Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 10

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 10

Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT1)

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 200)

II- Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T1.

- Bút dạ & 1 số tờ giấy khổ to kẽ sẵn bảng ND bài tập.

III- Các hoạt động dạy- học:

1- Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu ND học tập của tuần 10; giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2- Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)

- Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)

- GV ghi điểm.

3- Hướng dẫn HS làm BT 2:

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV phát phiếu cho HS các nhóm làm việc.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung, / GV giữ lại trên bảng bài làm đúng. / 1-2 HS đọc bài làm trên bảng. (SGV trang 202)

4- Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS tiết sau tiếp tục KT.

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2006
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT1)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 200)
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T1.
Bút dạ & 1 số tờ giấy khổ to kẽ sẵn bảng ND bài tập.
Các hoạt động dạy- học:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV giới thiệu ND học tập của tuần 10; giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
3- 	Hướng dẫn HS làm BT 2:
-	1HS đọc yêu cầu đề bài.
GV phát phiếu cho HS các nhóm làm việc.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung, / GV giữ lại trên bảng bài làm đúng. / 1-2 HS đọc bài làm trên bảng. (SGV trang 202)
4- Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS tiết sau tiếp tục KT.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: (SGV trang 102)
Các hoạt động dạy - học:
1-	 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	 Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS tự làm bài vào vở / Chữa bài, cho HS đọc lại số thập phân đã viết đúng.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài.
Bài 4:
1 HS đọc đề bài.
HS làm vở, 1 HS giấy khổ lớn / Chữa bài (Khuyến khích HS làm 2 cách: PP tỷ số & PP rút về đơn vị; KQ: 540 000 đồng)
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị tiết sau KT.
Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2006
Thể dục:( Bài 19)
ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH - TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
MỤC TIÊU: (SGV trang 74)
ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG TIỆN:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, bóng và kẻ sân để tổ chức trò chơi
NỘI DUNG &PHƯƠNG pháp lên LỚP:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2phút)
Chạy chậm theo địa hình tự nhiên, có thẻ GV chạy trước dẫn đường.(1 phút)
-	Đứng thành 3- 4 hàng ngang hoặc vòng tròn sau đó GV hoặc cán sự điều khiển cho cả lớp thực hiện khởi động các khớp (2-3phút)
* 	Chơi trò “đứng ngồi theo hiệu lệnh”(2-3phút)
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút.
- 	Ôn tập 3 động tác vươn thở, tay và chân: 1- 2 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+	Lần đầu, GV làm mẫu và hô nhịp. Nhưng lần sau, cán sự vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho cả lớp tập, GV sửa sai cho HS, nhịp vào nhiều cho HS tập sai thì GV ra hiệu cho cán sự ngưng hô nhịp để sửa rồi mới cho HS tập tiếp.
Học động tác vặn mình: 3- 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
+	GV nêu động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác để cho HS tập theo( GV đứng cùng chiều với HS ). Những lần tập đầu, GV cần hô chậm từng nhịp sao cho HS tập tương đối tốt mới chuyển sang tập nhịp khác. GV nhắc HS ở nhịp 1, 3 chân bước chân rộng hơn hoặc bằng vai, căng ngực, hai tay thẳng, ngẩng đầu, ở nhịp 2, 6 khi quay 90o thân thẳng, bàn tay ngửa. Khi quay thân cần phối hợp giữa thân và tay sao cho khi quay thân xong tay vẫn ở tư thế dang ngang.
-	Ôn 4 động tác thể dục đã học: 3- 4 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+	Cả lớp thực hiện theo sự điều khiển của GV hoặc cán sự hoặc chia nhóm để HS tự ôn luyện, rồi báo cáo kết quả ằng cách từng tổ trình diễn, GV và những HS khác nhận xét, đánh giá.
-	Chơi trò chơi: “ Ai nhanh và khéo hơn”: 4- 5 phút.
3-	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS chơi trò chơi hoặc tập một số động tác để thả lỏng:2 phút 
	-	GV cùng HS hệ thống bài
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài tập. 
Giao bài về nhà: Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung, ghi lại cách chơi của trò chơi “ Ai nhanh và khéo hơn”
Toán
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
(Kiểm tra theo đề chung của trường)
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 2)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 200)
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T1.
Các hoạt động dạy- học:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
Nghe - viết chính tả:
Hướng dẫn HS nghe-viết:
GV đọc bài chính tả.(đọc cả mục chú giải)
Bài chính tả thể hiện điều gì của tác giả? (Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng & giữ gìn nguồn nước.)
HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai chính tả: sông Đà, sông Hồng, nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ.
GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại bài chính tả 1 lượt cho HS soát lại bài.
GV chấm chữa 7- 10 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi, viết chữa những lỗi sai bên lề trang vở.
GV nhận xét chung.
Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học.
-	Dặn HS tiết sau tiếp tục KT.
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 3)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 203)
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T1.
Các hoạt động dạy- học:
1- 	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
Hướng dẫn HS làm BT2:
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV ghi lên bảng tên 4 bài văn & giúp HS hiểu rõ về yêu cầu của BT.(Lưu ý: Giải thích vì sao em thích chi tiết đó.)
HS làm việc cá nhân: làm bài vào giấy nháp. 
Gọi vài HS trình bày miệng bài làm. / Nhận xét, tuyên dương
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm, các nhóm chuẩn bị trang phục để diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân (tiết 5);tiết sau tiếp tục KT.
Chiều thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2006
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Củng cố về viết số đo độ dài, số đo khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
Rèn kĩ năng chuyển đổi số đo & giải toán có lời văn.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 57 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
Cả lớp làm BT vào vở / Chữa bài.
Bài 2: (BT4 trang 57 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài (Thi điền nhanh giữa các nhóm).
Bài 3: (BT4 trang 58 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài (Thi khoanh tròn nhanh giữa 2 đội).
Bài 4: (BT5 trang 58 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài 
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mục đích, yêu cầu:
Củng cố luyện tập về từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Làm bài tập:
Bài ôn:
+	Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ.
Bài 1: Gạch dưới những từ nhiều nghĩa ở từng câu & nói rõ nghĩa của mỗi từ đó:
Bác công nhân đang ăn cơm thì có tiếng còi tàu vào ăn than.
Ở đây chúng tôi được ăn ngon, ngủ ngon nên chóng lại sức.
Bài 3: Ghi dấu x vào ô trống trước câu có từ “đánh” được sử dụng theo nghĩa gốc, ghi chữ c vào ô trống trước câu có từ “đánh” sử dụng theo nghĩa chuyển:
	£	Em bé bị đánh vào chân.
	£	Chị ấy đánh môi son đậm quá!
	£	Cái nồi được đánh sạch bong.
	£	Bạn bè chớ nên đánh nhau!
	£	Anh Tường đánh máy vi tính rất thạo.
	£	Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành.
	£	Bác Hà đánh một hồi trống báo giờ ra chơi.
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 4)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 204)
Đồ dùng dạy học:
-	Bút dạ & 1 số tờ giấy khổ to kẽ sẵn bảng từ ngữ ở BT1, BT2.
Các hoạt động dạy- học:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn giải bài tập:
Bài1:
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT./ Gọi HS làm mẫu.
