Tập đọc:
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A- PÁC- THAI.
I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 133)
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa trong SGK. Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- Bài cũ:
- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Ê- mi- li, con./ Nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- Luyện đọc:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. GV giới thiệu ảnh cựu Tổng thống Nam Phi Nen- xơn Man- đê- la & tranh minh họa bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( Đọc 2- 3 lần )
Bài này chia làm 3 đoạn theo hình thức trình bày của SGK.
+ GV giới thiệu với HS về Nam Phi có sử dụng bản đồ thế giới.
+ GV ghi bảng cho cả lớp luyện đọc từ khó và số liệu thống kê.
+ GV giải thích số liệu thống kê.
- GV kết hợp hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ khó cuối bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2006 Tập đọc: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A- PÁC- THAI. Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 133) Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh họa trong SGK. Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc. Các hoạt động dạy- học: Bài cũ: - GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Ê- mi- li, con./ Nhận xét, ghi điểm. Bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a- Luyện đọc: - 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. GV giới thiệu ảnh cựu Tổng thống Nam Phi Nen- xơn Man- đê- la & tranh minh họa bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( Đọc 2- 3 lần ) Bài này chia làm 3 đoạn theo hình thức trình bày của SGK. + GV giới thiệu với HS về Nam Phi có sử dụng bản đồ thế giới. + GV ghi bảng cho cả lớp luyện đọc từ khó và số liệu thống kê. + GV giải thích số liệu thống kê. - GV kết hợp hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ khó cuối bài. HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc toàn bài. GV đọc diễn cảm bài văn. b- Tìm hiểu bài: Câu 1: dưới chế độ a- pác- ta, người da đen bị đối xử như thế nào? ( Phải làm công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp; phải sống, làm việc, chữa bệnh ở những khu riêng; không được hưởng 1 chút tự do, dân chủ nào.) Câu 2: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? (đứng lên đòi quyền bình đẳng . Cuộc chiến tranh của họ cuối cùng dành được thắng lợi.) Câu 3: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a- pác- thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? (VD: Vì những người yêu chuộng hòa bình & công lí không thể chấp nhận 1 chính sách phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo như chế độ a- pác thai./ ..) Câu3: Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi? ( HS nói theo thông tin trong SGK.Nếu nói thêm thông tin khác khi xem ti vi, đọc báo thì càng tốt.) c- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 + GV gọi 2 HS đọc đoạn 3 . GV hướng dẫn cách đọc : giọng cảm hứng ca ngợi, sảng khoái. Nhấn mạnh các từ: bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do & công lí, buộc phải hủy bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt HS luyện đọc theo cặp GV gọi vài HS đọc diễn cảm . Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; ghi nhớ thông tin các em có được từ bài văn. Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: (SGV trang 70) Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu BT. GV hướng dẫn làm mẫu. HS làm vở / Chữa bài. Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm vở / Chữa bài. Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm nháp, trao đổi với bạn bên cạnh / Thi điền nối tiếp theo dãy bàn / Chữa bài. Bài 4: 1 HS đọc đề bài. HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp / Chữa bài 3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét giờ học. Đạo đức: CÓ CHÍ THÌ NÊN (T2) Mục tiêu: (SGV trang 22) Đồ dùng dạy - học: Một vài mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó (ở địa phương thì càng tốt) như Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung. Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3 (T1) Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Làm BT3 SGK. Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được 1 tấm gương tiêu biểu để kể cho cả lớp cùng nghe. Cách tiến hành: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ & giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được. Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV có thể ghi bảng tóm tắt vào mẫu sau: Hoàn cảnh Những tấm gương Khó khăn của bản thân Khó khăn của gia đình Khó khăn khác GV cần cho VD để HS hiểu rõ những khó khăn: VD: Khó khăn của bản thân như: sức khỏe yếu, bệnh tật, GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn trong lớp, trong trường & có kế hoạch để giúp các bạn vượt khó. 2- Hoạt động 2: Tự liên hệ (BT4) Mục tiêu: HS biết cách liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập & đề ra được cách khắc phục khó khăn. Cách tiến hành: 1 HS đọc yêu cầu BT4. HS làm BT theo mẫu. HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm. Mỗi nhóm chọn 1-2 bạn có nhiều khó khăn trình bày trước lớp. Lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp. GV kết luận: Lớp ta có 1 số bạn còn gặp nhiều khó khăn như bạn:Trước hết, bản thân các bạn đó cần nỗ lực phấn đấu để vượt khó. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt qua khó khăn, vươn lên. / Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần có ý chí để vượt qua. / Sự cảm thông, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể là hết sức cần thiết để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2006 Thể dục:( Bài 11) ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI: “CHUYỂN ĐỒ VẬT” Mục tiêu: (SGV trang 59) Địa điểm, phương tiện: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập. Chuẩn bị 1 còi, 4 quả bóng, 4 khúc gỗ, 4 cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi. III- Nội dung & phương pháp lên lớp: 1- Phần mở đầu: 6-10 phút. - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông: 1- 2 phút * Đứng tại chỗ vỗ tay hát: 1- 2 phút * Kiểm tra bài cũ ( nội dung trong vòng 1 – 2 phút ). 2- Phần cơ bản: 18- 22 phút a- Đội hình đội ngũ: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải,quay trái,quay sau dàn hàng, dồn hàng. - GV điều khiển: 1-2 lần, kết hợp sửa chữa những sai sót cho HS. - HS luyện tập theo tổ (Lần 3-4 Tổ trưởng điều khiển; GV quan sát, nhận xét, sửa chữa cho HS các tổ) - Cả lớp tập do GV điều khiển để củng cố . b- Trò chơi vận động: - Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật.” - Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi & quy định chơi./ Cả lớp thi đua chơi (2-3 lần) / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và tích cực trong khi chơi, chơi đúng luật. (GV tham khảo sách TD2 trang 22- 24) 3- Phần kết thúc: 4-6 phút - HS hát 1 bài vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - GV giúp HS hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá tiết học & giao nhiệm vụ về nhà cho HS. Toán HÉC-TA Mục tiêu: (SGV trang 71) Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta. GV: Để đo diện tích một thửa ruộng, 1 khu rừng, người ta dùng đơn vị héc-ta. GV giới thiệu: 1 héc-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông; héc-ta viết tắt là: ha Cả lớp đọc (GV chỉ kí hiệu héc-ta) GV hướng dẫn HS tự phát hiện quan hệ giữa ha & m2 dựa vào quan hệ giữa hm2 đã học: 1ha = 1hm2 = 10 000m2 3- Thực hành: Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm vở / Đổi vở KT chéo / Chữa bài.(Khi chữa bài GV hỏi HS cách làm 1 số bài.) Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm vở / Chữa bài. Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp / Chữa bài .(Khi chữa bài GV hỏi HS cách.) Bài 4: 1 HS đọc đề bài. HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp / Chữa bài 4- Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. HS nêu quan hệ giữa héc-ta & mét vuông GV nhận xét tiết học. Chính tả: NHỚ- VIẾT: Ê- MI- LI, CON. LUYỆN TẬP ĐÁNH DẤU THANH ( CÁC TIẾNG CHỨA ƯƠ/ UA ) Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 136) Đồ dùng dạy- học: Một tờ phiếu khổ to phô tô ND bài tập 3. A- Bài cũ: - 2 HS lên bảng viết 4 tiếng có nguyên âm đôi uô, ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh. - GV Nhận xét, ghi điểm. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn HS viết chính tả: - 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3- 4./ Cả lớp đọc thầm lại, chú ý các dấu câu, tên riêng. - HS tự viết bài vào vở - GV thu chấm 5- 7 bài. / Nhận xét, ghi điểm. 3- Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu của bài. / Lớp đọc thầm. - HS làm bài vào vở. - Thu chấm 5- 7 bài. Vài HS nêu miệng./ Nhận xét chung. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu BT./ Lớp theo dõi SGK. - HS làm bài theo 4 nhóm - Đại diện các nhóm trình bày. / Nhận xét , GV chốt lại bài làm đúng. - HS chữa bài vào vở. - GV giải thích nghĩa của 4 thành ngữ, tục ngữ. - HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ. 4- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT3. Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ- HỢP TÁC Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang137) Đồ dùng dạy- học: Từ điển HS ( nếu có) . Vài tờ giấy đã kẻ bảng phân loại để HS làm BT1,2. Các hoạt động dạy- học: Bài cũ: 1 HS nêu định nghĩa về từ đồng âm./ 1 HS làm BT 2 tiết học trước. / Nhận xét, ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu BT. HS làm bài theo 4 nhóm. Đại diện các nhóm thi làm bài . Nhận xét, GV chốt lại bài làm đúng. HS chữa bài vào vở. Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu BT. HS trao đổi theo cặp làm bài vào phiếu. Đại diện 1 số cặp trình bày ./ Nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng. Bài 3: 1 HS đọc ND bài tập. / Lớp theo dõi SGK. GV nhắc HS: Mỗi em ít nhất đặt 2 câu ( Khuyến khích đặt nhiều hơn) , 1 câu với 1 từ ở BT1, 1 câu với 1 từ ở BT2. HS làm bài vào vở. GV thu chấm 5- 7 bài , vài HS đọc câu đã viết. / Nhận xét, ghi điểm. Bài 4: 1 HS đọc ND bài tập. GV giúp HS hiểu ND 3 thành ngữ HS làm bài vào vở. gv gọi vài HS đọc những câu vừa đặt ./ Nhận xét, tuyên dương. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ nhũng từ mới học và HTL 3 thành ngữ vừa học trong bài. Chiều thứ ba ngày ngày 17 tháng 10 năm 2006 Toán (Tự học) LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố về giải toán, đo diện tích. Rèn kĩ năng giải toán có lời văn, chuyển đổi số đo diện tích. Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: (BT3 trang 34 vở BT toán 5) 1 HS nêu yêu cầu BT. 2 HS làm trên bảng lớp / Cả lớp làm BT vào vở / Chữa bài. Bài 2: (BT3 trang 35 vở BT toán 5) 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm làm bài vào vở / Chữa bài (Thi khoanh tròn nhanh). Bài 3: (BT4 trang 35 vở BT toán 5) 1 HS đọc đề bài. HS làm làm bài vào vở / Chữa bài. Bài 4: (BT2 trang 36 vở BT toán 5) 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm vở / Chữa bài (Thi điền nhanh). Bài 5: (BT4 trang 36 vở BT toán 5) 1 HS đọc đề bài. HS làm làm bài vào vở / Chữa bài. 3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét giờ học. Tiếng Việt ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mục đích, yêu cầu: Nhận biết được từ đồng âm. Tìm được từ đồng âm với từ đã cho. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. Hoạt động 2: Làm bài tập: Bài ôn: + Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ. ... ung dẻ, Thả đĩa ba ba, b- HS: SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). Các hoạt động dạy - học: 1- Phần mở đầu: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Phần hoạt động: Nội dung: Học hát bài Con chim hay hót. a- Hoạt động 1: GV giới thiệu bài thông qua giới thiệu nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. GV hát mẫu (có đệm đàn) hoặc nghe băng đĩa. HS đọc lời ca. (GV phân chia ngắt, nghỉ để HS dễ đọc diễn cảm.) Dạy hát từng câu. (Phân chia câu hát để tập lấy hơi đúng chỗ) b- Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp (hoặc phách) 1 lần. Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. (Chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm này hát, nhóm kia gõ đệm và ngược lại) 3- Phần kết thúc: + Hãy kể tên những bài hát nói về loài vật. GV minh họa các bài hát: Chú ếch con (Phan Nhân); Chim chích bông (Phan Dung- Nguyễn Viết Bình); Chú voi con ở bản Đôn (Phạm Tuyên); Gà gáy (Dân ca Cống) GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hát lại bài cho mọi người nghe. Toán LUYỆN TẬP CHUNG Mục tiêu: (SGV trang 77) Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp / Chữa bài (Khi chữa bài cho HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số) Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm vở / Đổi vở để KT chéo / Chữa bài Bài 3: 1 HS đọc đề bài. HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp / Chữa bài (KQ: 15 000 m2) Bài 4: 1 HS đọc đề bài. HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp / Chữa bài 3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét giờ học. Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 148) Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh họa cảnh sông nước: biển, sông, suối, bờ đầm(cỡ to) Các hoạt động dạy học: Bài cũ: 2 HS đọc lại bài viết Đơn xin gia nhập đội tình nguyện tiết trước. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ( Quan sátghi lại) Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu BT (đọc cả ND các đoạn văn a, b). 1HS đọc phần chú giải/ Lớp đọc thầm GV giải thích thêm một số từ ngữ khó trong bài. HS hoạt động nhóm trả lời 3 câu hỏi SGK./ Các nhóm trình bày, nhận xét, chốt lại lời giải đúng. (Tham khảo SGV trang 149) Bài 2: - GV 1 HS đọc yêu cầu. - GV và HS giới thiệu một vài cảnh minh họa về cảnh sông nướcđã sưu tầm. - GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS. - Dựa trên kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý ( vào vở hoặc vở bài tập ) cho bài văn tả một cảnh sông nước./ GV phát bút dạ , giấy khổ to cho 3 HS khá, giỏi làm bài. - GV gọi vài HS trình bày bài làm. / Lớp và GV nhận xét. / GV chấm điểm những dàn ý tốt. - GV chốt lại bằng cách mời 1 HS làm bài tốt nhất trên giấy khổ to dán lên bảng lớp, trình bày kết quả để cả lớp và GV nhận xét, bổ sung xem như một bài mẫu để HS cả lớp tham thảo. GV cho HS tự sửa dàn bài của mình.VD: + Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sông nước định tả. + Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật: mặt nước, cây cối, chim chóc, + Kết bài: Em rất thích cảnh đó như thế nào? 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý đã viết, viết lại vào vở; chuẩn bị cho tiết LTV tới. Địa lí ĐẤT VÀ RỪNG (BÀI 6) Mục tiêu: (SGV trang 90) Đồ dùng dạy học: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ phân bố rừng Việt Nam (nếu có). Tranh ảnh thực vật & động vật của rừng Việt Nam (nếu có). Hoạt động dạy - học: 1- Đất ở nước ta: Hoạt động 1: (cặp) a- Bước 1: HS đọc SGK & hoàn thành BT sau: + Kể tên & chỉ vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. + Kẻ bảng sau đây rồi điền ND phù hợp vào bảng: Tên loại đất Vùng phân bố Một số đặc điểm Phe-ra-lít . . . . Phù sa . . . . b- Bước 2: Đại diện 1 số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. 2 HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta. Lớp & GV nhận xét, sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. c- Bước 3: GV trình bày: Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi đôi với việc bảo vệ & cải tạo. + Em hãy nêu 1 số biện pháp bảo vệ & cải tạo đất ở địa phương em. ( Bón phân hữu cơ, thau chua, rửa mặn) * Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng ở vùng đồi núi & đất Phù sa ở vùng đồng bằng. 2- Rừng ở nước ta: Hoạt động 2: (nhóm) a- Bước 1: HS các nhóm quan sát H1, H2, H3 & đọc SGK để hoàn thành BT sau: + Chỉ vùng phân bố của rừng rậm & rừng ngập mặn trên lược đồ. + Kẻ bảng sau rồi điền ND phù hợp: Rừng Vùng phân bố Một số đặc điểm Rừng rậm nhiệt đới . . . . Rừng ngập mặn . . . . b- Bước 2: Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung. 1số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Phân bố rừng (nếu có) vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới & rừng ngập mặn. * Kết luận: Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng nhiệt đới& rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi & rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển. Hoạt động 3 (cả lớp) HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: + Em hãy cho biết vai trò của rừng đối với đời sống của con người. HS trưng bày & giới thiệu tranh ảnh của thực vật & động vật của rừng Việt Nam (nếu có). + Để bảo vệ rừng nhà nước & người dân phải làm gì? + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng? GV phân tích thêm: Rừng nước ta đã bị tàn phá nhiều. Tình trạng mất rừng (khai thác bừa bãi, đốt rừng làm rẫy, cháy rừng) đã và đang là mối đe dọa lớn đối với cả nước, không chỉ về mặt KT mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người. Do đó, việc trồng và bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách. Thứ bảy ngày 21 tháng 10 năm 2006 Tiếng Việt ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH Mục đích, yêu cầu: Biết lập dàn ý & viết thành 1 đoạn văn tả cảnh trường của em. Đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: Tranh, ảnh quang cảnh trường học. 2- Học sinh: Những ghi chép kết quả quan sát trường học. Các hoạt động dạy học: Bài cũ: - 1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Dựa vào những gì quan sát được, em hãy lập dàn ý cho đoạn văn tả cảnh trường em. - HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm. - GV gọi 1 HS đọc dàn ý, nhận xét, góp ý. Bài 2: Từ dàn ý của BT1, em hãy viết thành đoạn văn tả cảnh trường em. - HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm. - GV gọi 1 HS đọc bài làm, nhận xét, góp ý. - GV chấm điểm 1 số bài. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Khoa học PHÒNG BỆNH SỐT RÉT Mục tiêu: (SGV trang 57) Đồ dùng dạy - học: Sưu tầm vỏ đựng thuốc và bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Thông tin & hình trang 26, 27 SGK. Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Làm việc với SGK: Mục tiêu: HS nhận biết được dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. Cách tiến hành: GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát & đọc lời thoại các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 26 SGK & trả lời câu hỏi: + Câu1: Nêu 1 số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. + Câu 2: Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? + Câu 3: Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? + Câu 4: Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả (Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu hỏi). / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. 2- Hoạt động 2: Quan sát & thảo luận: Mục tiêu: Giúp HS: Biết làm cho nhà & nơi ở không có muỗi. Biết tự bảo vệ mình & những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn có tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản & đốt người. Cách tiến hành: GV chia nhóm , giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Thảo luận & trả lời các câu hỏi sau: + Muỗi a-nô-pen thường ẩn náu & đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà & xung quanh nhà? + Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? + Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản? + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người? HS các nhóm làm việc. Đại diện nhóm trình bày, các bạn trong nhóm có thể bổ sung cho hoàn chỉnh câu trả lời. (trình bày xong chỉ định 1 bạn nhóm khác trình bày câu hỏi tiếp theo). (SGV trang60) Kết luận: HS đọc mục Bạn cần biết SGK trang 27. Kĩ thuật THÊU DẤU NHÂN (T1) Mục tiêu: (SGV trang 25) Đồ dùng dạy - học: Mẫu thêu dấu nhân. 1 số sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. 1 mảnh vải 35cm x 35 cm, chỉ khâu, kim khâu, phấn vạch, thước, khung thêu có đường kính 20-25 cm. Các hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: GV giới thiệu & nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 1- Hoạt động 1: Quan sát & nhận xét mẫu: GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân. HS quan sát mẫu kết hợp với quan sát hình 1 (SGK) để trả lời câu hỏi & nêu nhận xét đặc điểm mũi thêu dấu nhân ở mặt trái & ở mặt phải đường thêu. GV giới thiệu sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân & yêu cầu HS nêu ứng dụng của mũi thêu dấu nhân. GV tóm tắt: + Ý1 phần ghi nhớ SGK. + Thêu chữ V được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn trải bàn 2- Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: HS đọc thầm lướt ND mục II (SGK) để nêu các bước thêu dấu nhân. + Nêu các bước thêu dấu nhân. (Vạch dấu đường thêu dấu nhân; thêu dấu nhân theo đường vạch dấu.) GV hướng dẫn HS vạch dấu đường thêu dấu nhân theo SGK. (Có thể hướng dẫn HS so sánh đường vạch dấu của thêu chữ V so với đường vạch dấu của thêu dấu nhân.) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1. / GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn nhanh các thao tác của bước 1. HS đọc mục 2a & quan sát hình 3, hình 4a, 4b, 4c, 4d để nêu các thao tác thêu dấu nhân. GV hướng dẫn thao tác bắt đầu thêu (GV lưu ý HS: lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ 2 phía bên phải đường dấu), mũi thêu thứ nhất, thứ 2. / Sau đó gọi 2-3 HS lên bảng thêu các mũi thêu tiếp theo. / GV theo dõi, uốn nắn thêm. HS quan sát hình 5 nêu & thực hiện thao tác kết thúc đường thêu. / HS lên bảng thực hiện kết thúc đường thêu. / GV theo dõi, uốn nắn. GV hướng dẫn nhanh lần thứ 2 các thao tác thêu dấu nhân. 1-2 HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. / Nhận xét. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS & tổ chức cho HS thực hành tập thêu dấu nhân. Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành thêu dấu nhân. Sinh hoạt SINH HOẠT ĐỘI (Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)
Tài liệu đính kèm: