m2 + m2 = m2
- Làm bài vào vở nháp 
- HS tính toán ra nháp – Trả lời miệng phương án đúng.
-Nêu các bước làm
-Làm bài vào vở nháp 
-1 học sinh lên bảng 
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở 
3. Hoạt động 3: Nhấn mạnh cách chuyển đổi đơn vị đo dịên tích và viết số đo diện tích dưới dạng hỗn số. Khuyến khích HS cả lớp làm bài tập 1,2,3 còn lại. 
Đạo đức
Có chí thì nên (tiết 2)
I- Mục tiêu: Sau khi học bài này học sinh biết:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. 
- Biết được: người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vươn lên, để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
_Lấy chứng cứ: nx 2 cc2 Từ stt 1...25
II- Tài liệu và phương tiện: GV: 
 - Lấy chứng cứ 2,3 nhận xét 2.
 - Truyện nói về tấm gương vượt khó.
III. Các hoạt động dạy- học
 I. Kiểm tra: - 2 HS nêu phần ghi nhớ tiết trước
 - Một người gặp khó khăn, yếu tố nào sẽ giúp họ thành công ? Đọc bài thơ, tục ngữ...chứng minh điều đó ?
 II. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK trang 11.
- GV cho ví dụ để HS hiểu được hoàn cảnh khó khăn và gợi ý cho HS phát hiện những khó khăn của các bạn ngay trong lớp, trường, từ đó có kế hoạch giúp bạn vượt khó. 
- GV nhận xét chung và kết luận:
- HS thảo luận nhóm đôi về những tấm gương đã sưu tầm được.
- HS trình bày trước lớp theo mẫu sau:
Hoàn cảnh
Những tấm gương
- Khó khăn của bản thân.
- Khó khăn về gia đình.
- Khó khăn khác.
.................................
..................................
..................................
2. Hoạt động 2: Tự liên hệ, bài tập 4, SGK.
- GV nêu nội dung bài tập 4.
* Kết thúc hoạt động: Muốn vượt qua được khó khăn cần phải nỗ lực, cố gắng tự mình vượt khó nhưng sự thông cảm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ của bạn bè cũng hết sức cần thiết.
- Tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu SGK, trang 11. 
- Trao đổi những khó khăn của mình trong tổ.
- Đại diện 1-2 bạn có nhiều khó khăn trình bày.
- Lớp thảo luận giúp đỡ bạn.
3. Hoạt động tiếp nối.
- Hai dãy bàn xây dựng và diễn hai tiểu phẩm có nội dung khác nhau (khắc phục khó khăn để vươn lên hoặc nản chí cam chịu số phận)
- Chuẩn bị bài 4 trang 12: Nhớ ơn tổ tiên.
__________________________________________________________
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
CHíNH Tả
Nhớ- viết: Ê- mi- li, con...
Luyện tập đánh dấu thanh (các tiếng chứa ươ,ưa) 
A. Mục đích yêu cầu:
- Nhớ - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức thơ tự do khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con.
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và các ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT 2; tìm được tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT 3.
* HS khá , giỏi làm đầy đủ được bài tập 3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
B. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi bài tập 3
C. Các hoạt động dạy - học: 
I. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS lên bảng viết từ khó bài trước :suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa. - Nêu qui tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó ? 
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: nêu mục đích, y/c của tiết học. 
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
- Gọi 1- 2 HS đọc thuộc khổ thơ 3 , 4 
- Em hãy nêu nội dung chính của 2 khổ 
thơ ? 
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- GV đọc từ khó 
- GV đọc bài
- GV đọc bài – lưu ý từ khó 
3. Chấm, chữa bài 
- GV chấm nhanh 1 số bài –NX trước lớp
4. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài 2:
- Gọi HS đọc bài 2
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài
 Bài 3:
- GV cho HS làm miệng
- Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ đó
và yêu cầu HS HTL
5. Củng cố, dặn dò 
- Lưu ý những từ dễ viết sai trong bài 
- Về nhà luyện viết 
- HTL các thành ngữ, tục ngữ trong bài.
Cả lớp đọc thầm theo
+...lời căn dặn của Mo-ri-xơn với con và lời tạm biệt.
+ nói giùm, sáng loà, Oa-sinh-tơn,.
HS viết bảng con (giấy nháp )
HS viết vào vở
HS soát lỗi
HS đổi chéo bài soát lỗi
Đọc, nêu yêu cầu của đề bài
Các nhóm thảo luận
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Trong tiếng giữa (không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
+ Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính.
Các từ cần điền: ước, mười, nước, lửa.
________________________________________
Toán
 Héc-ta (Tr 29)
A. Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta;
- Biết quan hệ giữa héc ta với m2 
- Biết chuyển đổi đúng số đo diện tích trong mối quan hệ với ha và vận dụng giải toán.
* HS đại trà hoàn thành bài tập 1a( 2 dòng đầu), 1b( cột đầu), 2. 
* HS khá , giỏi hoàn thành bài 1, 3, 4.
 - Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo.
B. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi BT 3
C. Các họat động dạy - học:
1. Hoạt động 1:
 Viết số thích hợp: 1hm2=...m2 1m2=... hm2;
 1km2= ...hm2 1hm2=...km2
2. Hoạt động 2:Lý thuyết
 Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc- ta:
- Thường để đo diện tích ruộng đất
- Cách viết tắt: ha
- Đơn vị đo diện tích ngang bằng: hm2
 Xác lập quan hệ với ha và m2
HS nêu: 1ha=1hm2 ; 1ha=10 000 m2
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 1: Viết số thích hợp: 
a- 4 ha =...m2 ha =...m2
 1 m2 =...ha km 2=...ha
b- 60 000 m2=...ha 1800 ha =...km2 
* Củng cố: Cách đổi từ đ/v lớnà đ/v bé 
 đ/v bé à đ/v lớn
 Bài 2: S.rừng Cúc Phương: 22 200 ha
Viết số đo đó dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét vuông. 
 Bài 3: Điền Đ? S? (Dành cho HS khá giỏi) 
 Treo bảng phụ 
* Củng cố: So sánh 2 số đo diện tích
 Bài 4: (Dành cho HS khá giỏi) 
 Diện tích trường: 12 ha
 S. toà nhà chính: S. trường
 S. toà nhà chính = ? m2 
*Chấm bài - Nhận xét 
Làm bài vào vở nháp 
2 học sinh lên bảng ( làm theo cột) 
Nêu cách làm (HS khá giỏi), VD:
1km2=100ha 
àkm2 = 100ha x=75 ha 
Làm bài vào vở nháp 
1 học sinh lên bảng 
HS dùng bảng con để lựa chọn đáp án đúng, sai. 
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở 
4. Hoạt động 3:
- Nhấn mạnh mối quan hệ giữa đơn vị đo ha với các đơn vị diện tích khác.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà:
- HS khá giỏi , khuyến khích HS cả lớp làm bài còn lại.
LUYệN Từ Và CÂU
Mở rộng vốn từ : Hữu nghị - Hợp tác 
A. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT 1, BT 2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT. Không làm BT4. 
- Dành cho HS khá giỏi; Đặt câu ở BT3 nhiều hơn.
B. Đồ dùng dạy - học: - Từ điển HS
- Bảng phụ ghi nội dung BT1, 2
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ :Thế nào là từ đồng âm ? Cho VD và đặt câu ?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1:
- Treo bảng phụ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ?
- GV giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ
VD :
+ hữu dụng: dùng được việc.
+ bằng hữu : bạn bè.
Làm mẫu phần a
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
 Bài 2:
Tiến hành tương tự bài tập 1
 Bài 3:
- YC mỗi HS đặt 2 câu (khuyến khích HS khá - giỏi đặt nhiều hơn)
- Gọi nhiều HS đọc bài của mình
(khen ngợi những câu văn đúng và hay)
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học:khen ngợi những nhóm, cá nhân làm bài tốt
 - Ghi nhớ những từ mới học ; HTL 3 thành ngữ trong bài
Lớp đọc thầm t ... h đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi đợc các trò chơi.
* Lấy chứng cứ NX 1 cc 3 Từ stt 13...26
II. Đồ dùng : 1 còi , kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phơng pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- ổn định tổ chức, phổ biến nội dung, y/c tiết học.
- Khởi động: - đứng vỗ tay , hát.
* Trò chơi : Tìm ngời chỉ huy
 2. Phần cơ bản:
a, Ôn đội hình, đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải-trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b, Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi.
- 1 nhóm chơi thử- chơi chính thức.
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá cuộc chơi.
3. Phần kết thúc:
- Cho HS thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học , dặn dò.
- Lớp tập trung 4 hàng ngang cự li hẹp rồi chuyển sang cự li rộng.
