Tập đọc
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 212)
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa trong SGK. Tranh ảnh về cây hoa trên ban công , sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố. (nếu có)
III- Các hoạt động dạy- học:
A- Bài cũ:
- KT đồ dùng học tập của HS.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chủ điểm: “Giữ lấy màu xanh” dựa vào tranh minh họa SGK (Nói về nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống xung quanh.)
- GV giới thiệu bài tập đọc.
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- Luyện đọc:
- 1HS nối giỏi đọc toàn bài.
- GV giới thiệu tranh tranh minh họa khu vườn nhỏ bé của bé Thu (SGK) & một số tranh, ảnh sưu tầm về cây hoa trên ban công, sân thượng các ngôi nhà ở thành phố.
- Từng tốp HS ( mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài ( Đọc 2- 3 lượt )
Bài này chia làm 3 đoạn theo hình thức trình bày của SGK.
- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS; giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong bài (Chú giải SGK ).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2006 Tập đọc CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 212) Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh họa trong SGK. Tranh ảnh về cây hoa trên ban công , sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố. (nếu có) Các hoạt động dạy- học: Bài cũ: KT đồ dùng học tập của HS. Bài mới: 1- Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm: “Giữ lấy màu xanh” dựa vào tranh minh họa SGK (Nói về nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống xung quanh.) GV giới thiệu bài tập đọc. 2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a- Luyện đọc: - 1HS nối giỏi đọc toàn bài. - GV giới thiệu tranh tranh minh họa khu vườn nhỏ bé của bé Thu (SGK) & một số tranh, ảnh sưu tầm về cây hoa trên ban công, sân thượng các ngôi nhà ở thành phố. Từng tốp HS ( mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài ( Đọc 2- 3 lượt ) Bài này chia làm 3 đoạn theo hình thức trình bày của SGK. - GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS; giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong bài (Chú giải SGK ). HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc toàn bài. GV đọc diễn cảm bài văn. Tìm hiểu bài: Câu 1: Bé Thu thích ra ban công để làm gì? (để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về về từng loài cây trồng ở ban công.) Câu 2: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? GV ghi bảng những từ ngữ gợi tả. (SGV trang 213) Câu 3: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? (Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.) Câu 4: Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào? (Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn.) - GV bình luận thêm về câu văn, bài văn để giúp HS hiểu sâu hơn. c- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. / GV uốn nắn cách đọc cho từng đoạn - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3.(đọc phân vai) - GV hướng dẫn cách đọc : Chú ý đọc phân biệt được giọng từng nhân vật; nhấn mạnh các từ ngữ: hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi, mổ mổ, rỉa cánh, vội, vườn, cầu viện, đúng là, hiền hậu, đúng rồi, đất lành chim đậu. HS luyện đọc theo cặp. GV gọi vài HS đọc diễn cảm . Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ND câu chuyện.(Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thêm trong lành, tươi đẹp.) GV nhận xét tiết học. Nhắc HS học theo bé Thu có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình & xung quanh. Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: (SGV trang 110) Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu BT. HS tự làm bài vào vở / Chữa bài (GV lưu ý HS cách đặt tính & tính). Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài (Khi chữa bài GV yêu cầu HS giải thích cách làm). Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm vở / Chữa bài / HS đổi vở để KT. Bài 4: - 1 HS đọc đề bài. - HS làm vở, 1 HS giấy khổ lớn / Chữa bài (KQ: 91,1 m) 3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2006 Thể dục:( Bài 21) ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN - TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ” MỤC TIÊU: (SGV trang 77) ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG TIỆN: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập. Chuẩn bị 1 còi, bóng và kẻ sân để tổ chức trò chơi. NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Phần mở đầu: 6-10 phút. GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2phút) Chạy chậm theo địa hình tự nhiên, có thẻ GV chạy trước dẫn đường.