Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 32

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 32

Tập đọc:

ÚT VỊNH

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 232)

- Ý nghĩa: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- 2 HS đọc thuộc lòng bài Bầm ơi & trả lời câu hỏi bài đọc.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu chủ điểm: Chủ điểm có tên - Những chủ nhân tương lai.

+ Em hiểu “Những chủ nhân tương lai” là ai?

- GV giới thiệu bài đọc: truyện Út Vịnh kể về một bạn nhỏ có ý thức giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ chơi trên đường ray.

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 1-2 HS (khá, giỏi) nối tiếp nhau đọc bài văn.

- HS quan sát tranh minh hoạ SGK.

- 2-3 tốp HS (mỗi tốp 4 em) nối tiếp nhau đọc 5 đoạn.

- Có thể chia bài tập đọc thành 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu. còn ném đá lên tàu.

+ Đoạn 2: Tiếp . hứa không chơi dại như vậy nữa.

+ Đoạn 3: Tiếp . Tàu hoả đến!

+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.

- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải); giải nghĩa thêm từ: đếm thẻ: trò chơi dân gian của các bé gái.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng đọc phù hợp với ND từng đoạn.

b- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?

+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn đường sắt?

+ Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?

+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 23 tháng 04 năm 2007
Tập đọc:
ÚT VỊNH
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 232)
-	Ý nghĩa: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
-	2 HS đọc thuộc lòng bài Bầm ơi & trả lời câu hỏi bài đọc.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
-	GV giới thiệu chủ điểm: Chủ điểm có tên - Những chủ nhân tương lai.
+	Em hiểu “Những chủ nhân tương lai” là ai?
-	GV giới thiệu bài đọc: truyện Út Vịnh kể về một bạn nhỏ có ý thức giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ chơi trên đường ray.
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
-	1-2 HS (khá, giỏi) nối tiếp nhau đọc bài văn.
-	HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
-	2-3 tốp HS (mỗi tốp 4 em) nối tiếp nhau đọc 5 đoạn.
Có thể chia bài tập đọc thành 4 đoạn:
+	Đoạn 1: Từ đầu... còn ném đá lên tàu.
+	Đoạn 2: Tiếp ... hứa không chơi dại như vậy nữa.
+	Đoạn 3: Tiếp ... Tàu hoả đến!
+	Đoạn 4: Đoạn còn lại.
-	GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải); giải nghĩa thêm từ: đếm thẻ: trò chơi dân gian của các bé gái...
- HS luyện đọc theo cặp.
-	2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
-	GV đọc diễn cảm toàn bài giọng đọc phù hợp với ND từng đoạn.
b-	Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
+	Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+	Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn đường sắt?
+	Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?
+	Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
c-	Luyện đọc diễn cảm:
-	4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài, GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng ND từng đoạn.
-	GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu.(Có thể chọn đoạn: Thấy lạ, Út Vịnh nhìn ra đường tàu... trước cái chết trong gang tấc.).
-	Các nhóm cử đại diện thi đọc diễn cảm trước lớp.
Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc. 
-	GV nhận xét tiết học. Dặn cả lớp nhớ câu chuyện về nhà kể lại cho người thân nghe.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 252).
II- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở./ Gọi HS lên bảng làm bài./ Chữa bài (GV cho 1 số HS nêu cách tính).
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm suy nghĩ làm BT. / Gọi HS nêu miệng bài làm. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở theo mẫu. / 2HS làm bài trên bảng. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 
Bài 4:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở. / Thi khoanh tròn đúng và nhanh giữa 2 dãy bàn. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
-	GV nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 24 tháng 04 năm 2007
Thể dục:( Bài 63)
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
 TRÒ CHƠI: “LĂN BÓNG”
I-	Mục tiêu: (SGV trang 151)
II- Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 5 còi, 2 quả bóng rổ số 5; 10-15 quả bóng 150g; bảng rổ, dụng cụ để tổ chức trò chơi.
III-Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
-	GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.(1-2 phút)
Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc vòng tròn quanh sân: 150-200 m.
Đi theo vòng tròn, hít thở sâu (1 phút)
-	Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai. (1 phút).
Ôn các động tác bài TDPTC (1 lần).
*	KT bài cũ.
2- 	Phần cơ bản: 18 - 22 phút
a-	Môn thể thao tự chọn: (14-16 phút).
*	Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng 1 tay (trên vai): 5- 6 phút.
GV nêu tên động tác./ Gọi HS khá giỏi làm mẫu./ Cả lớp luyện tập (lần lượt mỗi lần 2 em), GV theo dõi sửa sai.
*	Ôn ném bóng vào rổ bằng 2 tay (trước ngực): 5 -6 phút
HS tập hợp theo đội hình hàng dọc.
GV nêu tên động tác./ Gọi HS khá giỏi làm mẫu./ Cả lớp luyện tập theo khẩu lệnh: “Chuẩn bị, ... ném!./ GV theo dõi sửa sai.
*	Thi ném bóng vào rổ bằng 2 tay (trước ngực) giữa các tổ: 3-4 phút
b-	Chơi trò chơi: “Lăn bóng”: 5-6 phút.
-	GV nêu tên trò chơi, GV cùng HS nhắc lại cách chơi & luật chơi./ HS chơi thử, GV giải thích thêm cho tất cả nắm vững cách chơi.
-	Cả lớp thi đua chơi./ GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và chơi đúng luật.
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
GV cùng HS hệ thống bài học: 1-2 phút.
Đi thường theo 2-4 hàng dọc và hát 1 bài: 2-3 phút.
-	Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng. (2 phút).
-	GV nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà: Tập ném bóng trúng đích.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 252).
II- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở./ Gọi HS lên bảng làm bài./ Chữa bài (Lưu ý: GV cho 1 số HS nêu cách tính & lưu ý HS chỉ lấy phần thập phân của tỷ số phần trăm 2 chữ số).
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm suy nghĩ làm BT. / Gọi HS nêu miệng bài làm. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở theo mẫu. / 1HS làm bài trên bảng. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 
Bài 4:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở theo mẫu. / 1HS làm bài trên bảng. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
-	GV nhận xét tiết học.
Chính tả:
NHỚ VIẾT: ĐẤT NƯỚC
LUYỆN TẬP VIẾT HOA
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 234 )
Đồ dùng dạy-học:
Giấy khổ to chép quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị (...được viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó).
Bút dạ & 3 tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT2
Bảng lớp viết tên các cơ quan, đơn vị (viết chưa đúng) BT3.
Các hoạt động dạy - học:
A-	Bài cũ:
-	1 HS đọc lại cho 2-3 HS viết lên bảng lớp tên các danh hiệu, giải thưởng và huy chương (BT3 tiết trước)./ Lớp viết vào giấy nháp.
-	GV nhận xét, ghi điểm.
B-	Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS nhớ viết:
1 HS xung phong đọc thuộc lòng 14 dòng đầu bài thơ Bầm ơi. / Lớp lắng nghe, nhận xét.
HS đọc thầm lại 14 dòng đầu bài thơ Bầm ơi./ GV nhắc các em chú ý hình thức trình bày khổ thơ lục bát, những chữ viết hoa, các từ ngữ dễ viết sai chính tả rồi viết ra giấy nháp).
HS gấp sách, tự nhớ lại 14 dòng đầu của bài thơ Bầm ơi viết vào vở.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
3-	Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV phát phiếu cho 2-4 HS làm bài trên giấy khổ to / HS làm bài vào vở.
HS làm bài trên phiếu làm xong đính lên bảng./ Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV trang 235).
GV mở bảng phụ đã ghi quy tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức đính lên bảng./ 2-3 HS đọc lại, cả lớp theo dõi, ghi nhớ.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn./ Phát biểu ý kiến.
GV mời 1 HS lên bảng sửu lại tên các cơ quan, đơn vị đã viết trên bảng lớp cho đúng./ Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV trang 236)
4-	Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ các quy tắc viết hoa vừa học.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu phẩy)
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 236)
II-	Đồ dùng dạy học:
Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to viết ND 2 bức thư trong mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy (BT1).
2-3 tờ phiếu kẻ sẵn bảng nội dung BT2 để HS làm bài.
III-	Các hoạt động dạy- học:
A- 	Bài cũ:
GV viết lên bảng 2 câu văn thể hiện được cả 3 tác dụng của dấu phẩy./ KT 2 HS nêu tác dụng của dấu phẩy trong từng câu.
GV nhận xét, ghi điểm.
B- 	Bài mới:
1- 	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
1HS đọc yêu cầu của BT1. / Lớp theo dõi SGK.
GV mời 1 HS đọc bức thư đầu, trả lời:
+	 Bức thư đầu của ai? (...là của anh chàng đang tập viết văn)
GV mời 1 HS khác đọc bức thư thứ 2, trả lời:
+	 Bức thư thứ 2 của ai? (...là của Bớc-na Sô)
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ để làm BT vào vở./ GV phát bút dạ cho 2-3 HS làm bài trên giấy khổ to.
HS làm bài trên phiếu khổ to làm xong đính bài làm lên bảng, trình bày. / Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.(GV tham khảo SGV trang 237)
Bài2:
2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT (Đọc cả mẩu chuyện Truyện vui Anh chàng láu lỉnh./ Lớp theo dõi SGK.
GV dán lên bảng 3 tờ phiếu kẻ bảng ND để HS hiểu rõ hơn nội dung, yêu cầu BT./ Mời 3 HS thi làm bài đúng & nhanh./ 3 HS nối tiếp nhau trình bày kết quả,./ Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. (SGV trang 229)
gv nhấn mạnh: Dùng dấu phẩy sai, khi viết văn bản có thể dẫn đến hiểu lầm rất tai hại.
Bài3:
1HS đọc yêu cầu của BT. / Lớp theo dõi SGK.
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ để làm BT vào giấy nháp.
GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: 
+	Nghe từng bạn trong nhóm mình đọc đoạn văn, góp ý cho bạn.
+	Chọn 1 đoạn văn tốt nhất, viết vào giấy khổ to.
+	Trao đổi trong nhóm về tác dụng của tác dụng từng dấu phẩy trong đoạn văn.
Đại diện nhóm đính bài làm lên bảng, trình bày. / Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.(GV tham khảo SGV trang 237)
3-	Củng cố, dặn dò:
1 HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học để sử dụng cho đúng.
Chiều thứ ba ngày 24 tháng 04 năm 2007
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
I-	Mục tiêu:
-	Củng cố, ôn tập về phép chia, tỷ số phần trăm.
-	Rèn kĩ năng tính toán, giải toán có lời văn.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 97 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / lần lượt 2 HS làm bài trên bảng lớp. / Nhận xét./ Chữa bài.
Bài 2: (BT3 trang 98 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Gọi HS đọc bài làm. / Nhận xét./ Chữa bài.
Bài 3: (BT4 trang 98 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT. 
HS làm làm bài vào vở / Gọi HS đọc bài làm. / Nhận xét./ Chữa bài.
Bài 4: (BT3 trang 99 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT. 
HS làm làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / Nhận xét./ Chữa bài.
Bài 5: (BT3 trang 99 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT. 
HS làm làm bài vào vở / Gọi HS đọc bài làm. / Nhận xét./ Chữa bài.
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xé ...  động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Cả lớp hát 1 bài hát: Trái đất này là của chúng mình.
Hoạt động 2: Thi kể chuyện “Người thật, việc thật”:
-	HS làm việc theo nhóm kể cho nhau nghe gương “người tốt, việc tốt” đã góp phần bảo vệ hoà bình mà em được chứng kiến hoặc được biết qua sách, báo, xem ti vi,...
Đại diện nhóm thi kể trước lớp./ Nhận xét, tuyên dương nhóm có chuyện phù hợp...
3-	Hoạt động 3: Thi trưng bày thông tin và tranh, ảnh về trẻ em và người dân ở những vùng có chiến tranh.
HS làm việc theo nhóm.
HS xem tranh, ảnh của các nhóm, thảo luận.
GV khen những nhóm sưu tầm được nhiều tranh đúng yêu cầu và trình bày hay.
4-	Hoạt động 4: Thi trình diễn:
-	HS thi trình diễn theo nhóm.
+	Thi trình diễn các bài hát, ca dao, tục ngữnói về chủ đề “Hoà bình, hữu nghị” (Thi giữa các nhóm)
5-	Hoạt động 5: Nhận xét, dặn dò.
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những nhóm học tốt, chuẩn bị chu đáo.
Dặn HS thực hành những điều đã học.
Thứ sáu ngày 27 tháng 04 năm 2007
Âm nhạc
HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN: ĐẤT NƯỚC TƯƠI ĐẸP SAO
Mục tiêu: (SGV trang 71)
Đồ dùng dạy - học:
a-	GV:
Nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
b-	HS: 
SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
Nội dung: Học hát bài Đất nước tươi đẹp sao.
a-	Hoạt động 1:
GV giới thiệu bài thông qua giới thiệu vài nét về đất nước Ma-lai-xi-a.
GV hát mẫu (có đệm đàn) hoặc nghe băng đĩa.
HS đọc lời ca. (GV phân chia ngắt, nghỉ để HS dễ đọc diễn cảm.)
Dạy hát từng câu.
b-	Hoạt động 2:
Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
Hát kết hợp đứng vận động tại chỗ.
3-	Phần kết thúc:
GV cho HS nghe lại bài hát qua băng đĩa.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà hát lại bài cho mọi người nghe.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 252).
II- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở./ Gọi HS đọc bài làm./ Lớp & GV nhận xét, hoàn chỉnh bài làm (GV cho 1 số HS nêu cách tính).
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm suy nghĩ làm BT. / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở theo mẫu. / 1HS làm bài trên bảng. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 
Bài 4:
1 HS đọc yêu cầu của BT./ Gọi HS nêu hướng làm bài.
HS làm bài vào vở. / 1 HS làm bài trên bảng. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
-	GV nhận xét tiết học.
Tập làm văn
TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT)
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 214)
Đồ dùng dạy- học: 
Giấy kiểm tra.
-	Một số tranh ảnh minh hoạ ND 4 đề văn (tranh, ảnh về một số cảnh). 
Các hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài:
1 HS đọc 4 đề bài & gợi ý của tiết Viết bài văn tả cảnh.
GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài & lưu ý:
+	Các em có thể viết theo đề bài khác với đề bài đã chọn ở tiết trước, nhưng tốt nhất nên chọn theo đề bài mà tiết trước đã chọn, bổ sung thêm các phần còn thiếu & sửa chữa những chỗ còn thiếu sót.
+	Sau khi chọn cảnh để tả cần suy nghĩ, tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý, dựa vào dàn ý đã xây dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh.
GV hỏi HS về việc chuẩn bị cho bài viết như thế nào? (Chọn cảnh, quan sát cảnh đã chọn như thế nào?)
1 vài HS nêu đề bài mình chọn; nêu những điều mình chưa rõ, cần thầy (cô) giải thích (nếu có).
HS làm bài:
-	HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ thêm.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS xem trước nội dung tuần tới.
Địa lí
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
(ĐỊA LÍ TỈNH QUẢNG TRỊ)
I-	Mục tiêu:
-	Giúp HS nắm được một số nét cơ bản về địa lí địa phương tỉnh Quảng Trị.
II-	Đồ dùng dạy - học:
Ảnh, tư liệu về vùng đất, con người tỉnh Quảng Trị.
III- Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV giới thiệu bài.
-	GV nêu nhiệm vụ học tập:
+ Đặc điểm về tự nhiên tỉnh Quảng Trị như thế nào?
1-	 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT
a)	HS làm việc cá nhân để hoàn thành BT1./ Gọi học sinh đọc bài làm./ Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời.
Bài 1: Điền vào chỗ chấm để nói rõ đặc điểm vị trí địa lí tỉnh Quảng Trị:
Lãnh thổ địa lí tỉnh Quảng Trị có toạ độ địa lí trên đất liền về:
Cực Bắc là 17 010’vĩ Bắc – thôn Tây, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, giáp tỉnh .........
Cực Nam là 16018’vĩ Bắc – thôn Hạ, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, giáp tỉnh ..........
Cực Đông là 106028’ kinh Đông- thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng giáp...
Cực Tây là 1060 24’ - Đồn Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hoá, giáp nước.......
Diện tích đất tự nhiên là: ..............................ha
b)	HS làm việc theo nhóm để hoàn thành các BT sau:	
Bài 2: Trình bày đặc điểm khí hậu của Quảng Trị.
Bài 3: Em có nhận xét gì về hệ thống sông ngòi, hồ, đầm ở tỉnh ta?
Bài 4: Hãy kể tên một số tài nguyên khoáng sản ở tỉnh ta mà em biết.
Đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 BT)./ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời.
GV kết luận, nhấn mạnh ý chính.
2-	Hoạt động 2: (Nhóm)
HS làm việc theo nhóm : Trưng bày tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm được về một số cảnh đẹp ở địa phương, những thông tin liên quan đến địa lí địa phương.
-	Đại diện nhóm trình bày, giới thiệu. / Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
	Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Thứ bảy ngày 28 tháng 04 năm 2007
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH
Mục đích, yêu cầu:
-	Biết lập dàn ý và viết thành bài văn tả cảnh.
Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to viết Cấu tạo của bài văn tả cảnh.
III- Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. / Nhận xét, ghi điểm./ GV treo bảng phụ đã ghi sẵn cấu tạo bài văn tả cảnh.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu đề bài:
Đề bài: Hãy tả lại một cảnh ở quê em mà em thích nhất.
-	GV ghi đề bài lên bảng. / 1 HS đọc lại yêu cầu của đề bài.
-	GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề bài.
Hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài văn:
-	1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
GV hướng dẫn HS những yêu cầu của đề bài mà HS chưa rõ.
HS lập nhanh dàn ý bài văn tả cảnh mà mình thích nhất.
Gọi 1 số HS trình bày dàn ý. / Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
Hướng dẫn HS viết bài văn tả cảnh:
-	GV hướng dẫn HS chuyển dàn ý thành bài văn viết.
HS làm bài vào vở.
Gọi vài HS đọc bài làm. / Nhận xét, GV ghi điểm cho những bài làm tốt.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen những HS làm bài tốt; yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về nhà viết lại.
Khoa học
VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Mục tiêu: (SGV trang 201)
Đồ dùng dạy - học:
Thông tin và hình trang 132 SGK.
Phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV giới thiệu bài học.
1-	Hoạt động 1: Quan sát
Mục tiêu: Giúp HS:
+	Biết nêu VD chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên & môi trường.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm 4: Quan sát hình trang 132 SGK để hoàn thành bảng sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: ...........
+	Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
Môi trường tự nhiên
Hình
Cung cấp cho con người
Nhận từ các hoạt động của con người
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình./ Các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh (SGV trang 202)
Kết luận:
-	Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người:
+	Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, ...
+	Các nguyên liệu & các nhiên liệu (Quặng kim loại, than đá, dầu mỏ,...) dùng trong SX, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.
-	Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình SX và trong các hoạt động khác của con người.
2-	Hoạt động 2: Trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn”
Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống của con người đã học ở hoạt động trên.
Cách tiến hành:
GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi: Chia số HS tham gia chơi thành 2 nhóm, trong cùng thời gian đội nào liệt kê nhiều những thứ môi trường cung cấp cho con người và những thứ môi trường nhần được từ con người thì thắng cuộc.
Môi trường cho
Môi trường nhận
........................................................
...................................................................
HS tham gia chơi./ Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*	HS thảo luận các câu hỏi sau:
+	Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
	Củng cố, dặn dò:
HS đọc mục ghi nhớ SGK.
GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt.
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (T1)
BẢO VỆ CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ
Mục tiêu:
-	GD học sinh ý thức bảo vệ các khu di tích lịch sử văn hoá có ở địa phương, qua đó giáo dục HS tình cảm yêu quê hương, đất nước.
Đồ dùng dạy - học:
Tranh ảnh về các khu di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài: 
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1:Tìm hiểu tình hình các khu di tích lịch sử có ở địa phương.
Mục tiêu: HS kể tên và nhận biết được tình trạng của các khu di tích, lịch sử văn hoá ở địa phương.
Cách tiến hành:
HS hoạt động theo nhóm: Dựa vào việc tìm hiểu các khu di tích lịch sử, văn hoá theo chuẩn bị hãy phân thành 2 loại: di tích lịch sử và di tích văn hoá rồi ghi vào bảng sau:
Di tích lịch sử
Di tích văn hoá
........................................................
.............................................................
Các nhóm làm việc.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
2-	Hoạt động 2: Thảo luận tình trạng về những di tích ở địa phương
Mục tiêu: Giúp HS thấy được thực trạng các khu di tích có ở địa phương.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Nêu 1 di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương mà nhóm đã tìm hiểu ( Xây dựng từ bao giờ? Hiện tại khu di tích đó như thế nào?...)
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện nhóm trình bày./ Nhận xét, bổ sung.
	Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt.
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 32.doc