HS làm việc theo nhóm: thảo luận, trao đổi để điền vào bảng. 
Đại diện nhóm trình bày / Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT.
HS làm việc theo nhóm: thảo luận, trao đổi để điền vào bảng. 
Đại diện nhóm trình bày / Nhận xét, bổ sung./ GV giữ lại 1 bài làm tốt nhất.
Vài HS đọc lại kết quả.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS các nhóm chuẩn bị trang phục để diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân (tiết 5); tiết sau tiếp tục KT tập đọc & HTL.
Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2006
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 5)
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 206)
Đồ dùng dạy học:
-	Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T1.
-	Một số trang phục, đạo cụ để diễn vở kịch Lòng dân.
Các hoạt động dạy- học:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
Hướng dẫn HS làm BT2:
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV lưu ý thêm 2 yêu cầu: - Nêu tính cách một số nhân vật; - Phân vai để diễn một trong 2 đoạn.
1HS đọc vở kịch Lòng dân / Lớp đọc thầm, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Các nhóm lần lượt diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân. / Nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch hay, diễn viên giỏi.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Khen ngợi, khích lệ các nhóm diễn vở kịch hay tiếp tục luyện tập để biểu diễn trong các buổi văn nghệ của trường.
Dặn HS tiết sau tiếp tục KT.
Toán
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
Mục tiêu: (SGV trang 106)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện cộng hai số thập phân:
a-	VD1:
GV nêu VD1 / 1 HS nêu lại bài toán.
+	Muốn biết đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét ta làm thế nào? Nêu phép tính.
	( 1,84 + 2,45 = ? (m))
GV hướng dẫn HS tìm cách thực hiện phép tính cộng bằng cách chuyển về cộng 2 STN.
GV hướng dẫn HS cách đặt tính & tính như SGK.
GV cho HS nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa 2 phép tính:
	184	1,84
	 +	 +
	245	2,45
	429	4,29
(Đặt tính giống nhau, cộng giống nhau, chỉ khác ở chỗ có dấu phẩy & không có dấu phẩy)
+	Muốn cộng 2 STP ta làm thế nào?
-	HS phát biểu ý kiến, nhận xét, kết luận (như SGK)
b-	VD2:
-	GV nêu bài toán, hướng dẫn HS tự đặt tính & tính, vừa viết vừa nói như hướng  ... hau, có chỗ an toàn, có chỗ không an toàn. Chúng ta phải biết để phòng tránh tai nạn có thể xảy ra & biết chọn đường an toàn để đi.
2-	Hoạt động 2: Xác định con đường an toàn đi đến trường.
HS làm việc theo nhóm: Ghi tên đường và chữ A (an toàn), chữ K (không an toàn) vào bảng 19 tiêu chí SGK trang 26)
Các nhóm trình bày,GV kết luận:
*	Kết luận: Đi học hay đi chơi cần phải biết chọn con đường an toàn để đi.
Củng cố, dặn dò:
HS đọc mục ghi nhớ.
Dặn HS thực hành những điều đã học & nhắc nhỡ mọi người cùng thực hiện.
Thư sáu ngày 17 tháng 11 năm 2006
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
Mục tiêu: (SGV trang 30)
Đồ dùng dạy - học:
a-	GV:
Nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
Tập trước 1 vài động tác phụ họa cho bài hát Những bông hoa những bài ca:
+	Động tác 1: Câu: Ngàn hoa nở tươi, kheo sắc hương dưới ánh mặt trời: 2 bàn tay từ từ nâng lên trước ngực. (lời 2 tương tự)
+	Động tác 2: Câu: Chúng em xin tặng các thầy, các cô: 2 cánh tay như nâng bó hoa nâng lên (lời 2 tương tự)
Tranh ảnh 4 nhạc cụ: Flute, kèn Trompette, kèn Clarinette, kèn Saxophone.
b-	HS: 
SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Tự nghĩ 1 vài động tác phụ họa cho bài hát.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Những bông hoa những bài ca.
Ôn lại bài hát 1 lần.
GV sửa chữa những chỗ hát sai.(Lưu ý: Bắt nhịp 2-1 để HS hát vào phách 2 ở câu đầu tiên của bài. Hát với tình cảm tươi vui, náo nức. Phân chia câu hát để tập lấy hơi đúng chỗ)
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca.
Hát kết hợp 1 vài động tác phụ họa. (Khuyến khích nhóm HS tự thể hiện 1 vài động tác phụ họa. GV chọn 1-2 động tác phù hợp để phổ biến cho cả lớp)
Nội dung 2: Giới thiệu 1 số nhạc cụ nước ngoài:
GV cho HS xem tranh ảnh về 4 nhạc cụ trong SGK.