- Lần 1-2 GV điều khiển lớp tập có nhận xét, sửa động tác sai.
-Chia tổ tập luyện(2-3l).
- Tập hợp lớp, các tổ thi đua trình diễn.
- Tập hợp theo đội hình chơi. Mỗi lần 2 tổ chơi .
- Cả lớp chạy đều (theo thứ tự 1,2,3,4.) thành vòng tròn lớn sau khép thành vòng tròn nhỏ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh 
A. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích( BT1)
 - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước( BT2).
B. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước: sông , suối, biển.
C. Các hoạt động dạy - học 
I. Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra chuẩn bị bài của HS
Gọi 2 HS đọc đơn tình nguyện.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
 GV nêu mục đích, y /c tiết học. 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ?
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
Phần a 
GV bình luận về cách tả và nghệ thuật dùng từ
 Phần b : tương tự
 Bài 2:
- Gọi HS đọc bài 2, xác định yêu cầu đề bài 
- Em hãy giới thiệu bức tranh mà em định tả ?
- GV gợi ý nhanh những ý chính của bức tranh đó
- HS thảo luận nhóm
- Gọi HS trình bày bài 
3. Củng cố, dặn dò
- NX tiết học
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm lần 2
+sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời. VD...
+từ chuyện của người nghĩ đến chuyện của mình. VD
+suốt ngày
Nhóm khác bổ sung
Lập dàn ý
HS giới thiệu tranh 
HS thảo luận nhóm, nêu dàn ý của mình cho bạn nghe, trao đổi, nhận xét
Lớp nhận xét, bổ sung
_________________________________
Toán
Luyện tập chung. (Tr 31)
I. Mục tiêu: Củng cố về : 
+ So sánh phân số, tính giá trị biểu thức với phân số
+ Giải các bài toán có liên quan đến tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó
* HS đại trà hoàn thành bài tập 1, 2(a, b), 4. 
* HS khá, giỏi hoàn thành bài 2, 3.
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các họat động dạy - học: 
1. Hoạt động 1: Nêu các cách so sánh phân số. Cho VD
2. Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
* Củng cố: Cách so sánh PS cùng mẫu số
 Bài 2: Tính: HS khá giỏi làm bài tập còn lại.
 Nêu từng biểu thức
* Củng cố: Rèn kĩ năng thực hiện 4 phép tính với phân số .
 Bài 3: Dành cho HS khá giỏi làm bài tập .
 S khu nghỉ mát : 5ha
 S hồ nước =3/10 S khu nghỉ mát
 S hồ nước = ? m2
* Chấm bài - Nhận xét 
* Củng cố: Cách tìm một PS của một số
 Bài 4: 
- Tuổi bố gấp 4 lần tuổi con và hơn con 30 tuổi.
- Bố : ? tuổi Con : ? tuổi 
* Chấm bài - Nhận xét 
* Củng cố: Giải toán “Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó”
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Quan sát và tìm ra cách làm phù hợp với từng phần (HS khá giỏi)
Làm bài vào vở nháp 
2 học sinh lên bảng
Làm bài vào vở nháp 
Từng học sinh lên bảng 
Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. 
Làm bài vào vở -1 học sinh lên bảng
Tự đọc đề bài và phân tích đề.
Làm bài vào vở 
3. Hoạt động 3: Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.	 
 Kĩ thuật
Chuẩn bị nấu ăn (Tr 15)
A. Mục tiêu: HS cần phải:
- Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.
- Biết liên hệ với việc nấu ăn ở gia đình.
- Có ý thức ứng dụng vào cuộc sống để giúp gia đình.
_Lấy chứng cứ: nx:2 cc2 ;3 Từ stt 1...25.
B. Đồ dùng day- học:
- Lấy chứng cứ 2 nhận xét 2.
- GV: Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường.
- HS: Một số loại rau, dao thái và dao gọt.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu cách bảo quản một số dụng cụ nấu ăn trong gia đình ?
II. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: “ Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ?”
* Kết luận: 
+ Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn được gọi là thực phẩm. 
+ Trước khi nấu ăn cần chuẩn bị: chọn và sơ chế thực phẩm để đảm bảo vệ sinh và tươi ngon.
- Đọc nội dung SGK và nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a. Tìm hiểu cách chọn thực phẩm.
- Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm ?
- Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn ?
- Câu hỏi mục 1 SGK, trang 31.
* Kết luận: Nội dung chính về chọn thực phẩm (SGK trang 31, 32). 
- GV nhận xét.
- Đọc nội dung SGK và quan sát hình 1 SGK để trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- Dựa vào vốn hiểu biết để nêu cách chọn một số loại thực phẩm thông thường.
b. Tìm hiểu về cách sơ chế thực phẩm.
- Nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó ?
- GV nhận xét.
- Đặt câu hỏi để HS nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường (cá, rau cải, rau xanh, tôm...) ?
- Câu hỏi mục 1 SGK, trang 31.
* Kết luận: nội dung (SGK trang 32, 33). 
 GV nhận xét và chốt hoạt động 2.
- Đọc nội dung mục 2 SGK và quan sát hình 2 SGK để trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm (SGK trang 32) và cách sơ chế một số thực phẩm thông thường.
- Thảo luận theo nhóm và đại diện trình bày.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK.
3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- GV sử dụng câu hỏi cuối SGK và nội dung bài trắc nhiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nội dung bài tập trắc nhiệm:
+ Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường:
 A B
Khi sơ chế rau xanh cần phải
Khi sơ chế củ, quả cần phải
Khi sơ chế cá, tôm cần phải
Khi sơ chế thịt lơn cần phải
gọt bỏ lớp vỏ, tước xơ, rửa sạch.
loại bỏ những phần không ăn được như vây, ruột, đầu và rửa sạch.
dùng dao cạo sạch bì và rửa sạch.
Nhặt bỏ gốc rễ, phần giập nát, lá héo úa, sâu, cọng già. và rửa sạch.
nấu chín và chế	
- HS thực hành làm và báo cáo kết quả.
- GV nhận xét kết quả tự đánh giá của HS.
4. Hoạt động 4: Củng cố.
- GV nhận xét tinh thần học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài: “Nấu cơm” và tìm hiểu ở nhà cách thực hiện nấu cơm ở gia đình.
_____________________________________
Lịch sử
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước (Tr 14)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nêu được:
- Biết ngày 5-6-1911 tại bến cảng Nhà Rồng( Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước. 
* HS khá, giỏi: Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó. hoàn thành bài 1, 4. 
II. Đồ dùng day- học:
GV + HS: Thông tin, tranh ảnh về Nguyễn Tất Thành. 
III. Các hoạt động dạy- học:
I. Khởi động.
- Kiểm tra bài cũ theo nội dung câu hỏi: 
+ Nêu những điều em biết về Phân Bội Châu ?
+ Câu hỏi 1, SGK, trang 13. 
+ Câu hỏi 2, SGK, trang 13. 
+ Hãy nêu một số phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?
- Nhận xét câu trả lời và hỏi: Theo em vì sao các phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XI X đầu thế kỉ XX đều thất bại ? 
- Chốt kiến thức và dẫn vào bài.
- Lần lượt trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét và bổ sung (nếu cần)
II. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm theo nội dung sau:
+ Trao đổi các thông tin tư liệu về thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. 
+ Nhóm cùng chọn lọc, trao đổi thông tin để viết thành tiểu sử của Nguyễn Tất Thành.
* Nhận xét phần tìm hiểu của HS, sau đó nêu một số nét chính về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
* Nêu vấn đề để chuyển sang hoạt động 2.
- Hoạt động theo nhóm 4 để hoàn thành nội dung thảo luận. 
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần). 
2. Hoạt động 2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành. 
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi: 
+ Mục đích ra đi nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì ?
+ Nguyễn Tất Thành đi về hướng nào ? Vì sao ông không đi theo con đường của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh ?
* Kết thúc hoạt động 2: Với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Bác Hồ thân yêu của chúng ta đã quyết tâm đi về phương Tây.
* Sử dụng câu hỏi để chuyển sang hoạt động 
- Làm việc cá nhân: Đọc SGK từ: Nguyễn Tất Thành khâm phục ... cứu dân, trả lời các câu hỏi. 
- Một vài HS nêu ý kiến và lớp nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3: ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- Nội dung thảo luận:
+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài ?
+ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn đó như thế nào ?
+ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào ? Vì sao người có quyết tâm đó ? 
+ Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, vào ngày nào ?
- Làm việc theo nhóm đôi, cùng làm việc và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
* Kết thúc hoạt động 3: Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- HS trả lời câu hỏi: Theo em, nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì đất nước ta sẽ như thế nào ?
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
 - Chuẩn bị bài 7: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 Tuan 6 CKT- KN- BVMT.doc