(1 phút) - Đứng thành vòng tròn sau đó GV hoặc cán sự điều khiển cho cả lớp thực hiện khởi động các khớp và chơi một trò chơi. Phần cơ bản: 18- 22 phút. - Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình: 2- 3 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp. + Tập đồng loạt cả lớp theo đội hình hàng ngang hoặc hàng dọc.Lần 1, GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS thực hiện theo lần lượt cả 4 động tác. Lần 2- 3, GV hoặc cán sự hô nhịp, không làm mẫu. Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét, sửa động tác sai cho HS. Học động tác toàn thân: 3- 4 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp. + Lần 1:GV nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác, đồng thời hô nhịp( chậm) cho HS tập theo. + Lần 2: GV hô nhịp, cán sự làm mẫu cho cả lớp tập theo. Xen kẽ giữa các lần tập,GV nhận tác và uốn nắn động tác sai và nếu thấy có nhiều HS tập sai ở nhịp nào, GV có thể dừng ở nhịp đó để sửa sai và có thể tập riêng nhịp đó trong một số lần. Lần 3: Cán sự hô nhịp, GV sửa sai trực tiếp cho một số HS. GV nhắc HS ở nhịp 1 và nhịp 5, khi đưa tay lên cao cần thẳng tay, căng lưng, mắt nhìn theo tay, không khuỵu gối. Nhịp 2 đứng thẳng, vai thả lỏng, mắt nhìn thẳng. Nhịp 3 khi gập thân thẳng chân, ngẩng đầu, khi chống tay nâng cách tay lên. - Ôn 5 động tác đã học: 5- 6 phút. Chia tổ để HS tự ôn tập, GV quan sát, sửa động tác sai, giúp cán sự các tổ điều hành tập luyện. * Từng tổ báo cáo kết quả tập luyện: 2- 3 phút. - Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”: 5- 6 phút. GV nhắc HS tham gia trò chơi đúng luật và đảm bảo an toàn khi chơi. 3- Phần kết thúc: 4-6 phút - HS chơi một trò chơi hồi tĩnh ( do GV chọn) vỗ tay theo nhịp và hát : 2 phút. - GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét, đánh giá kết quả bài tập. Giao bài về nhà: Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. Toán TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN Mục tiêu: (SGV trang 112) Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm cách thực hiện trừ hai số thập phân: a- VD1: GV nêu VD1 / 1 HS nêu lại bài toán. + Muốn biết đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét ta làm thế nào? Nêu phép tính. ( 4,29 – 1,84 = ? (m)) GV hướng dẫn HS tìm cách thực hiện phép tính trừ bằng cách: + Chuyển về trừ 2 số TN (như SGK). + Chuyển đổi đơn vị đo để nhận biết kết quả của phép trừ. GV hướng dẫn HS cách đặt tính & tính như SGK. + Muốn trừ 2 STP ta làm thế nào? - HS phát biểu ý kiến, nhận xét, kết luận (như SGK) b- VD2: - GV nêu bài toán, hướng dẫn HS tự đặt tính & tính, vừa viết vừa nói như hướng dẫn SGK. c- Hướng dẫn HS nêu cách trừ 2 STP như SGK rồi gọi vài HS nhắc lại. 3- Hoạt động 3: Thực hành: Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu BT. 2HS lên bảng làm, lớp làm vở / Chữa bài (Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép trừ: Trừ từ phải sang trái: 4 không trừ được 7; 14 trừ 7 bằng 7, viết 7 nhớ 1...) Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài. (GV lưu ý HS cách đặt tính) Bài 3: 1 HS đọc đề bài. HS làm vở / Chữa bài. (Khi chữa bài nên cho HS nêu ra cách giải khác nhau. KQ: 10,25 kg) 4- Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 1 HS nêu lại cách trừ 2 STP. GV nhận xét giờ học. Chính tả: NGHE - VIẾT: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU L /N, ÂM CUỐI N/NG Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 214) Đồ dùng dạy-học: Một số tờ phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở BT 2a hoặc 2b để HS bốc thăm, tìm từ ngữ chứa tiếng đó. VD: trăn- trăng Bút dạ, giấy khổ to để các nhóm thi tìm từ nhanh theo yêu cầu ở BT3 (mục a hoặc b). Các hoạt động dạy-học: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. Hướng dẫn HS nghe- viết: GV đọc bài chính tả trong SGK / HS theo dõi trong SGK 1HS đọc lại./ Lớp đọc thầm. + ND điều 3, khoản 3 luật bảo vệ môi trường nói gì? HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày điều luật, chú ý những từ ngữ dễ viết sai: (phòng ngừa, ứng phó, suy thoái.) HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. GV chấm chữa 7- 10 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi. GV nhận xét chung. Hướng dẫn HS làm BT chính tả: Bài 2b: (Nhóm) 1 HS nêu yêu cầu của BT. HS bốc thăm để tìm cặp âm cần phân biệt & viết các từ ngữ có chứa các âm đó lên giấy nháp / GV chia HS thành 4 nhóm thi viết nhanh lên bảng hoặc giấy khổ to từ ngữ chứa âm mình đã bốc thăm. Lớp & GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. Vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài làm tốt nhất của nhóm GV giữ lại trên bảng lớp. Bài 3: 1HS đọc yêu cầu của bài tập. HS làm bài vào vở. GV mời 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh vào giấy khổ to GV đã chuẩn bị. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV gọi vài HS đọc bài làm./ Nhận xét. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt. Dặn HS viết sai chính tả về nhà viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai. Luyện từ và câu ĐẠI TỪ XƯNG HÔ Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 216) Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn lời giải BT 3 (phần nhận xét) Các hoạt động dạy-học: Bài cũ: GV nhận xét kết quả bài KT giữa kì I. Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. Phần nhận xét: Bài 1: Một HS đọc ND của BT1, cả lớp theo dõi SGK. + Đoạn văn có những nhân vật nào? (Hơ Bia, cơm & thóc gạo) + Các nhân vật làm gì? (Cơm & Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng.) HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.( Những từ chỉ người nói: chúng tôi, ta. Những từ chỉ người nghe: chị, các ngươi. Những từ chỉ người hay vật mà câu chuyện hướng tới: chúng. GV : Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô. Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập. GV nhắc HS chú ý nói lời của 2 nhân vật: cơm, Hơ Bia HS đọc lời của từng nhân vật; nhận xét thái độ của cơm, Hơ Bia. HS trình bày ý kiến./ Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của BT. GV nhắc HS tìm những từ các em thường tự xưng hô với thầy, cô/ bố, mẹ/ anh, chị, em/ bạn bè. Để lời nói đảm bảo lịch sự, cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với bậc, tuổi tác, giới tính HS suy nghĩ . GV gọi vài HS phát biểu ý kiến./ Nhận xét, chốt lại lời giải đúng 3- Phần ghi nhớ: 2-3 HS đọc & nhắc lại ND cần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm. GV yêu cầu HS học thuộc ND cần ghi nhớ. 4- Phần luyện tập: Bài 1: 1HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc HS chú ý: Để giải đúng BT1, cần tìm những câu có địa từ xưng hô trong đoạn văn, sau đó tìm đại từ xưng hô trong từng câu. HS đọc thầm đoạn văn . GV gọi vài HS nêu miệng bài làm. Nhận xét, chốt lại lời giải đúng ( Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa. Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng. lịch sự với thỏ. Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài tập. HS đọc thầm đoạn văn trong SGK. GV hỏi: Đoạn văn có những nhân vật nào? ND đoạn văn kể gì? HS làm bài vào giấy nháp. GV gọi vài HS nêu miệng bài làm. Nhận xét,chốt lại bài là đúng. 2 HS đ ... thanh phách) Nội dung 2: Nghe nhạc: GV giới thiệu 1 bài dân ca. Cho HS nghe. HS phát biểu cảm nhận. HS nghe lại lần 2. 3- Phần kết thúc: HS đọc lại bài TĐN số 2 (có ghép lời) GV nhận xét tiết học. Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN I- Mục tiêu: (SGV trang 117) II- Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Hình thành quy tắc nhân 1 STP với 1 STN: a- VD1: GV nêu VD1 / 1 HS nêu lại bài toán. + Muốn biết chu vi của hình tam giác đó ta làm thế nào? Nêu phép tính. ( 1,2 x 3 = ? (m)) A 1,2 m 1,2 m B 1,2 m C GV hướng dẫn HS tìm cách thực hiện phép nhân bằng cách: + Chuyển về phép nhân 1STN với 1 STN (như SGK). + Chuyển đổi đơn vị đo để nhận biết kết quả của phép nhân 1,2 x 3. HS đối chiếu KQ của phép nhân 12 x 3 = 36 (dm) với KQ của phép nhân 1,2 x 3 = 3,6 (m) , từ đó thấy được cách thực hiện phép nhân 1,2 x 3 GV hướng dẫn HS tự rút ra cách nhân một STP với 1 STN. + Muốn nhân một số thập phân với 1 số tự nhiên ta làm thế nào? - HS phát biểu ý kiến, nhận xét, kết luận (như SGK) b- VD2: - GV nêu bài toán, yêu cầu HS vận dụng nhận xét từ VD1 để tự đặt tính & tính. c- Hướng dẫn HS nêu cách nhân 1 STP với 1 STN như SGK rồi gọi vài HS nhắc lại. 3- Hoạt động 3: Thực hành: Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu BT. 2HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp / Chữa bài (Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân) Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài. (Khi chữa bài cho HS nhắc lại quy tắc nhân 1 STP với 1 STN) Bài 3: 1 HS đọc đề bài. HS làm vở / Chữa bài. (KQ: 170,4 km) 3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. 1 HS nêu lại cách nhân 1 STP với 1 STN. GV nhận xét giờ học. Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 228) Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết mẫu đơn.(SGV trang 228) Các hoạt động dạy-học: Bài cũ: HS đọc lại bài văn đã viết lại sau tiết trả bài trước. / Nhận xét, ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn HS viết đơn: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. GV mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn; mời 1-2 HS đọc lại. Mẫu đơn: Quốc hiệu, tiêu ngữ. Nơi và ngày viết đơn. Tên của đơn. Nơi nhận đơn. Nội dung đơn: + Giới thiệu bản thân; + Trình bày tình hình thực tế; + Nêu những tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra; + Kiến nghị, cách giải quyết;+ Lời cảm ơn. Chữ kí của người viết đơn ở cuối đơn. GV & HS cùng trao đổi về 1 số ND cần lưu ý trong đơn:(SGV trang 229) GV nhắc HS trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra & có thể xảy ra) sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn. Vài HS nói đề bài các em đã chọn. HS viết đơn vào vở. HS tiếp nối nhau đọc lá đơn. / Lớp & GV nhận xét về ND & cách trình bày lá đơn. (VD SGV trang 229) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đơn đúng thể thức; yêu cầu những HS viết đơn chưa đạt về nhà hoàn thiện lá đơn. Dặn HS về nhà quan sát một người trong gia đình để chuẩn bị cho tiết TLV (Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân). Địa lí LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN Mục tiêu: (SGV trang 102) Đồ dùng dạy - học: Tranh ảnh về trồng & bảo vệ rừng, khai thác & nuôi trồng thủy sản. Bản đồ Kinh tế Việt Nam. Các hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: - GV nêu nội dung yêu cầu tiết học. 1- Lâm nghiệp: a- Hoạt động 1: (cả lớp) HS quan sát H1 & trả lời câu hỏi trong SGK. / Nhận xét, bổ sung. * Kết luận: Lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng & bảo vệ rừng, khai thác gỗ & các lâm sản khác. b- Hoạt động 2: (cặp) HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK. GV gợi ý: + So sánh các số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi của tổng diện tích rừng (GV: Tổng diện tích rừng bằng diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng.) + Dựa vào vốn kiến thức đã học & vốn hiểu biết để giải thích vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng. (Các em có thể đọc phần chữ dưới bảng số liệu để tìm ý giải thích cho sự thay đổi diện tích rừng0. HS trình bày kết quả. / Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời. * Kết luận: + Từ năm 1980-1995: diện tích rừng bị giảm do khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. + Từ 1995- 2004: diện tích rừng tăng do Nhà nước & nhân dân tích cực trồng & bảo vệ rừng. GV hỏi thêm: + Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu? (Chủ yếu vùng núi, trung du & 1 phần ở ven biển.) 2- Ngành thủy sản: Hoạt động 3: (Nhóm) + Hãy kể tên 1 số loài thủy sản mà em biết? + Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thủy sản? HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 SGK. HS trình bày kết quả theo từng ý của câu hỏi. * Kết luận: + Ngành thủy sản gồm đánh bắt & nuôi trồng thủy sản. Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng thủy sản. + Sản lượng thủy sản ngày càng tăng Trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt. + Các loại thủy sản đang được nuôi nhiều như các loại cá nước ngọt (cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè), cá nước lợ & cá nước mặn cá song, cá tai tượng, cá trình,), các loại tôm (tôm sú, tôm hùm), trai, ốc, + Ngành thủy sản phát triển mạnh ở vùng ven biển & nơi có nhiều sông, hồ. Củng cố, dặn dò: - HS đọc mục ghi nhớ SGK. Thứ bảy ngày 25 tháng 11 năm 2006 Tiếng Việt ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ Mục đích, yêu cầu: Nghe - viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: “Đất Cà Mau” (Đoạn từ: Cà mau đất xốp.thân cây đước) SGK TV5 trang90 Làm BT để củng cố về phân biệt thanh hỏi, thanh ngã. Các hoạt động dạy-học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết: GV đọc bài chính tả trong SGK / HS theo dõi trong SGK HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày , chú ý những từ ngữ dễ viết sai. HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. GV chấm chữa 7- 10 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi. GV nhận xét chung. 3- Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả: Bài 1: a- Tìm trong bài viết những chữ có dấu ?, dấu ~. b- Tìm và viết vào vở 3 từ ngữ có tiếng chứa thanh hỏi, 3 từ ngữ có tiếng chứa thanh ngã. Bài 2: Tìm 3 từ láy có thanh ngang đi với thanh hỏi, 3 từ láy có thanh nặng đi với thanh ngã. 4- Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Khoa học ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG THƯỜNG I- Mục tiêu: (SGV trang 85) II- Đồ dùng dạy - học: Thông tin & hình trang 46-47 SGK. Phiếu học tập Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song. Các hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: - GV nêu nội dung yêu cầu tiết học. 1- Hoạt động 1: Làm việc với SGK Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre; mây, song. Cách tiến hành: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: đọc các thông tin trong SGK, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành phiếu học tập sau: HS làm việc theo nhóm, GV theo dõi. Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. / Nhận xét, bổ sung. 2- Hoạt động 2: Quan sát & thảo luận: Mục tiêu: HS nhận ra được một số đồ dùng hàng ngày làm bằng tre, mây, song. HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình. Cách tiến hành: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm: quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình, đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm từ vật liệu tre hay mây, song; thư kí ghi vào bảng : Đại diện nhóm trình bày kết quả. / Các nhóm khác bổ sung, kết lại lời giải đúng. Hình Tên sản phẩm Tên vật liệu Hình 4 Đòn gánh. Ống đựng nước. Tre Ống tre Hình 5 Bộ bàn ghế Mây, song. Hình 6 Các loại rổ, rá. Tre, mây. Hình 7 Tủ. Giá để đồ. Ghế. Mây, song Tiếp theo GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi SGK: + Kể tên 1 số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà bạn biết. + Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn. Kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng & phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc. Củng cố, dặn dò: - HS đọc mục ghi nhớ SGK Đạo đức THỰC HÀNH (GIỮA KÌ I) Mục tiêu: - Làm BT thực hành 4 bài đạo đức đã học từ tuần 1 đến tuần 9. Đồ dùng dạy - học: - Phiếu học tập để làm BT1,2 Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Làm BT thực hành. Bài 1: Ghi lại những việc mà em đã làm được chứng tỏ em là học sinh lớp 5 và cho biết suy nghĩ của em khi làm việc đó vào 2 cột dưới đây: Công việc em đã làm Suy nghĩ của em . . . . Bài 2: Ghi lại những việc mà em đã làm được chứng tỏ em là người có trách nhiệm với việc làm của mình vào bảng dưới đây: Công việc em đã làm chứng tỏ em là người có trách nhiệm Bài 3: Em hãy báo cáo việc thực hiện kế hoạch vượt qua những khó khăn của bản thân em. Bài 4: Em hãy kể lại 1 việc làm của em thể hiện lòng biết ơn Tổ tiên. 3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: HS đọc mục ghi nhớ SGK. Sinh hoạt SINH HOẠT LỚP Mục đích, yêu cầu: Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới. Vui chơi giải trí. Nội dung: 1- Đánh giá hoạt động tuần qua: GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua, tổng kết phong trào học tập: “Ngàn hoa điểm mười”. + Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ; thực hiện tốt ATGT, PTBM; Đội cờ đỏ làm việc tốt, nghiêm túc. + Học tập: Trong giờ học nghiêm túc, chăm chú nghe giảng bài, có ý thức học hợp tác, giúp đỡ các bạn học yếu, Thi giữa kì đạt kết quả cao + Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; công tác vệ sinh theo sơ đồ làm tốt. Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động. (Có danh sách riêng) Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm. (Có danh sách riêng) 2- Kế hoạch tuần tới: Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải. Duy trì phong trào “Đôi bạn cùng học” (Những HS yếu lớp cử 1 bạn học khá, giỏi gần nhà cùng học & giúp đỡ lẫn nhau)., phát động thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng 22/12. 3- Vui chơi, giải trí: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán ô chữ”: + Tháng 12 tới có ngày lễ nào lớn? Q U Â N Đ Ô I D Â N N H Â N
Tài liệu đính kèm: