Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 23

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 23

Tập đọc:

PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 57)

- Ý nghĩa: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ trong SGK.

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- 2 HS đọc thuộc lòng bài Cao Bằng & trả lời ND bài đọc.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu: Trong tiết KC tuần trước các em được nghe kể về tài xét xử, tài bắt cướp của ông Nguyễn Khoa Đăng. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết thêm về tài xét xử của một vị quan toà thông minh, chính trực khác.

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 2 HS giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài.

- 2-3 tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.

- Có thể chia bài tập đọc thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu bà này lấy trộm.

+ Đoạn 2: Tiếp kể kia phải cúi đầu nhận tội.

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.

- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải); GV giải thích thêm các từ ngữ:

+ công đường = nơi làm việc của quan toà;

+ khung cửi = công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ;

+ niệm Phật = đọc kinh lầm rầm để khấn Phật.

- HS luyện đọc theo cặp.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 02 năm 2007
Tập đọc:
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 57)
- Ý nghĩa: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ trong SGK.
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
-	2 HS đọc thuộc lòng bài Cao Bằng & trả lời ND bài đọc.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
-	GV giới thiệu: Trong tiết KC tuần trước các em được nghe kể về tài xét xử, tài bắt cướp của ông Nguyễn Khoa Đăng. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết thêm về tài xét xử của một vị quan toà thông minh, chính trực khác.
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
-	2 HS giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài.
-	2-3 tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
Có thể chia bài tập đọc thành 3 đoạn:
+	Đoạn 1: Từ đầubà này lấy trộm.
+	Đoạn 2: Tiếp kể kia phải cúi đầu nhận tội.
+	Đoạn 3: Đoạn còn lại.
GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải); GV giải thích thêm các từ ngữ:
+	công đường = nơi làm việc của quan toà; 
+	khung cửi = công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ; 
+	niệm Phật = đọc kinh lầm rầm để khấn Phật. 
- HS luyện đọc theo cặp. 
-	GV đọc diễn cảm toàn bài.(Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục, trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án; chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn, đọc phân biệt lời nhân vật.
b-	Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
+	Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
+	Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
+	Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy tấm vải?
-	GV: Quan án thông minh, hiểu tâm lí con người nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt;
+	Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền của chùa.
+	Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng.
c-	Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-	GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm theo cách phân vai (người dẫn chuyện, 2 người đàn bà bán vải, quan án).
-	GV hướng dẫn HS đọc đúng giọng từng nhân vật.
-	GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu theo cách phân vai. (Có thể chọn đoạn: Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật  Chú tiểu kia đành nhận tội.
-	Các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc. 
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
XĂNG-TI-MÉT KHỐI; ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
Mục tiêu: (SGV trang 193)
Đồ dùng dạy – học:
Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối; đề-xi-mét khối:
a-	Hình thành biểu tượng về Đề-xi-mét khối:
GV cho HS quan sát biểu tượng HLP cạnh 1 dm.
+	Đề-xi-mét khối là gì? (Là thể tích hình lập phương có cạnh 1dm).
-	Vài HS nhắc lại. / Cả lớp đọc.
-	GV hướng dẫn HS cách đọc, cách viết.
b-	Hình thành biểu tượng về Xăng-ti-mét khối:
GV yêu cầu HS dựa vào Đề-xi-mét khối để cho biết: Thế nào là Xăng-ti-mét khối? (Là thể tích hình lập phương có cạnh 1cm).
-	Vài HS nhắc lại. / Cả lớp đọc.
-	GV hướng dẫn HS cách đọc, cách viết.
c-	Phát hiện mối quan hệ giữa đề-xi-mét khối & xăng-ti-mét khối:
GV đưa mô hình biểu diễn cho HS quan sát & hướng dẫn cho HS nhận ra: Hình lập phương cạnh 1 dm gồm 1000 hình lập phương nhỏ cạnh 1 cm hay: 
1 dm3 = 1 000 cm3.
	1 dm
3-	Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS tự làm bài. / 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra lẫn nhau / Gọi nêu miệng / Chữa bài.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
GV hướng dẫn cách làm bài. / HS làm vở / Đổi vở KT chéo / Chữa bài.
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 13 tháng 02 năm 2007
Thể dục:( Bài 45)
NHẢY DÂY - BẬT CAO – TRÒ CHƠI: “QUA CẦU TIẾP SỨC”
I-	Mục tiêu: (SGV trang 114)
II- Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, bóng, 1HS chuẩn bị 1 dây nhảy.
III-Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
-	GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.(1-2 phút)
-	HS chạy chậm xung quanh sân tập, sau đó đứng thành vòng tròn xoay các khớp: cổ chân, cổ tay, khớp gối. (1-2 phút).
Trò chơi khởi động: “Lăn bóng” (1-2 phút)
2- 	Phần cơ bản: 18 - 22 phút
a-	Ôn di chuyển tung bắt bóng theo nhóm 2 người: 6-8 phút.
-	Các tổ tập di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm 2 người theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng.
-	GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ các HS yếu, sửa sai, nhắc nhỡ.
-	Lần cuối cho các tổ tập thi đua với nhau, GV biểu dương những tổ có nhiều đôi làm tốt.
b-	Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: 5-7 phút.
-	Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định.
-	GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ các HS yếu, sửa sai, nhắc nhỡ.
-	Thi nhảy dây giữa các nhóm (chọn mỗi nhóm 2 HS).
c-	Tập bật cao: 5-7 phút.
-	HS xếp theo đội hình 4 hàng ngang.
GV vài HS giỏi làm mẫu bật cao chạm tay vào vật chuẩn, sau đó cho HS bật nhảy 1 số lần bằng cả 2 chân, GV lưu ý HS khi rơi xuống phải thực hiện động tác hoãn xung để tránh chấn động. (Nhịp hô: 1- Nhún lấy đà; 2- Bật nhảy; 3- Rơi xuống đát & hoãn xung.)
HS luyện tập theo tổ theo khu vực quy định.
*	Thi bật cao theo cách với tay chạm vật chuẩn giữa các tổ (1-2 lần).
b-	Làm quen trò chơi: “Qua cầu tiếp sức”: 5-7 phút.
-	GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi & quy định chơi. Cho HS tập chơi thử.
-	Cả lớp thi đua chơi / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và chơi đúng luật.
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS chạy chậm thả lỏng tích cực, sau đó gập người, rung 2 vai, hít thở sâu: 2-3 phút
-	GV cùng HS hệ thống bài học (2-3 phút).
-	GV nhận xét, đánh giá tiết học & giao nhiệm vụ về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
Toán
MÉT KHỐI
Mục tiêu: (SGV trang 194)
II-	Đồ dùng dạy – học:
Bộ đồ dùng dạy học Toán 5; Tranh vẽ về mét khối & mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
III-Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hình thành biểu tượng mét khối:
a-	Hình thành biểu tượng về mét khối:
GV yêu cầu HS dựa vào Đề-xi-mét khối để cho biết: Thế nào là mét khối? (Là thể tích hình lập phương có cạnh 1m).
-	Vài HS nhắc lại. / Cả lớp đọc.
-	GV hướng dẫn HS cách đọc, cách viết.
c-	Phát hiện mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối & xăng-ti-mét khối:
GV đưa mô hình biểu diễn cho HS quan sát & hướng dẫn cho HS nhận ra: Hình lập phương cạnh 1 m gồm 1000 hình lập phương nhỏ cạnh 1 dm hay: 
1 m3 = 1 000 m3.
 1 m3 = 1 000 000 cm3 
-	GV cho HS quan sát bảng các đơn vị đo m3, dm3, cm3 để rút ra nhận xét như SGK
	1 m
3-	Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
a)	GV yêu cầu HS suy nghĩ làm bài. / Gọi HS đọc kết quả. / Nhận xét, chữa bài.
b)	HS tự làm bài. / 2 HS làm bài trên bảng / Chữa bài.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
GV hướng dẫn cách làm bài. / HS tự làm bài vào vở / Đổi vở KT chéo / Chữa bài (Gọi HS lên bảng điền. / Lớp nhận xét).
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NHỚ - VIẾT: CAO BẰNG
ÔN TẬP VỀ QUY TẮC VIẾT HOA (VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM)
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 77 )
Đồ dùng dạy-học:
-	Bảng phụ hoặc 3-4 tờ giấy khổ to viết các câu văn ở BT2.
Các hoạt động dạy - học:
A-	Bài cũ:
-	1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
-	2 HS lên bảng viết 2 tên người, tên địa lí Việt Nam. / Cả lớp viết vào nháp.
1-	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS nhớ viết:
1 HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ của bài Cao Bằng. / Lớp láng nghe, nhận xét.
HS đọc thầm lại 4 khổ thơ trong SGK, GV nhắc các em chú ý hình thức trình bày khổ thơ 5 chữ, những chữ viết hoa, các từ ngữ dễ viết sai chính tả rồi viết ra giấy nháp).
HS gấp sách, tự nhớ lại 4 khổ thơ viết vào vở.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài tập.
GV mở bảng phụ hoặc dán 4 tờ giấy khổ to viết sẵn các câu văn trong BT2.
HS làm bài vào vở.
GV mời 4 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức - điền đúng, điền nhanh. / Đại diện nhóm trình bày kết quả, nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. / Lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài 3:
-	1 HS đọc yêu cầu BT (đọc cả bài Cửa gió Tùng Chinh).
-	GV nói các địa danh trong bài.
-	GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT
HS làm bài vào vở. / 2 HS làm bài trên bảng lớp. / Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ các quy tắc viết hoa vừa học.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 79)
Đồ dùng dạy học:
Từ điển tiếng Việt, sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học (nếu có).
Bút dạ & 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng BT 2,3 (phần luyện tập).
Các hoạt động dạy- học:
A- 	Bài cũ:
HS làm lại các BT 2, 3 của tiết LTVC trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
B- 	Bài mới:
1- 	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
1HS đọc ND, yêu cầu BT1./ Lớp theo dõi SGK.
GV lưu ý HS tìm đúng nghĩa của từ trật tự.
HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài./ Phát biểu ý kiến. / Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. (ý c: trật tự là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật)
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu BT. / Lớp theo dõi SGK.
GV dán lên bảng 1 tờ phiếu khổ to & yêu cầu HS tìm các từ ngữ theo các hàng.
HS làm bài theo nhóm nhỏ.
Đại diện nhóm làm xong đính bài làm lên bảng, trình bày. / Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. ( Tham khảo SGV trang 80)
GV giữ lại trên bảng bài làm tốt nhất, loại bỏ những từ sai, bổ sung từ ngữ còn thiếu.
!-2 HS đọc lại bài làm trên bảng.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu BT (đọc cả mẫu truyện vui Lí do). / Lớp theo dõi SGK.
GV nhắc HS: Đọc kĩ, phát hiện tinh để nhận ra các từ ngữ chỉ người, chỉ việc liên quan đến ND bảo vệ trật tự, an ninh.
HS tự làm bài vào vở. / 3 HS làm bài trên phiếu.
HS phát biểu ý kiến. Những HS làm bài trên phiếu có kết quả đúng dán bài lên bảng, đọc kết quả. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung.
4-	Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập, dùng từ điển để giải nghĩa 3- 4 từ ngữ ở BT3.
Chiều thứ ba ngày 13 tháng 02 năm 2007
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
I-	Mục tiêu:
-	Củng cố, luyện tập chu ...  HS quan sát hình vẽ SGK rồi hỏi rồi nêu hướng giải bài toán. (GV có thể nêu gợi ý)
HS làm bài vào vở ./ 1HS lên bảng làm bài. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV cho HS quan sát hình vẽ SGK rồi hỏi rồi nêu hướng giải bài toán. (GV có thể nêu gợi ý)
HS làm bài vào vở ./ 1HS lên bảng làm bài. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nêu lại quy tắc tính thể tích HHCN.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 90)
Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết 3 đề bài của tiết kiểm tra viết ở tuần 22, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu, đoạn, ýtrong bài của HS cần chữa chung cả lớp.
Các hoạt động dạy-học:
A-	Bài cũ:
- 	HS trình bày lại CTHĐ trong tiết TLV trước đã được về nhà viết lại. / GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Nhận xét kết quả bài làm của HS:
Nhận xét về kết quả bài làm chung của cả lớp:
GV mở bảng phụ viết sẵn 3 đề bài của tiết kiểm tra; 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, của HS.
Nhận xét chung về bài làm cả lớp:
+	Những ưu điểm chính. (nêu một vài VD cụ thể)
+	Những thiếu sót, hạn chế.(nêu một vài VD cụ thể)
b-	Thông báo điểm số cụ thể:
Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng HS.
Hướng dẫn chữa lỗi chung:
1 số HS lên bảng chữa lỗi./ Cả lớp tự chữa vào giấy nháp.
HS trao đổi về bài chữa trên bảng./ GV chữa lại bằng phấn màu ( nếu sai)
Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài:
HS đọc lời nhận xét của thầy giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình & chữa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay:
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay cho HS nghe.
HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
d-	Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
-	HS làm việc cá nhân. / GV mời vài HS đọc lại đoạn văn đã được viết lại.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt, chữa lại bài tốt trên lớp.
Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài; chuẩn bị tiết TLV tuần 24 (Ôn tập về văn tả đồ vật ).
Địa lí
MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU
Mục tiêu: (SGV trang 129)
Đồ dùng dạy - học:
Quả địa cầu.
Bản đồ Các nước châu Âu; Bản đồ Tự nhiên châu Á.
-	Tranh ảnh về dân cư, hoạt động kinh tế của các nước Liên bang Nga & Pháp.
III- Các hoạt động dạy - học:
1-	Liên bang Nga:
Hoạt động 1: (Nhóm nhỏ)
-	GV giới thiệu trên bản đồ Các nước châu Âu về Liên bang Nga.
-	HS làm việc cá nhân đọc các thông tin SGK rồi hoàn thành bảng sau:
Các yếu tố
Đặc điểm - sản phẩm chính của ngành sản xuất
Vị trí địa lí
Diện tích
Dân số
Khí hậu
Tài nguyên, khoáng sản
Sản phẩm công nghiệp
Sản phẩm nông nghiệp
(- Nằm ở Đông Âu, Bắc Á.)
(- Lớn nhất thế giới, 17 triệu km2)
(- 144,1 triệu người)
(- Ôn đới lục địa)
(- Rừng Tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.)
(- Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông.)
(- lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.)
HS trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả làm việc cá nhân.
Gọi 2 nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
Kết luận: Liên bang Nga nằm ở Đông Âu, Bắc Á, có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên & phát triển nhiều ngành kinh tế.
2-	Pháp:
Hoạt động 2: (Cả lớp)
-	HS quan sát hình 1 để xác định vị trí của nước Pháp:
+	Nước Pháp ở phía nào của châu Âu?
+	Giáp với những nước nào? Đại dương nào?
HS trao đổi với bạn bên cạnh & cho biết:
+	So sánh vị trí địa lí, khí hậu của Liên bang Nga với Pháp.
*	Kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hoà.
Hoạt động 3: (nhóm & cả lớp)
HS làm việc theo nhóm: đọc SGK trao đổi trong nhóm dựa vào các câu hỏi gợi ý SGK.
-	Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung. (Tham khảo SGV trang 131)
GV nói thêm: Ở châu Âu, Pháp là nước có nông nghiệp phát triển, SX nhiều nông sản đủ cho nhân dân dùng và còn thừa để xuất khẩu. Nước Pháp SX nhiều vải, quần áo, mĩ phẩm, dược phẩm, thực phẩm.
Kết luận: Nước Pháp có công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển.
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học
Thứ bảy ngày 24 tháng 02 năm 2007
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: “Phân xử tài tình” (Đoạn từ đầu cúi đầu nhận tội) SGK TV5/T2 trang 46).
Làm BT để củng cố về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Các hoạt động dạy-học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc bài chính tả / HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày , chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
3-	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 1: Viết lại cho đúng những lỗi trong bài chính tả vừa viết, mỗi lỗi viết lại 1 dòng.
Bài 2: Tìm và viết vào vở 3 tên người, 3 tên địa lí Việt Nam.
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt.
Khoa học
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (BÀI 46 - 47 -T1)
Mục tiêu: (SGV trang 153)
Đồ dùng dạy - học:
Chuẩn bị theo nhóm: pin, dây đồng có võ bọc, bóng đèn pin, 1 số vật liệu dẫn điện, 1 số vật liệu không dẫn điện.
Chuẩn bị chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây)
Thông tin và hình trang 94, 95, 97 SGK.
III-Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện:
Mục tiêu: HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
Cách tiến hành:
a)	HS làm việc theo nhóm: thực hành làm thí nghiệm như mục thực hành SGK.
Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
b)	HS chỉ mạch điện kín có dòng điện chạy qua (H4) & nêu được:
+	Pin đã tạo ra trong mạch điện kín cái gì? (một dòng điện).
+	Cái gì đã làm cho dây tóc bóng đèn nóng tới mức phát ra ánh sáng.
GV đặt vấn đề: Phải lắp mạch điện như thế nào đèn mới sáng?
c)	Làm việc theo cặp:
-	HS đọc mục bạn cần biết trang 94, 95 SGK và chỉ cho nhau xem: cực dương (+), cực âm (-) của pin & hai đầu của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu này được đưa ra ngoài.
d)	Làm thí nghiệm theo nhóm:
-	HS quan sát H5 và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. Giải thích tại sao?
-	Lắp mạch điện để KT. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Giải thích kết quả thí nghiệm.
e) Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn.
2-	Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện:
Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc vật cách điện.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 96 SGK.
Đại diện các nhóm trình bày. / Lớp nhận xét, bổ sung, thảo luận.
GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp:
+	Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+	Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
+	Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+	Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
*	Kết luận.
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt.
Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T1)
Mục tiêu: (SGV trang 48)
Đồ dùng dạy - học:
Tranh, ảnh về đất nước & con người Việt Nam và một số nước khác.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ tiết học.
1-	Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin trang 34 SGK.
Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế về truyền thống và con người Việt Nam.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu 1 ND của thông tin trong SGK.
Các nhóm làm việc.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
*	Kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước & giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
2-	Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm:
*	Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
*	Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
+	Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam?
+	Em nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?
+	Nước ta còn có những khó khăn gì?
+	Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
*	Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý & tự hào về Tổ quốc mình, Tự hào mình là người Việt Nam.
-	1-2 HS đọc mục Ghi nhớ SGK.
3-	Hoạt động 3: Làm BT 2-SGK:
*	Mục tiêu: HS củng cố về những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam.
*	Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho HS.
HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh để hoàn thành BT.
HS phát biểu ý kiến./ Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh BT (giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam.)
*	GV kết luận: (SGV trang 50)
4-	Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối:
Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử, ... có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
Mục đích, yêu cầu:
Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
Vui chơi giải trí.
Nội dung:
1-	Đánh giá hoạt động tuần qua:
GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua:
+	Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ; thực hiện tốt ATGT, PTBM; Đội cờ đỏ làm việc tốt, nghiêm túc. 
+	Học tập: Trong giờ học, chăm chú nghe giảng bài, có ý thức học hợp tác, giúp đỡ các bạn học yếu.
+	Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; công tác vệ sinh theo sơ đồ làm tốt.
Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động. (Có danh sách riêng)
Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm. (Có danh sách riêng)
2-	Kế hoạch tuần tới:
Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
Ôn tập chuẩn bị thi giữa kì II đạt kết quả cao.
Phát động phong trào thi đua học tập “Chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3”
Tiếp tục tập tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho 26/3
3-	Vui chơi, giải trí:
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gói bánh- nấu bánh- bóc bánh- ăn bánh”.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 23.doc