Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 04

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 04

Tập đọc:

NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I- Mục đích, yêu cầu:

1- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài ( Xa-da- cô Xa-xa-ki, Hi- rô-si-ma, Na-ga-da-ki)

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng của cô bé Xa- da- cô, ước mơ hòa bình của thiếu nhi.

2- Hiểu ý chính của bài:

- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh ảnh minh họa về chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử (nếu có)

- Bảng phụ viết sẵn ND cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III- Các hoạt động dạy học:

A- Bài cũ:

- GV gọi 2 nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân (Nhóm 1-Phần1; Nhóm2-Phần 2) & trả lời câu hỏi về ND, ý nghĩa của vở kịch.

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 04", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2006 
Tập đọc:
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
Mục đích, yêu cầu:
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài ( Xa-da- cô Xa-xa-ki, Hi- rô-si-ma, Na-ga-da-ki)
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng của cô bé Xa- da- cô, ước mơ hòa bình của thiếu nhi.
Hiểu ý chính của bài:
Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh ảnh minh họa về chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử (nếu có)
Bảng phụ viết sẵn ND cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
GV gọi 2 nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân (Nhóm 1-Phần1; Nhóm2-Phần 2) & trả lời câu hỏi về ND, ý nghĩa của vở kịch.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu chủ điểm & bài đọc:
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
1 HS khá, giỏi (hoặc 2 HS nối tiếp nhau) đọc một lượt toàn bài.
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (Đọc 2-3 lượt)
Có thể chia bài văn làm 4 đoạn như hình thức trình bày của SGK
Lưu ý: Khi HS đọc GV tuyên dương những em đọc tốt, sửa sai (phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc).
Khi đọc lượt 2: GV giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó (Mục chú giải)
HS đọc thầm chú giải (SGK), GV hỏi để KT.
HS luyện đọc theo cặp
1 HS đọc cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Tìm hiểu bài:
Câu 1: Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? (Từ khi Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản)
GV nói về vụ việc Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản cuối chiến tranh thế giới thứ 2.
GV cho HS xem tranh, ảnh minh họa vụ việc trên.
Câu 2: Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? (gấp sếu, vì em tin vào truyền thuyết)
Câu 3:
a- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
b- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
Câu 4: Nếu đứng trước tượng đài em sẽ nói gì với Xa-da-cô? (VD: Chúng tôi căm ghét chiến tranh)
Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (ND)
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3: 
(+ Giọng đọc thể hiện tình cảm xót thương, thân ái.
+ Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: từng ngày còn lại, ngây thơ, một nghìn con sếu, khỏi bệnh, lặng lẽ, tới tấp gửi, chết, 644 con
+ Chú ý nghỉ hơi: Cô bé ngây thơnói rằng / nếu gấp đủXa-da-cô đã chết / khi em mới gấp được 664 con. /)
GV đọc mẫu đoạn 3.
HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo cặp./ Gọi vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại ND của bài.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc hoặc kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
Mục tiêu: (SGV trang 53)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Giới thiệu VD dẫn đến quan hệ tỉ lệ.
a-	VD:
GV nêu VD trong SGK và yêu cầu HS tìm quãng đường đi trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ rồi ghi kết quả vào bảng (kẻ sẵn trên bảng)
HS quan sát bảng và nêu nhận xét về quan hệ giữa đại lượng thời gian & đại lượng quãng đường. (Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi cũng gấp lên bấy nhiêu lần.)
b-	Giới thiệu bài toán & cách giải:
GV hướng dẫn HS giải bài toán như SGK.
Lưu ý: cách rút về đơn vị: HS có thể tự giải (học ở lớp 3), cách tìm tỉ số: GV hướng dẫn gợi ý để hướng dẫn HS giải qua 2 bước như SGK. Chú ý: GV gợi ý để HS rõ thời gian gấp bao nhiêu lần thì quãng đường cũng gấp bấy nhiêu lần.
HS nêu nhận xét chung về cách giải bài toán dạng này.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT. (GV gợi ý giải bằng cách rút về đơn vị)
HS làm vở / Chữa bài 
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT. (Gợi ý giải bằng 2 cách) 
HS vở, 2 HS lên bảng làm 2 cách khác nhau / Chữa bài.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn để HS tóm tắt bài toán rồi giải.
HS làm vở / Chữa bài.
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Đạo đức:
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (T2)
Mục tiêu: (SGV trang 19)
Đồ dùng dạy - học:
Một vài mẫu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi & sửa lỗi.
BT1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc bảng phụ.
Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3 (T1)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Xử lí tình huống (BT 3).
Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ & giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm : Xử lí 1 tình huống trong BT3.
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày kết quả (Có thể dưới hình thức đóng vai).
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình & phù hợp với hoàn cảnh.
2-	Hoạt động 2: Tự liên hệ
Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình (dù rất nhỏ) & tự rút ra bài học.
Cách tiến hành:
GV gợi ý để HS nhớ lại 1 việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
+	Chuyện xảy ra thế nào & lúc đó em đã làm gì?
+	Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
HS trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình.
GV yêu cầu 1 số HS trình bày trước lớp.
Sau phần trình bày của mỗi HS, GV gợi ý cho các em tự rút ra bài học.
GV kết luận: Khi giải quyết 1 công việc hay xử lí 1 tình huống có trách nhiệm, chúng ta thấy vui & thanh thản. Ngược lại, khi làm 1 việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng. / Người có trách nhiệm là người trước khi làm 1 việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp & với cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ giám nhận trách nhiệm & sẵn sàng làm lại cho tốt.
1-2 HS đọc phần ghi nhớ (SGK).
Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2006
Thể dục:( Bài 7)
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI: “HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN”
Mục tiêu: (SGV trang 52)
Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
-	GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
* 	Đứng tại chỗ vỗ tay hát: 1- 2 phút
Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”: 2-3 phút.
2-	Phần cơ bản: 18-22 phút
a)	Đội hình, đội ngũ: 10-12 phút.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
+	Lần 1-2: Tập cả lớp do GV điều khiển. 
+	Lần 3-4: Tập theo tổ (do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ).
+	Lần 5-6: Tập hợp cả lớp, cho các tổ thi đua trình diễn, GV quan sát, nhận xét đánh giá, biểu dương các tổ tập tốt.
+	Lần 7-8: Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố.
b)	Trò chơi vận động: 6 – 7 phút 
Chơi trò chơi “ Hoàng Anh, Hoàng Yến”
Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi & quy định chơi./ Cả lớp thi đua chơi (2-3 lần) / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và tích cực trong khi chơi, chơi đúng luật.(GV tham khảo sách TD2 trang 31- 32; 35- 36)
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	Cho cả lớp chạy đều( theo thứ tự 1, 2, 3, 4,) sau khép dần lại thành vòng tròn nhỏ, đứng lại mặt quay vào tâm vòng tròn: 2- 3 phút
-	Tập động tác thả lỏng.
-	GV giúp HS hệ thống bài học.
-	GV nhận xét, đánh giá tiết học & giao nhiệm vụ về nhà cho HS.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 55)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT. (GV lưu ý HS tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách rút về đơn vị)
HS làm vở / Chữa bài 
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT. (Gợi ý để HS biết 2 tá bút chì bằng 24 bút chì) 
HS vở, 1 HS lên bảng làm / Chữa bài.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
GV gợi ý để HS tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách rút về đơn vị.
HS làm vở / Chữa bài.
Bài 4:
1 HS nêu yêu cầu BT.
GV gợi ý để HS tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách rút về đơn vị.