GV cho HS nghe làm quen với âm sắc của 4 loại nhạc cụ đó bằng phím đàn điện tử.
GV cho HS nghe bài hát “Những bông hoa những bài ca” được cài vào bộ nhớ của 4 loại nhạc cụ trên.
Gợi ý cho HS cảm nhận âm sắc của 4 loại nhạc cụ giới thiệu.
3-	Phần kết thúc:
Biểu diễn bài Những bông hoa những bài ca theo hình thức tốp ca.
GV nhận xét tiết học.
Toán
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
Mục tiêu: (SGV trang 109)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tự tính tổng của nhiều số thập phân.
a-	VD:
GV nêu VD / 1 HS nêu lại bài toán.
+	Muốn biết cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào? Nêu phép tính.
	( 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (lít))
GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép tính cộng như cộng hai số thập phân (Đặt tính: viết lần lượt số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau – Tính: Cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên, viết dấu phẩy của tổng thẳng cột với dấu phẩy ở các số hạng.)
Gọi vài HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
b-	Bài toán:
1 HS nêu yêu cầu BT.
1HS lên bảng làm, lớp làm nháp / Chữa bài (như SGK).
1 HS nhắc lại cách cộng nhiều số thập phân.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
2HS làm bài trên giấy khổ to, cả lớp làm nháp / Chữa bài (Khi chữa bài cho HS nhắc lại cách cộng nhiều số thập phân).
Bài 2:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm (Kẻ sẵn bảng như SGK để hướng dẫn các nhóm làm việc): tính rồi so sánh giá trị của (a + b) + c & a + (b + c); rút ra nhận xét về TC kết hợp của phép cộng số thập phân.
HS làm việc theo nhóm; đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS nhắc lại nhận xét như SGK.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài. (Khi chữa bài GV hỏi HS đã sử dụng TC nào?
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
1 HS nêu lại cách cộng nhiều STP.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
TIẾT 7: KIỂM TRA: TẬP LÀM VĂN.
(Kiểm tra theo đề chung của trường - thời gian: 40 phút)
Địa lí
NÔNG NGHIỆP
Mục tiêu: (SGV trang 100)
Đồ dùng dạy - học:
Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.
Các hoạt động dạy - học:
1- Ngành trồng trọt:
Hoạt động 1: (cả lớp)
HS đọc thầm mục 1 SGK và cho biết:
+	Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong SX nông nghiệp ở nước ta?
Nhận xét, chốt lại:
+	Trồng trọt là ngành SX chính trong nông nghiệp.
+	Ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.
Hoạt động 2: (cặp hoặc nhóm nhỏ)
HS quan sát H1 và chuẩn bị trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK.
HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*	Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, cây công nghiệp & cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
+	Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? (Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới)
+	Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo? (đủ ăn , dư gạo xuất khẩu)
GV tóm tắt: Việt Nam đã trở thành 1 trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (chỉ đứng sau Thái Lan).
Hoạt động 3: (cá nhân hoặc cặp)
HS quan sát H1 & chuẩn bị trả lời câu hỏi mục 1 SGK.
HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vùng phân bố của 1 số cây trồng chủ yếu ở nước ta.
*	Kết luận: 
+	Cây lúa gạo được trồng chủ yếu ở các đồng bằng, nhiều nhất là ở đồng bằng Nam Bộ.
+	Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi. Vùng núi phía bắc trồng nhiều chè; Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu
+	Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ & vùng núi phía Bắc.
*	GV có thể tổ chức thêm 1 số hoạt động:
GV cho HS xem tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả của nước ta và xác định trên bản đồ vị trí tương đối của các địa điểm đó.
HS thi kể về các loại cây trồng có ở địa phương mình.
2-	Ngành chăn nuôi:
Hoạt động 4: (cả lớp)
+	Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? (Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo: ngô, khoai, sắn, thức ăn chế biến& nhu cầu thịt, cá, trứng, sữa của nhân dân ngày càng nhiều đã thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển).
HS trả lời câu hỏi của mục 2 SGK.
Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. (Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi. Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.).
Thứ bảy ngày 18 tháng 11 năm 2006
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Mục đích, yêu cầu:
Biết lập dàn ý & viết thành 1 đoạn văn tả cảnh đêm trăng.
Đồ dùng dạy học:
1-	Giáo viên:
Tranh, ảnh về cảnh đêm trăng đẹp.
2-	Học sinh:
Những ghi chép kết quả quan sát cảnh đêm trăng.
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
-	1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
B-	Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Dựa vào những gì quan sát được, em hãy lập dàn ý cho đoạn văn tả cảnh 1 đêm trăng đẹp.
-	HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm.
-	GV gọi 1 HS đọc dàn ý, nhận xét, góp ý.
Bài 2: Từ dàn ý của BT1, em hãy viết thành đoạn văn tả cảnh một đêm trăng đẹp.
-	HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm.
-	GV gọi 1 HS đọc bài làm, nhận xét, góp ý.
-	GV chấm điểm 1 số bài.
3- 	Củng cố, dặn dò: 
- 	GV nhận xét tiết học. 
Khoa học
ÔN TẬP: CON NGƯỜI & SỨC KHỎE (T1)
Mục tiêu: (SGV trang 85)
Đồ dùng dạy - học:
Các sơ đồ trang 42-43 SGK.
Giấy khổ to & bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
Các hoạt động dạy - học:
1-	 Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: 
Ôn lại cho HS 1 số kiến thức trong các bài: Nam hay nữ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
Cách tiến hành:
HS làm việc cá nhân theo yêu cầu các BT 1, 2, 3 trang 45 SGK.
Gọi 1 số HS chữa bài. / Nhận xét, bổ sung.
(Câu 1: vẽ tuổi dậy thì ở nữ từ10- 15 tuổi, tuổi dậy thì ở nam từ 13-17 tuổi. Câu 2: d Câu 3: c )
2-	Hoạt động 2: Trò chơi “AI nhanh, ai đúng?”
Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học.
Cách tiến hành: 
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+	 Quan sát để tham khảo sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm gan A ở SGK.
+	Vẽ sơ đồ phòng tránh 1 số bệnh khác. (Mỗi nhóm GV phân vẽ sơ đồ của 1 bệnh)
HS hoạt động theo nhóm, GV theo dõi giúp đỡ thêm cho các nhóm.
Đại diện nhóm treo sản phẩm của nhóm & trình bày. / Nhận xét, bổ sung.
3-	Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh vận động. (T2)
Mục tiêu: HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (Hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/AIDS, hoặc TNGT).
Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ & gợi ý HS: Quan sát hình 2, 3 SGK, thảo luận về ND của từng hình, từ đó đề xuất ND tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ.
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp.
Đạo đức:
TÌNH BẠN (T2)
Mục tiêu: (SGV trang 29)
Đồ dùng dạy - học:
Bài hát Lớp chúng mình đoàn kết-Mộng Lân.
Đồ dùng để đóng vai theo truyện Đôi bạn SGK.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Đóng vai (BT1-SGK):
Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: thảo luận & đóng vai các tình huống của BT. (Lưu ý: Việc sai trái mà bạn làm trong tình huống có thể là: vứt rác không đúng nơi quy định, quay cóp trong giờ KT, làm việc riêng trong giờ học,)
Các nhóm thảo luận & chuẩn bị đóng vai.
Các nhóm lên đóng vai.
Thảo luận cả lớp:
+	Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận em khi em khuyên ngăn bạn không?
+	Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không?
+	Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp) ? Vì sao?
GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người tốt.
2-	Hoạt động 2: Tự liên hệ
Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS tự liên hệ.
HS làm việc cá nhân rồi trao đổi với bạn bên cạnh.
Gọi 1 số HS trình bày trước lớp.
GV nhận xét, tuyên dương HS & kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
1-2 HS đọc mục ghi nhớ SGK.
3-	Hoạt động 3: HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề Tình bạn (BT3-SGK)
Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học.
Cách tiến hành:
1 số HS hoặc nhóm HS trình bày.
Cả lớp trao đổi, nhận xét.
GV khen các em đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm.
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 10.doc