HS làm vở / Chữa bài.
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NGHE - VIẾT: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ.
QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH.
Mục đích, yêu cầu: 
Nghe- viết đúng bài chính tả bài “ Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.”
Tiếp tục củng cố về mô hình cấu tạo vần & quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
Đồ dùng dạy-học:
Bút dạ, một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần để GV kiểm tra bài cũ& hướng dẫn HS làm BT2.
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ: 
GV gọi 1HS lên bảng viết vần các tiếng “ chúng tôi mong thế giới này mãi mãi hòa bình” vào mô hình cấu tạo vần và nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc bài chính tả. / HS theo dõi SGK.
HS đọc thầm lại bài, chú ý cách viết tên tiếng nước ngoài và từ dễ viết sai.
Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 2: 
1HS đọc ND bài tập .
1 HS lên bảng làm bài vào phiếu , lớp làm bài vào nháp; nêu sự giống nhau và khác nhau giữa 2 tiếng. 
Gọi HS trình bày bài / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu BT./ Lớp theo dõi SGK.
GV gọi 2 HS nêu miệng / Nhận xét/ Chốt lại bài làm đúng.
HS chữa bài vào vở.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia, iê để không đánh dấu thanh sai vị trí.
Luyện từ và câu:
TỪ TRÁI NGHĨA.
Mục đích, yêu cầu:
Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa. 
Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt từ trái nghĩa. 
Đồ dùng dạy - học:
Từ điển tiếng Việt hoặc 1 vài trang phô tô từ điển ( nếu có)
Bảng phụ viết ND bài tập 1, 2, 3 - Phần luyện tập.
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
2 HS đọc đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật theo 1 ý, một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu của tiết học trước.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Phần nhận xét:
Bài 1:
Một HS đọc yêu cầu của BT1, cả lớp theo dõi SGK.
1 HS đọc các từ in đậm được GV viết sẵn trên bảng: phi nghĩa, chính nghĩa
+	Em hãy so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn trên?	(Nghĩa của các từ này trái ngược nhau.)
GV chốt lại: Những từ có nghĩa trái ngược nhau như vậy là các từ trái nghĩa.
Bài 2:
1HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS làm việc cá nhân (hoặc trao đổi theo cặp đôi) 
HS trình bày ý kiến./ Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. (chết / sống; vinh / nhục)
Bài 3:
1 HS đọc ND yêu cầu bài tập. / Lớp theo dõi SGK
HS thảo luận theo nhóm 4 / Các nh ... g”
GV chuẩn bị 33 biển báo hiệu giao thông đã học & 33 tên của từng biển báo.
GV chia lớp thành 4 nhóm; mỗi nhóm nhận 7-8 biển báo & tên của biển báo. Khi được lệnh các nhóm thi đua chọn đúng tên & biển báo lên đính vào cột dành sẵn cho mỗi nhóm ở trên bảng.
Kết luận: Khi đi đường phải chú ý quan sát biển báo hiệu giao thông và thực hiện theo hiệu lệnh, sự chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông. Luôn luôn nhắc nhỡ mọi người cùng thực hiện với mình.
Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2006
Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
Mục tiêu: (SGV trang 13)
Đồ dùng dạy - học:
a-	GV:
Nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
Tranh ảnh có ND lên án tội ác chiến tranh.
b-	HS: 
SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
Nội dung: Học hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
a-	Hoạt động 1:
GV giới thiệu bài thông qua giới thiệu tranh ảnh lên án tội ác chiến tranh.
GV hát mẫu (có đệm đàn) hoặc nghe băng đĩa.
HS đọc lời ca. (GV phân chia ngắt, nghỉ để HS dễ đọc diễn cảm.)
Dạy hát từng câu. (Phân chia câu hát để tập lấy hơi đúng chỗ)
b-	Hoạt động 2:
Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp (hoặc phách) 1 lần.
Hát kết hợp gõ đệm theo 1 âm hình tiết tấu cố định.
Hát kết hợp gõ đệm (đoạn a)
Trình diễn bài hát theo hình thức tốp ca. (HS luyện tập theo nhóm. / Thi trình diễn)
3-	Phần kết thúc:
+	Hãy kể tên những bài hát về chủ đề hòa bình.
GV minh họa các bài hát: Bầu trời xanh (Nguyễn Văn Quỳ); Hòa bình cho bé (Huy Trân); Trái đất này là của chúng em (Trương Quang Lục- Định Hải); Tiếng chuông & ngọn cờ (Phạm Tuyên); Chúng em cần hòa bình (Hoàng Long- Hoàng Lân).
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà hát lại bài cho mọi người nghe.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: (SGV trang 58)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT. (GV lưu ý để HS nhận được về giải bài toán theo cách “tổng - tỉ”)
HS làm vở / Chữa bài.
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT. (GV lưu ý để HS nhận được về giải bài toán theo cách “tổng - hiệu”)
HS vở, 1 HS lên bảng làm / Chữa bài.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
GV thảo luận với HS để giải bài toán theo 2 cách.
HS làm vở / Chữa bài.
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT)
Mục đích, yêu cầu:
HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
Đồ dùng dạy- học: 
Giấy kiểm tra.
Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh. 
Các hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài:
Ra đề:
GV ghi đề bài lên bảng (Chọn đề 1 (SGK trang 44)).
“Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
HS làm bài.
Thu bài.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS xem trước nội dung tiết TLV tuần 5 , nhớ lại những điểm số em có trong tháng để làm tốt bài tập thống kê.
Địa lí
SÔNG NGÒI
Mục tiêu: (SGV trang 84)
Đồ dùng dạy học:
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về sông mùa lũ & sông mùa cạn (nếu có).
Các hoạt động dạy - học:
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc:
Hoạt động 1: (cá nhân hoặc cặp)
a-	Bước 1:
HS quan sát hình 1 SGK, trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi sau:
+	Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
+	Kể tên và chỉ trên H1 vị trí một số sông ở Việt Nam.
+	Ở miền Bắc &miền Nam có những sông lớn nào?
+	Nhận xét về sông ngòi ở miền trung.
b-	Bước 2:
Gọi HS trả lời. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Vài HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các con sông chính: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.
*	Kết luận: mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc & phân bố rộng khắp trên cả nước.
2-	Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa.
Hoạt động 2: (nhóm)
a-	Bước 1:
HS làm việc theo nhóm: quan sát H2 , H3 hoặc tranh ảnh sưu tầm(nếu có) rồi hoàn thành bảng sau:
Thời gian
Đặc điểm
Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa
................................
Mùa khô
b-	Bước 2:
Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời.
GV phân tích thêm: Sự thay đổi chế độ nước của sông ngòi Việt Nam chính là do sự thay đổi của chế độ mưa thay đổi theo mùa gây nên. Nước sông lên xuống theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống & SX như: ảnh hưởng tới giao thông trên sông, tới hoạt động của nhà máy thủy điện, nước lũ đe dọa mùa màng & đời sống nhân dân ven sông.
+	Em hãy cho biết màu nước ở sông quê em vào mùa lũ & mùa cạn có khác nhau không? Tại sao?
GV giải thích cho HS hiểu được: Các sông ở Việt Nam vào mùa lũ thường có nhiều phù sa là do các nguyên nhân sau: diện tích đất liền nước ta là miền đồi núi, độ dóc lớn. Nước ta lại có mưa nhiều& mưa lớn tập trung theo mùa, đã làm cho nhiều lớp đất trên mặt bị bào mòn rồi đưa xuống dòng sông. Điều đó làm cho nước sông có nhiều phù sa nhưng cũng làm cho đất đai miền núi ngày càng xấu đi. Nếu rừng bị mất thì đất càng bị bào mòn mạnh.
3-	Vai trò của sông ngòi:
Hoạt động 3: (cả lớp)
+	Em hãy cho biết vai trò của sông ngòi?
(+ Bồi đắp nên nhiều đồng bằng; Cung cấp nước cho đồng ruộng & nước cho sinh hoạt; Là nguồn thủy điện & là đường giao thông; Cung cấp nhiều tôm cá.)
HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
+	Vị trí 2 đồng bằng lớn & những con sông bồi đắp nên chúng.
+	Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-a-li & Trị An.
*	Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thủy điện, cung cấp nước cho SX & đời sống, đồng thời cho ta nhiều thủy sản.
Thứ bảy ngày 30 tháng 9 năm 2006
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Mục đích, yêu cầu:
Biết lập dàn ý & viết thành 1 đoạn văn tả cảnh cánh đồng vào một buổi trong ngày.
Đồ dùng dạy học:
1-	Giáo viên:
Tranh, ảnh quang cảnh một con sông, 1 hồ nước.
2-	Học sinh:
Những ghi chép kết quả quan sát cảnh 1 con sông hoặc hồ nước
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Dựa vào những gì quan sát được, em hãy lập dàn ý cho đoạn văn tả cảnh 1 con sông hoặc hồ nước vào 1 buổi trong ngày.
HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm.
GV gọi 1 HS đọc dàn ý, nhận xét, góp ý.
Bài 2: Từ dàn ý của BT1, em hãy viết thành đoạn văn tả cảnh một con sông hoặc 1 hồ nước 1 buổi trong ngày.
HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm.
GV gọi 1 HS đọc bài làm, nhận xét, góp ý.
GV chấm điểm 1 số bài.
3- 	Củng cố, dặn dò: 
- 	GV nhận xét tiết học. 
Khoa học
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
Mục tiêu: (SGV trang 40)
Đồ dùng dạy học:
Hình trang 18-19 SGK.
Các phiếu ghi 1 số thông tin về những việc nên làm để BVSK ở tuổi dậy thì.
Mỗi HS chuẩn bị 1 thẻ từ: 1 mặt ghi chữ Đ (đúng), 1 mặt ghi chữ S (sai).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Động não
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
Cách tiến hành:
a-	Bước 1: 
GV nêu vấn đề để HS động não: Ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi & tuyến dầu ở da hoạt động mạnh. Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi, nếu để đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt ở các chỗ kín sẽ gây mùi hôi khó chịu. Tuyến dầu làm cho da, đặc biệt là da mặt trở nên nhờn, chất nhờn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển tạo thành mụn “trứng cá”Vậy ở tuổi dậy thì, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”?
b-	Bước 2:
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến (VD: rửa mặt, gội đầu, tắm rữa, thay quần áo).
GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
HS nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên.
GV chốt lại sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể nói chung & nhấn mạnh tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển, vì vậy chúng ta cần phải biết vệ sinh cơ quan sinh dục.
2-	Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
GV chia nhóm (nam riêng, nữ riêng), giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: thoả luận & hoàn thành BT ở phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 1
Vệ sinh cơ quan sinh dục nam: Hãy khoanh vào chữ cái trước các câu đúng.
1. Cần rửa cơ quan sinh dục:
 a) Hai ngày 1 lần.
 b) Hằng ngày.
2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý:
 a) Dùng nước sạch.
 b) Dùng xà phòng tắm.
 c) Dùng xà phòng giặt.
 d) Kéo bao quy đầu về phía người, rửa sạch bao quy đầu & quy đầu.
3. Dùng quần lót cần chú ý:
 a) Hai ngày thay 1 lần.
 b) Mỗi ngày thay 1 lần.
 c) Giặt & phơi trong bóng râm.
 d) Giặt & phơi ngoài nắng.
Phiếu học tập số 2
Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ: Hãy khoanh vào chữ cái trước các câu đúng.
1. Cần rửa cơ quan sinh dục:
 a) Hai ngày 1 lần.
 b) Hằng ngày.
 c) Khi thay băng vệ sinh.
2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý:
 a) Dùng nước sạch.
 b) Dùng xà phòng tắm.
 c) Dùng xà phòng giặt.
 d) Không rữa bên trong, chỉ rửa bên ngoài.
3. Sau khi đi vệ sinh cần chú ý:
 a) Lau từ phía trước ra sau.
 b) Lau từ phía sau tới trước.
4. Khi hành kinh cần thay băng vệ sinh:
 a) Ít nhất 4 lần trong ngày.
 b) Ít nhất 3 lần trong ngày.
 c) Ít nhất 2 lần trong ngày.
Chữa bài theo nhóm (nam riêng, nữ riêng), GV đi đến từng nhóm để giúp đỡ những thắc mắc của HS (nếu có)
(- Phiếu học tập số 1: 1-b; 2-a, b, d; 3-b, d.
 - Phiếu học tập số 2: 1- b, c. 2- a, b, d; 3- a; 4- a.)
1 HS đọc mục bạn cần biết trang 19 SGK.
3-	Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận.
Mục tiêu: HS xác định được những việc nên & không nên làm để để bảo vệ sức khỏe về thể chất & tinh thần ở tuổi dậy thì.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm: 
+	Chỉ và nêu ND của tùng hình.
+	Chúng ta nên làm gì & không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất & tinh thần ở tuổi dậy thì.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. / Nhận xét, bổ sung.
Kết luận: (Ý 3 mục bạn cần biết SGK trang 19)
4-	Hoạt động 4: Trò chơi: “Tập làm diễn giả”
GV hướng dẫn cách chơi, chọn 6 HS tham gia trò chơi, phát cho mỗi em 1 phiếu đã ghi sẵn ND trình bày (SGV trang 44, 45).
HS tham gia chơi (6 em)
GV tuyên dương những bạn tham gia chơi & gọi các em khác trả lời câu hỏi:
+	Các em rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn?
GV nhận xét tiết học & dặn HS thực hiện những việc nên làm của bài học.
Kĩ thuật
ĐÍNH KHUY BẤM (T 2-3)
(Đã soạn bài ở tiết 2)
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 4.doc